Đại cương về hội họa (Phần 1)

* Dụng cụ vẽ:

hoi hoa 1

Giá vẽ, thước dài, ê-ke là những dụng cụ cần thiết của người họa sĩ. Compa, thước cong giúp cho việc kẻ hay vẽ những đường cong được dễ dàng. Ngoài ra còn phải có bút kẻ, cọ, bút thường, bút chì, mực và giấy.

Ban đầu ta tập vẽ bằng bút chì hay bút mực, sau đó dùng đến bút lông (cọ). Phải biết cách đặt cườm tay và tì lên ngón út để điều khiển bút vẽ. Nếu muốn kẻ một đường thẳng bằng thước, hãy nâng nhẹ thước lên một chút và tập kẻ những đường thẳng cho thật đều, thật thành thạo.

Làm thế nào để sao chép một bức vẽ? Hãy chà xát lên mặt sau của bức vẽ bằng bút chì, đặt mặt giấy vừa chà ấy lên một tờ giấy trắng và tô hình ở mặt phải bằng bút chì ruột cứng. Muốn lấy số đo cho hình vẽ, phải đưa thẳng tay ra phía trước, cầm bút chì, ngắm đo với ngón cái rồi đánh dấu số đo ấy lên giấy.

* Hình vẽ là một dạng ký tự:

hoi hoa 2

Chúng ta hãy xem, người xưa trước khi sáng tạo ra chữ viết đã diễn đạt ý tưởng của mình qua những ký hiệu tượng hình hay những phác họa đơn sơ như thế nào.

Trong chữ Hán, có thể thấy quá trình tiến hóa từ ký hiệu vẽ đến chữ (hình minh họa trên đây cho thấy chữ Hổ và Người đã biến đổi từ nét vẽ nguyên thủy như thế nào). Ở chữ cổ Ai Cập, những ký hiệu vẽ đã được đơn giản hóa đến mức tối thiểu để diễn tả ngôi nhà, cây sậy, bước đi…

Mỗi kểu chữ ấy hình thành một dạng khác nhau của nét vẽ: nét đậm đầy bí ẩn và nét mảnh sắc sảo.

* Vẽ đường nét:

hoi hoa 3

Đường nét là cơ sở chính của hội họa được thể hiện bằng một nét liền.

Chúng ta hãy vạch thật nhiều đường nét ở những vị trí khác nhau. Với những đường cong, những hoa văn Ai Cập, hãy tìm mối liên hệ của chúng với những đường thẳng trừu tượng. Khi vạch những đường cong có nét mảnh, vừa hay đậm, lưu ý đến mối quan hệ tương xứng giữa những đường thẳng và đường cong để có thể tìm thấy nhiều chủ đề trang trí và họa tiết vừa ý.

* Hình thể:

hoi hoa 4

Hình thể là bề mặt giới hạn của vật thể mà ta muốn thể hiện như hình vuông, tròn, chữ nhật, hay các hình tôm, chim, cá, cây…

Qua việc ghép hay lặp lại những đường viền hoặc đóng khung, những đường thẳng hay đường cong… hãy tìm nhiều kiểu trang trí khác nhau như các ví dụ trên.

* Hình khối:

hoi hoa 5

Hình khối có 3 chiều: chiều rộng, chiều dài, chiều cao khối vuông, đó là một ngôi nhà; khối tam giác, tháp nhà thờ; khối tròn, hay một trái táo, một tách nước, đầu người; khối trụ, bình hoa hay bóng người.

Hãy quan sát kỹ một hình khối (cối xay cà phê, cái chai, một lọ mực…) rồi lồng vào một khung vuông, một hình ống… (xem hình vẽ).

* Những đường nét tự nhiên:

hoi hoa 6

Ở các hình phía trên chúng ta thấy những chiếc lá hình trái tim, hình lá cọ (được vẽ dưới dạng hoa văn trang trí một nét theo chiều mũi tên) cũng như những nét vẽ mây, cây cối, lông chim. Thể hiện những họa tiết hoa lá theo một dạng hình học nào đó và vẽ bằng một nét như hình lông chim. Vẽ một khuôn mặt, một con gà mái, con bò với những nét đơn giản nhất.

Bạn hãy quan sát các vật thể xung quanh: cây, lá, hoa, bình, vại… và hãy diễn tả chúng như các hình minh họa phía trên.

* Những bài luyện tập hay:

hoi hoa 7

Dùng cọ và bút mực vẽ những đường nét tự nhiên với những nét đậm và nhạt. Hãy vẽ hoa, bướm, cá theo ý bạn. Tạo một trục thẳng đứng giữa các hình sẽ cho ta những hình cân đối.

Luyện tập thường xuyên sẽ giúp đôi tay trở nên mềm mại và tự nhiên trong từng nét vẽ.

hoi hoa 8

Nên cầm cọ để vẽ nhưng nếu thấy khó thì có thể dùng bút chì vẽ trước sau đó tô lại bằng cọ. Hãy kiên trì luyện tập bằng cách tì tay vào thân cọ. Ban đầu có thể bạn chưa thành thạo ngay nhưng tập nhiều lần bạn sẽ thấy khéo hơn.

Hãy luyện thói quen là đường nét mình vẽ ra bao giờ cũng phải chính xác. Qua sự tập luyện đều đặn, tay của bạn sẽ làm chủ được nét bút.

hoi hoa 9

Đây là hình vẽ những loài vật một cách đơn giản, một số hình bắt đầu từ những đường tròn, vài hình khác có dáng dấp một hoa văn, hay hình chữ nhật.

Bạn hãy nhìn và so sánh sự khác nhau giữa lưng một con ngựa và một con bò rừng, hay lưng một con chó đang chạy với lưng một con dê.

Hãy cắt những mẫu mà bạn tìm thấy trong sách báo, tạp chí và vẽ theo gợi ý của những hình minh họa trên.

hoi hoa 10

Trên đây là những bức vẽ cây cối, phong cảnh.

Bạn hãy tập vẽ những hình trên bằng bút mực hay bút chì và cố gắng vừa sáng tác vừa diễn tả dựa vào những hình minh họa. Hãy đơn giản hóa các bức vẽ thành những đề tài nhỏ như cây cối, nhà, cối xay gió, mặt trời…

Hãy quan sát ở những ngã tư đường phố, hay ở đồng quê và vẽ lại những cảnh đó một cách đơn giản.

Thiên nhiên luôn chứa đựng nhiều đề tài để bạn khám phá và khai thác. Hãy học cách quan sát để tìm cảm hứng cho bài tập của mình.

hoi hoa 11

Bạn nên tập vẽ những nhánh cây, những chiếc lá, gân lá hay những cánh hoa với nét vẽ mềm mại, thoải mái.

Hãy nghĩ ra những mẩu trang trí nhỏ cho các vật dụng trong nhà như đèn, khung ảnh giống các hình minh họa trên.

hoi hoa 12

Đây là những họa tiết hình người với các động tác thông thường như chạy, vác, đi…

Sau bài tập sơ cấp ấy, bạn hãy củng cố các họa tiết bằng những nét vẽ tay, chân, thân người và tìm cho họ những động tác cụ thể.

Cố gắng tạo nên những họa tiết có hai hay đông người.

* Sự tương đồng của những hình thể:

hoi hoa 13

Những hình thể trên giúp ta liên tưởng đến một hình thể khác như: quả trứng và chú gà con; chiếc lá, bông hoa và con sò; chiếc sừng nai và những cành cây; chiếc bình và một cơ thể người; chiếc lá và những ngón tay; cái mũ hình chóp và một cái chuông; con ốc sên, chiếc lá và một con chim bồ câu…

Quan sát xung quanh, bạn sẽ thấy trong thiên nhiên có vô số sự vật có hình thể giống nhau. Hãy khám phá và phác họa chúng thành những nét vẽ đơn giản.

>>> Vẽ hình họa cơ bản 

>>> Giáo trình hình họa

>>> Vẽ hình họa và những điều cần lưu ý

0976984729