Chất liệu bột giấy trong nghệ thuật điêu khắc
Trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam từ năm 2000 đến 2015, bột giấy là chất liệu được Thái Nhật Minh tìm ra và sử dụng như một chất liệu riêng hiệu quả trong khá nhiều sáng tác của anh. Sau này anh có chia sẻ chất liệu này với một số đồng nghiệp và sinh viên. Trong số đồng nghiệp của anh thể nghiệm điêu khắc bột giấy có Vũ Bình Minh (Bắc Ninh) với một số sáng tác về hình tượng con người đương đại, Đinh Công Đạt với một số tác phẩm động vật. Ngoài ra bột giấy được sinh viên khoa điêu khắc Trường Đại học mỹ thuật Việt Nam thực hành sáng tác trong bài học về chất liệu điêu khắc.
Bột giấy có đặc điểm mềm quánh, mịn như đất, dễ dàng tạo hình điêu khắc theo ý muốn bằng cách đắp dần hay gọt bỏ. Khi khô chất liệu trở lên cứng như đá, để lâu không hỏng, mốc, bề mặt chất liệu có độ thô nhám. Chính chất quánh dính của bột giấy trên các cốt đồng đã cho phép các tác giả tự do trong sáng tạo hình thể. Bột giấy có thể tạo hình khối điêu khắc từ kích thước nhỏ cho đến to tùy thuộc vào khung cốt bên trong. Độ mềm của bột giấy với độ khô vừa phải cho phép các nhà điêu khắc thoải mái trong sáng tác. Cách bồi, đắp, khoét, gọt dễ tạo hình khối theo phong cách tả thực với độ no căng của hình, chất cảm bề mặt, màu sắc tự nhiên. Độ xốp của bề mặt giấy khi khô, dễ dàng phủ hoặc nhuộm màu với độ tươi thắm, âm vang mà vẫn mộc mạc.
Những tác phẩm bột giấy của Thái Nhật Minh thường được tạo hình đơn giản, màu sắc tươi sáng nhưng không kém phần đằm thắm. Các sáng tác điêu khắc bột giấy này của anh đều lấy cảm hứng từ thế giới động vật và côn trùng như chim, chó, mèo, dê, hổ, khỉ, voi.. Tuy nhiên đó chỉ là cái cớ để anh thể hiện những suy tư, cảm xúc cũng như sự trăn trở của mình về cuộc sống con người. Do vậy nhìn vào những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu như những con mèo, con chó trong triển lãm “New form” hay triển lãm “Mùa sinh sản”, những chú dê, chú khỉ trong bộ Tết 2015, 2016 lại cho người xem những suy nghĩ về thân phận con người. Đám mèo ghi xám trong triển lãm “New form 1” được nhấn mạnh dáng điệu co duỗi, vặn vẹo đầy sợ hãi, hoang mang. Những chú chó, mèo, dê... trong “Mùa sinh sản” tươi vui tràn đầy sức sống, bản năng. Những chú khỉ trong bộ “Tết 2016” thông minh, dí dỏm, tự tin nhưng cũng đầy suy tư về cuộc sống.
Không thích rườm rà, Thái Nhật Minh hướng đến sự cô đọng, khúc chiết như một thủ pháp tạo hình. Trong triển lãm “Những con mèo” tại “New form 1” năm 2013 tại Vietnam Sculpture Gallery, 12 Quán Sứ, Hà Nội, để biểu đạt trạng thái sợ hãi của những chú mèo, Thái Nhật Minh đã thể nghiệm cách tạo hình co duỗi của cơ thể kết hợp với những thay đổi trong cách trình bày tác phẩm. Hình tượng chín chú mèo được lược giản hóa các chi tiết, thân và đuôi kéo dài giống nhau chỉ khác ở độ co vặn. Nhìn xa hình dáng những chú mèo giống như những đường ống bị dồn tắc ở những vị trí khác nhau, tạo nên những trạng thái của sự uốn vặn, chuyển động. Tùy vào độ co của từng vị trí trên mình các chú mèo đã tạo nên những dạng chuyển động, độ vặn khác nhau của sự sợ hãi. Con đi đầu đàn sợ đến cong vẹo cả phần hông, con thứ hai sợ rụt cổ, con thứ ba cố gồng lưng lên, con tiếp theo chùng lưng, choãi bốn chân, con cong vồng người, con dựng đứng cả đuôi. Để diễn tả cảm xúc u buồn, lo lắng, đàn mèo đều được tạo tông màu ghi xám giống nhau. Những tác phẩm này cũng là những thể nghiệm đầu tiên của anh trong cách thay đổi cấu trúc trưng bày để tạo không gian, điểm nhìn khác với thói quen trưng bày truyền thống. Thay bằng đặt trên các bục bệ, Thái Nhật Minh đã cho chúng bám theo những vị trí khác nhau trên trần và tường của gian phòng. Cùng với việc tạo hiệu ứng của ánh đèn, tác phẩm đã tạo nên một ấn tượng lạ về thị giác. Một đàn mèo xám đầy bí ẩn như từ trên trần đang đồng loạt diễu hành tỏa ra khắp tường xuống đến tận sàn. Điểm nhìn tác phẩm theo lối truyền thống là nhìn ngang và nhìn xung quanh đã bị thay đổi hoàn toàn. Giờ đây muốn thưởng thức tác phẩm người xem phải di chuyển điểm nhìn liên tục theo hướng ngước lên, nhìn ngang, nhìn xuống. Ánh sáng rọi từ trên xuống, từ phía sau hắt lên đã tạo hiệu quả về sáng tối, bóng của các chú mèo hất ngược lên phía trước. Đàn mèo xám đầy bí ẩn chạy ra từ bóng tối, đang chậm rãi chuyển động theo những chuyển biến của những nỗi sợ.
Tuy giản lược về hình khối nhưng những điểm trọng tâm của tác phẩm luôn được Thái Nhật Minh chú ý, nhấn mạnh, thậm chí cường điệu hóa và mô tả khá chi tiết. Cách tạo hình tương phản này đã làm cho các hình tượng điêu khắc bột giấy của anh đầy sức biểu cảm. Có thể thấy rõ lối tạo hình này ở dáng điệu, hình khối của các loài vật trong triển lãm “Mùa sinh sản" năm 2014 của anh tại Manzi Art Space. Lấy cảm hứng từ mùa sinh sản, Thái Nhật Minh muốn khắc họa rõ đặc điểm của những loài động vật trong thời điểm đầy rạo rực, mê say vừa khát khao sự gắn kết, sinh sôi lại vừa cô đơn, trống trải. Những hình tượng chó, mèo trong mùa sinh sôi của chúng căng tràn những khát vọng, sinh lực cùng những bản năng hoang dại. Những con đực được nhấn mạnh sức căng cơ thể với những chiếc lưng uốn cong hoặc kéo dài hết mức. Những con cái nặng nề với những bầu vú với khối căng tròn. Để nhấn mạnh những yếu tố đó thì phần đầu, chân các con vật được thu nhỏ, giản lược về kích thước cũng như hình khối, chi tiết.
Tận dụng rất nhiều cửa sổ gỗ hai cánh của ngôi nhà kiểu Pháp tại Manzi, Thái Nhật Minh đã sắp đặt linh hoạt các chú mèo đực đứng trên các bậu cửa. Điểm chung của những chú mèo đực là mình thanh mảnh, chân nhỏ cao dài, đuôi thanh thoát, chiếc cổ được kéo dài với chiếc đầu thu nhỏ. Dù cúi đầu hay ngoảnh mặt lại nhìn, con đứng yên hay đang bước đi tất cả đều căng hết khối cơ thể cho bản năng phối giống của chúng. Mỗi con một trạng thái biểu cảm, chú mèo tím ngắt, mình đuôi và cổ uốn thành một đường cong hình elip đều đặn trên bốn chân cao đứng thẳng, chắc chắn tạo một cảm giác êm ái, hài hòa. Với chú mèo màu vàng đất, cảm xúc tăng lên mạnh mẽ với chiếc lưng và đuôi uốn hình cầu vồng, cổ rụt lại, hai chân choãi ra đầy sung mãn. Chú mèo màu ghi xám, thân hình gầy cao, bốn chân bước đi, đầu ngoái lại, lưng cong đều, đuôi cụp đầy buồn bã.
Ngược với những con đực, các con cái lại đầy vẻ sung mãn với cơ thể múp míp, bầu vú căng tròn. Các con cái kích thước được nhấn mạnh hơn tạo độ tròn đầy, núng nính của cơ thể mang bầu. Các con này đều được tạo màu sáng, nhẹ nhàng, khá tĩnh tại, đầu hơi cúi hoặc nhìn thẳng, chúng được đặt ngay trên mặt bàn vuông vức, nơi mọi người ngồi uống nước, làm việc. Ngoài những con chủ đạo này còn có một số mèo đực, mèo cái nhỏ hơn được đặt trong những chiếc hộp gỗ treo trên tường. Cũng với cách tạo hình như vậy nhưng có con ở trong hộp, con đứng trên hộp, con treo lộn ngược dưới hộp, chúng được sắp đặt khắp xung quanh bốn bức tường gợi lên một mùa sinh sản trong không gian triển lãm.
Thái Nhật Minh. Con thú 3. 2014. Giấy, keo, dây đồng màu tự nhiên
Thái Nhật Minh. Con thú. 2014. - Giấy, keo, dây đồng, màu tự nhiên
Triển lãm “Mùa sinh sản" tại Manzi, 14 Phan Huy ích; Hà Nội
Nguồn ảnh: Ảnh Vnexpress.net
Nếu tầng một là những cô, cậu mèo cô đơn thì giữa cầu thang tầng hai, Thái Nhật Minh sắp đặt một đôi động vật đang giao phối kích thước nhỏ như một sự kết nối cho không gian của hai tầng kiến trúc. Tầng hai của triển lãm là hình ảnh của cả một đàn mèo vàng đầy vẻ hoang dại, gầy gò, đầu, lưng, đuôi tạo thành những đường thẳng. Con nhìn trái, con nhìn phải bước đi mạnh mẽ tìm kiếm khát khao. Nếu ở tầng một, mỗi con đều ở trạng thái hoang mang, cô độc, vô vọng thì ở tầng hai, chúng tự tin mạnh mẽ đều tăm tắp, dựa vào nhau đi thẳng về phía trước nơi có ánh sáng rực rỡ. Dưới ánh sáng mặt trời rọi vào qua ô cửa sổ duy nhất được mở trong phòng, màu vàng của đàn mèo trở lên rực rỡ, tươi sáng. Tầng ba cuối cùng là sự sinh sôi, nảy nở của những cặp bò mẹ con trong những sắc màu vàng đỏ mãnh liệt.
Thái Nhật Minh. Con thú 7. 2014 - Giấy, keo, dây đồng, màu tự nhiên
Triển lãm “Mùa sinh sản” tại Manzi, 14 Phan Huy Ích; Hà Nội
Thái Nhật Minh. Con thú 14. 2014. Giấy, keo, dây đồng, màu tự nhiên
Triển lãm “Mùa sinh sản” tại Manzi, 14 Phan Huy Ích; Hà Nội
Nguồn ảnh: Ảnh Vnexpress.net
Thái Nhật Minh. Mẹ con. 2014 - Giấy, keo, dây đồng, màu tự nhiên.
Triển lãm “Mùa sinh sản” tại Manzi, 14 Phan Huy Ích; Hà Nội
Nguồn ảnh: Vnexpress.net
Thái Nhật Minh. Con thú 5. 2014 - Giấy, keo, dây đồng, màu tự nhiên
Triển lãm “Mùa sinh sản" tại Manzi, 14 Phan Huy Ích; Hà Nội
Nguồn ảnh: Vnexpress.net
Một điểm dễ nhận thấy trong triển lãm điêu khắc của Thái Nhật Minh nói chung và triển lãm “Mùa sinh sản” của anh nói riêng, tuy mỗi con vật đều mang tính độc lập về hình dáng, bố cục, màu sắc dáng, bố cục, màu sắc và biểu cảm nhưng chúng được kết nối với nhau tạo thành những tổ hợp. Những tổ hợp điêu khắc này được tính toán kỹ nhằm chuyển tải những câu chuyện về cuộc sống, khát vọng con người. Chúng được bày đặt, sắp xếp nghệ thuật trong bối cảnh không gian triển lãm. Không thích bị bó buộc trong cách bày đặt các tác phẩm trên các bục Thái Nhật Minh thường tận dụng ngay không gian trên tường, sàn nhà, cửa sổ để sắp đặt các tác phẩm của mình. Mỗi không gian trưng bày đều được tính toán kỹ vị trí bày tác phẩm để tạo nên những câu chuyện riêng có thể kết nối các không gian với nhau. Anh tận dụng tối đa, sự liên kết giữa trần, tường, sàn, giữa ánh sáng tự nhiên với ánh sáng nhân tạo, không gian bên trong và không gian bên ngoài. “New form” và “Mùa sinh sản” là hai triển lãm anh đã thể hiện rõ được ý tưởng sắp đặt đó. Có thể thấy trong triển lãm “Mùa sinh sản”, Thái Nhật Minh đã phát triển được hiệu quả mối liên hệ giữa điêu khắc và không gian. Với nghệ thuật sắp đặt tác phẩm, anh đã biến quán bar - cafe thành một không gian sáng tạo của riêng mình. Toàn bộ bối cảnh nơi tụ họp, sinh hoạt của quán bar từ những chiếc bàn, mảng tường trống, sàn nhà, thậm chí cả những góc cầu thang tối cũng trở thành nơi bày tỏ ý niệm nghệ thuật của tác giả. Không gian điều khắc trở thành một dạng không gian ngẫu hứng và tương tác, hướng đến sự chiêm nghiệm và tự cảm của mỗi người thưởng thức. Trong đó đồ vật, bàn ghế, ánh sáng, con người, điêu khắc và không gian hòa thành một thể thống nhất. Từng góc cảnh, do sự tương tác với không gian mà hình tượng mỗi con vật gợi cho người xem những trạng thái biểu cảm khác nhau. Ví dụ những chú mèo trên bậu cửa sổ, khi nhìn từ ngoài vào, bóng tối của không gian trong phòng như một nền sẫm tôn hình thể, màu sắc của những chú mèo gợi một cảm giác cô đơn tĩnh tại. Nhưng nếu nhìn ngược từ trong ra, kết hợp với khung cảnh của sân vườn, cây cỏ, ánh sáng rực rỡ, những chú mèo lại trở nên sống động đầy sự khao khát mãnh liệt. Sự sắp xếp tác phẩm ở ba tầng kiến trúc đã làm cho triển lãm trở thành một tổng thể thống nhất, dẫn dắt người xem tự khám phá tìm hiểu một câu chuyện thú vị. Tầng một từng hình tượng con đực và con cái phô diễn những dáng điệu biểu cảm, hoang dại, cô đơn cùng bản năng nguyên sơ trên những khung cửa sổ tràn đầy ánh sáng. Chúng biểu hiện cho sự cô đơn, kiếm tìm khát vọng của những con thú trong mùa sinh sản. Tại không gian kết nối hai tầng, khoảng nghỉ của cầu thang lên tầng hai, là một hình tượng của đối thủ đực cái đang hồn nhiên giao phối. Và trên tầng hai và tầng ba là không gian của những chú mèo, những thú mẹ, thủ con đầy sự sung mãn, hạnh phúc.
Bên cạnh sự biểu cảm của hình khối, dáng điệu các hình tượng thì màu sắc cũng góp một tiếng nói không nhỏ trong sáng tác bột giấy của Thái Nhật Minh. Giai đoạn đầu khi mới thử nghiệm chất liệu bột giấy, màu sắc trong điêu khắc của anh thiên về gam trầm ghi xám của bột giấy báo nguyên chất không pha trộn trên “Những con mèo” trong Newform (2013) tại Mai gallery. Ở triển lãm “Mùa sinh sản” 2014 màu sắc đã tươi hơn nhưng chưa có độ sâu bởi khi đó anh mới sử dụng cách tô màu lên tác phẩm hoặc nhúng tác phẩm vào màu. Phải đến cuối năm 2014, đầu năm 2015 khi anh phát hiện ra cách trộn màu vào bột giấy thì các tác phẩm của anh mới thực sự có sức biểu cảm về chất, màu có độ sâu, độ no. Thể nghiệm về mu này đã mang đến cho anh những thành công trong những tác phẩm “Mùa sinh sản” lần hai, tượng dê, tượng khi trong triển lãm xuân 2015, 2016.
Chính chất liệu bột giấy với độ thô nhám, chất xốp tự nhiên, khi trộn keo và màu đã tạo nên một chất cảm riêng. Đó là độ tươi, âm vang sâu thẳm mà vẫn êm dịu, mộc mạc và đầm thắm. Thái Nhật Minh có cách biểu cảm màu khá đặc biệt, đó là cách nhìn hình cảm màu. Sau khi tác phẩm hoàn tất về hình khối, tùy thuộc vào cảm xúc, ý tưởng và sự cảm nhận về hình mà anh sẽ có cách dùng màu hiệu quả nhất cho tác phẩm. Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy cách cảm nhận màu của anh trong một số tác phẩm có con đực và con cái. Thường với con đực anh sử dụng màu đỏ, xanh lá cây, đen, lam còn con cái thường có màu hồng, vàng, tím, trắng. Màu trên chất liệu bột giấy vốn đã có độ trong sâu, ánh sáng, chất cảm phong phú nên cách dùng màu của anh cũng khá đơn giản. Mỗi con một màu và chỉ thay đổi một chút sắc độ tươi rực ở mặt, chân... nơi cần điểm nhấn và diện tích không nhiều.
Cũng sử dụng bột giấy trên những cốt đan bằng sắt, thép nhưng tạo hình với kích thước lớn theo xu hướng tả thực có một số sáng tác của Vũ Bình Minh. Sinh năm 1985, tại Bắc Ninh, trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, ngay từ khi đang là sinh viên khoa điêu khắc Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Vũ Bình Minh đã có tác phẩm tham gia Triển lãm Điêu khắc Toàn quốc năm 2003 như “Ngày ấy” (composit), “Chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lộc" (composit), "Tâm sự trẻ”, “Ranh giới”... Vũ Bình Minh là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Ninh, anh đã có tác phẩm tham dự và có giải tại các triển lãm mỹ thuật của tỉnh và khu vực: Triển lãm Điêu khắc Toàn quốc lần IV (2003), Giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp văn học nghệ thuật năm 2008 cho tác giả trẻ với tác phẩm phẩm “Mưa thiên thạch” (sắt hàn).
Thái Nhật Minh. Con dê. 2015. Bột Giấy, Keo, Que đồng.
Màu nước Triển lãm “Mùi Tết" Hàng Da Galieria
Ảnh http://thainhatminh.net/
Anh được biết đến với những sáng tác ở một số chất liệu như composit, sắt, đá. Riêng giấy bồi là chất liệu mang nhiều yếu tố dân gian đặc trưng của vùng đất Bắc Ninh, mà anh đã và đang tiếp tục sáng tạo. Năm 2014 trong triển lãm Festival Mỹ thuật trẻ toàn quốc lần thứ 3 tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam anh đã có tác phẩm “Trong làng” với chất liệu bột giấy. Năm 2015 anh có thêm hai tác phẩm sáng tác với chất liệu bột giấy là “Ngày hồng” tham gia Triểm lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2015, và tác phẩm “Xuống chợ" đã trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật Khu vực 2 tại Nam Định năm 2015. Điểm khác biệt trong cách tạo hình chất liệu bột giấy của Vũ Bình Minh so với Thái Nhật Minh chính là ở chất liệu bột giấy và cách tạo màu cho tác phẩm. Thái Nhật Minh sử dụng các loại giấy phế thải để tự tạo bột giấy với độ mịn quánh rồi pha với keo và màu tạo thành một chất có tính kết dính, dẻo quánh, màu tươi ngấm đều trong bột giấy. Còn với Vũ Bình Minh, anh sử dụng ngay bột giấy có sẵn tại làng nghề Đống Cao, xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh nổi tiếng với nghề làm giấy dó truyền thống và giấy công nghiệp. Bột giấy của làng Đống Cao có đặc điểm là có độ sần sùi, thô nháp kết hợp với keo và cách tô vờn màu nước trên bề mặt tác phẩm phù hợp với cách tả thực hình tượng con người kích thước lớn, với cách diễn tỉ mỉ, kỹ lưỡng các bộ phận cơ thể trong tác phẩm của Vũ Bình Minh.
Khai thác hình tượng con người cùng với những đồ vật của cuộc sống đương thời kết hợp với hình tượng những dải mây trong nghệ thuật cổ, Vũ Bình Minh muốn dẫn dắt người xem vào một câu truyện của đương đại và truyền thống. Đó là những bà cụ già ngồi trò chuyện trên những chiếc ghế nhựa trong tác phẩm “Trong làng”, hay một thanh niên đang ngô: nghỉ ngơi trên một chiếc ghế nhựa đổ ngửa ra sau trong tác phẩm “Ngày hồng”, hoặc một người vợ đang đứng chờ chồng say rượu trong tác phẩm “Xuống chợ”, tất cả đều ẩn hiện troi những áng mây. ác phẩm “Trong làng” kích thước khá lớn, cao 120 cm, rộng 190cm, sâu 60 cm xây dựng hình tượng năm cụ già trong trang phục áo dài, ngồi trên những chiếc ghế nhựa. Trên điêu khắc Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Vũ Bình Minh đã có tác phẩm tham gia Triển lãm Điêu khắc Toàn quốc năm 2003 như “Ngày ấy” (composit), “Chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lộc" (composit), "Tâm sự trẻ”, “Ranh giới”... Vũ Bình Minh là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Ninh, anh đã có tác phẩm tham dự và có giải tại các triển lãm mỹ thuật của tỉnh và khu vực: Triển lãm Điêu khắc Toàn quốc lần IV (2003), Giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp văn học nghệ thuật năm 2008 cho tác giả trẻ với tác phẩm phẩm “Mưa thiên thạch” (sắt hàn).
Anh được biết đến với những sáng tác ở một số chất liệu như composit, sắt, đá. Riêng giấy bồi là chất liệu mang nhiều yếu tố dân gian đặc trưng của vùng đất Bắc Ninh, mà anh đã và đang tiếp tục sáng tạo. Năm 2014 trong triển lãm Festival Mỹ thuật trẻ toàn quốc lần thứ 3 tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam anh đã có tác phẩm “Trong làng” với chất liệu bột giấy. Năm 2015 anh có thêm hai tác phẩm sáng tác với chất liệu bột giấy là “Ngày hồng” tham gia Triểm lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2015, và tác phẩm “Xuống chợ" đã trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật Khu vực 2 tại Nam Định năm 2015.
Điểm khác biệt trong cách tạo hình chất liệu bột giấy của Vũ Bình Minh so với Thái Nhật Minh chính là ở chất liệu bột giấy và cách tạo màu cho tác phẩm. Thái Nhật Minh sử dụng các loại giấy phế thải để tự tạo bột giấy với độ mịn quánh rồi pha với keo và màu tạo thành một chất có tính kết dính, dẻo quánh, màu tươi ngấm đều trong bột giấy. Còn với Vũ Bình Minh, anh sử dụng ngay bột giấy có sẵn tại làng nghề Đống Cao, xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh nổi tiếng với nghề làm giấy dó truyền thống và giấy công nghiệp. Bột giấy của làng Đống Cao có đặc điểm là có độ sần sùi, thô nháp kết hợp với keo và cách tô vờn màu nước trên bề mặt tác phẩm phù hợp với cách tả thực hình tượng con người kích thước lớn, với cách diễn tỉ mỉ, kỹ lưỡng các bộ phận cơ thể trong tác phẩm của Vũ Bình Minh.
Vũ Bình Minh. Trong làng. 2014. Bột giấy, thép, keo, màu nước.
Triển lãm festival Mỹ thuật trẻ toàn quốc lần thứ 3 tại trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam.
Nguồn ảnh: Vũ Bình Minh
Tác phẩm “Trong làng” kích thước khá lớn, cao 120 cm, rộng 190 cm, sâu 60 cm xây dựng hình tượng năm cụ già trong trang phục áo dài, ngồi trên những chiếc ghế nhựa, trên đầu các cụ bị che phủ bởi những dải mây dài quấn quýt, nặng nề với những họa tiết mây hình khánh quen thuộc trong những mảng chạm khắc cổ. Dù không nhìn rõ mặt nhưng với cách bố cục dáng người, bàn tay, đôi chân có thể thấy các cụ đang túm tụm thành nhóm ba, nhóm hai, trò chuyện rôm rả. Qua cách diễn tả bàn tay, mỗi cụ một trạng thái, cụ ngồi yên đan hai tay lắng nghe chăm chú, cụ xoay hẳn người để nói chuyện, một cụ vừa nói vừa khua tay minh họa. Có cụ hai tay đang cầm chắc một lon nước Coca... Điều thú vị nhất là các cụ tuy mặc trang phục áo dài truyền thống, cổ đeo tràng hạt nhưng chân lại đi các loại dép như dép tổ ong, dép cao su, guốc, dép xuồng... Đôi bàn tay của các cụ không chỉ được đặc tả rất kỹ lưỡng sự gân guốc, nhăn nhúm dấu ấn của thời gian, sự nhọc nhằn vất vả mà còn biểu đạt tâm trạng. Với cách vờn màu, tả khối và gam màu nâu đen chủ đạo gợi nên vẻ xưa cũ, nặng nề vẫn bao phủ lên thế hệ các cụ trong làng. Cho dù có khoác lên mình những trang phục hiện đại, có sống trong cuộc sống đương thời thì các cụ cũng không thể tách khỏi những tập tục, văn hóa truyền thống kể cả những định kiến lạc hậu, biểu tượng bằng hình ảnh những đám mây vần vũ như đang che phủ lên cuộc sống, tư duy, lối sống của họ.
Ngày hồng. Bột giấy, thép, kẹo, màu nước. 2015.
Triển lãm Mỹ thuật 2015. Ảnh Vũ Bình Minh
Ở bức “Ngày hồng” là hình tượng một thanh niên đại diện cho thế hệ trẻ, khỏe khoắn, cởi trần mặc quần bò đang ngồi nghỉ ngơi, tay ôm gáy, một chân co một chân duỗi dài, trên một chiếc ghế nhựa. Vẫn với mô típ mây nhưng lần này là một đám mây hồng rực rỡ gồm nhiều dải quấn thành một khối nặng nề quanh đầu, che hết mặt và vai. Nhìn nghiêng có cảm giác như người thanh niên đang bị mắc trong đám mây và cố thoát ra khỏi nó. Với bố cục khá chông chênh của chiếc ghế nhựa, hai chân ghế trước bênh lên gợi cảm giác người và ghế đang chuẩn bị đổ ngửa ra sau. Cách tạo khối mây khá lớn trên đầu trong bố cục tạo cảm giác nặng nề khiến cho cậu thanh niên bị ngã ngửa. Có thể thấy chất liệu bột giấy đắp đã cho phép Vũ Bình Minh dễ dàng tạo các hình thể lớn. Khả năng tạo chất của da thịt, quần bò, ghế nhựa cùng cách vờn màu, tả chất trên bề mặt đã gợi được tính hiện thực cho hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Nhìn xa người xem giật mình tưởng người thật từ màu sắc của da thịt, nếp vải, độ cứng của chiếc quần bò và chiếc ghế nhựa đỏ. Cách tạo hình đan xen hiện thực và hư cấu của người và mây, cách che đi phần mặt đã mang đến một hiệu quả, nhấn mạnh ý tưởng của tác phẩm. Người xem chú ý nhiều đến phần cơ thể không bị che khuất được tả khá chi tiết từ đôi bàn chân, bụng cùng thế dáng co duỗi của nhân vật như đang vật lộn với một thế lực siêu hình. Yếu tố ẩn hiện, hư thực của tác phẩm cũng khiến người xem đặt ra câu hỏi về ẩn ý của tác phẩm. Một thanh niên đại diện cho thế hệ trẻ đương đại dường như đang bế tắc, luẩn quẩn trong những giấc mơ hồng và bị chính nó làm cho té ngửa.
Tháng 6 năm 2015 trong triển lãm “Vào - ra” của Câu lạc bộ Nghệ sĩ trẻ, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội có trưng bày các tác phẩm điêu khắc bột giấy của một số sinh viên khoa điêu khắc Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Trong đó có tác phẩm sắp đặt “Những con mèo” của Trịnh Văn Thắng.
Trịnh Văn Thắng. Sắp đặt mèo. 2015. Bột giấy - Triển làm “Vào ra tại nhà Triển lãm
16 Ngô Quyền Ảnh https://hanoigrapevine.com
Vẫn sử dụng bột giấy trộn màu đắp trên các cốt sắt độn giấy, Trịnh Văn Thắng đã tạo hình những chú mèo theo phong cách hiện thực. Từ to đến nhỏ, một đàn mèo giống nhau, về hình dáng, đầu ngẩng cao, chân đang bước, với những chiếc đuôi dựng đứng, Mỗi con mèo một màu sắc, một tỉnh cách khác nhau. Con mèo tam thể đi đầu đầy vẻ dữ dẫn với những khoang đen phủ kín chân, lưng, đuôi, đôi mắt màu trắng, thân hình đẫy đà. Con tiếp theo có vẻ hiền lành, trầm tính hơn với tông màu ghi xám, cùng những khoang xám đậm trên lưng và đuôi. Tiếp theo đó là những con vàng tuyền hay vàng khoang nhiều sắc độ xen với những con tam thể. Cách sắp đặt những chú mèo thành đoàn, hùng dũng bước vào từ phía cửa đã tạo được hiệu quả thị giác mạnh mẽ, sự mới lạ thích thú cho người xem trong không gian triển lãm. Nó khiến người ta phải giật mình tưởng đâu ra những chú mèo thật sinh động đến vậy, buộc họ phải lại gần, chạm tay vào những chú mèo để thỏa sự tò mò. Tuy đã thành công về thể nghiệm màu sắc nhưng do quá chú trọng đến chất liệu, tạo hình, tác phẩm còn thiên nhiều về xu hướng tự nhiên.
Một tác phẩm bột giấy đắp khác khá đẹp là tác phẩm “Voi” của Trịnh Văn Thắng. Chắt lọc về hình khối, khai thác độ góc cạnh, vuông vắn, tác phẩm vừa hiện đại vừa có nét dân gian, bề mặt có độ xốp, màu rực rỡ, tươi tắn mà đằm thắm. Chú ý đến bố cục của các mảng hình cũng như chiều hướng vận động của khối và đường nét, tuy đơn giản nhưng tác phẩm vẫn gợi được đầy đủ tính chất của một chú voi to khỏe, đang hếch chiếc vòi một cách ngộ nghĩnh.
Trịnh Văn Thắng. Voi. 2015. Bột giấy - Triển lãm "Vào ra" tại nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền
Ảnh https://hanoigrapevine com
Tài liệu là tài liệu sưu tầm chỉ mang tính tham khảo
- Nguồn: Theo sách “Chất liệu giấy trong Nghệ thuật Điêu khắc Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015”
của tác giả Đặng Thị Phong Lan -
>>> Chất liệu - Kỹ thuật của trang trí (Phần 1)
>>> Họa tiế trang trí trong nghệ thuật đắp nổi
>>> Nghệ thuật điêu khắc củ quả - Chủ đề các loài chim