Các ví dụ từ lĩnh vực nghệ thuật
Trong các loại hình nhận thức thị giác của nghệ thuật, kể cả, tất nhiên - ảnh phim - sự tương đồng theo vị trí sắp xếp có khả năng hợp nhóm các đối tượng, khi chúng có vẻ nằm gần gũi với nhau. Rõ ràng, một đám người sẽ được nhận thức như một nhóm toàn vẹn, nổi bật khỏi các hình thù khác nằm tách biệt và cũng trong khoảng cách đó. Sự hợp nhóm liên quan chặt chẽ cũng có thể hình thành giữa đối tượng nằm cách xa nhau hẳn. Điều này có thể đạt được thông qua các nguyên tắc khác về tương đồng.
“Crucifixion” - Grünewald
Các quy tắc hợp nhóm không những có hữu ích cho những mục đích tổ chức hình thức thuần túy của các tác phẩm, mà còn có khả năng thể hiện giá trị tượng trưng của chúng. Trong thái độ này, ví dụ tốt có thể là một tác phẩm của Grunewald – “Crucifixion” từ tổ hợp “Isenheim altar”. Các nhân hình của Giăng Tẩy Giả và Gioan Nhà Mặc Khải, đứng ở các hướng đối diện của tổ hợp, có sắc phục đỏ rực. Màu trắng được gán cho trang phục của Mẹ Maria, của Chiên Con, cho Cuốn Kinh Thánh, cho dải buộc eo của Chúa Giêsu Kitô và cho dòng chữ trên thập tự giá. Như vậy, những giá trị khác nhau được truyền tải qua con đường tượng trưng - sự trinh trắng và đức hạnh, sự hiến sinh, sự mặc khải v.v..., đó là những điều được thể hiện theo toàn cục. Như vậy, những giá trị tôn giáo này không những được thống nhất bằng bố cục, mà còn được thuyết minh như một ý nghĩa chung. Trong nghĩa ngược lại của điều đó, biểu tượng của xác thịt, được thể hiện bằng màu hồng trên váy của Mã Đệ Liên, có nghĩa là tội lỗi, có liên hệ tới khái niệm “da trần mắt thịt”. Gombrich đã chỉ ra rằng, trong bức tranh có một tỷ lệ quy mô phi thực tế, nhưng rất có giá trị, bắt đầu từ những kích thước lớn của nhân hình Chúa Giêsu Kitô và tiến đến các kích thước không đáng kể của Mã Đại Liên.
“Chiều chủ nhật trên đảo Grande Jatte”. Georges Seurat, 1884-86. Viện Nghệ thuật Chicago.
Việc kết nối các phần khác nhau bằng phương tiện tương đồng màu sắc, hình dạng, kích thước, định hướng - cực kỳ quan trọng đối với các “bố cục tung tóe”, bởi vì chúng được tạo thành từ những nguyên tố ít nhiều bị cô lập, có thể có nhịp điệu, nhưng không dàn trải đều khắp diện tích của bức tranh. Ví dụ: các tranh tĩnh vật Ba Tư, các bố cục của Pieter Bruegel hay các tác phẩm của các họa sỹ như Georges Seurat, chẳng hạn “Chiều Chủ nhật trên đảo Grande Jatte”. Trong bức tranh này có rất nhiều người, ngồi nghỉ ngơi và tản bộ thư giãn dưới những bóng cây, họ cho thấy một xã hội thành thị ẩn chứa những ám ảnh cô đơn. Trong lúc sự tương đồng của họ như của những những con người đang “tự sướng” với một số nhu cầu giống hệt nhau, thì cũng có thể thấy một sự thể hiện có sử dụng các quy tắc nhận thức về hợp nhóm.
Hình 12A: El Greco, “Pietà”, 1575. Nguồn: elgreco.ru
Như vậy, các quy tắc về tương đồng đã được nói ở trên có thể tạo ra sự thống nhất của những vật thể tách biệt riêng rẽ không đối xứng. Yếu tố “hình dạng nhất quán” luôn được áp dụng cho mô hình của hình thức toàn cục, thay thế cho kết nối các đơn tử cô lập bằng các sợi dây thị giác, cố gắng tiến tới sự thống nhất của tương tác. Sự gần gũi khăng khít về linh hồn của các nhân hình trong bức “Pietà” có thể được truyền tải thông qua con đường thị giác bằng phương tiện hình học đơn giản, như đang bao quanh họ (hình 12A). Tam giác bố cục rất thông dụng, vốn có ở các tác phẩm mỹ thuật thời Phục Hưng, đạt được nhờ có sự hòa quyện thị giác nhận thức giữa các phần, chúng cùng nhau tạo nên một hình dạng nhất quán. Một ví dụ hiếm thấy là tác phẩm điêu khắc của Brâncusi (hình 67), trong đó một đôi uyên ương ôm thít lấy nhau, quyện vào làm một nhờ có các đường nét đối xứng tạo thành dạng hình chữ nhật.
Paul Cézanne “Portrait of Uncle Dominic”, 1866
Sức mạnh thống nhất của một hình dạng nhất quán được sử dụng theo cách tượng trưng trong một bức tranh của Cézanne (hình 68). Cảm giác được một sự gượng gạo nào đó trong tư thế đan tay vào nhau của nhân vật, trông như một mắt xích thiếu tự nhiên và không thể tồn tại riêng rẽ. Hiệu ứng này có được một phần là do vị trí của cổ tay áo được sắp xếp trên trục đứng, tạo ra bởi đường đối xứng: khuôn mặt - thánh giá. Qua đó, kết nối mạnh mẽ giữa lý trí con người và biểu tượng của niềm tin chứa đựng những ý niệm của anh ta, - đang tiết chế hoạt năng vật lý của cơ thể và tạo nên một sự tĩnh tâm tập trung năng lượng sống.
Figure 69
Yếu tố hình dạng nhất quán có thể được gọi ra qua những đường nét chứa những khoảng hở vô cùng lớn, một khi các cấu phần đang có mặt còn là dấu hiệu của một mô hình thị giác chung. Với hình 69, người quan sát sẽ nhìn ra một hình tròn và hai đường chéo lớn, sớm hơn việc nhận ra bốn hình độc lập có kích thước nhỏ dạng hai gạch chéo cắt nhau. Những khoảng trống giữa các cung tròn sẽ được chúng ta lấp đầy bằng ý nghĩ, quy tụ cùng nhau và khăng khăng nói về một đường tròn trọn vẹn. Tất nhiên, điều đó cũng đúng khi bàn về hai đường thẳng trong hình vẽ này.
“Phòng ngủ ở Arles” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sỹ Van Gogh. Người ta thường nhắc đến bức tranh này cùng với sự loại bỏ hoàn toàn bóng đổ, hay, nói theo bản chất, một cách để đơn giản hóa. Kể cả khi đã từng bị coi là kẻ điên rồ trong nghệ thuật, Gogh cũng không thể không tuân thủ theo các nguyên tắc mỹ thuật cơ bản. Dưới đây là một trích đoạn thư mà họa sỹ gửi người em của mình, tháng 10 năm 1888:
“Mọi thứ ở đây đều là trờ chơi của màu sắc và, để đơn giản hóa điều đó, anh sẽ truyền tải cho các đồ vật một phong cách mạnh hơn, nhằm ép chúng dẫn dắt ý nghĩ hướng tới miền thư giãn và giấc mơ nói chung. Hình ảnh của bức tranh cần xoa dịu đầu óc, nói chính xác hơn, vỗ về trí tưởng tượng”.
Phiên bản thứ nhất, tháng 10 năm 1888. Sơn dầu, 72 x 90 cm, Bảo tàng Van Gogh, Amsterdam
Trong một tác phẩm nhất định, các yếu tố đa dạng về sự tương đồng có thể hoặc bổ sung, hoặc chống đối lẫn nhau. Những khác biệt tính cách có vẻ như là rõ ràng nhất khi các yếu tố khác giữ nguyên sự bất biến. Hãy ngắm kỹ bức tranh của Van Gogh, vẽ phòng ngủ của ông, có hai chiếc ghế tương đối đồng màu, đồng dạng và cùng một tư thế (hình 70). Trong trường hợp này sự khác biệt về kích thước, gây nên hiệu ứng chiều sâu, hiển thị rõ ràng hơn, so với trong trường hợp, khi hai đối tượng khác nhau cả về hình dạng, cả về sắc màu sơn dầu, bởi vì nguyên tắc tương đồng kích thích con người phải đối chiếu, so sánh chúng và bằng cách đó phát hiện ra sự khác biệt của chúng. Sự giống nhau hay khác nhau luôn luôn là những yếu tố tương đối. Câu hỏi "hai đối tượng này giống nhau đến mức nào?" sẽ là vô nghĩa cho đến khi nào ngữ cảnh chứa hai đối tượng đó còn chưa rõ ràng. Hình tam giác và hình vuông không giống nhau. Nhưng tam giác và vòng tròn được vẽ qua trí tưởng tượng của lũ trẻ khi chúng ham thích sử dụng các mảng miếng riêng biệt, như nằm trên một bãi cỏ ngay ngắn, thì các hình này có vẻ như rất giống nhau. Hai nhà sư đi dạo trên một con phố sôi động, nhìn họ giống nhau đến mức kinh ngạc, nhưng nếu lần lượt ngắm họ từng người một, thì những khác biệt cá nhân sẽ tiến ra tiền cảnh. Các nhiếp ảnh gia biết rất rõ rằng, sự tương đồng theo vị trí sắp xếp - yếu tố rất tương đối. Trong một bức ảnh nhỏ hai nhân vật sẽ có vẻ cách xa nhau nhiều hơn so với thực tế, bởi vì đối với không gian hẹp của bức ảnh, khoảng cách giữa họ sẽ tăng lên.
Trong một tác phẩm nghệ thuật, các mối tương tác dựa trên bất cứ yếu tố nhận thức nào cũng dẫn đến sự phân chia đơn giản thành các nhóm có các đơn vị tạo hình như nhau. Chẳng hạn, năm hình thù lớn và năm hình thù nhỏ. Nhìn chung, sự tương đồng được áp dụng vào các quy mô đại lượng rộng lớn, ví dụ, vào mọi mức độ kích thước: từ nhỏ nhất đến lớn nhất (hình 70A bên trái). Cấp độ tương động thậm chí có thể thay đổi (hình 70A bên phải). Khi các đại lượng được sắp xếp theo hướng giảm dần hoặc lớn dần, và được phân bố không đều trong toàn bộ bố cục, mắt ta sẽ thống nhất chúng theo thứ tự quy mô và qua đó sẽ ngắm nhìn sơ đồ phân cấp của chúng theo một tuần tự thuận tiện tuỳ thuộc theo bố cục trong toàn cục. Trong bức tranh "Chiều chủ nhật trên đảo Grande Jatte" của Seurat, mắt ta có thể bắt đầu nhìn từ hình thù lớn nhất và chuyển động bằng những đường zig-zag về hướng các hình thù nhỏ hơn. Như vậy, mắt của người quan sát sẽ xuyên thấu từ tiền cảnh của bức tranh về phía phông nền và phần nền móng.
Trong ví dụ này, sự tương đồng chính là kích thích thị giác, giống như thức ăn dành cho mắt. Chuyển động của cái nhìn là yếu tố quan trọng trong quan điểm về bố cục. Thông thường, lộ trình nhìn nhận sẽ tác động mạnh mẽ tới hiệu ứng mỹ thuật của tác phẩm nghệ thuật. Bức tranh của El Grecco “Đuổi ra khỏi Đền thờ” (hình 69) được vẽ trong tông màu ám nâu và vàng ám xám. Màu đỏ rực rỡ chỉ được duy trì trên áo của Chúa Giêsu và của một trong số các nhân vật, người đang cúi xuống. Bởi vì sự chú ý của khán giả tập trung vào nhân hình của Chúa Giêsu Kitô ở phần trung tâm, cái nhìn của khán giả ngay lập tức bị sự tương đồng về màu sắc hướng sang bên trái, nơi có đốm đỏ thứ hai. Chuyển động này được nhân bản một lần nữa bằng cú vung roi của Chúa, và, dấu vết của động tác này được nhấn mạnh bằng sự giơ tay lên đỡ của hai nhân hình nữa. Bằng cách đó, mắt khán giả thực thi một hành động mà ý tưởng chủ đạo của bức tranh muốn thể hiện.
Một ví dụ nữa - đó là bức tranh của Pieter Bruegel về những người mù. Họ đang kéo nhau xuống hố. Hình thức nhất quán kết nối sáu hình thù thành một dãy, bị nghiêng từ từ và cuối cùng rơi xuống. Bức tranh này thể hiện tuần tự của một và chỉ một quá trình: hoang mang, vô vọng, lo sợ, rụng rời và, sau rốt, sa ngã. Sự tương đồng của các hình thù được thể hiện trong một sự tái lập không hoàn toàn dập khuôn so với các tư thế trước, mà thay đổi dần dần (hình 67), và mắt khán giả buộc phải dõi theo định hướng của quá trình này. Nguyên tắc của một hình ảnh đang chuyển động được áp dụng ở đây để đồng thuận hoá các pha biến đổi đồng thời trong không gian.
- Lược dịch và biên tập: MiukaFoto -
>>> Tác phẩm "Bên kia núi L'Estaque" của Paul Cézanne
>>> Họa phẩm "Cây đào ra hoa" (1889) của Vicent Van Gogh
>>> Nghệ thuật bố cục (Phần 1)