Các công thức vẽ phối cảnh
Các công thức vẽ phối cảnh sẽ tạo nền tảng cơ bản nhất, để từ đó họa sĩ truyện tranh có thể sáng tạo cho mình những không gian độc đáo, riêng biệt mà vẫn giữ được độ chính xác về tỷ lệ thực tế.
1. Công thức chia đôi
Các đoạn thẳng AD, BC được chia đôi bằng cách lấy trung điểm. Khi tìm trung điểm AB, CD ta dựa vào tính chất hai đường chéo của hình chữ nhật: Nối AC, BD để có trọng tâm O của hình chữ nhật ABCD. Qua O kẻ đường song song với AD, BC. Ta có M, N là trung điểm AB, CD.
2. Công thức chia ba
Tương tự như công thức chia đôi, AD, BC được chia ba bằng cách thông thường. Với AB, CD ta xác định trọng tâm O của hình chữ nhật ABCD. Từ O, ta xác định trung điểm M của đoạn AB. Tiếp theo, ta nối CM, DM, cắt BD, AC ở I và K. Từ I, K ta kẻ hai đường thẳng song song với AD, BC, cắt AB tại hai điểm I’, K’. I’ và K’ chia AB thành ba đoạn bằng nhau trong hình vẽ phối cảnh.
3. Công thức chia n đoạn thẳng bằng nhau
AB là đoạn thẳng cần chia thành n đoạn bằng nhau (ví dụ minh họa là 5 đoạn) Từ B, ta lấy B1 dài một đoạn là a, B1 song song với đường mặt tranh. Lần lượt lấy tiếp B2, B3, B4, B5 lần lượt dài 2a, 3a, 4a, 5a. Nối A5 cắt đường tầm mắt tại điểm tụ T. Từ T, ta nối T4, T3, T2, T1 cắt AB tại 4’, 3’, 2’, 1’. Đây là các điểm chia đều AB thành năm đoạn bằng nhau trong hình vẽ phối cảnh.
4. Công thức thêm n đoạn thẳng cách đều nhau
Ta có AB, CD là 2 đoạn thẳng dài bằng nhau trên hình vẽ phối cảnh. Chúng có khoảng cách là AC. Để thêm đoạn EF, GH dài bằng AB, CD và cũng cách đều một khoảng cách như vậy, từ A, ta nối với C để xác lập đường gióng d1; nối B với D để xác định đường gióng d2. Từ A, ta kẻ một đường thẳng đi qua trung điểm của CD, cắt d1 tại E. Từ E, kẻ một đường thẳng song song với CD, giao với d2 tại điểm F. Tương tự, từ C ta kẻ đường thẳng nối với trung điểm EF để xác định vị trí điểm G. Từ G, kẻ đường thẳng song song với EF ta xác định được điểm H.
5. Công thức đường chéo
Đường chéo là những đường không song song, không vuông góc với mặt đất.
Trong hình minh họa, CD là một đường thẳng nằm trên mặt đất, ABCD là mặt phẳng vuông góc với mặt đất nhưng AB không song song với CD. Lúc này, nếu kéo dài CD cắt đường tầm mắt tại điểm tụ T1 thì AB kéo dài sẽ hội tụ tại T2, thỏa mãn T1, T2 vuông góc với đường tầm mắt. Đây là một tính chất quan trọng bởi từ T2, ta có thể vẽ các đường song song với AB. Ứng dụng của công thức này là phương pháp vẽ mái ngói, đường dốc, cầu thang…
6. Công thức dựng một hình lập phương trong phối cảnh hai điểm tụ
* Bước 1: Vẽ một đường tầm mắt với hai điểm tụ T1, T2 và T3 là trung điểm T1, T2. A, B là 2 điểm bất kỳ trên mặt đất. A và B sẽ xác định một cạnh của khối lập phương. Việc vẽ một khối lập phương hoàn chỉnh là việc vẽ những điểm, cạnh còn lại của khối lập phương theo cạnh AB đã có. Ta nối BT2, AT3 được điểm C, từ C nối CT1 cắt AT2 tại D, vậy ta đã có hình vuông ABCD trên mặt đất trong hình vẽ phối cảnh.
* Bước 2: Từ D, vẽ DI tạo với BD một góc 450 và DI = BD. Qua I, vẽ B’D’ song song và bằng BD.
* Bước 3: Nối T1B’, T2B’, T1D’, T2D’ ta tìm được hai điểm còn lại là A’, C’. Hình ABCD, A’B’C’D’ là một hình lập phương trong không gian hai điểm tụ T1, T2.
Việc vẽ phối cảnh hai điểm tụ cho một vật thể còn được thể hiện một cách chính xác hơn rất nhiều bằng cách sử dụng các phép chiếu từ mặt bằng và mặt đứng. Phương pháp này được nêu ra với mục đích giới thiệu để các bạn tìm hiểu và phần nào hiểu được giá trị của việc sử dụng mặt bằng, mặt đứng, mặt tranh, đường mặt tranh trong các công thức phối cảnh phức tạp hơn. Đây cũng là phương pháp tốt nhất để có thể thể hiện một hình tròn, một đường cong trên hình vẽ phối cảnh.
Ví dụ minh họa là ba phương pháp vẽ phối cảnh hai điểm tụ một hình chữ nhật ABCD nằm trên mặt đất (mặt bằng) với điểm C nằm trên đường mặt tranh. Ở đây, ba phương pháp sử dụng ba loại đường gióng khác nhau là nét liền mảnh, nét đứt ngắn và nét đứt dài. Điều cần làm quen khi chúng ta tìm hiểu về các phương pháp này là sự xuất hiện của điểm I, điểm nhìn của mắt người hay vị trí đặt camera. Điểm I sẽ quyết định đến hai điểm T1, T2 vì từ I ta kẻ IT1 song song với CD, kẻ IT2 song song với BC, T1, T2 thuộc đường mặt tranh. Từ T1, T2 ta kẻ vuông góc xuống đường tầm mắt được T'1 và T'2, đây sẽ là hai ddiemr tụ giúp ta xác định các điểm A’, B’, C’, D’ (bằng ba cách).
7. Phối cảnh hình chiếu trục đo
Là một dạng phối cảnh lý thuyết, sử dụng các nguyên tắc của toán học trong việc nghiên cứu hình không gian. Phối cảnh hình chiếu trục đo là phương pháp loại bỏ tất cả các điểm tụ mắt người quan sát thấy, thay vào đó, tất cả các đường song song trong thực tế cũng được thể hiện là song song trên bản vẽ. Với cách làm này, mối tương quan giữa các đường song song, vuông góc trong một vật thể hay giữa các vật thể đều được thể hiện rõ ràng, trực quan, dễ nắm bắt.
Một trường hợp đặc biệt trong phối cảnh hình chiếu trục đo, là khi chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vật thể hợp với nhau các góc 1200. Đây là dạng được ứng dụng rất nhiều trong việc thiết kế bối cảnh của các game đơn giản.
>>> Tạo hình bàn chân và ứng dụng trong vẽ truyện tranh
>>> Tạo hình bàn tay và ứng dụng trong vẽ truyện tranh
>>> Hình khối trong vẽ truyện tranh