Các lớp tuyến tạo không gian

Tất cả các khối hình thanh tạo bởi diện phẳng và các bờ cạnh, tất cả các bản diện cong hay phẳng đều có thể chuyển thành dạng thanh (hình 7.76). Một tổ hợp khối đặc, hay không gian có thể ít hấp dẫn về mặt thị giác vì nó bị che khuất cấu trúc bên trong, do vậy để tăng sức hấp dẫn và xử lý cấu tạo có thể chuyển thể trạng khối thành không gian dưới dạng thanh. Các lớp tuyển tạo không gian là kiểu dạng tạo hình mà các thanh cong hay thẳng kết hợp với nhau theo quy luật để tạo ra một diện phẳng, diện cong hay một không gian cụ thể nào đó. Keetse cấu, cấu trúc dạng tuyến, dạng thanh được hợp nhóm theo cách biến đổi dần, theo phép lặp lại thường tạo nên vẻ uyển chuyển mềm mại. Hình 7.16 là ví dụ công trình kiến trúc sử dụng cấu trúc dạng này. Cần lưu ý, trong nhiều trường hợp sự phân biệt giữa kiểu tổ chức “các lớp tuyến tạo không gian” và “tuyến liên kết – khung cơ bản” là không rõ ràng.

Sau đây là hai dạng thức cơ bản tổ chức các lớp tuyến tạo không gian:

a. Chồng xếp các hệ khung thanh định dạng: Ở dạng này các thanh liên kết thành một khung hình định dạng. Khung này biến đổi theo cách:

- Thay đổi dần về kích cỡ (hình 7.77a).

- Xoay hay trượt hệ khung thanh (hình 7.77b).

- Thay đổi dần hình dạng hệ khung thanh (hình 7.77c).

tuyen 1

tuyen 2

b. Biến đổi các tuyến đơn:

- Xoay quanh một tâm nào đó (hình 7.78a).

- Thay đổi vị trí, không thay đổi chiều hướng và hình dạng (hình 7.78b).

- Biến đổi dần về kích cỡ (hình 7.78c).

- Biến đổi dần về hình dạng (hình 7.78d).

- Kết hợp hai hay nhiều hệ tuyến để tạo ra mạng phẳng hay cong (hình 7.78e).

- Giao thoa, cài lồng hay hay nhiều hệ tuyến để tạo nên các mặt giao cắt nhau hay không gian cụ thể (hình 7.78f).

tuyen 3

* Bài thực hành: Các lớp tuyến tạo không gian

Tổ chức dưới dạng mô hình một bố cục tạo hình mang đặc tính không gian thông qua sử dụng các lớp tuyến – thanh. Xem ví dụ hình 7.79 (bài tập sinh viên).

Hình 7.79: Các lớp tuyến tạo không gian

tuyen 4

Hình 7.79a: Khung thanh định dạng hình tam giác đều, biến đổi dần về kích cỡ, xoay đều quanh tâm hình tam giác.

Hình 7.79b: Một khung thanh định dạng hình tam giác với cạnh kéo dài, không thay đổi về kích cỡ hình dạng, cài lồng vào nhau. Các cạnh xoay đều quanh tâm đã tạo nên ba bán diện cong giao nhau vặn xoắn.

Hình 7.79c: Hình ảnh chụp nghiêng của hình 7.79b. Các bán diện vặn xoắn ba chiều thay đổi hình ảnh đối xứng khi nhìn từ trên xuống.

Hình 7.79d: Một cách tổ chức theo cách: không thay đổi hình dạng, chiều hướng chỉ thay đổi vị trí, hợp nhóm tuyến đã tạo ra ba bản diện độc lập.

Hình 7.79e: Một loại tuyến duy nhất, không thay đổi kích cỡ, chỉ thay đổi chiều hướng bằng cách xoay tỏa đều quanh trục.

Hình 7.79f: Hai hệ tuyến chuyển tiếp, tiếp xúc nhau tạo ra sự giao cắt ở phần cuối.

Hình 7.79g: Một kiểu khung – định dạng có hình tam giác các cạnh kéo dài không bằng nhau. Mỗi hệ xuất phát từ một thanh xoay quanh trục, mỗi trục này không giống nhau đã tạo ra ba bản diện cong giao cắt nhau.

tuyen 5

Hình 7.79h: Các thanh có độ dài thay đổi dần, xoay dần quanh một trục.

Hình 7.79i: Một khung thanh định dạng với hai thanh vuông góc với nhau, được biến chuyển theo cách: hình dạng, không đổi, xoay đều quanh một trục ở vị trí đầu mút một thanh.

Hình 7.79k: Hai hệ tuyến giao cắt nhau theo góc nhọn. Mỗi hệ tuyến được hình thành từ hai các thanh đơn vị không đổi về kích cỡ, chỉ thay đổi về chiều hướng và vị trí.

Hình 7.79l: Hai hệ tuyến giao cắt nhau theo góc vuông. Một hệ là tập hợp các thanh không thay đổi về chiều hướng tạo ra bản diện cong. Hệ khác là các thanh thay đổi về chiều hướng nhưng tạo ra diện phẳng. Diện phẳng giao cắt diện cong.

Hình 7.79m: Bốn bản diện giao cắt nhau. Hai bản diện cong, hai bản diện phẳng.

Hình 7.79n: Một tập hợp các khung thanh định dạng tam giác và tuyến đơn tạo nên mạng ba chiều. Bố cục có một phần cấu trúc kiểu tuyến liên kết khung cơ bản.

Hình 7.79p: Một cách thức lặp lại hình dáng tuyến cong tổ hợp tuyến có tính cấu trúc không rõ ràng nhưng đồng nhất về hình dạng tuyến.

tuyen 6

Hình 7.79q: Một phức hợp các bản diện phẳng được tạo từ các tuyến tổ chức kiểu đồng tâm giao cắt nhau.

Hình 7.79r: Hai hệ tuyến tổ chức tương đối giống nhau.

Hình 7.79s: Tất cả các bản diện cong hay thẳng đều có thể được cơ cấu từ hệ mạng. Hệ mạng trong hình được tạo thành từ sự giao cắt trực giao của các tuyến.

Hình 7.79t: Các tuyến kết hợp tạo nên hệ mạng ô lưới tam giác, tứ giác… Đây là cơ sở tạo ra các bản diện cong, vòm.

Hình 7.79u: Hai hệ tuyến tạo nên hai bản diện cong chung một bờ cạnh. Các tuyến cơ sở không thay đổi về độ dài, thay đổi dần về chiều hướng.

Hình 7.79v: Các lớp tuyến cong lặp lại về hình dạng, biến… dần về kích cỡ, chiều hướng không thay đổi đã tạo ra khối và lớp không gian có hình mềm mại mang dáng vẻ hữu cơ.

>>> Các lớp diện tạo khối

>>> Hệ thống khối tự nhiên

>>> Diện trong cơ sở tạo hình

0976984729