Diện tạo không gian
Trong các thành tố tạo hình ba chiều, diện là quan trọng nhất, diện góp phần chính dựng nên không gian. Việc dùng diện để tạo tác không gian có thể phân làm hai dạng. Dùng một diện đơn tạo không gian và dùng nhiều đơn tạo không gian. Trong mỗi dạng thức lại có nhiều cách xử lý khác nhau nhằm mang lại sự đa dạng cho thể trạng, kiểu loại không gian.
a). Một diện đơn tạo không gian: Một diện đơn tạo không gian là thủ pháp tạo hình chỉ dùng một bản diện thông qua cách thức: uốn, gấp, cắt… để tạo nên khối hay một không gian cụ thể.
Sau đây là các cách cơ bản để xử lý một diện tạo không gian:
- Cắt + uốn cong diện (hình 7.80b).
- Xẻ rãnh + uốn (gấp diện) (hình 7.80c).
- Gấp nếp diện (hình 7.80d).
Hình 7.80: Xử lý một diện tạo không gian
a. Uốn cong diện
b. Cắt + uốn cong diện
c. Xẻ rãnh + gấp diện
d. Gấp nếp diện
Cần lưu ý, các diện phẳng hoặc cong đều có thể tạo dựng, biến chuyển thành hệ thanh – tuyến. Hệ thanh – tuyến này thường được thể hiện dưới dạng mạng một lớp hay nhiều lớp. Hình 7.61g, h ở phần trước và hình 7.81 là ví dụ về sử dụng bản diện cong với bộ khung mạng làm kết cấu trong xây dựng, kiến trúc.
Hình 7.81: Culture Center, Azerbaizan, 2013. Zaha Hadid. Hệ khung mạng làm cơ sở để tạo dựng nên diện cong
a. Hình ảnh bộ khung mạng làm kết cấu diện tường, diện mái là một mặt cong.
b. Hình phối cảnh công trình khi hoàn thành.
b) Nhiều diện đơn tạo không gian: Nhiều diện đơn tạo không gian là thủ pháp tạo hình dùng nhiều diện đơn phẳng hoặc cong kết hợp với nhau theo nhiều cách như: đấu nối, cận kề, cài lồng, giao thoa… để tạo nên một khối, một không gian.
Thủ pháp dùng nhiều diện đơn tạo không gian thường được sử dụng trong kiến trúc. Hình 4.5 và 4.13 là ví dụ cách tạo không gian kiến trúc thông qua các bản diện phẳng kết hợp kiểu cận kề, kiểu song song, trực giao của kiến trúc sư Mies van der Rohe và cách tạo không gian, hình khối bằng các bản diện cong của kiến trúc sư Frank Gehry.
Sau đây là 3 dạng thức cơ bản xét về mặt kiểu kết hợp các diện đơn tạo không gian:
1- Ghép nối các diện kiểu tiếp xúc cạnh hay đấu nối đỉnh. Nhìn chung, dạng này có sự chuyển tiếp uyển chuyển giữa các diện với nhau (hình 7.82a).
2- Diện kết hợp, hợp nhóm với nhau theo kiểu cận kề nhau, chúng ít giao cắt nhau và có các dạng như: chéo góc nhau, vuông góc với nhau, song song hay kết hợp cả ba dạng (hình 7.82b).
3- Các diện cắt nhau, loại này thường tạo ra không gian kín và động (hình 7.82c).
Hình 7.82: Tổ chức không gian kiểu kết hợp các diện đơn
a. Ghép nối các diện.
b. Kết hợp kiểu cận kề: chéo nhau, vuông góc, song song, giao thoa…
c. Các diện giao cắt nhau
* Bài thực hành: Diện đơn tạo không gian:
Làm dưới dạng mô hình: tạo không gian thông qua dùng các bản diện theo hai cách, một diện đơn tạo không gian và nhiều diện đơn tạo không gian. Xem ví dụ hình 7.83 (bài tập sinh viên).
Hình 7.83: Dùng diện tạo không gian
- Hình 7.83a: Một diện đơn cuốn tròn cài lồng vào nhau một bố dục dạng hướng tâm.
- Hình 7.83b: Tổ hợp của một bản diện với chiều rộng không đều được xử lý uốn cong đã tạo ra ba tiểu vùng không gian khác nhau và độc lập.
- Hình 7.83c: Một bản diện hình vuông, dùng thủ pháp gấp, xẻ rãnh đã làm thay đổi độ lồi lõm, cấu trúc bề mặt diện. Cấu trúc được chia làm bốn phần cân xứng, hình thức ly tâm. Các nếp gấp và các đường xẻ đã tạo ra các diện đơn nhỏ mang tính nhịp điệu.
- Hình 7.83d: Một điện được gập vuông góc rồi xẻ rãnh theo quy luật giao thoa, cài lồng. Tổ hợp đã tạo ra các nếp, các khe, các nối nhỏ kiểu tầng bậc.
- Hình 7.83e: Một diện đơn phẳng nằm ngang được xẻ rãnh theo hai loại cung tròn đồng tâm. Hai hệ tuyến cong được nhấc lên với độ cao nâng dần. Hợp nhóm các tuyến cong kiểu cận kề có chính, có phụ gợi hình ảnh mang tính hữu cơ.
- Hình 7.83f: Các đường xẻ trên một diện phẳng kiểu ngắt quãng, trực giao, giao thoa đã tạo nên các khung tuyến cận kề nhau. Tổ hợp thống nhất về kiểu hình dạng, hợp nhóm cận kề nhau.
- Hình 7.83g: Một diện đơn cong tròn. Các đường xẻ quanh tương đối đều đặn. Hình thể có dạng hữu cơ tương tự như một loại quả, một loại tổ chim.
- Hình 7.83h: Một bản diện phẳng được thay đổi cấu trúc bề mặt bằng các gấp nếp. Các nếp gấp được chia làm hai khu vực, phía ngoài diện gấp nếp to, phía trong được phân ra nhỏ hơn. Các nếp gấp đã làm cứng và biến đổi cơ bản bề mặt diện phẳng. Bố cục khung là kiểu đối xứng qua tâm.
- Hình 7.83i: Diện phẳng dài được xẻ rãnh theo hai cách khác nhau: một kiểu vòng đồng tâm, một kiểu cuộn tròn. Hợp nhóm tạo ra ba khu vực tương đối độc lập.
- Hình 7.83k: Một diện đơn thu nhỏ dần, uốn lượn sóng và cuốn vòm tạo ra khối hình không gian mềm mại dạng hữu cơ.
- Hình 7.83l: Các bản diện đấu ghép nhau kiểu liền cạnh, liền đỉnh. Hợp nhóm có kiểu thức tán xạ.
- Hình 7.83m: Các bản diện hình tam giác đều kết hợp với nhau kiểu tiếp xúc cạnh và có độ nghiêng khác nhau đã tạo nên một bề mặt với độ lồi lõm, đặc rỗng đa dạng như thống nhất về cấu tạo, cấu trúc.
- Hình 7.83n: Một bản diện duy nhất được khấu trừ, cắt, rồi uốn cong tạo ra một không gian rỗng mang hình ảnh thế giới thực vật.
- Hình 7.83p: Một diện phẳng được gấp lại thành hai diện vuông góc với nhau. Trên đó tạo ba hệ xẻ rãnh với các dải tuyến tầng bậc có các nếp gấp.
- Hình 7.83q: Các đường xẻ rãnh trên diện phẳng đều đặn nhưng sự chuyển dạng dần của không gian dựa trên thay đổi dần kích cỡ, độ dài của nếp gấp.
- Hình 7.83r: Một kiểu dạng diện đơn tạo không gian. Các đường xẻ rãnh tạo ra hình chiếu với hai lớp tuyến trên và dưới.
- Hình 7.83s: Vị trí nếp gấp của mỗi tuyến biến đổi dần tạo ra hình khối kiểu lăng trụ nằm ngang vặn xoắn có các bờ cạnh so le, cài lồng vào nhau.
- Hình 7.83t: Nhiều diện đơn tạo không gian. Các diện đơn có hình dạng không đổi, biến đổi dần về vị trí và chiều hướng. Một bố cục kiểu ly tâm, một không gian phức tạp dựa trên yếu tố thành phần đơn giản.
- Hình 7.83u: Các tuyến được tạo từ các đường xẻ rãnh làm nên hai hệ bản diện giao nhau, các khe rỗng – đặc tuy đơn giản nhưng vẫn mang lại tính tầng bậc, đa chiều của không gian mà nó tạo ra.
- Hình 7.83v: Một bản diện đơn phẳng được xẻ rãnh thành các tuyến đồng tâm và nội tiếp trong nhau. Các tuyến này xoay quanh một trục trong không gian ba chiều tạo ra sự vận động của các khung.
- Hình 7.83x: Một vòm cong được hình thành từ các diện đơn gấp nếp. Các nếp gấp của mỗi diện được đặt so le nhau đã tạo ra vẻ đa dạng, phong phú cho cấu trúc bề mặt vòm.
- Hình 7.83y: Các đường xẻ rãnh đã tạo ra hai hệ tuyến kéo dài. Hai hệ cong – tròn cài lồng vào nhau. Trong trường hợp này kiểu dạng khung – tuyến và bản diện xẻ rãnh được kết hợp cùng nhau.
- Hình 7.83z: Độ dài độ mau thưa của nét xẻ song song được biến đổi dần dần. Bố cục của khối hình mềm mại, uyển chuyển.
>>> Tuyến liên kết - khung cơ bản
>>> Cơ sở tạo hình trong kiến trúc
>>> Tiểu luận cơ sở tạo hình khối