Kỹ thuật và đề tài Trường phái n tượng

Nếu nói các họa sĩ Ấn tượng là những người đi vẽ ánh sáng cũng không sai, họ là những người giải phóng mình ra khỏi cung cảnh lù mù giả tạo trong xưởng vẽ, mang giá vẽ ra ngoài thiên nhiên nghiên cứu ánh sáng, không khí cảnh vật, nắm bắt các khoảng khắc để thể hiện trong tranh.

1. Kỹ thuật và đề tài trường phái ấn tượng: Trường phái Ấn Tượng là một bước tiến quan trọng của hội họa trong việc đi sâu nghiên cứu không khí, ánh sáng và màu sắc thiên nhiên. Hầu hết các họa sĩ nghệ thuật Hàn Lâm vẽ tranh trong xưởng vẽ, thể hiện trong tranh ánh sáng của xưởng họa cho dù chủ thể trên tranh là sự việc xảy ra ngoài trời. Tuy nhiên màu sắc cảnh vật thiên nhiên luôn thay đổi từng giờ, từng ngày và từng mùa trong năm, và như thế việc vẽ phong cảnh trong nhà qua tưởng tượng, hồi ức là không chính xác.

an tuong 6

Bằng cách mang giá vẽ ra ngoài trời theo mẫu sống, và tìm cách nắm bắt những biểu hiện thoáng qua của không khí, người họa sĩ ấn tượng thu nhận những cảm giác thị giác từ phong cảnh, vẽ ánh sáng và những tác động của nó, đem lại màu sắc thực vào trong tranh.

2. Kỹ thuật vẽ nhanh với nét cọ ngắn: Màu sắc cảnh vật thay đổi theo thời gian. Ví dụ màu xanh của lá buổi sáng sẽ khác với buổi trưa, và càng khác biệt nếu so với buổi chiều. Để vẽ thật nhanh để nắm bắt màu sắc, ánh áng của khung cảnh kịp thời và chính xác, các họa sĩ ấn tượng sử dụng các nét vẽ thô ngắn, đường quệt màu đa dạng, cố gắng thể hiện bản chất sự vật nhưng không đi sâu nhiều đến chi tiết.

an tuong 7

Claude Monet Painting by the Edge of a Wood, 1885, John Singer Sargent

Họ cũng thích sử dụng lối bố cục tức thời không theo quy luật, vẽ nhanh theo quan sát trong tranh ánh sáng tự nhiên, khác với cách vẽ trong phòng từ các bản thảo trước đây. Các nhà phê bình nghệ thuật vì thế cho rằng kết quả của cách vẽ nhanh và tức thời là các bức vẽ chưa hoàn tất, có tính cẩu thả hơn là một họa phẩm thật sự.

Về mặt bút pháp, có thể thấy với hội họa Ấn Tượng, cách tạo hình hoàn chỉnh trọn vẹn trước kia đã dần dần bị phá vỡ. Những nét cọ tách bạch, dứt khoát và những vệt màu ngày càng rút ngắn, thay thế cho các mặt sơn di nhẵn hay cách vờn khối quen thuộc. Dần dà trong tranh, nét màu chuyển hẳn thành những vệt ngắn hay lốm đốm, lấm tấm nhỏ. Các họa sĩ muốn đoạt tuyệt vời những nguyên tắc Hàn lâm, Cổ điển, với những quy tắc, quy phạm khe khắc để chuẩn bị cho đường hướng nghệ thuật trừu tượng của các thập niên về sau.

3. Nguyên lí màu sắc và sự ra đời của các tuyp màu sơn pha sẵn: Điểm độc đáo của họa sĩ Ấn tượng là đi sâu nghiên cứu cái nhấp nhoáng của ánh sáng, không khí thiên nhiên theo quy luật tương phản màu sắc của nhà khoa học người Pháp là Michel Eugene Chevreul (1786-1889).

Hạn chế sử dụng màu đen hoặc nâu để tô phần bóng của đối tượng, thay vào đó họ sử dụng màu tương phản của chính nó làm tranh có bảng màu phong phú và sinh động hơn. Đôi khi họa sĩ ấn tượng mạnh dạn sử dụng màu xanh da trời lên phần bóng đổ của đối tượng để thể hiện màu của bầu trời phả ánh lên bề mặt tối, tạo cảm giác tươi mát mà hội họa trước đây chưa từng có. (Đặc biệt là mảng bóng đổ của cây lá trên mặt tuyết)

Không pha trộn màu sắc trên palette mà đặt chúng tự pha trong nhãn cầu người xem khi nhìn nhắm tranh ở một khoảng cách nào đó, điều này tạo nên độ rung màu làm tranh sống động hơn. Đây cũng là nguyên lí điểm màu được áp dụng trên các màn hình điện tử hiện đại sau này.

Từ chối áp dụng phương pháp vẽ cổ điển vốn coi trọng hiệu ứng tông sáng - tối, tranh ấn tượng tường có màu tươi sáng tràn ngập khắp trong tranh.

Giai đoạn này kỹ thuật Hóa học phát triển để tạo ra các ống màu pha sẵn, giúp họa sĩ ấn tượng bớt thao tác trộn màu để vẽ nhanh hơn. Các họa sĩ trước đó phải tự làm sơn riêng cho mình bằng cách nghiền bột màu khô với dầu lanh (linseed oil) rồi bảo quản chúng trong túi ruột động vật. Người vẽ không chỉ dành thời gian cho chuyện sáng tác nghệ thuật mà còn phải tìm cách pha trộn ra màu sắc đẹp, độc đáo cho các tác phẩm của riêng mình, được pha sắn dưới dạng ống kem đã góp phần tạo nên màu sắc tươi sáng, trong trẻo hơn trong tranh Ấn Tượng so với các trường phái trước đây.

HỌA SĨ ẤN TƯỢNG 1874:

- Edouard Manet (1832-1883)

- Claude Monet (1840-1926)

- Frederic Bazille (1841-1870)

- Piere Auguste Renoir (1841-1919)

- Camille Pissarro (1841-1895)

- Edgar Degas (1834-1917)

- Alfred Sisley (1839-1899)

- Henri De ToulouseLautrec (1864-1901)

an tuong 8

Tác phẩm Graystaks của họa sĩ Claude Monet trường phái n tượng

4. Sự ra đời của nhiếp ảnh và bố cục tranh ấn tượng: Thời điểm này, đang trong giai đoạn phát triển. Vì thường có sự khác biệt giữa những gì nhiếp ảnh gia nhìn thấy trong ống ngắm máy ảnh và những gì thực sự xuất hiện trên phim âm bản, mà các nhiếp ảnh gia sẽ cắt xén hình ảnh để cải thiện bố cục. Điều này dẫn đến một số cách sắp xếp không bình thường, nhấn mạnh hình dáng ở rìa của bức ảnh. Một số nhà ấn tượng, như Degas trong tác phẩm dancers (Vũ công) đã chấp nhận các tác động không đối xứng của việc cắt xén và biến nó thành một đặc điểm nổi bật trong tranh của riêng mình. Một tác phẩm hội họa mà đối tượng bị cắt phạm bên mép tranh bị coi là tác phẩm lỗi trong bố cục nghệ thuật Hàn Lâm, nhưng trong tranh ấn tượng lại tạo ra được cảm giác đột ngột của các chủ thể đang chuyển động, như đang di chuyển vào bên trong khung hình.

5. Chủ thể hiện đại:

Vào những ngày đầu xuất hiện, tranh ấn tượng gây không ít bối rối cho người xem, đặc biệt là người Pháp, vốn đã bị nghệ thuật cổ điển in sâu trong tiềm thức.

Hàng loạt câu hỏi như “Tranh này vẽ về cái gì? Đâu là chủ đề của tranh?” và câu trả lời của các họa sĩ Ấn Tượng luôn luôn là “Chúng tôi vẽ nước, ánh sáng và màu sắc”.

Thường thì các họa sĩ vẫn tin rằng, chính chủ để làm nên tính độc đáo cho bức tranh. Đối với Monet, không khí ánh sáng bao quanh quan trọng hơn chính bản thân đối tượng, thành công bức tranh tùy thuộc vào kinh nghiệm xử lí của họa sĩ.

Ông thích mô tả sự vật trong những điều kiện thời tiết đặc biệt như bức tranh London chìm ngập trong sương mù màu đỏ. Và như thế, hình ảnh trong tranh Ấn Tượng thường là cảm xúc từ những gì xảy ra trong cuộc sống hiện đại chứ không phải là đối tượng lịch sử, lãng mạn, huyền ảo giả tạo trong nghệ thuật Hàn lâm.

an tuong 9

Chủ đề thường hướng về thiên nhiên, các phong cảnh ngoại ô, miền quê dưới ánh sáng mặt trời, các đề tài thời kì phát triển kỹ nghệ như các nhà ga, đường xe lửa, các cây cầu sắt, các con sông đào và những sà lan, các nhà máy với những ống khói phóng khói đen lên bầu trời...

Họ cũng mô tả sinh hoạt của thành phố Paris với các đại lộ và khu giải trí, khu ngoại ô tràn ngập dân du lịch và giới kỹ nghệ với  hiều kiểu y phục sặc sỡ, các đám đông tụ họp cuối tuần ở những khu vui chơi...

Nếu như những khám phá vĩ đại thời Phục Hưng là sơn dầu, phối cảnh, giải phẫu học, thiết kế, bố cục điểm vàng.. thì ở trường phái ấn tượng là ánh sáng thiên nhiên và sự phối màu theo nguyên lí màu sắc.

Hội họa cổ điển là sự thể hiện nghệ thuật của người xưa, chứ không phải nghệ thuật của người cầm cọ đang bị giam hãm trong những giáo điều cứng nhắc thiếu sinh khí.

Mục đích của trường phái Ấn Tượng là biểu hiện nghệ thuật tự do, trả nghệ thuật trở về với vũ điệu thiên nhiên phóng khoáng của thế giới hiện tại, nên rất sinh động, tươi mới..

>>> Tranh phong cảnh - Ấn tượng thập niên 1880

>>> Trường phái hội họa Học viện Châu Âu thế kỷ XIX

>>> Những họa sỹ thuộc trường phái Ấn tượng

0976984729