Nguồn gốc và quá trình phát triển của tranh in lõm

1. Nguồn gốc tranh in lõm: Như đã nêu ở phần trước, tranh in lõm được thể hiện đầu tiên với bản khắc kim loại, sau đó có các chất liệu khác được sử dụng làm bản in như: mica, phim nhựa, bản ghép dán collagraph và cả bản gỗ, gạch đất nung. Trong một số trường hợp thử nghiệm. Nhưng các tấm kim loại mỏng, chủ yếu là kẽm, đồng, ít hơn là thép, nhôm, inox, vẫn luôn là chất liệu được ưu tiên sử dụng để khắc hay ăn mòn trong chế bản tranh in lõm.

Kỹ thuật khắc kim loại, đặc biệt là khắc đồng đã được thực hiện từ thời cổ đại ở Trung Quốc và Hy Lạp trong trang trí mặt sau những chiếc gương đồng. Kỹ thuật chạm khắc trên bề mặt kim loại được duy trì, phát triển cùng với văn minh loài người và cho đến thế kỷ 14 nó đã có bước ngoặt lớn, trở thành kỹ thuật chế bản khắc để in ra giấy. Vào thời kỳ Trung và Tiền Phục hưng ở Châu Âu, kỹ thuật chế tác đồ kim hoàn đã phát triển rộng khắp và đạt độ tinh xảo cao. Trong quá trình chạm khắc đồ kim loại quý, các thợ thủ công đã dùng giấy và mực để in kiểm tra những hình ảnh họ khắc lõm sâu vào bề mặt đồ vật. Vô hình chung, hành động đó đã mở ra một phương pháp in mới, gọi là in lõm. Kể từ đó, chính những thợ kim hoàn đã trở thành những người đầu tiên khắc hình lên bản kim loại và in ra giấy bằng phương pháp in mới này. Do vậy, cần nói rằng, nguồn gốc của tranh in lõm là kỹ thuật chạm khắc kim hoàn và kỹ thuật in lõm từ bản in kim loại. Cũng vì thế mà khi đề cập lịch sử thể loại tranh in lõm thì nhất định phải bắt đầu với tranh khắc kim loại.

2. Quá trình phát triển tranh in lõm:

a. Tranh in lõm với bản khắc kim loại: Tranh khắc kim loại là sáng tạo riêng của người Châu Âu, mang đậm nét đặc trưng tư duy thẩm mỹ và kỹ thuật phương Tây. Martin Schongauer, Master E.S ở Đức và các tác giả làm ra những quân bài chơi ở một số nước Châu Âu khác được xem là những người đầu tiên khởi lập kỹ thuật và tạo ra một số hình ảnh in đầu tiên từ bản khắc kim loại. Kỹ thuật khắc đó được gọi là engraving (khắc chạm). Đến thời kỳ Phục Hưng, danh họa Đức Albrecht Durer đã đưa kỹ thuật khắc chạm bản in kim loại đến độ hoàn chỉnh trong việc thể hiện ý tưởng nghệ thuật đỉnh cao thông qua hệ thống nét đan cài và mật độ các chấm nhỏ li ti.

Khắc chạm (engraving) thuộc nhóm kỹ thuật khắc nét trực tiếp. Trong khắc chạm, người ta dùng mũi dùi có diết diện hình tam giác hay hình thoi để khắc các rãnh sâu nhằm tạo hình đường nét diễn tả. Các nét khắc có tính chất gọn, đánh sắc, và có tính điệu ít mềm mại bởi khi chế bản phải dùng lực mạnh để xúc, dũi bay đi phần kim loại tại đường khác. Kỹ thuật này có từ thời Hy Lạp và Trung Hoa cổ đại. Người ta dùng nó để tạo hình ảnh trang trí phía sau những chiếc gương đồng. Sau này thợ kim hoàn vẫn sử dụng để trang trí đồ vật kim loại và được các họa sỹ, thợ khắc tranh sử dụng từ giữa thế kỷ 15 đến nay và hầu như không có thay đổi gì.

tranh in lom 1

Master E.S, Thiếu nữ soi gương, cuối thế kỷ 15, khắc chạm (engraving) trên bản đồng

tranh in lom 2

Albrecht Durer, Thánh Nemesis, 1501/1502, khắc chạm (engraving) trên bản đồng

tranh in lom 3

Daniel Hopfer, Anh lính và người vợ khoảng 1502, ăn mòn thép

tranh in lom 4

Nicholas Verkolje, Thiếu nữ cầm nến trong phòng ngủ, 1690-1715

Trong nhóm khắc nét trực tiếp để chế bản in lõm còn có kỹ thuật khắc vạch (drypoint). Sự khác biệt giữa hai kỹ thuật nằm ở dụng cụ và tính chất tác động của dụng cụ khắc đến bề mặt bản kim loại. Nếu dụng cụ khắc trong kỹ thuật engraving là mũi dùi có đầu nhọn hình tam giác, thì trong kỹ thuật drypoint dụng cụ khắc có đầu nhọn như mũi kim khâu. Khi khác hình, người ta chỉ cần dùng mũi kim vạch, cào các đường nét với độ nông sâu khác nhau. Việc vạch trên bề mặt tấm kim loại tạo các rãnh khác bằng mũi kim nhẹ nhàng hơn và đem lại các nét bay bổng hơn, giàu tinh điệu trong bản thân mỗi nét. Đặc biệt, khi dùng mũi kim vạch lên tấm kim loại đồng hay kém, nó không làm bay đi phần kim loại trên nét khắc, mà để lại bavia ở hai bên. Vì vậy, khi in, mực in không chỉ tồn tại ở rãnh lõm mà còn bám vào các bavia đó. Yếu tố kỹ thuật này làm cho nét khi in ra có độ nhòe xốp nhất định, có độ chuyển trong bản thân nét. Điều đó làm cho nó khác biệt lớn với nét in gọn, đanh sắc mà kỹ thuật khắc engraving đem lại. So với nét tạo ra bởi kỹ thuật engraving, nét do kỹ thuật drypoint tạo ra mềm mại, uyển chuyển hơn và có được các sắc thái biểu hiện phong phú, tình cảm hơn hắn. Kỹ thuật drypoint đã được sử dụng để chế bản in minh họa sách trong các tranh của Master of the Housebook tại Amsterdam (sáng tác năm 1480) và của Albrecht Durer (sáng tác năm 1512). Đến những năm 1630 - 1650 Rembrandt sử dụng kỹ thuật drypoint để chỉnh sửa bản in đã được chế bản ăn mòn và như là kỹ thuật chính của một số tranh in lõm về phong cảnh, chân dung hay bố cục chủ đề kinh thánh. Từ cuối thế kỷ 19 kỹ thuật drypoint được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và Nga khi các họa sỹ sáng tác tranh in làm chân dung và phong cảnh theo phong cách ấn tượng. Một số họa sỹ đã ra ngoài trời khắc trực tiếp phong cảnh lên tấm kim loại như kỳ hoa trên giấy rồi về xưởng in thành tranh. Điều đó cho thấy kỹ thuật drypoint cho phép họa sỹ thể hiện các đường nét trực họa bay bổng và sống động thông qua việc tự do, phóng khoảng vạch các rãnh lõm trên bề mặt tấm kim loại.

Các kỹ thuật khắc engraving và drypoint có tính chất tạo nét khắc như vậy, nên ở đây chúng tôi tạm gọi là “khắc chạm” và “khắc vạch". Hai kỹ thuật này. trước đây chỉ sử dụng đối với bản khắc kim loại như đồng, kẽm. Ngày nay, chúng được ứng dụng với các bản khắc nhôm, mica, gỗ ép, nhựa tổng hợp... và một số chất liệu mới khác để tạo bản in lõm.

Sau kỹ thuật khắc chạm, cũng vào khoảng cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 người Đức đã thử nghiệm phương pháp dùng hóa chất để ăn mòn bản in bằng kim loại. Phương pháp chế bản in kim loại bằng kỹ thuật ăn mòn hóa chất là sáng tạo của người thợ kim hoàn vùng Augsburg, Đức - ông Daniel Hopfer (1470- 1536) vào cuối thế kỷ 15. Trong khoảng 15 năm nối giữa hai thế kỷ 15 và 16, các tác giả Albrecht Durer, Urs Grat, Vaslav Olomoucia đã cho ra đời một số tranh in lõm từ bản kim loại được ăn mòn. Những tranh của Hopfer và các tác giả trên đều được in từ bản in bằng thép. Tuy nhiên, họ không tiếp tục chế bản in bằng thép nữa, phần vì thép nhanh bị rễ và phần vì không đáp ứng được mong muốn về mặt tạo hình mà họ đặt ra lúc đó. Việc chuyển chất liệu bản in từ thép sang đồng có lẽ sảy ra ở Italy. Sau đó kỹ thuật ăn mòn đã trở thành một thách thức lớn đối với kỹ thuật khắc chạm về vị trí ưu tiên trong chế bản in kim loại. Kỹ thuật ăn mòn bằng hóa chất dần dần trở thành phương pháp nổi bật, chiếm ưu thế trong chế bản khắc kim loại. Kỹ thuật này bao gồm nhiều cách thức chế bản khác nhau dựa trên nguyên lý tác động của một số hóa chất trong quá trình ăn mòn kim loại (ở Việt Nam thường được gọi là khác nóng hay khắc axit)". Sự ưu việt của nó nằm ở chỗ, không như khắc chạm trực tiếp đòi hỏi kỹ năng đặc biệt của nghề kim hoàn, kỹ thuật ăn mòn bản in kim loại hoàn toàn không khó thực hiện đối với những hoa sỹ đã từng được rèn luyện về hình, bởi chỉ cần đưa mũi dao khắc một cách nha nhàng đủ để làm hở màng chắn cho hóa chất tác động vào, tạo ra những phần lõm chứa mực in.

tranh in lom 5

J. Callot, Những người tắm trên sông, 1618, 11.3 x 24.5cm, ăn mòn nét

Đến năm 1642, trong tranh in lõm xuất hiện thêm kỹ thuật mezzotint. Đây là kỹ thuật thuộc phương pháp khắc trực tiếp và là kỹ thuật chế bản tranh in sắc độ đầu tiên trong lịch sử nghệ thuật tranh in. Kỹ thuật, phương pháp chế bản in này được họa sỹ không chuyên người Đức Ludwig von Siegen (1609 - 1680) sáng tạo ra. Tranh in bằng bản in mezzotint đầu tiên của ông ra đời năm 1642, đó là chân dung bà Amelia Elizabeth. Mezzotint được họa sỹ Trần Việt Sơn dịch là khắc nạo khi ông dựa vào đặc điểm kỹ thuật xử lý bề mặt tấm đồng bằng hành động và dụng cụ nạo chuyên dùng trước khi chế bản in. Dụng cụ nạo như ngày nay chúng ta thấy có lẽ được chế tạo bởi Prince Rupert ở vùng Rhine của Đức, một chỉ huy kỵ binh nổi tiếng trong Cuộc Nội chiến ở Anh. Ông là người tiếp nối kỹ thuật này từ các họa sỹ Đức và đưa nó sang Anh. Kỹ thuật khắc nào là một kỹ thuật đặc. biệt và đòi hỏi nhiều công sức cùng tính kiên trì trong quá trình chế bản in. Nó đặc biệt bởi trái hẳn với tất cả các kỹ thuật khắc kim loại còn lại. Trong khi ở các kỹ thuật khác, hình ảnh được thực hiện theo nguyên tắc tạo hình xuôi từ “trắng” đến “đen” (các nét khắc vào bề mặt kim loại hay các chất liệu khác, càng sâu thì in ra đường nét càng đậm, chỗ không khắc sẽ để lại khoảng trắng trên giấy in), thì ở kỹ thuật này hình ảnh được tạo ra theo cách ngược lại, từ “đen” rồi mới đến các sắc độ sáng hơn.

tranh in lom 6

Remrandt van Rijn, Chúa giảng đạo, 1652, ăn mòn nét.

tranh in lom 7

F. Goya, Chinchillas, 1799, aquatint

Theo đúng quy trình chế bản in bằng kỹ thuật khắc nạo thì bề mặt khuôn in, thường là đồng tấm mỏng, được nạo toàn bộ bằng dụng cụ chuyên dùng (rocker) để tạo độ nhám bắt mực in. Sau khi mặt đồng được lấp kín bằng mực in đen, hình ảnh được thực hiện bằng cách làm sáng dần. Độ đen từ bản in mezzotint luôn rất sâu và đậm đà.

Kỹ thuật mezzotint được sử dụng rộng rãi ở Anh từ giữa thế kỷ 18 để làm phiên bản các tác phẩm hội họa. Robert Kipniss và Peter Ilsted là hai họa sỹ nổi tiếng ở thế kỷ 20 với kỹ thuật này. Từ cuối thế kỷ 20 tới nay, tranh in bằng kỹ thuật mezzotint đã thịnh hành ở các nước Châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và được nhiều họa sỹ ở Mỹ, Bỉ, Argentina, chọn làm phương tiện chính trong sáng tác tranh in. Vào năm 2008 kỹ thuật mezzotint lần đầu được thực hành ở Việt Nam và được biết đến qua một số tranh in của Nguyễn Nghĩa Phương. Đến năm 2018-2020 đã có những tranh in bằng kỹ thuật mezzotint của một số họa sĩ ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đạt giải cao trong các cuộc thi mỹ thuật quốc gia và quốc tế.

Tranh khắc kim loại tiến thêm một bước phát triển mới nhờ sáng tạo của họa sỹ người Pháp Jacques Callot (1592-1635). Jacques Callot có hai sáng tạo trong kỹ thuật chế bản in kim loại bằng hóa chất. Thứ nhất là ông phát triển thêm loại dao khắc mũi vát (tựa như mũi vát của ngòi bút lông vũ) gọi là échoppe. Với dao khắc mũi vát này, họa sỹ có thể làm cho đường nét bay bướm hơn, sinh động hơn. Thứ hai là ông đã làm cho màng chắn hóa chất ăn mòn trở nên chắc chắn hơn bằng công thức pha chế mới. So với màng chắn quá mềm có thành phần sáp ong là chính của Hopfer, màng chắn của Callot được chế từ véc ni mà những thợ làm nhạc cụ sử dụng để gần sáo, tiêu và các nhạc cụ bằng gỗ. Nó được gọi là màng chắn sáp đen (vernimur) hay màng chắn cứng (hard ground). Màng chắn này chắc hơn nên có thể ngâm kim loại lâu hơn trong hóa chất nhằm tạo các đường nét lõm sâu hơn, qua đó tăng độ phong phủ của tạo hình và kéo dài tuổi thọ của bản in. Với màng chắn này, Callot cũng mở ra rất nhiều khả năng tạo hình của kỹ thuật ăn mòn, trong đó có khả năng diễn tả chi tiết rất nhỏ. Ngoài ra, ông còn là tác giả của kỹ thuật “chặn ăn mòn" (stop-out) - kỹ thuật tạo sắc độ cho nét, mảng bằng độ dài thời gian ăn mòn mà ngày nay chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng. Nếu như trước đó bản khác chỉ được cho ăn món một lần duy nhất với các nét có độ sâu và độ rộng tương đối đồng nhất, thì với màng chắn mới, hoa sỹ hay thợ chế bản có thể tạo ra nhiều có nét to, nhỏ, nông, sâu khác nhau nhà. kỹ thuật chặn ăn mòn với màng chắn sáp đen. Ví dụ, cùng từ một nét khắc ban đầu chúng ta có thể làm cho các phần của nét này có độ nông hay sâu, rộng hay hẹp khác nhau thông qua thời gian ăn mòn. Khi muốn giữ độ mảnh của nét ở một phần nào đó của nó ta dùng màng chân chặn lại phần đó sau khi đã cho ăn mòn với một khoảng thời gian nhất định. Phần nét còn lại cho ăn mòn tiếp và. sẽ có độ sâu và rộng hơn rồi chặn lại bằng màng chắn, những phần khác ta tiếp tục cho ăn mòn để được độ to và đậm hơn nữa.. Cứ như vậy, quá trình ăn mòn này được kiểm soát tốt thì hiệu quả thị giác của các đường nét sẽ rất phong phú và tinh tế trong việc diễn tả không gian, đậm nhạt. Nghĩa là, từ một nét khắc ban đầu có thể tạo ra nét lõm trên bản kim loại với các độ sâu và rộng khác nhau nhờ kỹ thuật chặn ăn mòn của Callot.

Một trong những học trò của Callot là Abraham Bosse (1602 – 1676) đã phổ biến những sáng chế của ông khắp Châu Âu bằng việc xuất bản cuốn cẩm nang hướng dẫn chế bản ăn mòn kim loại với các bản dịch tiếng Italy, Hà Lan, Đức và Anh.

Có thể nói, thế kỷ 17 là kỷ nguyên vàng của tranh in lõm từ bản kim loại được thực hiện theo phương pháp ăn mòn hóa chất với các tên tuổi lớn như: Rembrandt, Giovanni Benedetto Castiglione, Karel Dujardin và một số họa sỹ khác. Trong thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, các họa sỹ nổi tiếng như: Giovanni Battista Piranesi, Giovanni Battista Tiepolo, Francisco Goya và Daniel Chodowiecki là những người đứng đầu trong số không nhiều họa sỹ làm tranh in kim loại. Từ giữa thế kỷ 19 đến nay, kỹ thuật ăn mòn vẫn được sử dụng và phát triển rộng rãi, họa sĩ ở khắp các khu vực trên thế giới đã và đang thực hành ngày một sáng tạo.

Năm 1768 họa sỹ Pháp Jean Batist Le Prince đã sáng tạo kỹ thuật aquatint, kỹ thuật chế bản tạo sắc độ cho hình, mảng bằng hạt nhựa thông. Kỹ thuật aquatint đem lại khả năng to lớn để họa sỹ tranh in tạo ra nhiều sắc độ cho các hình ảnh và có thể đem lại hiệu quả của kỹ thuật vẽ mực nước (mực Ấn Độ, mực Tàu/ India ink, Chinese ink) - từ đó xuất hiện tên gọi aquatint (theo tiếng La Tinh: aqua- nước, tinta - mực đen).

Từ đây về sau, tranh khắc kim loại trở nên phong phú hơn về kỹ thuật chế bản, giàu tính nghệ thuật hơn, mềm mại uyển chuyển hơn trong diễn đạt tinh cảm, tư duy của họa sĩ. Sau sáng tạo trên, một số phương án kỹ thuật khác cũng được phát triển dựa trên các nền tảng đã có. Đó là các kỹ thuật chế bản sáp mềm, ăn mòn hô, bật màng chắn.. xuất hiện, tạo thêm sự đa dạng và phong phú hơn nữa cho hiệu quả tạo hình của tranh in lõm từ bản kim loại.

Đến cuối thế kỷ 20 nảy sinh một số nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật chế bản in kim loại mới, mang tính an toàn hơn (non-toxic) do có nhận thức về phương pháp chế bản truyền thống sử dụng các hóa chất và màng chắn ăn mòn. độc hại đối với con người. Các sáng chế đầu tiên trong xu hướng chế bản an toàn là việc sử dụng sáp gắn sàn gỗ như một loại màng chắn của họa sỹ Mark Zaffron và Keith Howard. Họ phát triển hệ thống chế bản sử dụng acrylic polymer làm màng chắn và ferric chloride 3 (FeCl3 - clorit sắt 3 ít độc hại hơn nhiều so với axit nitric) để ăn mòn kim loại. Acrylic polymer dễ bị rửa sạch bằng soda carbonat (không gây hại cho đường hô hấp như các chất tẩy rủa solvent, turpentine hay dầu hỏa, xăng), còn Clorit sắt 3 không tạo khí độc trong quá trình phản ứng với kim loại như axit nitric. Ngoài ra, người Mỹ còn nghĩ ra phương pháp chế bản kim loại bằng chất cảm quang, gọi là photoetching (in lõm cảm quang) hay điện phân cho bản khắc kim loại (electro-plate).T

b. Tranh in lõm với một số chất liệu khác:

Với sự xuất hiện của các chất liệu nhân tạo từ những phát minh, sáng chế hiện đại như phim nhựa, mica, nhựa tổng hợp, xốp nén hay ván ép từ hỗn hợp bột Với sự xuất hiện của các chất liệu nhân tạo từ những phát minh, sáng chế gỗ, giấy. họa sĩ tranh in ngày nay có nhiều điều kiện vật liệu hơn để chế bản in lõm bằng phương pháp khắc vạch (drypoint). Từ đó làm cho thể loại tranh in lõm ngày càng trở nên phong phú và đa dạng về mặt biểu hiện ý tưởng nghệ thuật Những vật liệu kể trên đã được nhiều họa sĩ từ khắp các nước, trong đó có Việt Nam, sử dụng làm bản in lõm.

Ngoài các kỹ thuật khắc trực tiếp và ăn mòn để chế bản in lõm như đã nêu trên, cho đến nay còn có các kỹ thuật, chất liệu chế bản khác mà không cần khắc hay ăn mòn. Đó là các kỹ thuật chế bản in lõm collagraph, dạng bản in được tạo ra bởi sự ghép dán các chất liệu khác nhau lên tấm kim loại hay mica, bìa giấy mỏng rồi để khô, sau đó in bởi phương pháp in lõm.

Năm 2006 họa sĩ tranh in người Mỹ Rand Huebsch đã phát triển kỹ thuật chế bản in làm Carborundum. Trong kỹ thuật này, những hạt carborundum (dạng carbon silicat) được trộn với chất kết dính tổng hợp (PVA) không tan trong nước. và được vẽ bằng bút lông lên mặt kim loại hay mica rồi để thật khô sau đó đem in như kỹ thuật in lõm từ bản khắc kim loại. Hình in ra trên giấy có hiệu quả giống với bản in từ kỹ thuật aquatint hay như vẽ than.

Hiện nay, nhiều họa sỹ xếp kỹ thuật này trong nhóm phương pháp chế bản in lõm. Trong kỹ thuật chế bản collagraph còn có thể sử dụng gesso acrylic, bột bả tường để tạo hình thay cho carborundum.

Với kỹ thuật collagraph ghép dân, việc chế bản khá dễ dàng và an toàn. Ở kỹ thuật này chỉ cần dùng tấm nền mỏng bằng kim loại, mica, phim nhựa, bìa giấy và ghép dán các chất liệu, vật thể mỏng lên đó, để khô rồi in theo phương pháp in lõm là chúng ta đã có được một bức tranh in lõm đúng nghĩa.

Qua một số tư liệu, kỹ thuật khác bản in kim loại với đại diện chính là khắc. đồng và khắc kẽm đã được nhắc tới và xuất hiện ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX. Trường Mỹ nghệ thực hành Gia Đình do người Pháp thành lập năm 1913 (sau Tp. Hồ Chí Minh) đã có môn in đã và khắc đồng ngay trong chương trình đào. đó đổi thành Trường Mỹ thuật Trang trí, tiền thân của Trường Đại học Mỹ thuật tạo đầu tiên. Hai môn học này có mục đích dạy nghề in cho các học viên, trong đó có làm tranh in minh họa, tranh phiên bản và các loại sản phẩm in ấn ứng dụng bằng kỹ thuật khắc đồng, in đá. Như vậy có thể thấy tranh in lõm đã được các họa sỹ hay thợ in ở nước ta thực hiện từ thời gian này. Vào những năm cuối thập niên 1950 - đầu 1960 có một số người Việt Nam được cử đi du học về mỹ thuật ở Liên Xô cũ. Trong số đó có Đường Ngọc Cảnh, Lê Lam, Trần Việt Sơn học chuyên ngành tranh in và họ đã trở thành thế hệ đầu tiên ở nước ta sáng tác tranh in chuyên nghiệp, trong đó có tranh khắc kim loại. Đến giai đoạn 1970 - 1975, có thêm một số người khác được học về tranh in lõm ở nước ngoài như Trịnh Kim Vinh (ở Đức), Lê Huy Tiếp (ở Nga). Về sau họ là những người truyền bá, phát triển tranh in lõm ở Việt Nam.

Tuy nhiên, chỉ đến Triển lãm Mỹ thuật Toàn Quốc năm 1976, tranh in lõm (khắc kim loại) Việt Nam mới được biết đến một cách chính thức và rộng rãi. Trong cuộc trưng bày này có 4 tranh khắc kẽm của hai họa sỹ Đường Ngọc Cảnh và Lê Huy Tiếp. Kể từ khi Khoa Đồ họa được thành lập ở Trường Đại học. Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh (năm 1976) và Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (năm 1977), chúng ta mới có nền tảng khoa học và thực tiễn để tranh in lõm được phổ biến chính thức ở Việt Nam. Tuy nhiên việc triển khai đào tạo thể loại tranh in này chỉ được bắt đầu từ năm 1980, khi hai họa sỹ - giảng viên Trịnh Kim Vinh và Trần Việt Sơn trở về từ Đức sau khóa đào tạo nghiên cứu sinh thực hành về tranh in và hai trường bước đầu có đủ trang thiết bị cần thiết nhất cho chế bản và in ấn. Là một thể loại tranh in được du nhập từ Châu Âu, cho đến nay, tranh in lõm đã phát triển khá tốt và đang góp phần làm phong phú cho nền mỹ thuật ở Việt Nam.

tranh in lom 8

William Moody, Đống xích sắt, 2010, in lõm cảm quang

tranh in lom 9

Christiane Corcelle Lippeveid, Những bàn chân trong nước, 34 x 20cm, in lõm carborundum

- Nguồn: Theo sách Tranh in Độc bản của PGS. TS. Nguyễn Nghĩa Phương -

>>> Nguồn gốc và quá trình phát triển của tranh in nổi

>>> Tranh in độc bản màu nước

>>> Tranh in độc bản và thủ ấn họa

0976984729