Hệ thống Khối tự nhiên

khoi 1

khoi 2

Phần này chúng ta sẽ học cách để "khối hoá" một vật bất kỳ thông qua việc chúng ta tìm ra khối tự nhiên của từng phần trên cơ thể. Quy trình tìm ra khối gồm 3 bước tuần tự như sau: 01 - Vị trí của vật thể; 02 – Cấu tạo của vật thể; 03 – Tính chất của vật thể.

Sau khi nắm được khối tự nhiên của vật thể, chính xác ở đây là 14 khu vực trên cơ thể, các bạn hoàn toàn có thể tái hiện lại các sắc thái, và biến cơ thể trở thành một hệ thống khối hoàn chỉnh.

1. Đầu:

• Vị trí: Trên cùng cơ thế. Nằm trên cổ.

• Cấu tạo: Đầu gồm 2 phần là sọ nằm ở trên sau và mặt nằm ở dưới trước.

• Tính chất: Đầu to dần theo hướng chéo từ dưới lên trên và từ trước ra sau.

khoi 3a

2. Cổ:

• Vị trí: Ở trên giao với đầu bởi một chu vi khép kín: Phía sau, đi từ mỏm chũm một bên, đi qua ụ chẩm ngoài tới mỏm chũm bên còn lại. Phía trước, từ mỏm chũm một bên, vòng qua xương móng, tới mỏm chũm bên còn lại. Ở dưới, giao với thân cũng bởi một chu vi khép kín: Phía sau, từ đầu xa xương đòn một bên, đi qua mỏm gai của C7 và tới đầu xa xương đòn bên còn lại. Phía trước, từ đầu xa xương đòn một bên, đi hết qua hai xương đòn để tới đầu xa xương đòn bên còn lại.

• Cấu tạo: Cổ gồm 7 đốt sống (C1-C7). Thứ mà chúng ta hay gọi là vai, nó chính là cổ.

• Tính chất: Cổ khi sát vào đầu thì dài trước sau, khi sát vào thân lại rộng hai bên.

khoi 4

3. Khu vực lồng ngực:

.• Vị trí: Ở trên giao với cổ. Ở hai bên ngoài từ đầu xa xương đòn xuống nách. Ở dưới ngang qua eo.

• Cấu tạo: Gồm xương ức, 12 xương sườn nối với 12 đốt sống ngực (T1-T12), xương ức, sụn sườn, xương vai, xương đòn.

• Tính chất: Mặt sau và mặt trước là hình thang với đáy lớn ở trên. Mặt sau (lưng) rộng hơn mặt trước (ngực).

khoi 5

4. Bụng:

• Vị trí: Ở trên giao với khu vực lồng ngực qua eo. Ở dưới sau và ngoài bám theo mào chậu. Ở dưới trước từ gai chậu trước trên một bên, men theo đường vòng bụng và tới bên còn lại.

• Cấu tạo: Cấu tạo chủ yếu gồm 2 cơ chính là cơ thắng bụng với các múi và cơ chéo bụng ngoài.

• Tính chất: Cong ra trước.

khoi 6

5. Delta:

• Vị trí: Ở trên giao với khu vực lồng ngực. Ở dưới giao với khu vực cánh tay nhỏ tính từ lồi củ delta (hõm delta) ra đến nách ở trước và sau.

• Cấu tạo: Gồm 3 nhánh đòn, cùng vai và gai vai. Nhánh gai vai sẽ lần sâu vào trên bề mặt lưng, trong khu vực lồng ngực.

• Tính chất: Luôn căng ra bên ngoài.

khoi 7

6. Vùng cánh tay nhỏ:

• Vị trí: Ở trên trước, sau và ngoài tiếp giáp với delta. Ở trên trong từ đầu xa xương đòn mỗi bên kéo thẳng xuống. Ở dưới, tiếp giáp với khu vực cẳng tay vẫn bởi một chu vi khép kín. Phía trước là khoeo tay, đi vào trong qua mỏm trên lồi cầu trong, vòng tiếp ra sau qua khuỷu tay sau cùng vòng ra ngoài bằng việc hướng lên trên ăn lấn vào khu vực cánh tay nhỏ rồi lại đi xuống dưới trước bám tiếp vào khoeo tay.

• Cấu tạo: Các cơ chỉ xếp lên mặt trước và mặt sau của vùng này gồm có nhị đầu, cánh tay, và tam đầu.

• Tính chất: Dài trước sau và phẳng hai bên trong ngoài. Mặt ngoài ngắn nhất do bị delta và cắng tay xâm lấn.

khoi 8

7. Bàn tay:

• Vị trí: Từ ranh giới với cắng tay đi hết xuống các đầu ngón tay.

• Cấu tạo: Từ ranh giới với cẳng tay đi hết xuống các đầu ngón tay.

• Tính chất: Rộng nhất ở phần chơm các đốt bàn. Hẹp lại dần ở đầu các ngón và cổ tay.

khoi 9

8. Cẳng tay:

• Vị trí: Ở trên giao với cánh tay nhỏ. Ở dưới là một chu vi khép kín chạy vòng qua mỏm trâm trụ.

• Cấu tạo: Gồm 2 xương là xương quay và xương trụ.

Cơ ở khu vực này đa phần xuất phát từ bên ngoài hoặc bên trong đầu dưới xương cánh tay mà đi xuống.

• Tính chất: Dày ở bụng và mỏng ở lưng. Dài nhất ở mặt ngoài, các mặt còn lại thì ngang nhau. Ở trên thì to ngang và dày, càng xuống dưới càng nhỏ. Giống chai bia úp ngược.

khoi 10

9. Hông:

• Vị trí: Ở trên tiếp giáp với bụng. Ở dưới mỗi bên sẽ tiếp giáp với đùi. Toàn bộ khu vực này ôm trọn toàn bộ xương chậu.

• Cấu tạo: Toàn bộ xương chậu nằm bên trong. Bên ngoài với bụng dưới ở trước và mông ở sau.

• Tính chất: Rộng nhất ở khu vực gần ngang mấu chuyển lớn. Hai bên cạnh vát chéo và hẹp dần từ trước ra sau.

khoi 11

10. Bụng dưới:

Bụng dưới là một bề mặt thuộc về khối của vùng hông.

a. Đùi:

* Vị trí: Ở trên nằm ngay dưới mông phía sau ngoài và bụng phía trước. Ở dưới là một chu vi khép kín đi ngang qua lồi cơ rộng ngoài.

* Cấu tạo: Chỉ có duy nhất một xương là xương đùi. Cơ dày tứ phía và được chia làm 4 nhóm. Nhóm tứ đầu đùi ở trước ngoài, nhóm duỗi đùi ở sau, nhóm khép đùi ở trên trong và cơ may.

* Tính chất: Tròn đều, to nhất khi sát vào mông và nhỏ dần xuống dưới. Đầu gối là một phần của đùi.

khoi 12

b. Đầu gối:

* Vị trí: Ở trên giao với đùi. Ở dưới là một chu vi khép kín nằm ngay dưới xương bánh chè.

* Cấu tạo: Gồm đầu dưới xương đùi và xương bánh chè. Trên thực tế thì đầu gối là một phần của xương đùi.

* Tính chất: Rộng ở sau và hẹp dần ra trước.

khoi 13

c. Cẳng chân:

* Vị trí: Ở trên giao với đầu gối. Ở dưới với bàn chân bởi một chu vi khép kín đi qua hai mắt cá chân.

* Cấu tạo: Gồm hai xương là xương chày và xương mác.

* Tính chất: To nhất ở giữa chiều dài, dày nhất ở mặt sau và trong. Khi sát vào bàn chân nó dài theo hướng trước sau.

khoi 14

d. Bàn chân:

* Vị trí: Từ chu vi dưới của cẳng chân đi hết xuống.

* Cấu tạo: Gồm 3 khu vực là bàn chân sau, bàn chân giữa và bàn chân trước.

* Tính chất: Bàn chân lõm ở dưới trong. Rộng nhất ở phần chơm các đốt bàn. Hẹp lại dần ở gót và đầu các ngón.

khoi 15

khoi 16

>>> Cấu trúc của khối đặc và khối rỗng

>>> Các lớp diện tạo khối

>>> Khối trong yếu tố thị giác

 

0976984729