Phương pháp thẩm định tranh nghệ thuật trong nội thất

1. Đặt vấn đề:

Bạn phải làm việc cật lực, vượt qua bao khó khăn vất vả để rồi những thành công cũng mỉm cười với bạn khi bạn trở thành chủ sở hữu của ngôi nhà mơ ước. Khi có căn nhà với  hình thể kiến trúc đạt không gian sống, chủ nhân sẽ thiết kế đồ đạc trang trí nội thất phù hợp cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Từ đó bạn bắt đầu chú ý đến yếu  tố thẩm mỹ của các căn phòng, không biết  phải treo tranh vẽ hay hình ảnh?  Hình ảnh thì quá dễ dàng, chủ nhân của căn  nhà chỉ cần lên trên internet vào các trang web “free” mà tha hồ chọn lựa sao cho thích hợp, rồi mang ra studio cho in kỹ thuật số. Kế đến, cho vào khung ảnh treo lên cho đỡ trống trải, vừa rẻ chọn hình ảnh mới thay thế. Tranh vẽ, nếu chọn giải pháp in ấn, thì cũng sẽ giống như vậy. Cuối cùng, một ngày nào đó đôi mắt bạn sẽ cảm thấy nhàm chán vì mọi thứ chỉ là phác thảo hay “đồ giả” trang trí trong ngôi nhà.

Sự quý giá chỉ xuất hiện khi không có bản sao hay còn gọi là độc bản. Sự đam mê và phấn khích về tranh khi bất chợt bạn xem trên mạng thông nghệ thuật những bức tranh đạt đến giá trị cao không tưởng khi có người chấp nhận bỏ ra số pháp nào để nhận định đây là bức tranh có giá trị nghệ thuật. Bài nghiên cứu hy vọng sẽ giúp cho những nhà yêu thích tranh vẽ có sự thẩm định đúng đắn và khoa học cho loại hình nghệ thuật mang đầy cảm nhìn bức tranh bạn ưa chuộng sẽ đem lại cho bạn cảm giác sở hữu vô cùng thích thú và toại nguyện ngay trong không gian sống của mình.

2. Điểm luận:

Hiện tại, đã có nhiều bài viết phê bình nghiên cứu về tác phẩm hội họa nghệ thuật trên thế giới và Việt Nam. Tranh phiên bản hiện nay chủ yếu là của các họa sĩ trên thế giới với thể loại in kỹ thuật số trên vải, trên decal,… Riêng các tác phẩm của những họa sĩ Việt Nam thì khá thuận lợi cho việc sưu tầm tranh của chủ đầu tư sưu tập hoặc làm quà tặng cho người thân qua các dịp tân gia, khánh thành,... Sự hiện diện của tranh vẽ tay phổ biến nhiều nhất trên tạp chí như: Tạp chí Mỹ Thuật, Nhà Đẹp, Tạp chí Homify Việt Nam, Tạp chí Nội thất sáng tạo… Thực trạng chủ đầu tư đa số chưa yêu thích và hiểu được như thế nào là tranh nghệ thuật cao và nghệ thuật thấp. Mọi người có thể bỏ đó khi quyết định mua một bức tranh với giá  cao chẳng biết để làm gì. Khi đầu tư vào lĩnh vực nghệ thuật hội họa thì cần phải xác định tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao hay không, sẽ đòi hỏi bạn phải có kiến thức nghiên cứu về hội họa và trào lưu nghệ thuật hoặc thuê cố vấn nghệ thuật, người có thể giúp bạn quyết định đầu tư vào tác phẩm để nắm lấy tất cả các phong cách nghệ thuật khác nhau, hãy đưa ra quyết định theo cảm nhận của riêng mình, bởi vì đây là nghệ thuật phản ánh sở thích của riêng cá nhân.

3. Nghệ thuật:

Nghệ thuật là sự thể hiện hoặc ứng dụng kỹ năng sáng tạo và trí tưởng tượng, điển hình ở dạng trực quan như hội họa hoặc điêu khắc, tạo ra các tác phẩm được đánh giá cao, chủ yếu vì vẻ đẹp hoặc sức mạnh mang cảm xúc đến cho con người.

4. Phương pháp xác định bức tranh nghệ thuật cao:

a. Sự cảm nhận:

Mỗi buổi sáng, khi bạn đi làm, hàng ngày đi qua một ngôi nhà trên con đường quen thuộc, nơi đây luôn phát ra âm nhạc. Thế rồi bạn sẽ dần dần cảm thấy yêu thích những giai điệu du dương, kế đến bạn sẽ hình dung bài hát và ca sĩ, nhạc sĩ là ai. Xem tranh cũng giống như thế, cảm nhận đầu có thích hay không thích, điều này vô cùng quan trọng. Vì bức tranh tạo cảm giác đẹp, bắt mắt. Bạn cũng có thể dành thời gian nhìn vào tác phẩm và đọc lên hình ảnh trong tranh. Đặc biệt tranh vẽ của châu Âu thiên về hình khối, ánh sáng, luật xa gần để nói và diễn đạt các vật thể, đối tượng trong tranh, trái lại, tranh vẽ của châu Á thích diễn tả bằng đường nét mềm mại, uyển chuyển, thiên về gợi hơn là tả thực.

b. Chủ đề của bức tranh:

Chủ đề tranh là tôn giáo, phong cảnh, sinh hoạt, tranh theo trường phái: cổ điển, phục hưng, ấn tượng, lập thể, trừu tượng,… Các trường phái sẽ cho ta biết được lịch sử thời kỳ ra đời của các bức tranh và phong cách nghệ thuật của họa sĩ và tác phẩm. Các trường phái nghệ thuật gồm có:

* Nghệ thuật thời cổ điển (500-1400): các tác phẩm nghệ thuật có chủ đề và cảnh trong Kinh thánh cổ điển.

noi that 1

Giotto, “Than thở của Chúa Kitô”, 1305

* Nghệ thuật Phục hưng (1400 - 1600): thời kỳ Phục hưng kéo dài từ năm 1490 đến 1527, đã sản sinh ra những nghệ sĩ Da Vinci, Michelangelo và Raphael, đều mang đến sức mạnh sáng tạo và lý tưởng về biểu hiện cảm xúc. Tác phẩm nghệ thuật trong thời Phục hưng được đặc trưng bởi chủ nghĩa hiện thực, sự chú ý đến nghiên cứu chính xác về giải phẫu người.

noi that 2

Raffaello Sanzio da Urbin, “Trường học Athens”, 1511

* Nghệ thuật Baroque (1600 - 1750): thời kỳ này được cho là đã kéo dài khoảng 150 năm, trong thời gian đó nổi lên các nghệ sĩ nổi Giovanni Battista Gaulli, Rembrandt van Rijn, Johannes Vermeer.

noi that 3

Caravaggio, “Tiếng gọi của Thánh Matthew”, 1599 - 1600

* Nghệ thuật Tân cổ điển (1750 - 1850): nghệ sĩ tân cổ điển bị ảnh hưởng bởi yếu tố cổ điển, đặc biệt tập trung vào chủ nghĩa duy tâm.

noi that 17

Jacques Louis David, Napoleon “Băng qua dãy Alps”, 1801

* Nghệ thuật Lãng mạn (1780 - 1850): lý tưởng hiện diện trong mỗi loại hình nghệ thuật Lãng mạn là từ chối trật tự, hài hòa và hợp lý. Thay vào đó, nghệ sĩ lãng mạn nhấn mạnh tính cá nhân và trí tưởng tượng.

noi that 7

William Blake,“Hậu duệ của con người vào vùng tử thần”, 1813

* Nghệ thuật Hiện thực (1848 - 1900): Realism, bắt đầu ở Pháp vào những năm 1840. Chủ nghĩa hiện thực là kết quả của nhiều sự kiện: của báo chí và sự ra đời của nhiếp ảnh. Các bức tranh mô tả chủ đề

noi that 13

Jean - François Millet, “The Gleaners”, 1857

* Nghệ thuật Mới (Art Nouveau: 1890 - 1910): nghệ sĩ có ảnh hưởng của Art Nou-veau đã bao gồm trong nhiều phương truyền thông, kiến trúc, thiết kế đồ họa và nội thất, chế tác trang sức và vẽ tranh.

noi that 15

Alphonse Manya, “Công chúa Hyazinthe”, 1911

* Nghệ thuật Ấn tượng (1865 - 1885): những họa sĩ trường phái ấn tượng đã khắc cụ thể. Sử dụng cuộc sống hiện đại làm chủ đề, họa sĩ vẽ cảnh sinh hoạt như quán rượu và các buổi lịch sử và thần thoại. Claude Monet, một nghệ sĩ người Pháp đã đi đầu trong ý tưởng thể hiện nhận thức của con người trước thiên nhiên, gần như đồng nghĩa với phong trào Ấn tượng. Tác phẩm đáng chú ý của ông bao gồm: "The Water Lily Pond" (1899), "Woman with a Parasol" (1875). Vincent Van Gogh cũng được coi là một họa sĩ theo trường phái Ấn tượng.

noi that 12

Claude Monet, Ấn tượng, “Mặt trời mọc”, 1872

* Nghệ thuật hậu Ấn tượng (1885 - 1919): họa sĩ theo trường phái hậu Ấn tượng tập trung vào tầm nhìn chủ quan và ý nghĩa cá nhân, mang sát thế giới bên ngoài. Điều này thường đạt được thông qua các hình thức trừu tượng.

noi that 9

George Seurat, “Chủ nhật trên đảo”, 1884

* Nghệ thuật Fauvism (1900 - 1935): được Fauvism là phong trào đầu của Chủ nghĩa lập thể và Chủ nghĩa biểu hiện. Phong cách này được đặc trưng bởi việc sử dụng biểu cảm của màu sắc, đường nét, cọ vẽ mạnh mẽ, một cảm giác táo bạo của thiết kế bề mặt, bố cục phẳng.

noi that 18

Henri Matisse, “Người phụ nữ có mũ”, 1905

* Nghệ thuật Biểu hiện (1905 - 1920): họa sĩ của nghệ thuật biểu hiện đã tìm kiếm nguồn cảm hứng để khai thác truyền thống dân gian bản địa và nghệ thuật bộ lạc. Các nhóm nổi bật bao gồm Die Brücke (The Bridge) và Der Blaue Reiter (The Blue Rider).

noi that 11

Edvard Munch, “Vũ điệu của cuộc sống”, 1899

* Chủ nghĩa lập thể (1907 - 1914): chủ nghĩa lập thể được thành lập bởi Pablo Picasso và Georges Braque, người đã bác bỏ quan niệm rằng nghệ thuật nên sao chép tự nhiên. Họ tránh xa các kỹ thuật và quan điểm truyền thống; thay vào đó tạo ra các đối tượng phân biệt rõ ràng để thông qua sự trừu tượng hóa.

noi that 8

Georges Braque, “Violon và Palette”, 1909

* Chủ nghĩa siêu thực (1916 - 1950): chủ nghĩa siêu thực xuất hiện từ phong trào nghệ thuật Dada năm 1916, trưng bày tác phẩm nghệ thuật bất chấp lý trí. Các nhà siêu thực chịu ảnh hưởng của Karl Marx và lý thuyết được phát triển bởi Sigmund Freud, người khám phá phân tâm học và sức mạnh của trí tưởng tượng. Trên bức tranh của các nghệ sĩ siêu thực như Salvador Dali, những bức tranh ghép là những giấc mơ sống động và kỳ quái.

noi that 10

René Magritte, “Con người”, 1964

* Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng (1940 - 1950): được định hình bởi di sản của chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng nổi lên ở New York sau Thế chiến II. Các họa sĩ: Jackson Pollock, Mark… đa số thể hiện các tác phẩm có kích thước rất to.

noi that 4

Jackson pollock, “đen và trắng”, 1951

* Chủ nghĩa Op Art (1950 - 1960): được nâng cao bởi những và công nghệ cũng như sự quan tâm đến hiệu ứng quang học và ảo ảnh, phong trào Op Art được phát động với “Le Mouference”, một triển lãm nhóm tại Galerie Denise Rene vào năm 1955. Nghệ sĩ người Anh Bridget Riley là một trong những thành viên Op Art nổi bật nhất. Tác phẩm nghệ thuật có những đường kẻ đen và trắng tạo ra ảo ảnh.

noi that 20

London, Hayward Gallery, Bridget Riley, 1951

* Chủ nghĩa Pop Art (1950 - 1960): nghệ thuật Pop Art là một trong những phát triển nghệ thuật dễ nhận biết nhất của thế kỷ XX. Phong trào đã sử dụng các vật thể trần tục hàng ngày để tạo ra tác phẩm nghệ thuật sáng tạo và phương thông đại chúng. Các nghệ sĩ nhạc pop như Andy Warhol và Roy Lichtenstein đã nguồn từ bất kỳ các chủ đề bình thườngtrong cuộc sống.

noi that 14

Tác phẩm của Andy Warhol, được bán với giá $17.327.500 qua Sotheby (5/1998)

* Chủ nghĩa Arte Povera (thập niên 1960): nghệ sĩ đã sử dụng đất, đá, giấy, dây thừng và yếu tố đất để gợi lên một cảm Mario Merz, kết hợp với nhiều nghệ sĩ người Ý khác như Giovanni Anselmo và Alighiero Boetti phẩm liệu từ cuộc sống hàng ngày.

noi that 5

Alighiero Boetti, “Tấm thảm thêu”, (1940 - 1994)

• Chủ nghĩa Tối giản (1960 - 1970): phong trào tối giản nổi lên ở New York khi một nhóm nghệ sĩ trẻ bắt đầu đặt câu hỏi về tác phẩm biểu cảm. Nghệ sĩ người Mỹ Frank Stella là người đầu nhận chủ nghĩa tối giản. Mỗi bức đều có chiều rộng đồng đều được in bằng mực đen kim loại.

noi that 21

Frank Stella, “Mảnh III”, (1936 - 2007)

* Nghệ thuật Đương đại (1970 đến nay): những năm 1970 đánh dấu sự khởi đầu của nghệ thuật đương đại, kéo dài đến ngày nay. Thời kỳ này bị chi phối bởi các trường phái khác nhau.

* Nghệ thuật Đường phố: các nghệ sĩ như Keith Haring, Jean-Michel Basquiat, Barry McGee, Banksy và nhiều tác phẩm nghệ thuật giống như graffi hiện ở những nơi công cộng như vỉa hè, tòa nhà, cầu vượt.

noi that 6

Salvador Dalí của Terry Wei, 2016

* Nghệ thuật Kỹ thuật số: sự ra đời của máy ảnh đã cho phép nghệ sĩ sử dụng sự truyền tải của nghệ thuật và công nghệ để tạo ra các phương âm thanh, hình ảnh, pixel (bức Salvador Dalí là ví dụ)

c. Màu sắc của bức tranh: Âm thanh là linh hồn của âm nhạc cũng như màu sắc là điều quyết định đầu tranh. Màu sắc là trung tâm của mọi bức tranh và được cho là yếu tố quan trọng nhất bởi vì nó thiết lập giai điệu cho cách người xem cảm nhận về tác phẩm. Tuy nhiên thông thường phần màu chủ đạo nóng (vàng, đỏ, nâu) sẽ chiếm đến 60% trong tranh và phần còn lại là sắc lạnh (xanh dương, xanh lá, đen) chiếm 30%, riêng sắc trung gian (xám) chiếm 10%, hoặc ngược lại sắc lạnh sẽ chiếm đa số. Ngoài ra, còn có cách dùng màu tương phản nhưng vẫn đạt mức độ hài hòa với mắt người xem như tranh của họa phái Dã thú, danh họa Henri Matisse hoặc họa phái hậu ấn tượng, điển hình là danh họa Paul Gauguin.

noi that 16

Paul Gauguin, “Tahitian Women on the Beach”, 1891, Oil on canvas, 69x91cm

Màu sắc có thể tạo ra sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, hoặc bổ sung cho nhau theo cách kích thích thị giác. Nghệ sĩ chọn sử dụng kết hợp với màu hoạt động hài hòa hoặc tương phản. Màu sắc có ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác của chúng ta khi nhìn vào tranh. Ví dụ, các mảnh có màu xanh lam được biết là có tác dụng làm dịu người xem. Trong khi đó, màu vàng gắn liền với ánh sáng và cảm giác lạc quan. Màu đỏ là tông màu của niềm đam mê khám phá và là yếu tố chắc chắn khơi gợi nên sự lãng mạn.

d. Tác giả của bức tranh, tranh giá trị phải có chữ ký tác giả: Một bức tranh điều tất nhiên phải có chữ ký người sáng tác và tốt hơn nếu có ghi nhớ năm sáng tác về giá trị xác thực và minh chứng về tác quyền của tác phẩm khi được người sưu tầm đầu tư. Nếu họa sĩ còn sống thì nên có bức tranh được tăng dần theo thời gian. Đối với bức tranh nghệ thuật được treo trong nhà của bạn hãy mua tranh từ các nghệ sĩ có uy tín với hồ sơ rõ ràng.

e. Kích thước của bức tranh: Kích thước bức tranh cần phù hợp với căn phòng trong nội thất, hoặc là dọc hành lang của khách sạn, quầy bar. Đa số các kích thước tranh có tỉ lệ chuẩn tương đối của chất liệu riêng biệt mà hình thành. Bức tranh kích thước khung được làm sẵn từ các cửa hàng đóng khung tranh. Nói chung, kích thước bình thường là những kích thước theo công thức ¾. Chiều cao bằng ¾ chiều rộng đối với tác phẩm nghệ thuật ngang (phong cảnh) hoặc chiều rộng bằng ¾ chiều cao đối với tranh dọc. Hãy nhớ rằng, một bức tranh nhỏ sẽ không đẹp trong một căn phòng lớn.

e. Việc xác định tranh gốc hay sao chép: Nếu đang có ý định mua một bức tranh để thưởng thức, hãy mua những gì bạn thích và cảm thấy hợp lý. Nhưng mua một tácphẩm nghệ thuật như một sự đầu tư là rất khó khăn. Đó là sự thuật cũng như người đã vẽ nó và nguồn gốc: bằng chứng về mối liên hệ thực tế của họa sĩ với tác phẩm. Nghiên cứu, biết tác phẩm của nghệ sĩ, nhìn vào nhiều tác phẩm của họ, so sánh chữ ký, xem cận cảnh chữ ký. Bạn nên yêu cầu nhìn thấy mặt sau của một bức tranh, nơi đây có thể chỉ cho bạn về sự ảnh hưởng của thời gian ra đời của bức tranh. Bạn nên kiểm tra bề mặt của bức tranh: lớp bụi của thời gian, kết cấu, độ sáng của màu sắc. Bạn cần dùng tay chạm trên bức tranh để cảm nhận tuổi của tranh, bởi vì phải mất thời gian để dầu khô và nhiều năm để mất hoàn toàn mùi dầu (nếu là tranh sơn dầu trên vải). Sơn mài “chất liệu sơn ta” thì độ bóng và màu sơn sẽ tươi sáng lên theo thời gian. Bức tranh giả mạo không có độ sâu của sơn, các lớp sơn thật dễ dàng để sao chép khi in kỹ thuật số và vẽ phủ lên tranh nhưng không thể có được các lớp sơn của bức tranh thật. Ngoài ra, đừng lo lắng rằng bạn “không biết gì về nghệ thuật”. Bạn phải cảm thấy tự do và tự lịch sử nghệ thuật, lịch sử của thị trường và bối cảnh nghệ thuật hiện tại để đánh giá  được giá trị thật của bức tranh. Bạn cũng nên thường xuyên tham dự các triển lãm nghệ thuật và tương tác với các tác giả để có thêm luận điểm đánh giá về giá trị hay thị trường nghệ thuật, kế đến tranh thật thường được bán trực cách thẩm định tranh giả tranh thật: ví dụ như dùng để xác định chất liệu tranh (Wilhelm Conrad Röntgen, nhà vật lý người Đức, giải Nobel vật lý năm 1901). Chỉ cần nhìn vào một mẫu sơn nhỏ từ một bức tranh dưới kính hiển vi quang học, người ta có thể bức tranh, đặc biệt là kính hiển vi âm thanh nổi cho phép hiển thị hình ảnh 3D. Với công nghệ X-quang, ánh sáng hồng ngoại cũng có thể được sử dụng để xác định xem có thể giả mạo hay không.

5. Phương pháp xác định bức tranh nghệ thuật thấp: Sự khác biệt giữa nghệ thuật cao và nghệ thuật thấp được xác định bởi văn hóa của từng thời kỳ. Điều đầu nào là bức tranh chỉ có giá trị nghệ thuật thấp trong khi người đánh giá lại là một người bình thường, không có được học qua một trường lớp mỹ thuật nào khác…. Người mua tranh có thể dựa theo một số tiêu chí sau:

a. Màu sắc của tranh nghệ thuật thấp: Bức tranh không giá trị khi màu sắc không có màu chủ đạo trên tranh (sắc nóng và lạnh tranh chấp 50%), hay còn gọi là loạn sắc. Bức tranh làm cho người xem có tâm trạng bất an, hoảng hốt hoặc mất cân bằng với màu sắc quá tương phản: xanh lá cây + đỏ, vàng + đậm, cam + xanh dương; hoặc chua chát và sự ảm đạm buồn bã với màu sắc đơn điệu như: xám + nâu. Màu tương phản đa số chỉ thích hợp với sản phẩm quảng cáo hàng hóa, thời trang.

b. Chất liệu của tranh: Chất liệu của tranh thường được sử dụng là: sơn mài, sơn dầu, lụa, acrylic… ví dụ, các nhà điêu khắc có thể sử dụng đá, đá cẩm thạch, dây hoặc gỗ để tạo ra nghệ thuật của họ. Sơn dầu là một loại sơn khô chậm đã được sử dụng ở châu Âu từ thế kỷ thứ XII để trang trí đơn giản, nhưng được sử dụng để vẽ tranh rộng rãi như một phương đầu thế kỷ XV. Sơn dầu lần đầu dụng cho các bức tranh Phật giáo bởi các họa sĩ ở miền trung và miền tây Afghanistan vào khoảng giữa thế kỷ thứ V và thứ X. Chất liệu sơn dầu vô cùng lợi thế về độ bền của thời gian, kế đến vì nó có thể sao chép lại được vật liệu khác như: lụa và màu nước,… Cuối cùng đã trở thành phương sử dụng để tạo ra tác phẩm nghệ thuật được bắt đầu với tranh sơn dầu tại Hà Lan. Khu vực Đông Á có truyền thống lâu đời về công việc sơn mài, đã tồn tại hàng nghìn năm như trường hợp của Trung Quốc và Nhật Bản. Tranh sơn mài từ nhựa cây sơn, Rhus succedanea, được phát triển ở Việt Nam. Một sự hồi sinh và sự kết hợp với các kỹ thuật của Pháp xảy ra vào những năm 1930 có liên quan giữa giảng viên họa sĩ người Pháp và sinh viên Việt Nam của École Supérieure des Beaux Arts de l'Indochine tại Hà Nội từ năm 1925 đến năm 1945 như Joseph Inguimberty, Alix Ayme, Nguyễn Gia Trí….

Sơn acrylic được phát hiện vào những năm 1940, là một loại sơn khô nhanh làm bằng bột màu. Sơn acrylic hòa tan trong nước, nhưng trở nên chống nước khi khô. Tùy thuộc vào lượng sơn được pha loãng với nước, một bức tranh acrylic có thể giống như màu nước, bột màu hoặc tranh sơn dầu, hoặc có những đặc điểm độc đáo riêng. Các họa sĩ đương đại thường kết hợp chất liệu acrylic và sơn dầu để vẽ.

Tranh lụa được cho là có từ năm 476 trước Công nguyên, đạt đến đỉnh cao của sự phổ biến như một hình thức nghệ thuật trong triều đại phía tây Hán. Những bức tranh lụa thời kỳ hiện đại ở Việt Nam đã được một số học sinh và giảng viên người Pháp tại École Supérieure des Beaux Arts de l'Indochine tại Hà Nội vẽ lên trong những năm 1930 (chất liệu màu nước). Tiêu biểu sớm nhất của sở thích mới về tranh lụa tại triển lãm tranh lụa ở Paris năm 1931 là Nguyễn Phan Chánh, một sinh viên của Trường và được hiệu trưởng Victor Tardieu của trường Mỹ thuật Đông Dương khuyến khích sử dụng như là phương tiện truyền thống.

c. Sự cân bằng trong tranh: Sự sắp xếp bố cục trong tranh phải có chính phụ, có mảng màu to nhỏ, có trên có dưới, có trái có phải. Các nguyên tắc cơ bản về nguyên lý thị giác là đường tầm mắt trong tranh không chia giữa bức tranh theo trục đứng và trục ngang, điều này không hay vì sẽ chia bức tranh làm hai.

noi that 22

Tranh giá trị thấp khi bố cục bị chia đôi
(hình ảnh có tính chất minh họa)

d. Phong cách trong tranh: Thống nhất phong cách là kỹ thuật thể hiện có trường phái riêng biệt. Giống như bài nhạc phải có thể loại riêng: Disco, Bolero… Những bức tranh bình dân đa số thiếu sự thống nhất về bút pháp, đây chính là sự lạc điệu trong tranh, ví dụ: một bức tranh phong cảnh, hay một bức tranh chân dung, người vẽ lại vẽ theo lối tả thực khiến sai lệch về phối cảnh, và sai về tỉ lệ cơ bản của giải phẫu. Sự bình dân nơi đây là sự dễ hiểu, mọi thứ đều được đưa ra trên bề mặt tranh giống như một câu chuyện kể lại một cách tự nhiên không cần có thuật thấp nhằm phục vụ cho đại đa số người xem như hình ảnh minh họa, không có sự sáng tạo và khám phá, quá nhiều chi rắm của tự nhiên, trông giống như bức ảnh chụp thông thường. Nghệ thuật thấp là dành cho số đông, dễ mang ích chung và trang trí hơn là hoàn toàn thiên về nghệ thuật mang tính thẩm mĩ cao.

noi that 23

Tranh sai phối cảnh về tỉ lệ nhân vật
(hình ảnh có tính chất minh họa)

Những bức tranh nghệ thuật thấp được sản xuất hàng loạt và có các phiên bản na ná nhau, thiếu sự độc bản khiến cho chúng bị giảm giá trị. Sự khác biệt giữa nghệ thuật và giải trí là Makoto Fujimura – là: “Giải trí mang đến cho bạn một niềm vui có thể dự đoán được, nghệ thuật dẫn đến sự biến đổi”.

6. Kết luận: Để có một quyết định đúng về tác phẩm hội họa có giá trị nghệ thuật cao thì người sưu tập phải có một kỹ năng thẩm định, kiến thức tổng quát và khoa học, cũng như phải có sự cảm nhận nhất định về màu sắc, kỹ thuật thể hiện trên tranh, cả về nội dung và hình thức [8]. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn mỹ thuật vào giáo trình giảng dạy ở bậc bản cho trẻ để các em có thể hiểu phần nào về hội họa. Nhu cầu sở hữu bức tranh của

gia chủ ngay tại không gian nội thất là khá quan trọng, đó có thể là những bức tranh với chủ đề khác nhau: tôn giáo, sinh hoạt đời thường... Điều quan trọng là bức tranh được sưu tập phải có một giá trị thật sự về nghệ thuật khi được đầu tư, thay vì đa số mọi người đầu tư vào chứng khoán hay bất động sản tại Việt Nam như hiện nay. Nhưng ở các nước phát triển, giới đầu tư vào hội họa nói riêng và nghệ thuật nói chung đã hình thành từ rất lâu và phát triển mạnh mẽ. Tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM, thị trường tranh vào thời kỳ mở cửa những năm 1986 rất sôi động. Các nhà sưu tập trên thế giới đã mua rất nhiều tranh của họa sĩ

Việt Nam thời điểm này. Vậy nên, theo thời gian, khi công trình kiến trúc, resort, chung cư cao cấp lần lượt ra đời, yếu tố thẩm mỹ sẽ trở nên thật cần thiết và không thể bỏ qua. Tuy nhiên, khái niệm nghệ thuật truyền thống và gu thẩm mỹ sẽ luôn chịu các thách thức lớn và mới trong thời đại phát triển vượt bậc của công nghệ như hiện nay. Con người sống cần phải có thời gian động và thời gian nhau thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Người viết sẽ giúp cho không gian sống càng thêm có ý nghĩa để con người có thể quay về với nơi sống của riêng mình và gia đình với những bức tranh đem lại niềm vui và hạnh phúc khi có lối sống biết thưởng thức nghệ thuật. Chúng ta sẽ nhìn và lắng nghe với một thần cởi mở, với nụ cười luôn tôn vinh nghệ thuật của trí sáng tạo và thành tựu của con người, bằng cách im lặng tập trung nhìn vào những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp và suy ngẫm về ý nghĩa của chúng, bạn có thể suy ngẫm về chính mình và và một vấn đề thiết yếu mà xã hội và con người cần đến tác phẩm tranh nghệ thuật.

- Nguồn: Theo Nguyễn Minh Trúc Sơn -

>>> Sự tương đồng và khác biệt giữa hội họa và ảnh nghệ thuật

>>> Phân tích tác phẩm nghệ thuật (Phần 1)

>>> Các biểu tượng trong nghệ thuật

0976984729