Kỹ xảo vẽ mỹ thuật bát và siêu nước
1. Vẽ bát và siêu nước như thế nào?
Hình 2-13
Bát và siêu nước (ấm nước) có chất cảm tương đối cứng, cho nên dùng bút chì tương đối cứng, có thể dùng chì HB hoặc 2B để vẽ.
Hình 2-14
Hình 2-15a
Điểm chú ý 1: Chú ý tỉ lệ tạo hình của đường viền ngoài, như hình 2.15а.
Hình 2-15b
Điểm chú ý 2: Theo sự lí giải hình dáng hình học dùng bút chì 2B để phân chia phần sáng và phần tối, như hình 2.15b.
Hình 2-15c
Điểm chú ý 3: Chú trọng tạo gọt đường phân giới sáng tối, siêu nước dùng bút chì 2B, bát dùng bút chì 2B, như hình 2.15c.
Hình 2-15d
Điểm chú ý 4: Chú ý khắc họa miệng bát, miệng ấm và quai ấm, ba cái này có một đặc điểm chung; có độ dày rất mỏng. Lúc vẽ cần phải vẽ ra được chất cảm cứng, như hình 2.15d.
2. Khắc họa sâu thêm (vẽ kỹ) - kỹ xảo thứ năm của quá trình kí họa sáng tối: Cũng cùng là khắc họa sâu thêm, nhưng vấn đề mà bước này gặp phải rõ ràng là so với bước trước nhiều hơn, là việc gia tăng sự chuyển tiếp của hình thể, về mặt biểu hiện đòi hỏi kỹ xảo cao hơn, hai là gia tăng sự giải phẫu hình thể, về mặt lí giải đòi hỏi có đủ tri thức về giải phẫu. Chúng ta thường nói, vẽ phải dựa vào các cảm giác, nhưng đối với một số đồ vật muốn nắm vững chúng phải gác bỏ cảm giác, đó là loại cần giải phẫu và phối cảnh: thứ ba là cần phải làm hài hòa mối quan hệ giữa tổng thể và cục bộ, và cái khó là ở chỗ, không phải là vấn đề biểu hiện như thế nào, mà còn phải biết cách dùng phương pháp tư duy biện chứng để xử lí mặt tranh. Vấn đề này không chỉ gặp trong sáng tác, mà đã xuất hiện trong kí họa cơ sở, phải luôn luôn tự nhắc nhở mình là không chỉ một lần là vẽ xong. Khái niệm vẽ xong hay hoàn thành ở đây, là sự hoàn thành hình ảnh tổng thể, không phải hoàn thành một bộ phận sau đó lại tiếp tục hoàn thành một bộ phận khác, cho nên nói đến sự giải quyết quan hệ giữa tổng thể với cục bộ và sự đào sâu suy nghĩ trong việc xử lí thêm chính là bài học phải nghiên cứu suốt đời của một họa sĩ.
Điểm khó:
(1) Lúc khắc họa đào sâu nên dùng cảm hứng tinh thần làm chỗ dựa cơ bản, sự tương phản sáng tối của bộ phận chủ thể nên rõ rệt hơn, các chi tiết có liên quan nên đậm hơn. Việc khắc họa tinh tế, đậm nét, cụ thể làm cho vật thể nổi bật ra phía trước, ngược lại, việc miêu tả sẽ trở nên đơn điệu, sắc độ yếu, nét nhạt nhẽo, vật thể như có cảm giác lùi lại phía sau; cái chủ yếu, cái thứ yếu, cái thực, cái hư đích thực là những cái cần được nhấn mạnh và nắm vững.
(2) Mục đích của việc khắc họa sâu thêm là làm nổi bật chủ thể vì vậy việc miêu tả nên bắt đầu từ bộ phận chủ thể, tiến dần sang các bộ phận thứ yếu. Bước công việc này cần được điều chỉnh thống nhất, nếu có bộ phận thứ yếu được vẽ thật cụ thể rồi, thì không cần vẽ thêm lượt nữa, mà có khi còn cần làm cho nó yếu đi, đem một số chi tiết quá rõ tẩy mờ đi, để làm nổi bật bộ phận chủ thể.
3. Tăng mạnh hoặc giảm nhẹ - kỹ xảo thứ sáu của quá trình kí họa sáng tối: Việc chuẩn bị và hoàn chỉnh của năm bước trước đều nhằm mục đích làm cho bước thứ sáu này thành công mỹ mãn. Nhưng cũng thường thường vì sự thất bại của bước cuối cùng này mà công sức của các bước trước bị phí phạm. Bước cuối cùng này là bước gian nan nhất và cũng là bước tinh xảo nhất, mỗi một tác phẩm thành công đều là sự hoàn thiện và sự thống nhất của nhận thức và của kỹ thuật.
Sự đi sâu là chỉ sự thâm nhập mang ý nghĩa tổng thể, mà không phải là sự tỉa tót giữa các mối quan hệ cục bộ, cũng không phải là sự thêm thắt vô hạn độ cho các chi tiết; mà là căn cứ vào sự cảm thụ đầu tiên, mạnh tay cắt xén bớt một số chi tiết rườm rà, cho nên tâm lí càng vẽ càng rón rén nên cần khắc phục.
Điểm khó: Cần lí giải được tỉ xích của tính lập thể, cần có lập thể trên tầm vĩ mô, nhưng có thể bình lặng một chút, không phải chỉ vẽ lập thể trên mặt tranh mà phải đem lập thể vẽ vào không gian, đó mới là nhiệm vụ của vẽ mỹ thuật.
Giai đoạn này là làm ra một chế định hoàn chỉnh, một khắc họa sinh động cho bức tranh. Điều chỉnh mặt tranh trước hết cần phải lấy sự thụ cảm làm tiêu chuẩn, mặc dù trải qua bao nhiêu quá trình có thể không còn cảm giác mới mẻ, nhưng những ấn tượng đầu tiên trước sau vẫn còn trong đầu, đó chính là chỗ dựa cơ bản để điều chỉnh và hoàn thiện bức tranh.
>>> Các điểm nhìn khác nhau trong vẽ ký họa
>>> Làm rõ các hình sậm âm bản trong vẽ ký họa
>>> Kỹ xảo và PP vẽ tượng thạch cao (Phần 1)