Giải phẫu học nghệ thuật – Các sắc thái đơn (Phần cuối)

21. Sắc thái 21:

sac thai 35

- Một người đang chuẩn bị giáng một cú đòn từ trên cao.

- Một người đang trượt ván.

- Một thợ săn vừa xuống ngựa, tay vẫn nắm dây cương và đang tập trung kiểm tra các dấu vết trên mặt đất.

Đặc điểm cần lưu ý:

- Chiếc xương nhỏ màu đỏ tên là xương móng hay còn gọi là xương lưỡi bởi có thể coi đây là gốc của cái lưỡi.

sac thai 36

- Xương móng nằm ở ngay trung điểm của cạnh đáy của tam giác dưới hàm.

sac thai 37

- Tam giác dưới hàm có 3 đỉnh là cằm và 2 góc hàm.

sac thai 38

- Sự hiện diện của tam giác dưới hàm là điều vô cùng quan trọng bởi nó là yếu tố kết nối toàn bộ mặt vào với cổ ở phía trước một cách mềm mại và tự nhiên. Tam giác dưới hàm sẽ lộ rõ dần nếu gương mặt được quan sát từ dưới lên hay khi đầu có xu hướng ngửa lên.

sac thai 39

- Ở góc ½ của đầu thì đường trung trực của thân xương hàm dưới (phần chứa răng, ở góc ½ nó được giới hạn từ góc hàm tới cằm) sẽ chính là đoạn cổ ở phía trước với sự đồng nhất về độ chéo và vị trí.

Và ở đây chúng ta kết luận một vấn đề rất đơn giản nhưng đặc biệt quan trọng đó là: Cổ luôn đưa đầu chéo vào với thân. Nó chéo từ trước ra sau và từ trên xuống dưới.

22. Sắc thái số 22:

sac thai 40

- Một người đang chứng kiến thiên thạch lao xuống.

- Một người chuẩn bị ăn trọn một cú đấm từ người khổng lồ từ trên cao xuống.

- Một người đang trượt ván.

- Một người đang cố gắng khều món đồ bị mắc lại ngay trước mõm con quái vật đang ngủ.

- Một người đang ẩn mình trong bụi cây và gắng quan sát kỹ những kẻ đang bám theo mình.

sac thai 41

Đặc điểm cần lưu ý:

- Bàn chân của chúng ta lõm ở dưới và ở trong, cong vồng lên trên. Đỉnh nhô lên cao nhất của bàn chân nằm sát ở cạnh trong. Đỉnh này đồng thời cũng nằm trên đoạn chia đôi chiều dài bàn chân và nó thuộc về vị trí của xương chêm giữa.

- Đó chính là lý do tại sao khối ở giữa bàn chân lại là một hình tam giác vuông với cạnh trong bàn chân dựng thẳng lên vuông góc với lòng bàn chân, còn cạnh huyền sẽ là đường chéo chạy trên lưng bàn chân. Bên cạnh đó hãy lưu ý thêm về đặc điểm của các ngón chân.

- Ngón cái to, đầu bẹt, móng quay lên trên.

- Các ngón còn lại từ trỏ tới út đầu tròn rồi vát dần thành tam giác đồng thời cũng quặp xuống dưới và ngả dần ra ngoài.

23. Sắc thái số 23:

sac thai 42

- Một người thả mình từ trên cao xuống hay tung mình trong không trung và đang giương cung chuẩn bị bắn.

- Một người đang tóm cổ áo địch thủ để chuẩn bị tung ra cú đấm. Đó có thể là cú đầm của Batman dành cho Superman.

sac thai 43

* Đặc điểm cần lưu ý:

- Cơ thể chúng ta luôn cong và chéo. Mọi thứ liên quan đến cơ thể không cong thì cũng chéo hoặc cả 2. Vậy nên để tạo ra một có thể chuyển động, một dáng điệu uyển chuyển có sức sống thì không thể tách rời dáng điệu đó khỏi tính chất tự nhiên nhất cả cơ thể được. Đó là cong và chéo.

- Ở dáng này, một đường cong (gập vào ở eo) nằm chéo (từ trên xuống dưới, từ bên trái qua bên phải) trong không gian đi từ đỉnh đầu tới chân duỗi dài nhất sẽ chính là trục vận động của cơ thể.

- Công thức về trục vận động này được Giải phẫu học nghệ thuật áp dụng để vẽ ra các sắc thái linh hoạt.

- Sắc thái nào càng linh hoạt bao nhiêu thì nó càng mất thăng bằng bấy nhiêu. Ví dụ như ở sắc thái này, nếu đặt nhân vật trên mặt đất, chắc chắn anh ta sẽ ngã ngay lập tức.

24. Sắc thái số 24:

sac thai 44

- Một chiến binh đang lấy khiên che thân dưới mưa tên.

- Ma cà rồng đang tung áo choàng chuẩn bị biến mất.

- Một người đang mất đà khi chạy nhanh qua cây cầu nhỏ.

- Một người vừa liệng đi chiếc đĩa.

- Một người đang xấu hổ chạy trốn khỏi đám đông đang hò hét, soi mói.

- Hercules đang giữ đầu một con yêu tinh với tay còn lại đâm dao găm vào cổ nó.

Đặc điểm cần lưu ý:

Khái niệm hình tắt và làm chủ hình tắt:

- Hình tắt là một khái niệm được Giải phẫu học dịch ra từ “raccourci” trong tiếng Pháp. Từ “raccourci” theo từ điển Laroussee thì trong mỹ thuật, “raccourci” miêu tả hình ảnh rút gọn ở một chiều nào đó của một vật thể hoặc một dáng điệu dưới hiệu ứng của phối cảnh (ví dụ như tác phẩm Christ mort của Mantegna). Ở đây chúng ta hiểu hình tắt là một hình mà dưới tác động của quy luật phối cảnh, chiều dài của nó gần như bị rút ngắn lại hoặc cá biệt là biến mất hoàn toàn khỏi tầm nhìn (cũng giống như đường tắt vậy, nó là con đường có chiều dài bị rút ngắn lại).

- Ở sắc thái này chúng ta có 2 hình tắt đặc trưng nằm ở khu vực cánh tay nhỏ bên trái và cẳng chân bên phải. Và ở đây chúng ta quan tâm tới trường hợp đầu tiên.

sac thai 45

Quá trình nâng lên của tay dưới dạng khối tự nhiên của Delta và vùng cánh tay nhỏ.

Để có thể làm chủ được hình tắt ở tay chúng ta cần phải:

- Xác định chính xác tư thế của tay trong không gian bằng mặt cắt định hướng.

- So sánh vị trí của tay với vật bên cạnh nó. Nhận thấy tay đưa lên trên và ra sau so với thân.

- Nhớ lại cấu trúc, tính chất của vật thể để tạo ra các mặt cắt chi tiết. Khu vực cánh tay nhỏ bị kẹp giữa Delta và cẳng tay. Khu vực này có mặt ngoài ngắn hơn cả. Đặc biệt ở đây cơ được xếp chỉ mặt trước và mặt sau nên khu vực cánh tay nhỏ sẽ dài trước sau, mặt ngoài và trong thì phẳng.

Khi nâng dần lên thì độ dày sẽ lộ ra trong khi chiều dài bị rút ngắn đi. Do cơ thể được quan sát từ phía sau nên toàn bộ những gì còn sót lại của chiều dài vùng cánh tay nhỏ sẽ chỉ là một đoạn rất ngắn ở mặt sau mà thôi.

25. Sắc thái số 25:

sac thai 46

- Một người bị trói 2 tay, treo lơ lửng trên miệng một hố dung nham.

- Thor đang cầm rìu bổ xuống.

- Một phù thủy già gắng sức ngoáy một nồi thuốc lớn.

- Một chiến binh chuẩn bị chọc thanh gươm vào lưng con quái vật mà anh đang cưỡi bên trên.

Một cách tự nhiên, bàn tay khi duỗi tối đa thì tự giạng còn bàn tay gấp tối đa thì tự khép.

sac thai 47

Đặc điểm cần lưu ý:

- Bàn tay vẽ khó vì trên một diện tích nhỏ có quá nhiều các tỷ lệ và chuyển động.

- Trong đa phần các bức vẽ bàn tay thứ khó nhất là ngón tay bởi chúng là các yếu tố vận động thường xuyên nhất, khó nắm bắt nhất. Ở sắc thái này, chúng ta cần phải nắm được quy tắc vận động của các ngón tay để giành lấy quyền chủ động khi vẽ.

- Ở các ngón tay thì gấp và duỗi là 2 vận động chính đi kèm theo với chúng là giạng (xòe các ngón tay) và khép (các ngón ép sát vào nhau) là 2 vận động phụ.

- Khi duỗi tối đa, từ đầu mỗi ngón tay kẻ 1 đường thẳng và 5 đường này gặp nhau ở chính giữa cổ tay (vị trí xương cả). Khi các ngón tay bắt đầu gấp vào thì đầu các ngón (đặc biệt là ngón út) quay chéo vào trong lòng bàn tay chứ không bao giờ gập thẳng xuống. Lúc này giao điểm của các trục ở ngón tay (trừ ngón cái) thay đổi, nó không còn ở chính giữa cổ tay nữa mà chuyển sang phía gốc ngón cái (vị trí xương thuyền).

- Việc biết được nguyên tắc vận động này sẽ giúp chúng ta vẽ được chính xác các ngón tay nói riêng và toàn bộ bàn tay nói chung. Các bàn tay mô hình bằng gỗ mà chúng ta thường thấy hay sử dụng để trang trí hay vẽ luôn cso các ngón tay gấp duỗi sai hoàn toàn với bàn tay thật.

26. Sắc thái số 26:

sac thai 50

- Một người bị ngã dúi vào tường, vách.

- Một người đang tập lộn vòng.

- Một người bị ngã từ trên cao xuống.

- Một trò chơi khăm của Jackass.

* Đặc điểm cần lưu ý:

- Các ranh giới của mông là điều chúng ta quan tâm ở đây. Các ranh giới này giúp chúng ta xác định chính xác mông nằm ở vùng nào cụ thể trên cơ thể.

sac thai 48

sac thai 49

- Ranh giới trước – ngoài từ gai chậu trước trên hướng chéo xuống dưới và ra sau. Ranh giới này đi qua mấu chuyển lớn của xương đùi và tiếp tục đi xuống cho tới khi nó gặp ranh giới sau – dưới (nếp lằn mông) từ phía sau đi ra ngoài.

- Ranh giới trên – sau đi từ gai chậu trước trên một bên, qua hết toàn bộ mào chậu và đi tới gai chậu trước trên bên còn lại.

- Ranh giới dưới – sau chính là nếp lằn mông.

- Toàn bộ vùng mông bây giờ giống như một hình thang nằm ở phía sau và đổ chéo từ trên xuống dưới, từ trước ra sau.

- Mông sẽ dày dần từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong, dày nhất ở khu vực giao giữa nếp lằn mông và khe mông. Sau đó mông lại giảm độ dày trừ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Điều này khiến cho khối thịt của mông có hình dạng gần giông một chữ “x” viết thường. Một chữ “x” tương tự cũng xuất hiện do sự liền mạch của nếp lằn bẹn ở trước và nếp lằn mông ở sau chỉ có điều chữ “x” này bị chia tách ở giữa bởi bộ phận sinh dục.

27. Sắc thái số 27:

sac thai 52

- Một người đang cầm rìu từ trên cây nhảy xuống kẻ địch.

- Tarzan đang đu dây.

- Ông già Noel đang vác bao tải đồ chơi phi qua các ống khói.

- Một người đang chèo thuyền trên những con sóng dữ.

sac thai 51

Đặc điểm cần lưu ý:

- Khi cẳng chân duỗi thẳng ra, nó muốn xoay đi thì toàn bộ chân phải xoay thông qua khớp háng.

- Khi cẳng chân gập vào, 2 dây chằng bên mác và bên chày được nới lỏng thì cẳng chân có thể xoay độc lập.

sac thai 53

- Dây chằng bên chày và bên mác bị chùng khi gặp chân

28. Sắc thái số 28:

sac thai 54

sac thai 55

- Một người bị đánh hội đồng và đang cố gắng bảo vệ đầu.

- Một người đang gào khóc bên cạnh bia mộ của người đã khuất.

Đặc điểm cần lưu ý:

sac thai 56

- Khi cúi thì lưng sẽ dài hơn bụng và khi ngửa thì ngược lại.

- Lúc cúi, bụng phình to ra sẽ có các ngấn nằm ngang do da và mỡ dồn lại, đặc biệt ngấn rõ nhất sẽ ngang với eo. Trong khi đó toàn bộ lưng sẽ lộ rõ các xương sườn dưới da và các xương này sẽ có hướng đi chéo từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.

sac thai 57

- Lúc ngửa thì các hiện tượng như đã nêu ở phần cúi sẽ diễn ra tương tự nhưng hoán đổi nhau ở cả hai khu vực.

29. Sắc thái số 29:

sac thai 58

sac thai 59

- Một người đang gắng sức kéo một vật rất nặng.

- Một người đang leo núi.

- Một người đang cố gắng ôm ghì lấy lưng của một con bò tót.

sac thai 60

Đặc điểm cần lưu ý:

- Xương vai nằm trên lồng ngực và nó ở phía sau, tức ở xuất hiện ở lưng.

- Chính việc nằm trên bề mặt cong của lồng ngực mà xương vai có những tư thế rất đặc trưng và ảnh hưởng vô cùng lớn tới ngoại hình.

- Xương vai đổ từ trong ra ngoài thế nên nếu chúng nhìn ở góc ½ của cơ thể chúng ta vẫn có thể thấy được một phần lưng của xương vai lộ ra.

- Xương vai không nằm ngang trên thân.

30. Sắc thái số 30:

sac thai 61

- Một người đang thổi lửa.

- Một người đang nắm sợi xích ở cổ và cố gắng bò về phía trước.

- Một người đang ngậm dưa chuột.

- Một người nhòm lén qua khe cửa và bối rối cắn móng tay vì cảnh tượng chứng kiến.

Đặc điểm cần lưu ý:

sac thai 62

- Cẳng tay ngoài việc gấp duỗi còn có khả năng rất đặc trưng là sấp ngửa. Khi sấp ngửa thì cả hai xương (xương quay và xương trụ) cùng quay nhưng vận động chính vẫn là xương quay quay quanh xương trụ còn vận động phụ là xương trụ quay do xương cánh tay quay qua khớp vai. Vậy nên khi sấp ngửa thì không chỉ có cẳng tay mà cả cánh tay cũng đều bị biến đổi về ngoại hình.

- Sấp ngửa cẳng tay chính là sấp ngửa của bàn tay.

- Trong đa phần các hoạt động, cẳng tay thường ở trong trạng thái bán sấp hoặc sấp. Cẳng tay chỉ ngửa ra, kéo theo việc ngửa của bàn tay khi nhân vật ở trong tình huống phải cầu xin hay đang giãy bày hoặc chia sẻ.

- Nguồn: Theo Sách 69 Sắc thái của tác giả Nguyễn Ngọc Linh -

>>> Các sắc thái đơn (Phần 1)

>>> Các sắc thái đơn (Phần 2)

>>> Bố cục đóng hay mở

0976984729