Bài tự luyện về cách nhìn trực tiếp và tiến triển
Phần quan trọng nhất của bài tập này là việc chuẩn bị một tình trạng hình - nền thật sống động với nhiều dấu vết lốm đốm khác nhau. Bạn sẽ có nhiều khả năng hơn để phát hiện ra một chủ đề khi có sự tương phản mạnh về sắc độ, và khi có nhiều hình dạng khác nhau, hoặc của nền hoặc của hình choán lấy cái nhìn. Với một tờ giấy được sửa soạn như thế, quá trình phát hiện ra một chủ đề chỉ còn là vấn đề thời gian và sự kiên nhẫn. Một khi bạn đã nhận dạng được chủ đề, việc cần phải them một số vết vẽ vào nhằm cụ thể hóa đầy đủ hơn cái hình thể đã được nhận dạng kia sẽ chẳng khó khan gì, cho dù nó vẫn cần phải được hoàn thiện bằng một cách xử lý có độ khéo léo nhất định.
1. Sử dụng mực, dầu glyxerin, bút lông, và bọt biển (hoặc bọt xốp) tạo ra những hình thể ngẫu nhiên
Có nhiều cách để tạo ra một cấu trúc gồm nhiều loại vết trong tình trạng lộn xộn vô tổ chức trên một bề mặt giấy trắng trơn, rồi sau đó bạn sẽ thoải mái thể nghiệm để xem bạn có thể đưa ra một hình ảnh hình – nền mang tính ngẫu nhiên thuộc nhiều loại khác nhau đến mức độ nào. Tuy nhiên, trong cố gắng ban đầu, bạn sẽ thực hiện bằng họa cụ và chất liệu như đã liệt kê ở trên. Sử dụng dung dịch mực đen hoặc nâu đỏ, cả cô đặc hoặc pha loãng, và hãy cầm sẵn trên tay một đĩa nhỏ đựng dầu glyxerin. Glyxerin là một chất không tan trong nước, vì thế các lớp mực sẽ bị phân tán khi quét chúng lên trên những diện tích được “phủ glyxerin”, và tạo ra các cấu trúc bề mặt và vết mực kỳ lạ. Bạn không cần nhiều glyxerin để làm việc này – chỉ một lớp màng thật mỏng trên mép của miếng bọt xốp.
Thực hiện trên một diện tích giấy khoảng 40cm x 30cm. Bắt đầu bằng cách chấm nhẹ miếng bọt xốp được phủ glyxerin ở chỗ này chỗ kia trên mặt giấy, và đôi lúc xoa glyxerin lên trên những diện tích bề mặt lớn hơn. Thực hiện việc này hoàn toàn không suy tính – một cách bất chợt – nhưng tránh bôi quệt nhiều quá. Ít nhất phải chừa lại hai phần ba bề mặt.
Bây giờ, hãy rót ra một vũng mực cô đặc trên một diện lớn, ít nhất là khoảng 8cm x 8cm phủ lên trên mặt giấy ở bất cứ đâu. Để cho mực trôi ra bằng cách nghiêng tờ giấy lần lượt theo các hướng khác nhau. Lấy chiếc bút long cỡ lớn nhất mà bạn có, và nhúng nó vào mực pha loãng. Sau đó dung nó để kéo hoặc đẩy vũng mực tối, trên khắp mặt giấy, chỗ này chỗ kia. Chỉ lợi dụng khoảng trống sẵn có chứ không có bất cứ một ý định trình bày tạo hình đặc biệt nào. Tuy nhiên, để có sự tương phản, hãy nhớ chừa ra khoảng một phần ba mặt giấy còn để trắng. Trong giai đoạn này, giữ cho mọi thứ càng ẩm ướt càng tốt. (Dầu glyxerin cũng sẽ có tác dụng làm cho lâu khô).
Có lẽ bạn đã tạo được những chuyển đổi sáng - tối nhất định, song có thể đạt được sự tan chảy hơn nữa của chất màu bằng cách tiếp tục dung miếng bọt xốp lau sạch những diện tích nào đó, rồi phân nhỏ những chỗ khác nhờ bôi them dầu glyxerin vào đó. Ngoài ra, bạn có thể làm phân rã thêm bằng cách trải một tờ giấy trắng trơn lên trên cái trạng thái hình - nền đang phát triển ấy rồi xoa mạnh một cách sinh động và ngẫu nhiên trên khắp tờ giấy, sau đó bóc ra và nhìn ngắm kết quả. Đôi khi, dấu vết in để lại trên tờ giấy được xoa này còn đa dạng và cuốn hút hơn cả bản gốc. Nếu đúng như thế thì hãy sử dụng hình ảnh này.
Bạn có thể kết hợp tất cả các kiểu sàng lọc và biến báo trong quá trình như vậy, và nên tận dụng bất cứ cái gì tự chúng gợi ý cho bạn trong khi đang thực hiện. Mục tiêu là phải tạo ra một loạt các diện, đường, điểm càng đa dạng càng tốt, trên khắp cái nền càng chập chờn xáo trộn càng tốt, và đưa ra càng nhiều sự tương phản sắc thái càng hay. Bất kỳ phương tiện nào tạo ra một kết quả như vậy cũng đều được phép.
Hình 7-9
Hình 7-9 là một ví dụ cho thấy hiệu quả do thao tác với mực màu tạo ra theo như các cách vừa mô tả. Nếu quan sát kỹ hình đó, bạn sẽ nhận ra những chỗ mà miếng bọt xốp đã được sử dụng để làm giảm dần các sắc độ và tạo ra những cấu trúc bề mặt chập chờn, đứt đoạn, và ngoài ra, cả những nơi mà bút lông đầy mực đã kéo, ấn và chấm.
Ở giai đoạn này, bạn nên nghiên cứu hình ảnh một cách kiên nhẫn. Hãy xoay nó để quan sát được từ mọi vị trí. Hy vọng, vào một thời điểm nào đó bạn sẽ bắt đầu nhìn ra các sự vật. Nếu chưa như vậy, thì bạn cần phải làm ra một hình ảnh khác, và cố gắng tạo ra một cấu hình khác có thể giúp bạn khám phá ra một chủ đề. Nữ tác giả của H. 7-9 đã gọi cái chủ đề mà cô tìm thấy ở đó, là “chó sói thảo nguyên đang theo dõi linh dương và công”. Bạn có thể nhìn ra hoặc không ra cảnh tượng này; cũng có thể bạn lại nhìn thấy một cái gì đó hoàn toàn khác cũng nên.
Hình 7-10
Tuy nhiên, cho dù họa sỹ đã đặt được tên cho chủ đề của mình, song cô vẫn còn chưa vẽ thêm vào tình trạng hình – nền còn nguyên thô này, cốt để làm cho hình thể vững chắc hơn, các đối tượng hiện rõ nét hơn, và vì vậy, tách riêng hình và nền một cách hoàn thiện hơn. Đây là bước hoạt động tiếp theo, và được chỉ ra ở H. 7-10. Ở đây, một lượng tối thiểu các vết vẽ được thêm bằng bút lông - chủ yếu là đường và điểm - đã làm sáng tỏ cái hình thái trước đó còn nhập nhằng, được hình thành một cách ngẫu nhiên, gồm các vết mực và những khu vực bán sắc độ (half-tone) do lau nhẹ bằng bọt xốp. Lưu ý rằng việc vẽ thêm này không có vẻ kiên cường hoặc bị chồng lên trên hình ảnh gốc, mà rất ăn nhập với nó, như thể vốn có ở đó ngay từ đầu. Phẩm chất tinh tế, hay khéo léo như vậy hết sức quan trọng. Nếu kết quả sau cùng cần có sức thuyết phục, hình vẽ có vẻ như “có cùng tính cách” về mặt tạo hình. Các vết vẽ thêm để làm sáng tỏ cần phải có những phẩm chất tạo hình tương tự nhau, rồi nên bắt nguồn từ hình thức và hòa nhập vào hình thức cách trình bày tạo hình đã được xác lập ngay từ ban đầu. Vậy theo bạn, ở H.7-10, họa sĩ đã tìm thấy gì, và cuối cùng đã tạo ra hình hài gì?
Đầu Ma vương (H.7-11) do Victo Hugo vẽ, cho ta một minh họa rõ hơn nữa về một chủ đề đã được cụ thể hóa từ sự lan tỏa ngẫu nhiên của mực màu - một bộ mặt được nhìn thấy trong đám mây mù hay khói tỏa. Hãy quan sát xem những đường nét làm hình vẽ sáng tỏ hơn đã được thực hiện đồng nhất về mặt tạo hình với sự lan tỏa rộng mơ hồ cảu chất màu tài tình thế nào.
Hình 7-11 - Victo Hugo. Đầu Ma vương. Phác họa bằng màu nước.
Ảnh chụp có sự đồng ý của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York
2. Những cấu hình ngẫu nhiên - in độc bản:
Hình 7-12 là một bản in độc bản: bản in duy nhất được in ra từ một tấm kính đã được phủ mực. Nói chung, in độc bản là một biện pháp tạo hình rất hiệu quả để tạo ra một tình trạng hình - nền có sẵn. Một bản in như vậy thường có những tương phản tạo hình rõ nét, và do đó đặc biệt dễ khơi gợi. Phương pháp được sử dụng để thực hiện những bản in độc bản nói riêng, là rất thích hợp với những mục đích của chúng ta, bởi lẽ nó cho phép thực hiện nhanh chóng và có tính thể nghiệm. Bề mặt phủ mực, tấm kính cực kỳ trơn để vẽ lên trên; và rồi bạn có thể bị kích thích bởi sự thoải mái ghi các dấu vết trên đó. Ngoài ra, khi bạn in ra một bản in, có một yếu tố gây bất ngờ lớn: cho dù bạn ghi mọi dấu vết trong lớp mực, rồi lau bớt mực ở chỗ này nhưng lại tăng thêm mực ở chỗ nọ, song nhận thức bằng mắt của bạn về cái đang xảy ra là ít nhất.
Để làm ra một bản in độc bản, bạn cần một tấm kính, khoảng 40x30cm, và một tuýp mực màu nước, đen, lớn dùng để in bản khắc. Thường thì dùng một con lăn mực để phủ lên tấm kính, song bạn có thể đạt được kết quả tốt chỉ đơn giản bằng việc xoa mực với một lưỡi dao mềm dẻo, con lăn bằng gỗ, hoặc chính lòng bàn tay mình. Dù bạn làm theo cách nào, cần phủ kỹ lên mặt kính một lớp mực đặc. (Đừng bận tâm nếu lớp mực này không đều. Điều này có thể tạo thêm những tương phản sắc thái bất ngờ trong hình ảnh in ra).
Với tấm kính được phủ mực nư thế, lúc này bạn cần một miếng bọt xốp nhỏ cùng một miếng giẻ sạch để lau và chấm lên kính nhằm xóa bớt lớp mực, và do đó, tạo ra những mảng trắng háy ghi xám như bạn thấy trên bản in. Bằng cách dùng miếng bọt xóp chấm nhẹ, bạn sẽ tạo nên một cấu tạo bề mặt cho lớp mực đúng như nó sẽ “phô ra” trên tấm giấy in; chùi mạnh miếng giẻ, làm sạch mực một cách kỹ lưỡng, để tạo ra các mảng trắng tinh trên bản in. Bạn có thể sử dụng gần như bất cứ dụng cụ nào để tạo vết (vẽ) trong lớp mực. Những lưỡi dao cạo có thể xoay và xoắn lại; cành cây có thể cào rồi vạch thành đường; móng tay và ngón tay có thể di chuyển trên tấm kính cho hiệu quả thú vị - không có giới hạn nào đối với những dụng cụ bạn có thể vận dụng để ghi dấu lên lớp mực theo những cách thức độc nhất vô nhị. Thêm một chút dầu glyxerin vào mực khi quét trải ra sẽ làm mực lâu khô và bạn có cơ hội thực hiện lại trên mặt kính sau đợt ghi dấu và lau chùi đầu tiên. Theo cách này, bạn có thể cho thêm mực vào các hình thù của cấu tạo bề mặt, điểm hoặc đường để có hiệu quả phong phú hơn. Quá trình thêm vào này chính là nguyên nhân tạo nên các cấu tạo lốm đốm mà bạn thấy ở H.7-12.
Hình 7-12
Khi đang làm việc, bạn nên nhớ rằng mỗi vết bạn tạo ra trong lớp mực sẽ in ra thành sắc trắng và trên những mảng được lau hoặc thấm bớt mực rộng hơn, có thể tạo ra một loạt các sắc ghi xám trong bản in bằng cách không lau sạch hoàn toàn mặt kính. Ngoài ra, đôi lức lợi dụng những vết nước vẩy vào tấm kính cũng sẽ hình thành những kết quả thú vị và hoàn toàn ngẫu nhiên.
Vào lúc bạn thấy hài lòng hơn với những nỗ lực của mình trên tấm kính, hãy trải một tờ giấy khá mỏng (có tính thấm nước) lên trên tấm kính. Giữ tờ giấy chắc chắn ở đúng vị trí, dùng lòng bàn tay của bạn thoa lên nó, hãy đảm bảo rằng toàn bộ tờ giấy tiếp xúc với mặt kính. Bằng cách xoa mạnh, bạn sẽ lấy được một dấu in rõ rệt từ tấm kính; sử dụng áp lực nhẹ nhàng hơn bạn sẽ tạo ra một kết quả mơ hồ hơn. Khi bạn đã tác động đủ kỹ trên khắp tờ giấy và kiểm tra bên dưới tấm kính để nhận thấy mực in không bị khô quá nhanh đến mức không thể ghi lại được, tiếp đến hãy bóc tờ giấy in ra và xem xét những cái bạn đã tạo ra. Ở bản in độc bản, bạn sẽ thấy có điều gì đó khiến bạn mê say. Vào giây phút chứng kiến kết quả ban đầu của mình, rồi nhận thấy bản in thu được một cách trung thành đến thế nào tất cả những đặc điểm tạo hình do toàn bộ sự can thiệp vào lớp mực in tạo ra, chắc chắn bạn sẽ trải nghiệm thấy một sự thôi thúc mạnh mẽ muốn thử làm lại. Vậy thì hãy rút thêm bài học về quá trình thử nghiệm với mỗi lần thử. Sau cùng, bạn chọn ra bản in nào có khả năng phát triển cao nhất - một bản in mà sau khi quan sát nó ở mọi góc độ, bạn tìm thấy một chủ đề thích hợp, có sẵn.
Bây giờ, bạn phải tiếp tục với bức quan trọng nhất này trong loạt bản in vừa thực hiện. Sử dụng bút lông hoặc một mẩu cành cây, miếng bọt xốp hoặc giẻ, vẽ lên trên chính bản in nhằm phác họa ra hoặc cung cấp đầy đủ chi tiết hơn cho cái đề tài mà bạn nhận thấy lờ mờ trong bản in thô. Dù thế nào, cần nhớ rằng bất cứ một sự “sửa nhẹ” nào bạn thực hiện với bản in cũng phải được xử lý thận trọng tới mức nó có vẻ như đã có sẵn ở đó như được in ra ngay từ đầu.
Giai đoạn cuối, làm cho hình ảnh sáng tỏ lên mà ở H. 7-12 chưa thực hiện được. Có thể nói bản in này, với tư cách là một ví dụ về kỹ thuật in độc bản, đã xuất hiện “sốt dẻo trên mặt báo”. Nếu bản in đó là của bạn, bạn sẽ hoàn thiện nó như thế nào? Bạn thấy gì ở đó? Liệu bạn có đồng ý rằng cái hiệu quả giống như âm bản trong nhiếp ảnh của bản in đó thể hiện những sự tương phản tạo hình thật sinh động, đến mức trí tưởng tượng dễ dàng bị kích thích để khám phá ra một chủ đề?
3. Những cấu hình ngẫu nhiên được tạo ra bằng dây, sáp chống thấm, và mực
Hình 7 -13 là một tình trạng hình - nền nữa được hình thành một cách ngẫu nhiên. Hãy nghiên cứu kỹ nó nhằm xác định xem phẩm chất tạo hình của những đường nét và các diện khác nhau đã đạt được như thế nào - sáp chống thẫm cùng với mực in đã được điều khiển ra sao, trước khi bắt đầu bài luyện vẽ của chính bạn. Bài tập sau đây sẽ giúp bạn làm quen với những kỹ thuật đã được sử dụng để làm ra thí dụ này.
Trước hết bạn cần một tờ giấy khổ rộng - khoảng 50cmx40cm. Chuẩn bị một lượng mực in đặc trong chiếc bát cỡ lớn, vì các loại dây sẽ được nhúng vào đó và vì thế sẽ thấm đẫm mực. Sử dụng loại dây dệt bằng sợi trắng thông dụng trong gia đình, cắt ra làm ba đoạn dài khoảng 40cm, ba đoạn 25cm, và ba đoạn 15cm. Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị một cây nến trắng - cũng là loại thường dùng trong nhà (dùng làm sáp chống thấm).
Một lần nữa, tiến hành càng theo bản năng và càng thoải mái càng tốt, không có “cách trình bày” đặc biệt nào có sẵn trong tâm trí. Dùng cả phần đầu lẫn phần cạnh của cây nến, xoa trên khắp những khu vực đã lựa chọn một cách ngẫu nhiên trên tờ giấy, phủ kín khoảng một phần ba tổng diện tích mặt giấy. Bạn cần phải tạo ra một vài diện tích phủ sáp kín đặc, một vài nơi chập chờn hơn, và ngoài ra, đôi lúc một vài đường nét vẽ bằng sáp (vẽ chúng bằng mép của giấy nến). Những chỗ được phủ sáp này, tùy theo mức độ lớn - nhỏ khác nhau, sẽ không thấm chất mực in mà bạn sắp sửa quét phủ lên.
Đến đây, sử dụng một miếng bọt xốp cùng với chiếc bút lông cỡ lớn nhất mà bạn có, tạo ra hai vũng mực đặc, lớn ở bất kỳ đầu trên bề mặt. (Mỗi vùng cần bao phủ lên một diện tích riêng rẽ ít nhất vào khoảng 15cmx15cm hoặc 20cmx10cm). Xoay chuyển tờ giấy sao cho mực có thể lan ra thành dòng hoặc chảy ra từ những mảng mực đặc này. Vừa vặn trước khi các lớp mực khô hẳn, hãy lấy dung dịch mực loãng, ghi nhạt, và quét nhẹ lên khắp bề mặt giấy - lên trên tất cả các diện tích phủ sáp và mực đang có. Chỗ giấy chỉ có sắc trắng sẽ là nơi mà lớp sáp đã ngăn cản một cách hiệu quả nhất các lớp mực khác nhau được quét lên.
Hoàn thành xong, chúng ta quay sang những đoạn dây. Nhặt bất cứ đoạn dây nào trong số các đoạn dây đã có, và khi nhúng nó vào bát mực thì thả nó rơi xuống bất kỳ đầu trên tờ giấy. Hãy chờ sau một hoặc hai giây rồi nhặt lên để có được một vết in chắc chắn trên bề mặt, tiếp theo lặp lại quy trình với những đoạn dây có độ dày khác. Bạn phải tiếp tục thực hiện với những đoạn dây đủ lâu để dần tạo nên những đường nét phức tạp trên toàn bộ diện tích tờ giấy. Sau những vết in dây đầu tiên, đừng vội hài lòng với việc chỉ đơn thuần thả rơi các đoạn dây ở chỗ này chỗ nọ mà bắt đầu ném chúng xuống đến mức sợi dây chùn lại rồi làm mực bắn tung tóe khi nó va vào mặt giấy. Nếu muốn bạn có thể nhắm mắt lại khi tực hiện công việc này chỉ nhằm đảm bảo sự gia tăng hình ảnh theo lối vô tổ chức. Chấm dứt công việc vào lúc bạn thấy hài lòng với sự phong phú và đa dạng về thị giác trong hình thức tổng thể nhờ các sợi dây, sáp nến và mực.
Một lần nữa, quan sát tờ giấy từ mọi vị trí để xem bạn có thể tìm thấy gì. Khi nào bạn đã khám phá ra chủ đề, khi ấy tiến hành các bước như thường lệ nhằm làm sáng tỏ hình và nền, và vì thế, làm cho nó hiện ra cụ thể hơn, rõ ràng hơn.
Để trình bày một hình ảnh hoàn toàn đồng nhất, những lượt vẽ cuối ở H.7-13 này đã không được thực hiện bằng bút sắc hoặc bút lông, mà bằng dây. Họa sĩ đã kéo lê đoạn dây chứa đầy mực tại mơi mà con ngựa cần phải được định dạng một cách chắc chắn hơn. Đồng thời, theo quan sát của cá nhân, anh ta cũng làm cho một số diện của hình tượng trở nên vững vàng bằng cách dùng bọt xốp chấm dung dịch mực đậm hơn vào những chỗ cần thiết. Cuối cùng, họa sĩ đã thận trọng sử dụng một lưỡi dao cạo sắc để cào lên trên những vùng được phủ sáp. Việc này có tác dụng làm sạch những lớp sáp, lấy đi một số vân mực lốm đốm còn sót lại nhằm tạo ra một diện tích trắng có sự tương phản mạnh hơn. Tuy nhiên anh ta đã lưu tâm và thực hiện cẩn thận, không phải chỗ nào cũng tiến hành làm như vậy.
Hình 7-13
Hình 7-14
Hình 7-14 minh họa cho một lối vẽ bằng dây mà không sử dụng sáp hoặc các diện tích mực được tạo ra ngẫu nhiên, vô tổ chức. Dùng hai đoạn dây, một ngắn một dài, họa sĩ đã bắt đầu tiến hành đặt dây - chứ không phải là để rơi xuống - hết sức máy móc và cẩn thận, nhằm tạo ra những vết in đường nét có trật tự, như bạn thấy ở hình minh họa. Ngay từ lúc bắt đầu tiến trình họa sĩ đã biết mình muốn có một con chim cánh cụt, và hoàn toàn có chủ ý, anh ta đặt một đoạn dây dài vào vị trí để ghi dấu đường viền của phần lưng và đầu. Sau đó, anh ta dùng một đoạn dây ngắn hơn để vạch ra đường nét phần cổ và mỏ. Tiếp theo anh ta chỉ việc lấy một bút lông nhúng đẫm vào dung dịch mực đã pha hơi loãng rồi vẽ lướt nhanh, kéo dài hai đường này để tạo thành các diện mực nước theo đường nét, cùng nhau hình thành nên đầu và mỏ của con chim. Khi quan sát họa sĩ vẽ, tôi cứ tự hỏi không biết liệu anh ấy có thể tạo ra được một hình ảnh “chim cánh cụt” có cá tính hay không nếu như anh ấy bị giới hạn vào các phương pháp vẽ đúng quy cách hơn! Còn bạn thì nghĩ sao?
Sự liên tưởng hình dạng: Thay vì tìm kiếm để phát hiện ra một đề tài thông qua tác nhân kích thích trong một tình trạng hình - nền đã được chuẩn bị sẵn, bây giờ chúng ta hãy xem liệu quá trình liên tưởng hình dạng có hoạt động theo cách giống như vậy hay không. Cách trước nói lên rằng “thứ này dẫn tới một thứ khác”, điều này đặc biệt đúng về mặt thị giác. Hình dạng hữu hình của một thứ gì đó có thật có thể gây nên đủ các loại liên tưởng trong tâm trí - là những cảm xúc và tư duy thuộc những trải nghiệm trong quá khứ và cả những cái sẽ tới - vào lúc mà trí tưởng tượng gợi nên những hình hài có quan hệ với cái đang được quan sát thấy ở thời điểm hiện tại. Bởi vì những ý tưởng luôn sẵn sàng tự biến thành những hình hài cụ thể rõ ràng, và những hình hài cụ thể cũng rất dễ dàng làm nảy sinh ra các ý tưởng, nên vào bất cứ thời điểm đặc biệt nào, người họa sĩ cũng không có thời gian để phân định xem cái nào đã sinh ra cái nào. Chúng ta hãy xem liệu có thể làm cho tiến trình này xảy ra ngay tại đây không - hoặc ít nhất thì cũng cho ta một chút hiểu biết về cách thức tiến trình ấy có thể hoạt động ra sao trong ”cuộc đời thực”.
4. Vật thể được tìm thấy:
Trước khi cố gắng hoàn thành bài luyện này, bạn phải tốn khá nhiều thời gian để tìm kiếm đúng đối tượng. Khi bạn phát hiện thấy một thứ gì đó khiến bạn bị cuốn hút, lúc đó cụm từ “tìm thấy” có những hàm ý về sự ngạc nhiên, gần như là sự đối diện có tính chất phác giác đối với cái được nhìn thấy. Một phát hiện như vậy chắc không thể xảy ra trong môi trường đô thị, nên bạn có lẽ phải đi tới những khu rừng hay bờ biển, bắt đầu tìm kiếm một cách thực sự. Đi bộ một đoạn đường dài là cách tốt nhất có thể tình cờ gặp một khúc gỗ kỳ hình, một khối đá dị dạng, một chùm hạt cây, một mẩu xương thú vật - một thứ gì đó nổi bật lên so với bối cảnh xung quanh và đòi hỏi sự khảo sát kỹ càng hơn nữa. Có thể bạn sẽ tìm thấy vài hình thể như vậy, nhưng hẳn là sẽ có một đối tượng khiến bạn thấy thích thú nhất so với những cái khác - đó chính là vật bạn sẽ dùng để khảo họa.
Hình 7-15 - Ruth Carpenter. Vật tìm thấy.
Hình 7-16
Hình 7-17
Hình 7-18
Hình 7-15 là một bức ảnh chụp một vật thể như vậy. Một nửa nằm ngập trong rảnh nước, nổi bật lên trong mưa, vật thể đã thu hút sự chú ý và được mang về nhà. Trong bức ảnh này, bạn thấy nó còn nguyên thô, gần như ở vị trí nó được tìm thấy. Hình 7-16 chụp vật thể còn nằm trong rãnh, tại vị trí mà nó có vẻ hết sức có ý nghĩa đối với người tìm ra nó. Hình 7-17 lại đưa vật thể ra ánh sáng mà từ đó nghệ sĩ đã phát hiện ra chủ đề “Gia đình”. Việc vẽ đi vẽ lại đã được tiến hành định ra hình hài cho đề tài này - những hình vẽ mà hình thể khúc gỗ ban đầu vẫn có thể nhận ra bất chấp sự biến đổi nhằm truyền tài ý tưởng đã diễn ra. Hình 7-18 chỉ là một trong số những hình vẽ thăm dò như thế.
Hình 7-19. - Betty Peebles. Xương I, 1972. Bút, sắt, mực và chì trên giấy
Hình 7-20. - Betty Peebles. Xương II, 1972. Bút, sắt, mực và chì trên giấy
Hình 7-21 - Betty Peebles. Xương III, 1972. Bút, sắt, mực và chì trên giấy.
Bài tập này bao gồm một loạt các bước dịch chuyển tương tự nhau, bắt đầu từ lúc mới phát hiện ra cho tới thời điểm sau chót của các khả năng tưởng tượng khả dĩ. Các hình từ 7-19 cho đến 7-21 cho thấy ba giai đoạn phát triển tưởng tượng này: một vật thể đã được lựa chọn, vì “cá tính” tự nhiên của nó, trở thành một thứ gì đó khác đi. Một lần Betty Peebles đã thực hiện những hình vẽ này cho tôi sau khi chúng tôi đã nói chuyện về các loại xương - xương ở cửa hàng thịt và xương ngoài thiên nhiên. Chúng tôi đã bàn tán khá nhiều về xương, thế rồi Peebles đã đi tìm và vẽ được một số mẫu vật theo đúng như cách tôi vừa mô tả. Hình 7-19 là một hình vẽ hai khúc xương tương tự nhau được đặt cạnh nhau. Peebles đã cố gắng vẽ chúng ở nhiều vị trí khác nhau cho đến khi chọn ra hình vẽ này. Ở H. 7-20 hình vẽ đã phóng túng hơn bởi vì ý tưởng về những hình thể đang nhảy múa và cảm xúc đối với chúng đã được khơi gợi; và ở H. 7-21, các diễn viên múa balê đã “hiện ra” từ những khúc xương.
Bây giờ, bạn hãy tự mình cố gắng làm đúng tiến trình. Kiểm tra kỹ vật thể mà bạn tìm thấy từ mọi vị trí có thể tưởng tượng ra được, và dưới những điều kiện chiếu sáng trực tiếp rồi gián tiếp khác nhau. Vào một thời điểm nào đó trong quá trình ấy, bạn phát hiện ra cái khía cạnh có vẻ như có ý nghĩa đặc biệt. Nó sẽ làm bạn nhớ đến những hình thể khác, nơi chốn khác, sự kiện khác. Rất có khả năng đó cũng sẽ là hình tượng bạn thấy kích thích nhất ở vật thể - thích hợp để cho cảm xúc và tư duy được làm tăng lên nhờ những tác nhân kích thích phong phú như vậy, thế nên bạn đã sẵn sàng phát triển khả năng này hoặc khả năng kia qua hành động vẽ. Vậy thì mời bạn hãy bắt tay vào ngày việc!
5. Vật thể được tìm thấy và sự lắp ghép:
Bài tập này không dính dáng gì tới vẽ. Bạn chỉ việc tuyển chọn rồi sắp xếp những vật thể khác nhau, cốt để xây dựng một hình tượng hỗn hợp từ chúng. Mặc dù đây là một thể nghiệm khá đơn giản trong việc phát triển các khả năng kết hợp những hình dạng vật thể với nhau bằng tưởng tượng, nó vẫn đòi hỏi bạn phải sử dụng những năng lực không chỉ thuộc về thị giác mà còn trong tư duy, qua việc lựa chọn các vật thể cũng như trong việc lắp ghép chúng.
Nghệ thuật lắp ghép đã trở nên hết sức phổ biến tong thế kỷ này, hoặc lắp ghép các mẩu và những mảnh của những chiếc xe hơi cũ nát rồi gọi đó là tác phẩm điêu khắc hoặc giống như Picasso, lắp ghép ghi đông và yên xe đạp với nhau để tạo ra một cái đầu bò mộng. Những lối trình bày như thế có thể trở thành thông minh hóm hỉnh và có tác dụng soi sáng (đầu bò mộng của Picasso khiến cho người ta thực sự nhận thấy hình thức tinh túy, đơn giản hóa của vật thể) hoặc có thể là các thao tác máy móc, nhạt nhẽo, chỉ là việc lắp ghép các mảnh rời với nhau. Còn hình thể hỗn hợp của bạn, khi hoàn thành, cần phải có khả năng khiến người quan sát nhận ra được, và không hoàn toàn trừu tượng hóa. Do đây là một bài tập rèn luyện, sẽ dần tới kết quả mang tính tưởng tượng thị giác hơn nếu giới hạn bởi điều kiện cần, nghĩa là bạn cứ giữ những biểu tượng có tính chất biểu hình như vậy. Hình 7-22 minh họa cho điều tôi muốn nói. Ở trường hợp này, họa sĩ thích khởi đầu với một cái mở nút chai, tiếp tục với dụng cụ kẹp hạt dẻ, ghép thêm một chiếc vỏ sò, và kết thúc mọi thứ bằng củ hành tây.
Hãy tìm quanh gian bếp để kiếm những hình dáng thích hợp. Ở đó bạn sẽ thấy một sự đa dạng đáng ngạc nhiên bao gồm không chỉ những vật dụng cơ khí máy móc mà còn cả các loại rau củ quả. Khởi đầu bằng một vật thể - một dụng cụ đánh trứng chẳng hạn - rồi từ đó lắp ghép dần dần thành một tập hợp hoàn chỉnh. Cố gắng thử tất cả các kiểu kết hợp, cho tới khi bạn có một thứ mà bạn cho là “sáng ý”: ngộ nghĩnh, gây ngạc nhiên, mới mẻ, có thể thú vị vì tỷ lệ của hình thể và nhịp điệu trong bản thân nó, và tính đồng nhất của những vật liệu có liên quan. Sau cùng, thay cho việc vẽ hãy chụp ảnh sự kết hợp nhóm này từ một vài góc độ khác nhau và sử dụng các cách xử lý chiếu sáng khác nhau. Nếu bạn thấy thích thú cái vật thể lắp ghép này, bạn có thể gắn vững chắc các bộ phận vào nhau rồi đặt vào một vị trí trưng bày - một bằng chứng về năng lực tri giác và sáng tạo của bạn!
Hình 7-22 - Ruth Carpenter. Đồ lắp ghép
>>> Cách nhìn trực tiếp và tiến triển
>>> Cách nhìn vật lý trong khi vẽ hình họa