Chuẩn tắc và tỷ lệ tạo tượng

Các chuẩn tắc tỷ lệ được nhắc đến trong bài này không chỉ đơn thuần dùng riêng cho việc tạc tượng, mà còn dùng để nói về việc vẽ họa tượng Phật nói chung (tranh vẽ Phật). Do đó trong từng đoạn kinh mới có sự phân biệt giữa họa tượng và ngẫu tượng (thai ngẫu), mặc dầu nguyên tắc, số đo thì là một. Riêng thai ngẫu tức là làm tượng tròn có khối, có không gian thì các tỷ lệ đều được cộng thêm vào nửa ngón. Trong các chỉ dẫn, phân tích các chi tiết từ mặt tượng, đến thân thể, chân tay, nếu đạc họa thì theo một lối, nếu là tượng đều được tính đến cả độ lồi lõm. Ngoài ra với họa tượng (tranh vẽ) người ta còn nhấn mạnh đến màu sắc, sắc thái của Phật tướng. Các phép tắc đó cũng có thể dùng để nhuận sắc của tượng Phật. Đối với các tượng Phật Việt Nam điều này ít được ứng dụng hơn.

1. Các chuẩn tắc:

- Bàn chân bằng vặn vững chãi.

- Gót chân đầy đặn.

- Mu bàn chân nổi cao đầy đặn.

- Bắp chân tròn như bắp chuối.

- Khi đứng hai tay dài quá gối.

Năm chuẩn tắc trên thường được dùng cho các tượng đứng như tượng Thích Ca và các tượng Quan Âm và Bồ tát đứng).

- Ngón tay thon dài, trước đầu ngón tay nhỏ và nhọn.

Chuẩn tắc này đặc biệt được chú ý khi tạo tượng Quan Âm, bởi theo quan niệm dân gian, đây là nhân vật nữ, nên các chạm tay khác với chạm tay của Phật A di đà to thô hơn. Kể cả bàn tay kết ấn Tam Muội đặt trong lòng đùi của Quan Âm thường rất thon nhỏ).

- Thân hình cao lớn và cân đối.

- Thân thể sáng chói như vàng thắm quanh mình hào quang chiếu ra một trượng.

- Hai vai tròn trịa cân phân.

- Trên đỉnh đầu có cục thịt nổi cao như hình búi tóc gọi là Nhục kế.

Chuẩn tắc này chủ yếu áp dụng với tượng Tam Thế, A di đà, Thích Ca Niêm Hoa.

Trong số 80 vẻ đẹp của Phật, người ta cũng phải chú ý đến các vẻ đẹp sau để khi tạc khắc tượng Phật được viên mãn:

- Đầu nở nang.

- Tóc xoăn đẹp có hình những chữ Thánh như chữ Vạn, chữ Kiết / Cát, chữ Đức.

- Mặt và trán đối nhau rất cân phân.

- Mắt rộng dài như cánh hoa sen.

- Cặp lông mày đều nhau cân phân.

- Cặp lông mày chân vào nhau.

- Mặt mũi thanh tịnh đầy đặn như vầng trăng tròn.

- Mũi cao, mũi không lộ.

- Dái tai rủ xuống.

- Hai gò má đầy đặn.

- Bụng thon.

- Không lộ bụng.

chuan tac 1

Bản vẽ tượng Phật Tam Thế chùa Thầy. TK 16

Với những vẻ đẹp được liệt kê ra trên đây có thể thấy pho tượng A di đà chùa Phật Tích đáp ứng được hầu hết các tiêu chuẩn. Các pho tượng khác có ít nhiều dung sai. Tuy nhiên đối với tượng Phật Việt Nam, việc tạo tác chân dung các vị Phật thường cốt đạt được thần thái chứ không nhất thiết là tuân thủ cứng nhắc các chuẩn mực. Đây là một nét đặc sắc riêng biệt. Yếu tố dung sai này cũng được đề cập đến các sách, nhằm giúp các nghệ nhân có thể phát huy sở trường của mình. Một trong những dung sai cho phép nữa trong các điêu khắc Phật giáo là việc tạc khắc trang phục của tượng, các nếp rủ, trang trí trên ngực áo nút thắt áo ở bụng, người thợ khắc phải dựa kinh nghiệm cũng như con mắt để có thể thêm bớt sao cho bức họa, pho tượng đẹp đẽ, thu hút.

2. Tỷ lệ tạo tượng:

Tỷ lệ trong tạo tác tượng Phật có thể xem là cốt tử trong việc phác họa tạo hình. Từ việc khảo sát, ta có thể thấy rằng các tỷ lệ được sử dụng trong các sách tạo tượng, chủ yếu là sử dụng đơn vị đo của dân gian. Các đơn vị đo như ngón, thốn, túc, cũng là tỷ lệ đo đạc trong thực hành châm cứu Đông Y, tuy có thêm rất nhiều các thuật ngữ mới, nhưng cơ bản cách đo là giống nhau. Có lẽ do vậy nên khi nói về ông tổ của nghề tạc tượng người ta lại nhắc đến việc tu sửa lại bức tượng châm cứu, như một sự chứng tỏ tay nghề cao của việc tạo tượng.

chuan tac 2

Bảng tỷ lệ tạo tượng trong Phật thuyết tạo tượng lượng đạc kinh

chuan tac 3

Bảng tỷ lệ tạo tượng sách diên quang tam muội tạo tượng kinh

chuan tac 4

Bản vẽ tượng Phật Tam Thế, chùa Ngọc Khám, Bắc Ninh TK 16

chuan tac 5

Điện Phật chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh

>>> Chất liệu và quy trình tạo tác tượng Phật

>>> Nguyên tắc và tạo hình tượng Phật (Phần 1)

>>> Các biểu tượng trong nghệ thuật

0976984729