Vẽ màu nước cổ trang từ thực vật tới cảnh vật
Ban đầu, vì yêu thích cây cỏ dù tới đâu tôi cũng bất giác đưa máy lên chụp dáng vẻ thú vị của chúng. Nếu thời gian cho phép, tôi thường lập tức khắc họa “chúng” trên trang giấy. Lòng hiếu kì thôi thúc tôi mua đủ thể loại về thực vật, vì nhờ hiểu thuộc tính của thực vật mà tôi có cái nhìn sơ bộ về “tính tình” của “chúng”. Việc quan sát hình dáng, kết cấu của mỗi bộ phận, tư thế của chúng trong giới tự nhiên có thể khiến tôi dần cảm nhận được nỗi bi thương, sầu khổ, hoặc sự phấn chấn, thư thái, mừng vui, thậm chí cả sự thân thiện, cao ngạo, cuốn hút và dũng cảm… của muôn loài cây cỏ.
Trong quá trình tập quan sát và rèn kỹ năng vẽ, thì hoạt động vẽ tả thực ngoài trời sẽ giúp ích cho ta rất nhiều. Thao tác này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về dáng vẻ, tư thế của đối tượng bạn muốn vẽ trong môi trường tự nhiên, cũng như trạng thái nguyên bản của chúng trong hệ sinh thái, thậm chí ta có thể tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tác trong đó. Nếu chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố như thời tiết… nên không thể ra ngoài vẽ cảnh thực, bạn vẫn có thể lựa chọn luyện tập vẽ tĩnh vật trong nhà. Quan sát tỉ mỉ kết cấu, màu sắc, đường vân và cảm nhận bằng xúc giác kết cấu của tĩnh vật trong cự ly gần, ta cần suy nghĩ xem làm thế nào để vận dụng kỹ năng để lột tả hết những nét đẹp đầy huyền bí đó. Con mắt quan sát linh hoạt kết hợp cùng trực giác nhạy bén sẽ khiến cả quá trình vẽ tả thực trở nên hoàn chỉnh và đa chiều. Nếu duy trì được thói quen ấy, chắc chắn khả năng biểu đạt của bạn qua ngôn ngữ hội họa sẽ được nâng lên một tầm cao mới.
Đặc điểm kết cấu bên ngoài của các loài hoa và lá khác nhau
Hình thái thực vật phổ biến
1. Quan sát thực vật trong đời sống:
Từ các tài luyện chuyên khảo và cuốn atlas thực vật học, ta có thể nắm được rất nhiều kiến thực liên quan đến tập tính, hình thái và phân loại giới thực vật. Nhưng trên thực tế, có lẽ việc trực tiếp quan sát, suy nghĩ, vẽ tả thực vạn vật ở trạng thái tự nhiên còn quan trọng hơn nhiều. Khi thực vật sinh sôi, nảy nở, đơm hoa kết trái… chúng thường chịu ảnh hưởng của môi trường khu vực cụ thể, bởi thế, việc luôn quan sát và so sánh giúp thu hoạc được nhiều điều thú vị. Khi quan sát trực diện, bạn có thể cảm nhận được những “xúc cảm” đầy sống động của “mẫu vật”, hoặc biết đâu nét độc đáo tự nhiên của muôn loài cỏ cây có thể khơi gợi dòng xúc cảm nào đó từng có trong ta, thắp lên cảm hứng sáng tạo từ trong sâu thẳm.
Hình dáng và màu sắc khiến gợi nhớ đến hoa sen, lúc nở rộ cánh hoa xòe ra bốn phía. Phiến lá rộng, xanh ươm. Đông tới, chồi non phủ đầy những sợi lông tơ màu xanh. Ho to, màu trong trẻo, đôi lúc phân cuống lẫn màu hồng.
Các loại thực vật trong giới tự nhiên thay đổi bốn mùa… theo cách thức sinh trưởng của riêng chúng. Qua mưa nắng, gió bão… hoa nở hữu tình, hoa rơi hữu ý. Cả hoa mới nở rộ lẫn hoa đã héo tàn đều mang đến những hơi thở rất riêng của đất trời.
2. Phương pháp tạo hình thực vật:
Hãy thử vẽ một loài cây mà bạn yêu thích
Sự sống của thực vật được biểu hiện qua hình thái, màu sắc và độ sáng. Trong tranh, sự sống ấy phụ thuộc vào sự hiểu biết của người họa sỹ về thế giới tự nhiên. Những ai không thể cảm nhận sức sống của thực vật và chưa bao giờ quan sát trạng thái thực vật hẳn không thể vẽ thực vật cho thật sinh động. Khả năng cảm nhận và thấu hiểu cần được đặt lên trước kỹ năng, vậy nên trước khi ngồi vẽ thỏa thuê, chúng ta hãy cùng làm quen với cây cỏ muôn hình vạn trạng, đủ mọi dáng vẻ ngoài kia nhé.
* Hoa oải hương: Loài hoa thơm tượng trưng cho tình yêu lãng mạng và sự đợi chờ.
Chuẩn bị bản phác thảo bằng bút chì, bắt đầu từ phiến lá nhìn rõ nhất, dùng bút nhẹ nhàng tô khuôn lá mềm mại của bông oải hương.
* Hoa cẩm chướng:
* Xanh cốm: Màu xanh, dù mạnh mẽ hay mềm mại, đều có sự thay đổi linh hoạt về độ đậm nhạt và gam lạnh, ấm. Trong các sắc xanh, xanh cốm luôn mang trong mình dáng vẻ “thiếu niên” trẻ trung, hoạt bát, đầy lòng hiếu kỳ.
* Yên chi: Dù chỉ tỏa hương sắc trong khoảnh khắc nhưng vẻ đẹp của yên chi vẫn đủ sắc làm xiêu lòng bất cứ ai.
Thứ đẹp nhất trên cây hoa yên chi chính là những cánh hoa tươi thắm, non nớt như gương mặt người thiếu nữ. Những lớp màu cần có độ mỏng vừa phải nhưng vẫn sắc nét để gợi được cảm giác mỏng manh của cánh hoa. Khi vẽ nụ hoa, nụ nào càng non thì màu càng đậm. Dùng nhánh cây màu nâu đỏ nối chùm bông lại, phần đông không gian trống sẽ dùng để vẽ lá.
Vẽ lá theo thứ tự từ chính đến phụ, chú ý sự thay đổi của màu sắc lá. Sau khi tô màu nền, dùng những màu cùng tông nhưng đậm hơn để khắc họa chi tiết, chuốt tỉ mỉ cánh hoa, nhụy hoa, lá và những chiếc gai nhỏ trên cành.
* Hoa cẩm quỳ: Những bông hoa nhỏ nhắn, tinh tế nở thành từng cụm, cánh hoa tròn trịa, dịu dàng, vô cùng đáng yêu.
Dùng màu xám lạnh xác định vị trí của cánh hoa, sau đó tô màu nền thật nhạt. Nhân lúc mặt giấy gần khô, dùng màu đỏ vẽ loang từ giữa ra ngoài để thể hiện màu sắc cánh hoa thay đổi dần. Khi tô màu đỏ, nếu giấy bị khô, có thể dùng một cây bút khác ngoài cây bút đỏ nhúng vào nước sạch để tô men theo viền màu đỏ. Sau khi vẽ bông hoa, dùng màu xanh vẽ lá cây xung quanh bông hoa. Hướng lá mọc khác nhau nên hình dáng lá cũng sẽ hơi thay đổi.
Vẽ nhành hoa nối bông hoa và lá lại, sau khi tranh khô, vẽ chi tiết đường gân lá và vân cánh hoa theo cách vẽ khô. Cuối cùng có thể dùng bột màu có độ phủ khá mạnh để vẽ nhụy hoa và tô rõ viền ngoài cánh hoa.
* Hoa Veronica Persica: Những bông hoa nhỏ nhắn mang sắc xanh biếc tươi trẻ đang tô điểm cho cụm lá xanh non, khơi gợi cảm giác bình yên, hạnh phúc.
Hoa Veronica mọc thành từng cụm, lá và hoa mọc xen lẫn nhau, hình dáng bông hoa đơn giản hơn phiến lá nhiều. Chúng ta bắt đầu vẽ bông hoa, bốn nét bút là có thể phác thảo hình dáng của một bông hoa, nhớ kịp thời điều chỉnh lượng ngậm mực ở đầu bút, vì vị trí hoa khác nhau, màu sắc cũng sẽ không giống nhau. Dùng màu xanh lam nhạt để vẽ những chiếc lá ở phía xa, rồi mới xử lý từng lớp lá để thể hiện cảm giác không gian cho bức tranh.
Dùng bút nhỏ vẽ cánh hoa và đường gân lá, sau đó dùng màu xanh da trời nhạt và màu xanh lá nhạt để vẽ bông hoa và lá ở phía sau, giúp bức tranh có chiều sâu.
* Tử vân anh: Loài hoa mang màu sắc và dáng vẻ ngọt ngào tượng trưng cho hạnh phúc dịu ngọt trong cuộc đời.
Lần lượt vẽ những bông hoa Tử Vân Anh khác, lúc vẽ chú ý kiểm soát tốt lượng ngậm mực và ngậm nước trong bút vẽ, cố gắng vẽ dứt khoát từng nét, màu sắc vẽ bằng đầu bút khá đậm, còn vẽ bằng cả phần lông bút thì khá nhẹ, để từ đó lột tả dược hiệu quả màu sắc cánh hoa chuyển từ đậm sang nhạt. Khi vẽ cánh hoa phải kiên trì, chú ý thể hiện trạng thái không gian của những cánh hoa chụm lại với nhau. Đồng thời, cố gắng không để bị loang màu giữa các cánh hoa. Do mặt ngoài cánh hoa Tử Vân Anh có màu sắc đậm hơn mặt trong, nên khi vẽ, cần chú ý thay đổi bút pháp, khi đặt bút nên vẽ phần màu đậm trên cánh hoa trước. Nếu phân tách màu sắc chưa đủ độ, có thể đợi sau khi màu khô mới vẽ thêm cánh hoa màu đậm vào.
Tô đậm bóng mờ giữa những phiến lá, phân biệt từng tầng, từng lớp cánh hoa, sau đó vẽ nhánh cây và những phiến lá màu xanh. Điểm thêm vài nhánh cây khác giữa những kẽ lá để nội dung bức tranh thêm phần phong phú và có cảm giác hoang dại.
* Cẩm tú cầu: Dọc con đường nhỏ đẫm sương rơi, hoa cẩm tú cầu khoe sắc e lệ, đùa cùng làn gió buông lơi.
Khi vẽ khóm cẩm tú cầu, thường bắt đầu từ bông gần nhất, rồi dần mở rộng ra xung quanh. Trước tiên, vẽ các chấm tròn nhỏ ngẫu hứng để phác ra những bông hoa nhỏ ở vòng trong của khóm cẩm tú cầu, sau đó mới vẽ tiếp các bông hoa lớn với đài hoa thật đẹp ở vòng ngoài. Sắc màu hòa quyện vào nhau một cách tự nhiên càng tôn thêm vẻ dày dặn của từng lớp cánh hoa. Để tạo nên sự đổi màu của những chiếc lá, có thể chuẩn bị trước hai cây bút nhúng sẵn mực đỏ và mực xanh, chỗ nào đổi màu thì tô nối màu lúc màu còn ướt để hai màu lan vào nhau một cách tự nhiên.
Dùng màu đỏ để vẽ nhành cây, những chiếc lá thật lớn len giữa các khóm hoa và cuối cùng là vẽ gân lá.
Tiếp tục tô điểm cho từng phiến lá và bông cẩm tú cầu ở phía xa, để bức tranh dần trở nên hoàn chỉnh, có độ xa gần tự nhiên. Đi sâu vào khắc họa chi tiế khóm hoa cẩm tú cầu, dùng bút dầu nhỏ vẽ những vết lốm đốm và đường vân trên cánh hoa, lưu ý chừa không gian để tạo độ dày của cánh hoa, dùng màu hồng, trắng có độ phủ mạnh chấm vừa phải vào phần nhụy hoa.
>>> Cách vẽ màu nước trong cổ trang
>>> Cách tạo hình trong vẽ cổ trang
>>> Kỹ thuật đổ bóng bằng màu nước