Đồ án hoa sen trên diềm bia
Đồ án hoa sen là đề tài xuyên suốt trong lịch sử tạo hình nghệ thuật dân tộc Việt. Hình tượng hoa sen xuất hiện trong tất cả các công trình từ kiến trúc, điêu khắc đến hội họa với những hình thái, đặc điểm khác nhau mang phong cách, tư tưởng riêng ở mỗi thời kỳ lịch sử. Qua việc khảo sát 11 văn bia tiến sĩ ở thời Lê sơ ở Văn Miếu thấy rằng hình tượng hoa sen xuất hiện trong 9 văn bia với nhiều dạng thức khác nhau. Thời kỳ Lê sơ, khi Nho giáo chiếm vị thế chính thống, Phật giáo ít nhiều bị hạn chế thì việc xuất hiện các chạm khắc đồ án trang trí hoa sen trên các diềm bia tiến sĩ thời Lê sơ ở Văn Miếu là một điều đặc biệt.
1. Vài nét về nghệ thuật trang trí văn bia:
Văn bia là loại hình văn bản trên đá dùng để chí và ký lại những sự việc cần ghi nhớ. Văn bia góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu niên đại và nghiên cứubcacs vấn đề, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng trong xã hội đương đại. Văn bia được phát hiện sớm nhất ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc đã có hình thức trên tự dưới minh (tức trên có tên bia, dưới có lời viết). Bia điển hình là "Đại Tùy Cửu Chân Quân Bảo An Đạo Tràng Chi Bi Văn". "Đại Tùy Cửu Chân Quân Bảo An Đạo Tràng Chi Bi Văn" ở Đông Sơn, Thanh Hóa có niên đại nhà Tùy năm 618 và bia "Thiên Uy Kính Tân Tạc Hài Phái Bi" dựng ở kênh Thiên Uy có niên đại nhà Đường năm 879. Từ thời Tùy Đường đến thời Lý kết cấu và dạng thức của văn bia đã đạt đến trình độ chuẩn mực về cả hình thức đến nội dung.
Bia tiêu biểu thời Lý hiện còn lại là những tấm bia chùa Sùng Nghiêm Diên Khánh (Thanh Hóa) , chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), chùa Linh Xứng (Thanh Hóa)...
Nội dung của bia chùa ghi chép về chùa còn tán tụng công lao, đức nghiệp của những vua chúa, quan lại có công từ bổ chùa. Bia đá còn có rất nhiều hình dạng như hình bát giác, bia hình chữ nhật, bia hình trụ...
Bia thời Lý thường có dạng thức hình chữ nhật với trán bia hình vòng cũng. Bố cục trang trí bia chia làm các phần gồm: trán bia, thân bia, chân bia và điềm bia. Trán bia có hình dạng vòng cung, đường điềm trán chạy xung quanh phần trung tâm tạo thành hình bán nguyệt, bên trong được chia làm 3 phần trang trí gồm: mặt trời hoặc ngọc báu đôi khi là chữ Phật ở giữa, hai bên là rồng và phượng chầu.
Diềm bia thời Lý thường chạy xung quanh toàn bộ bia. Phần thân bia có dạng hình chữ nhật được chia làm hai phần gồm phần tiêu đề, phần văn tự: Phần tiêu đề bia ở trên cùng nằm phân cách giữa trán bia và thân được nằm gọn trong hình chữ nhật kéo dài, thường khắc chữ Hán theo thể chữ chân phương, chữ triện và đôi khi là chữ thảo. Phía dưới tiêu đề bia là phần văn tự nằm chiếm trọn không gian giữa của văn bia. Nội dung văn bia thường mở đầu nói về triết học, lịch sử, tiếp theo nói về giá thế, tiểu sử của người được lập bia và công đức của họ, cuối cùng là kể về việc lập bia, ai góp công, ai là người viết bia. Chạy dọc theo thân bia và song song với phần văn tự và tiêu đề là đường Diềm thân bia. Bên trong trang trí họa tiết nửa lá đề hình rồng hoặc những đồ án hoa dây, tiêu biểu cho nghệ thuật trang trí thời Lý. Cuối cùng là phần chân bia chạy thường có dạng trang trí họa tiết mây núi hình sin được lặp lại nhiều lần.
Hoa sen trên bia Tiến sĩ
Hình thức trang trí văn bia này từ thời Lý dường như đã trở thành mẫu thức quý chuẩn cho các bia ở những giai đoạn tiếp theo. Tiếp thứ truyền thống, văn bia thời Lê sơ dường như vẫn giữ được dáng vẻ và kết cấu chung kể trên. Dưới thời Lê sơ, tư tưởng Nhớ giáo ảnh hưởng không chỉ trong chính trị mà còn tác động đến các lĩnh vực văn hoa xã hội. Nó chỉ phối cả những quan niệm về khuôn mẫu, quý chuẩn ở các công trình kiến trước, điêu khắc và trong các văn bia.
Bia Tiến sĩ thời Lê sơ ở Văn Miếu cũng không là ngoại lệ. Chúng thường có kích thước nhỏ hơn các bia Thánh đức thần công ở Lam Kinh. Nếu trên các văn bia ghi công trạng các vua và hoàng hậu ở Lam Kinh chủ yếu mang biểu tượng đại diện cho tầng lớp thống trị như rồng, phượng thì bia ở Văn Miếu hầu như chỉ là các dạng hoa văn. Điều này cho thấy thứ bậc rõ ràng trong quy tắc chạm khắc văn bia. Bên trong trang trí họa tiết nửa lá đề hình rồng hoặc những đồ án hoa dây, tiêu biểu cho nghệ thuật trang trí thời Lý. Cuối cùng là phần chân bia chạy thường có dạng trang trí họa tiết mây núi hình sin được lặp lại nhiều lần.
Bia giai đoạn này kích thước trung bình cao từ 150 cm đến 155 cm, rộng từ 100 cm đến 110 cm, dày từ 15 cm đến 18 cm (5). Mặc dầu kết cấu bố cục bia khá giống với truyền thống thời Lý nhưng trang trí thường đơn giản gồm: trán bia, thân bia và chân bia. Các hoa văn chủ yếu là hoa dây dọc theo các diềm bia. Và một điều đặc biệt đáng chú ý trong các hình tượng trang trí này là hoa sen - một biểu tượng Phật giáo xuất hiện trong thời đại Nho giáo toàn trị.
2. Hình tượng hoa sen trong văn bia Lê sơ ở Văn Miếu:
Trong 11 tấm bia Tiến sĩ thời Lê sơ ở Văn Miếu, mô típ hoa sen xuất hiện trên 9 bia (bia không có trang trí hoa sen là bia có số ký hiệu 1310, 1369). Ở các bia này, hoa sen thường được trang trí đối xứng nhau sống song chạy theo đường diềm bia xứng quanh bia và có khoảng từ 6 đến 8 bông hoa sen. Hoa sen xuất hiện ở phần đế bia, hai góc của đế bia là 2 bông hoa sen lớn lấy làm gốc vươn lên trên chạy dọc thân bia, rồi chạy ngang chân bia kết hợp với trang trí lá sen tạo cảm giác như một hồ sen. Các trang trí hoa sen đều theo bình đồ nhìn nghiêng có thể chia làm 3 dạng chính có biến thể dựa trên tạo hình cánh sen: Dạng 1: Hoa sen có dạng cánh búp gồm 3 biến thể: Biến thể 1: Bông sen được thể hiện ngang tầm mắt, cho thấy rõ từng lớp bên trong của hoa, lớp búp sen ở giữa tớ, cân đối, vút nhọn, hai bên có từ 6 đến 8 cánh thôn nhỏ đồng đều và xếp ngả dần ra phía ngoài. Biến thể 2: Hoa sen được nhìn chính điện, búp sen ở trung tâm được các cánh bảo bọc xung quanh bởi các lớp cánh xếp tỏa tớ nhỏ khác nhau và thể hiện rõ các lớp phía trên và lớp phía sau. Biến thể 3: Mô tả mặt cắt của hoa sen để lộ ra phần gương sen bên trong, các cánh hoa từ trên đài xếp tỏa sang hai bên và có từ 7 đến 11 cánh.
Dạng 1: Hoa sen có dạng cánh búp
Dạng 2: Hoa sen có dạng cánh nhọn cách điệu mây đao
Dạng 2: Hoa sen có dạng cánh nhọn cách điệu mây đao, có 2 biến thể. Biến thể 1: Hoa sen được thể hiện theo lối nhìn nghiêng thể hiện mặt cắt dọc của hoa nên lấy rõ từng lớp hoa, phía trung tâm là búp sen xếp kín được cách điệu hóa, thông thường có 8 cánh hoa tỏa ra xung quanh búp sen tạo thành bố cục hình quạt. Các cánh sen đều cuốn trôn ốc về phía cuống tạo nên biến thể như hình vân mây đao. Biến thể 2: Dạng này là sự kết hơp giữa biến thể 1 với dạng 1 kể trên. Hoa sen vẫn được thể hiện theo lối nhìn nghiêng. Trung tâm là phần búp sen được ôm lấy bởi những cánh hoa xếp kín đối xứng và cách điệu theo lối vân xoắn đao lửa, các cánh hoa một đầu vút lên sắc nhọn, một đầu xoáy trôn ốc về phía cuống hoa.
Từ những đặc điểm trên ta thấy được sự chuyển biến ở các đồ án hoa sen trong văn bia tiến sĩ thời Lê sơ được khai thác và phản ánh ở nhiều bố cục, góc độ khác nhau có sự kế thừa của motip này thời kỳ trước. Các đồ án ban đầu là đơn giản, sau càng chi tiết phức tap tạo dạng thức xoáy trôn về phía cuống hoa gần với hình dạng mây đao lửa. Các đồ án này cũng cho thấy cả tính hiện thực và cách điệu hóa.
Khảo sát về hoa sen từ thời Lý đến thời Lê sơ, có thể thấy, các đồ án hoa sen này có sự biến đổi và phát triển theo chiều hướng hoàn thiện về phong cách tạo hình và cách điệu.
Dạng thức thứ nhất cho thấy sự kế thừa của hoa văn thời Lý, nó được phát triển từ dạng thức hoa sen đỡ vật thiêng ở thành bậc chùa Bà Tấm và diềm bia chùa Long Đọi với phong cách gần gũi tả thật và hiện thực hơn. Kiểu thức này cũng xuất hiện nhiều ở di tích khác như diềm bia chùa Cao, bệ tượng chùa Cung Kiệm.
Hoa sen đá
So với dạng thức 1 thì dạng 2 cho thấy sự ảnh hưởng của văn hóa phong kiến phương Bắc bởi dạng thức hoa Bảo Tướng, có nguồn gốc từ Phật giáo Trung Quốc. Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Ts. Trần Hậu Yên Thế: “Hoa bảo tướng là loài hoa hư cấu từ hoa sen, hoa cúc và hoa mẫu đơn. Đây là loài hoa có nguồn gốc từ Phật giáo nhưng thể hiện sâu sắc ý niệm về sự dung hòa, tích hợp và vượt gộp các giá tri , cũng có thể gọi hoa này là biểu tượng ý vị cho tam giáo đồng nguyên (hoa sen đạo Phật, hoa cúc đạo Lão, hoa mẫu đơn đạo Nho)… Hoa Bảo Tiên về hình dáng cơ bản nhất là dạng thức hoa sen với những lớp cánh đối xứng đầy đặn và viên mãn. Đài hoa có lúc giống như đài hoa sen, lúc giống hoa cúc, lúc gần với mẫu đơn, lúc lại có hình thái cực đồ…”.
Cỏ và sen
Loại hoa này còn được xuất hiện với mẫu thức tương tự ở thành bậc Lam Kinh (Thanh Hóa) và thành bậc điện Kính Thiên (Hà Nội) dưới hình thức thể hiện theo lối nhìn nghiêng nên thấy rõ từng lớp hoa, trong cùng là búp hoa xếp kín được ôm lấy bởi các cánh sen tỏa đều sang hai bên. Các cánh sen đều có hình xoáy trôn ốc ở gần cuống theo lối xoắn mây lửa với lối cách điệu cao. Việc xuất hiện ở các dạng thức đồng dạng cho thấy hệ tư tưởng Phật giáo Lê sơ, với tinh thần từ bi, bao dung sự dung hòa giữa Nho Phật giáo làm nên một hình tượng hoa sen vượt ra khỏi biểu tượng của đạo Phật để hình thành và phản ánh tư tưởng thời Lê sơ thời bấy giờ.
3. Ý nghĩa của hình tượng hoa sen trên trang trí văn bia Lê sơ ở Văn Miếu:
Hoa sen là loài hoa được dùng với ý nghĩa thiêng liêng của các tôn giáo. Ở Ấn Độ, hoa sen tượng trưng cho quyền lực sáng tạo trong thiên nhiên, tức là tinh thần và vật chất. Đối với Ai Cập, hoa sen là biểu tượng của thần Orisis và thần Horus.
Hoa sen là một trong tám biểu tượng cát tường của Phật giáo, biểu thị sự thuần khiết tâm linh. Tín đồ Phật giáo tin rằng, cũng giống như hoa sen vươn lên từ chiều sâu của những ao hồ bùn lầy để nở ra những đóa hoa vô nhiễm trên mặt nước, tâm hồn của con người có thể phát triển Phật tính và vượt qua mọi sân si để biểu thị bản chất thuần nhiên thanh khiết.
Hình tượng hoa sen được Phật giáo dùng rất nhiều trong các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa để thể hiện những triết lý, phẩm chất của con người, mang ý nghĩa thanh cao, mạnh mẽ. Ở Việt Nam, đạo Phật du nhập rất sớm. Từ thời Lý, hoa sen trong nghệ thuật trang trí đã sử dụng trên hầu khắp các tác phẩm từ kiến trúc, điêu khắc đến sản phẩm nghệ thuật ứng dụng. Hoa sen trong mỹ thuật Lý được ứng dụng trang trí cách điệu trên các bệ tượng Phật, chân tảng ở các chùa, các thành bậc cung điện, được mô phỏng bằng kiến trúc đồ sộ như chùa Một Cột…
Thời Lê sơ, tuy Nho giáo chiếm vai trò chủ đạo, đạo Phật bị hạn chế nhưng sự xuất hiện của hình tượng hoa sen trên các diềm bia Lê sơ vẫn cho thấy vai trò của Phật giáo vẫn tồn tại như một tâm thức trong xã hội Lê sơ bấy giờ. Nếu như trang trí trong văn bia Vĩnh Lăng hình tượng rồng phượng mang ý nghĩa cho quyền lực, vua chúa thì hình tượng hoa sen trnag trí trong văn bia Văn Miếu vừa bao hàm cho biểu tượng nhân tài đất nước vừa mang yếu tố của Phật giáo.
Thời Lê sơ, nghệ nhân không chỉ chú trọng đến việc thể hiện thủ pháp chạm khắc những nét chạm chìm mảnh để tạo hoa văn trang trí ở trán và diềm bia tạo nên hiệu quả sinh động phô diễn vẻ đẹp bên ngoài mà còn thể hiện cái đẹp nhân sinh, có thể chất, có tâm hồn qua hình tượng hoa sen.
Với các đồ án hoa sen được sử dụng trong Văn Miếu theo nhiều dạng thức khác nhau, có sự kế thừa và biến hóa trong lịch sử đã cho thấy điều cốt lõi của văn hóa Việt là sự dung hòa. Tuy bị ảnh hưởng đạo Nho từ phong kiến phương Bắc nhưng Nho giáo Việt Nam vẫn có sự chọn lọc, giữ lại cho mình nét truyền thống riêng. Thời kỳ này Nho giáo chiếm lĩnh cả về chính trị và văn hóa, triều đình Lê sơ vẫn mở những kỳ thi về Tam giáo để tuyển chọn nhân tài, có thể thấy tinh thần cởi mở, hòa hợp. Tư tưởng Phật giáo dẫu trên hình thức là bị hạn chế, nhưng đã thấm nhuần vào đời sống trong văn hóa Việt tạo nên sự dung hòa hợp nhất trong tam giáo. Hình tượng hoa sen thể hiện ra trên các diềm bia Tiến sĩ thời Lê sơ lưu giữ ở Văn Miếu là một minh chứng cho điều đó. Phật giáo và hình tượng hoa sen đã làm nên hồn cốt cho văn hóa Việt không chỉ giai đoạn này mà còn lưu giữ mãi cho muôn đời sau.
- Theo Lê Hoa -
>>> Hình tượng hoa sen trong mỹ thuật Cung đình Huế
>>> Hình tượng tiên cưỡi rồng trong mỹ thuật Việt
>>> Đề tài hình tượng trong hội họa