Bài tập – Dựng hình các khối đặc và rỗng

Những đường nét liền mạch “dò tìm” các hình khối đặc hoặc rỗng đòi hỏi sự vận động phóng khoáng, không gò bó. Cần phải cử động toàn bộ cánh tay chứ không phải chỉ cổ tay hoặc ngón tay, và nên triển khai có nhịp điệu trong khi vẽ. Nhưng hình vẽ đầu tiên của bạn có thể trông hơi xộc xệch trong khi bạn cố gắng đạt được sự chuyển động liền mạch của một nét trôi chảy thoải mái này, nhưng đừng lo lắng về điều này. Cuối cùng thì bạn cũng sẽ tự thấy mình vẽ được một cách chặt chẽ hơn mà không đánh mất nhịp điệu và sự liền mạch của đường nét.

1. Cách vẽ thoải mái những hình khối bầu dục:

Về cơ bản, đây là một bài làm quen, để cánh tay của bạn cử động theo một nhịp điệu vẽ liên tục. Những khối có hình bầu dục (elip) cần nét vẽ di chuyển không ngừng – một nét di chuyển vòng quanh khắp nơi không có điểm dừng – không như những hình thể góc cạnh cần có những thay đổi đột ngột về hướng và nhịp điệu.

dac rong 1

Hình 3-49: Betty Peebles. Phác thảo: Các khối ôvan

Sử dụng một bút bi hoặc bút dạ nét mảnh, bắt đầu ở bất cứ đâu trên mặt giấy và đặt liền kề nhau một loạt các hình khối có hình giống quả bóng bay. Hãy để cho cánh tay của bạn cử động hoàn toàn thoải mái và tự nhiên khi miêu tả những hình bầu dục này; vận dụng chuyển động vòng tròn, theo trí tưởng tượng, mô tả một hình khối đặc bằng cách đi nét xung quanh toàn bộ hình thể. Để cho hình bầu dục này nhập vào trong hình bầu dục khác tạo thành một kiểu trình bày hỗn hợp như bạn thấy ở H3-49 – không theo bất cứ một kiểu dáng dự kiến nào, mà cứ để nhịp điệu vận động tự do theo đà của nó, để rồi tạo nên những khối bầu dục mới – đừng ngập ngừng dừng lại ở bất kỳ chỗ nào, và chớ nhấc bút lên khỏi mặt giấy.

Bài học quan trọng rút ra từ bài tập ngắn gọn này sẽ càng được khẳng định qua việc nghiên cứu H3-49 đó là: thay vì chỉ đưa ra đường bao của một hình bầu dục, nét vẽ của bạn đã định hình nên sự mở rộng của mảng khối của nó theo đường cong. Thay vì chỉ vạch ra đường gờ rõ ràng của một hình khối bầu dục bằng nét, một kiểu phác họa tạo hình thông thường, nét định hướng bề mặt chuyển động liên tục của bạn đã nắm bắt được sự lan ra của mảng khối xuất phát từ trung tâm và vì vậy, truyền đạt được cảm giác về độ phồng / nặng, khắc phục được tính chất phẳng vốn có trong các hình vẽ chỉ bằng những đường viền.

2. Cách vẽ khách quan những hình khối đặc:

Đến lúc này, bạn sẽ tiến hành bài luyện với một vật thể tự nhiên có hình khối đặc, sử dụng kỹ thuật vẽ vừa mới luyện tập. Hãy kiếm một khối đá hoặc hòn cuội nhỏ có mảng khối rõ ràng – cụ thể là, có tính chất ba chiều bộc lộ dưới dạng các bề mặt nhô ra hoặc thụt vào, uốn cong hoặc góc cạnh. Sử dụng bất cứ dụng cụ vẽ nào đã giới thiệu, song nên nhớ rằng, không được khởi đầu bằng một đường viền. Thay vào đó, chú ý tới sự lan ra của bề mặt vật thể từ khu vực trung tâm, rồi đưa ra một loạt nét có hướng mô tả trung thực dòng lưu thông ấy. Tiếp tục bằng cách vẽ khắp nơi, cả sang trái lẫn qua phải, với nét vẽ thật khoáng hoạt, càng liền mạch càng tốt; hãy nhớ rằng nhịp điệu vẽ của bạn không còn đều đều như khi bạn thực hiện bài vẽ các hình bầu dục trước đó, bởi vì bạn sẽ bám sát những đặc điểm bề mặt thay đổi trong mẫu vẽ khi bạn tiến hành từ trung tâm. Đây là phần khó nhất của bài tập: liên kết sự dịch chuyển của một bề mặt với sự dịch chuyển của bề mặt kế bên, đến mức bất cứ sự chuyển biến nào thuộc góc cạnh hoặc uốn cong cũng được nét vẽ của bạn thực hiện một cách thuyết phục trong khi “dò tìm” các diện khác nhau của khối đá.

Đến đây, chắc bạn đã có một hình vẽ phần nào giống như ở H3-50 hoặc nếu mẫu vật của bạn vuông thành sắc cạnh hơn, thì trông sẽ gióng như H3-51 (Lưu ý rằng lớp màu nước ghi xám được quét vào bài vẽ ở H3-50 không nhằm tạo ra độ sáng và tối cho hình vẽ, mà chỉ là một cách “nhuộm màu” toàn bộ bài vẽ. Sắc độ sáng và tối có xuất hiện cũng chỉ là do ngẫu nhiên).

Khi nghiên cứu những hình vẽ này, điều quan trọng là bạn phải thấy rõ: đường bao hoặc đường gờ của các hình dạng đã hình thành nhờ sự di chuyển cùng nhau của các nét định hướng bề mặt khi bắt đầu đi vòng và khuất sang mặt bên kia của hòn đá. Hệ quả là, đường gờ của hình vẽ không phải là một nét vẽ cứng nhắc khiến cho hình thể trên mặt giấy bị phẳng đi, mà chỉ là nơi bề mặt của khối đặc hoàn toàn biến mất khỏi mắt ta. Bản chất mảng khối của vật thể do đó được thể hiện một cách đáng tin hơn.

dac rong 2

H3-50

3. Bổ sung vào đường nét các sắc thái định hướng bề mặt liền mạch:

Chúng ta đã thấy các đường nét bám theo những đường “mức” của bề mặt một cách sát sao, truyền đạt được bản chất đặc chắc của một vật thể như thế nào. Tuy nhiên, để có được sự cảm nhận đầy đủ về mảng khối, những hình vẽ bằng nét cần phải được bổ sung bằng cách thêm vào các khoảng sáng và bóng tối.

Đặt khối đá của bạn vào vị trí có ánh sáng chiếu trực tiếp vào nó từ một phía, sau đó quan sát kỹ xem các mảng sáng và tối phân bố như thế nào. Dùng bút sắt hoặc bút chì “dò tìm” các hình thức vận động của bề mặt dựa trên đường nét định hướng. Sau khi hoàn thành, bạn thêm vào đó các sắc độ khác nhau. Hãy chừa lại phần giấy trắng, nếu bạn muốn có sắc độ tương ứng với chỗ có khoảng sáng mạnh nhất; sau đó, bạn bổ sung dẫn các sắc thái ghi xám vào ở những khoảng trung gian trước khi bạn tăng dần các sắc đen thẫm hơn. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách vẽ đầy thêm, xen vào các nét đang có bằng các nét khác nữa; di chuyển theo cùng một hướng cho đến khi nào bạn thấy sắc độ cảu diện đạt tới mức độ ghi hay thẫm đúng như ý của mình – càng ít nét, độ đậm của bóng tối càng kém; càng nhiều nét, bóng tối càng tối hơn. Theo cách này, bạn có thể tiến hành bắt đầu từ độ trắng nguyên bản của tờ giấy vẽ tiến dần tới độ đen thẫm trong một diện bao gồm vô số nét.

Hình 3-52 là một ví dụ sử dụng bút sắt vẽ phủ kín hình thể theo cách này: các đường nét không chỉ định dạng sự lan tỏa hình khối của mảng khối mà còn tạo ra các diện sáng và tối trên giấy vẽ tùy theo tính chất dày đặc của chúng. Nếu bạn đang vẽ bằng bút chì, bạn có thể đạt được các kết quả tương tự. Ở H3-53, những khối nổi gồ của khúc gỗ này được định hình và làm sáng lên, bám theo như những bề mặt lồi ra lõm vào và những cái hốc sâu hơn.

dac rong 3

H3-51

Tất nhiên, để đạt được mức độ đánh bóng tương tự, bạn có thể sử dụng bút lông với những lớp mực màu sáng hoặc tối hay là sơn. Trên thực tế, bạn có thể tạo ra những hiệu quả như vậy nếu bạn quét các sắc thái thay đổi lên trên các nét định hướng bề mặt đang có sẵn, như ở hình 3-54.

dac rong 4

H3-52: Betty Peels. Các hình khối

Ngoài ra, nếu bạn không muốn sử dụng các nét vẽ như thế, bạn có thể dùng bút lông với mực màu để tạo ra các sắc độ - cho dù tính chất ba chiều được nhấn mạnh thêm nhờ nét vẽ liên tục mô tả bề mặt có thể bị mất đi. Ở H3-55, bạn sẽ nhận thấy kết quả của một lối vẽ rất tinh tế. Vẽ bằng một bút lông khô và day khô đều nhau bằng màu nước tempera, người vẽ đã làm nổi mảng khối của khối đá theo cách hiệu quả nhất, thậm chí tới mức bộc lộ được lằn gợi nhẹ của các bề mặt thấp phía dưới. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý: độ trắng của giấy trong hình vẽ này đã được họa sỹ tận dụng để tạo ra những sự nổi sáng ở những chỗ cần thiết.

dac rong 5

H3-53

dac rong 6

H3-54

4. Luyện vẽ các hốc lỗ và chỗ lồi:

Phần này là bài tập vẽ các phác họa ngẫu hứng, tùy tiện; mỗi hình đều thể nghiệm lối vẽ sử dụng đường nét liên tục định hướng bề mặt với các sắc độ thích hợp. Mục tiêu là phải tạo ra được những vị trí nhô lồi ra hoặc thụt sâu thành hốc lỗ so với bề mặt tờ giấy vẽ. Hãy quan sát kỹ H3-56, bút sắt, bút chì và chì than đã được sử dụng để vẽ cả những nét xoay vòng lẫn sắc thái xoay vòng; những chỗ nổi sáng mạnh nhất là do phần giấy trắng (hoặc nền) được để chừa lại, không có nét bút nào đụng chạm đến. Để ý xem về mặt tạo hình, các hình thể của những khối đặc ba chiều nhô ra và những hốc rỗng thụt vào được mô tả ra sao: có hình thành vách nổi, có hình thành vách lõm xuống; dường như các nét vẽ đã “ren” nên những hình khối lồi hay hốc lõm đó.

dac rong 7

H3-55

dac rong 8

H3-56

Trong lúc bạn vẽ thể nghiệm một cách thoải mái và hoàn toàn ngẫu hứng theo cảm tính như thế, cần cố gắng khai thác thêm những đặc tính đường nét và sắc thái này. Bạn phải chủ động chừa lại những chỗ nổi sáng trên mặt giấy hoặc những vị trí cần đánh bóng để gia tăng ảo giác nhô ra hay thụt vào. Luyện tập theo cách này, bạn sẽ củng cố thêm cho luận điểm rằng một cấu trúc tạo hình có thể miêu tả mảng khối, và có thể định hình được không chỉ những khối đặc mà khi cần còn định hình được cho cả các khối rỗng nếu chúng cùng xuất hiện.

5. Biến đổi hình phẳng thành những hình khối đặc và rỗng:

Một trong những điều thú vị nhất khi vẽ là chúng ta được chứng kiến sự hình thành và phát triển của tác phẩm dưới bàn tay của chính mình – một quá trình đòi hỏi sự “thêm dần các chi tiết” vào những dấu vết tạo hình ban đầu cho tới khi hình vẽ định hình với tất cả các chi tiết mang đậm dấu ấn thẩm mỹ của người vẽ. Sau đây, chúng ta sẽ làm bài tự luyện và các bạn sẽ tự mình kiểm chứng điều thú vị nói trên.

Trước hết, bạn hãy thực hiện một sơ đồ hai chiều, phẳng. Tốt nhất bạn nên dùng bút sắt hay bút chì, di chuyển nuets bút quanh co hoặc nguệch ngoạc, qua đó, tạo ra năm hoặc sáu hình thù tự do nhưng hoàn chỉnh – nghĩa là, các đường nét tự bản thân chúng liên kết với nhau để tạo nên những hình phác họa khép kín trọn vẹn. Bạn cứ vẽ những hình nguệch ngoạc sao cho thật phóng khoáng, có khuynh hướng phồng ra: những hình thể có các mảng miếng thoáng rộng, tách bạch 0 thay vì khít khao và chật hẹp. Hãy hình dung bạn đang vẽ theo lối phi vật thể nhằm tìm tòi ý tưởng cho những khối điêu khắc – kết hợp các bề mặt và khoảng rỗng cho phù hợp với sự phát triển của những khối “tượng tròn”; các hình vẽ của bạn không được chật chội hoặc quá cầu kỳ, tủn mủn.

dac rong

H3-57: Betty Peebles. Tiến triển tạo hình của các hình khối – Mảng khối và Khối rỗng. 1972

Hình 3-57 là một số thí dụ xuất sắc về cách vẽ tự do, phóng khoáng như đã nói ở trên. Ngoài ra, để ý xem những mẫu vẽ phẳng, hai chiều bằng đường nét lúc ban đầu đã biến đổi thành các mảng khối ba chiều ra sao. Hãy thử vẽ theo những hình phác họa của họa sỹ Betty Peebles, rồi lựa ra hai trong số những hình vẽ đầu tiên của bạn để phát triển tiếp; sau đó tiến hành “làm tròn” những bộ phận khác nhau của chúng; và quyết định xem các mảng khối của chúng sẽ hiện hình ra sao, rồi các diện tích phồng căng mới hình thành đó sẽ phát triển về hướng nào. Đồng thời, bạn cần để ý tới các hốc lỗ - gợi sự hút sâu vào, ngược hẳn với những phần nhô ra thành khối đặc ba chiều rõ rệt. Bạn nên lưu ý xem trong H3-57 nghệ sỹ đã vận dụng các nét và sắc thái định hướng bề mặt như thế nào để tạo ra được hình ảnh một mẫu vật điêu khắc có xu hướng trương nở ra; còn những chỗ sáng va tối thu hút cái nhìn đi vào bên trên và bên dưới diện tích nở phồng ra sao để xem lại cảm giác về một hình khối to lớn, và những hốc lỗ hoặc khối rỗng có độ xuyên sâu vào khối điêu khắc đó như thế nào.

Trong khi vẽ, bên trên và bên trong những hình thù ban đầu và tương đối không thực của mình, cái nhìn của bạn phải bắt đầu thấy rõ các khả năng có thể biến đổi. Có lẽ, quan trọng hơn, giờ đây bạn đang có cơ hội thực sự để đạt được vài bước tiến bộ trong tư duy, rồi vạch ra những cấu trúc ba chiều mới mẻ và độc đáo. Bạn phải phát triển trí tưởng tượng ngay cả với những gợi ý thị giác đơn giản nhất. Ở đây có một thách thức thực sự để hành động “nhanh và có hiệu quả” trong việc áp dụng các kỹ thuật tạo hình mà chúng ta đã biết: nhằm thể nghiệm say mê và thử thách khả năng của các nét và các sắc thái định hướng bề mặt trong việc biến đổi hình phẳng thành hình khối ba chiều.

6. Cấu trúc nên những hình khối đặc và rỗng – vật thể trong tự nhiên:

Sau cùng, chúng ta hãy sử dụng các hệ thống tạo hình này một cách tự do và tự tin nhằm thực hiện một hình vẽ thực sự lớn – trong đó cảm giác mảng khối sẽ tăng lên qua việc diễn tả sự phồng ra và sự trôi chảy của bề mặt và mô tả các hốc lỗ xuyên sâu vào bề mặt, thể hiện mức độ lõm vào của các hốc này trên khối vật chất.

Trước tiên hãy quan sát xung quanh để tìm ra một vật thể độc đáo và gợi hứng thú. Khối củi rều, những bộ rễ cây xương xẩu và xoắn vặn, những phần biến dạng đến kỳ lạ của những thân cây đã chết, các cấu tạo xương cốt, cấu tạo vỏ (sò, ốc, quả cây) – đặc điểm của những vật thể này sẽ thử thách khả năng vẽ khéo léo của bạn. Bạn nên bỏ ra một hoặc hai ngày để tìm kiếm các vật thể này. Bạn đừng nghĩ chắc là mình có thể tìm ra ngay được một dáng vẻ hâp dẫn nào đó chỉ trong vòng 5 phút – một thứ gì đó cũng gây kích thích chẳng hạn như hộp sọ của con chim biển ở H3-58 hoặc như khúc thân cây bị mục rữa ở H3-59.

Khi đã có mẫu vẽ rồi, bạn hãy quyết định xem mình sẽ dùng dụng cụ và chất liệu nào hoặc kết hợp các dụng cụ và chất liệu nào với nhau để có thể cho phép mô tả rõ nhất đặc điểm hình khối vật mẫu. Đến lúc này, chắc hẳn bạn đã biết rõ những sở thích của mình, và vì vậy, sẽ có thể lựa chọn được các họa cụ phù hợp nhất cho công việc của mình.

Bạn nên thực hiện bài luyện này thật thoải mái và tận hưởng những giờ phtus được vẽ. Hãy sử dụng toàn bộ kiến thức bạn đã nắm được về cách cấu trúc tạo hình mảng khối: lối đi đường nét và thể hiện sắc thái để mô tả được những “thăng trầm và “lắt léo” khi bề mặt vận động. Cần để cho đường nét tuôn ra, những chỗ gồ nổi sáng lóe lên, còn các hốc lỗ và những chỗ thụt vào trở nên những khoảng tối thẫm có khả năng cộng hưởng âm thanh. Hãy lấy cảm hứng từ hình vẽ ở H3-60 mô tả một khúc gỗ rất có sức cuốn hút. Bài vẽ này hầu hết đã được hoàn thành bằng một ngòi bút lông chồn, nét đơn, dẹt, độ rộng khoảng 6 li, sử dụng mực nho tương đối ráo, và vì vậy, tạo thành các chuỗi nét đứt đoạn, như bạn thấy, rất có hiệu quả trong việc phác họa ra hình dạng bề mặt. Những bóng tối đen đặc tương phản với các khoảng sáng nổi gờ. Người vẽ cũng đã sử dụng cả bút bi và bút dạ đen để làm tăng thêm sự hòa hợp của các nét vẽ và sắc thái – cốt nhấn mạnh và làm sáng tỏ những phần phức tạp hơn của hình thể.

dac rong 10

H3-58

dac rong 11

H3-59: John Albaugh. Gỗ lũa

dac rong 12

H3-60

dac rong 13

H3-61. Henry Moore. Xương sọ voi, 1968. Khắc đồng

dac rong 14

H3-62. Norman McClaren. Căng, 1971. Màn tơ

>>> Cấu trúc của khối đặc và khối rỗng

>>> Bài tập thực hành về điêu khắc

>>> Chép phù điêu (đắp nổi) trong điêu khắc

0976984729