Phân tích tác phẩm nghệ thuật (Phần 2)

2. Cái gì tạo nên tác phẩm?

Câu hỏi “Những yếu tố nào tạo nên tác phẩm?” và “bên trong của mỗi yếu tố đó là gì?” chính là những vấn đề có liên quan. Điều chắc chắn rằng nếu không có các nghệ sỹ tạo hình, nghệ sỹ mỹ thuật ứng dụng, các kiến trúc sư, các nhà thiết kế với vai trò chủ thể sáng tạo (là bà mẹ) thì không bao giờ có tác phẩm nghệ thuật hay sản phẩm mang tính nghệ thuật.

Tác phẩm nghệ thuật là con đẻ của chủ thể sáng tạo. Nó phản ánh những ước mơ, tài năng của mẹ nó: tác giả. Cho nên người ta gọi “tranh là người”. Trên thực tế thì có rất nhiều động cơ thôi thúc người nghệ sỹ nghiên cứu, thực hành sáng tạo, tạo nên tác phẩm. Những động tác này có khi xuất phát từ bên ngoài hoặc bên trong chủ thể sáng tạo. Những động cơ ấy có khi là tình cảm, là tâm linh, là thái độ sống, là khát vọng cống hiến để vươn tới cái Đẹp. Nói chung tác phẩm thể hiện sự tồn tại của nghệ sỹ với tất cả mọi ý nghĩa của nó. Cho nên chúng ta phải phân tích trên bốn mặt:

a. Nội dung và hình thức: Thông thường ai cũng bảo rằng trong tác phẩm luôn có hai yếu tố: nội dung và hình thức.

b. Người nghệ sỹ với ý thức sáng tạo: Nhưng còn có một yếu tố nữa giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Đó là tài năng, cách nhìn, thị hiếu thẩm mỹ, kinh nghiệm sáng tạo của nghệ sỹ. Không có điều này thì cho dù nội dung có gắn kết với hình thức thì cái gọi là tác phẩm sẽ không thuyết phục được ai. Có khi không thể gọi là tác phẩm nữa là khác

c. Nguyên lý thị giác được coi là kim chỉ nam cho tư duy, thực hành bố cục: Xét về góc độ hình thức thì tác phẩm nghệ thuật được coi là một chỉnh thể, một sự hợp nhất, là sự hòa hợp của tất cả các yếu tố nội dung và hình thức vốn có sự xung hợp. Đặc biệt là toàn bộ những yếu tố có liên quan đến phạm trù hình thức cùng giải pháp bố cục, giải pháp tạo hình và diễn tả.

Chính vì vậy mà vai trò của nguyên lý thị giác giữ vai trò chủ đạo cho tất cả các giải pháp hình thức mà người nghệ sỹ phải vận dụng trong khi nghiên cứu giải pháp bố cục để tạo nên “đứa con tinh thần” của mình. Nguyên lý đầu tiên của hệ thống tám nguyên lý thị giác là “Nguyên lý về sự hợp nhất trong đa dạng. Vai trò của người nghệ sỹ là phải thiết lập hệ thống tổ chức, phối hợp những yếu tố hình thức vốn đa dạng, khác nhau để có thể tạo thành một thể hợp nhất toàn vẹn, hoàn hảo: một chỉnh thể. Câu nói cực kỳ đơn giản nhưng hàm chứa ý nghĩa vô cùng sâu xa. Nếu nói rõ hơn thì tác phẩm là một phối hợp tất cả những yếu tố khác nhau theo một trật tự nào đó của lý trí và cảm xúc riêng của mỗi nghệ sỹ để làm sao diễn đạt cho được nội dung, ý tưởng, chủ đề một cách thật sáng tạo độc đáo và đẹp mắt. Ở đó thể hiện sự hòa hợp từ tổng thể cho tới chi tiết. Việc thực hiện nguyên lý này tùy thuộc vào khả năng nhận thức và thực hành của mỗi nghệ sỹ. Điều chắc chắn là những người không kinh qua trường lớp, khổ luyện trong sáng tạo nghệ thuật thì khó mà hiểu thấu hết ý nghĩa của nguyên lý này.

d. Bằng mọi cách phải tạo cho được sự hòa hợp chung: Nếu tất cả mọi thứ đều giống nhau thì đâu cần gì sự tồn tại của từ ngữ “hòa hợp”. Cái khó là giữ cho được sự khác biệt ở mức độ hợp lý và phối hợp chúng lại thành một chỉnh thể. Đây là yêu cầu tối quan trọng trong các giải pháp bố cục. Ngay sau đây chúng ta xem xét cách phân tích bố cục của tác phẩm nghệ thuật, từ bố cục theo mảng, theo các đường nét tổ chức, các sơ đồ bố cục từ truyền thống đến hiện đại, từ chuẩn mực cho đến phá cách, trước khi đi vào phần định nghĩa bố cục là gì cho đến các quy luật, nguyên lý thị giác chỉ đạo cho thực hành bố cục.

Phân tích bố cục tác phẩm:

bo cuc 1

“Grande Odalisque” của họa sỹ Jean Auguste Dominique Ingres

bo cuc 2

Tranh trang trí Ai Cập

bo cuc 3

Minh họa về đường dẫn mắt hay hướng thị giác:

bo cuc 4

“Đàn gà chạy” – Bút chì trên giấy của Yuttana Paigapat

bo cuc 5

“Đơm lờ trên bãi biển Tuần Châu” – 2005 – Sơn mài của Lê Văn Hải

bo cuc 6

“Một ngày mới” – Sơn dầu của họa sỹ Viết Lực
Các dãy cá được bố trí thành nét xiên dẫn mắt đến nhóm người và trọng tâm bức tranh

bo cuc 7

“Dấu ấn một thời gian” – Sơn dầu của Nguyễn Thái Thăng

bo cuc 8

“Không đề” – 2012 – 1.00 x 1.55 m – Sơn dầu của họa sỹ Đỗ Hoàng Tường
Bố cục phá cách = Nhóm chính trọng tâm bị đẩy ra bìa tranh (ra khỏi khu vực tập trung – cái ác đang đẩy con người ra khỏi đời sống).

Bố cục phá cách về sự diễn tả tính động: (Trong tranh này tác giả còn rải màu đỏ theo hình tam giác từ khu vực động sang tĩnh)

bo cuc 9

“Một nữa” – Sơn dầu của họa sỹ Hứa Thanh Bình

Đường nét tổ chức và đường lượn trong tranh:

bo cuc 10

“Âm vang” – 120 x 240 cm – Tổng hợp của họa sỹ Uyên Huy

Đường nét tổ chức trong tranh:

bo cuc 11

“Qua Crusader để vào thành Constantinople” – 1204. Sơn dầu của họa sỹ Eugène Declacroix

Đường lượn và hướng nhìn của các nhân vật trong tranh:

bo cuc 12

“Bắt cóc các con gái củaLeucippus” – 1618 của họa sỹ Peter Paul Rubens

Đường nét tổ chức trong poster:

bo cuc 13

Cách tổ chức bố cục trong phù điêu:

bo cuc 14

“Mái nhà trẻ thơ” – Phù điêu nổi cao của Trần Đình Thắng

bo cuc 15

“Bạch Đằng Giang” – Phù điêu nổi thấp của Phạm Hiếu Thảo

bo cuc 16

Khái niệm về sự phân chia khu vực tĩnh và động trong nghệ thuật điêu khắc:

bo cuc 17

“Asean hòa bình hợp tác và phát triển” – tượng của nhà điêu khắc Nguyễn Thành Thi

Tính chất tĩnh hay động của tác phẩm điêu khắc:

bo cuc 18

Tác phẩm “Bài hát” – của nhà điêu khắc Nga Mikhail Baburin 1957

bo cuc 19

“Tượng đài Kliment Timitiazev” của nhà điêu khắc Nga Sergei Merkurov – 1923

Hãy chú ý cách diễn tả mảng và khối trên thân tượng nhằm thể hiện tính chất tĩnh hay động của chủ đề. Đạc biệt hãy quan tâm đế cấu trúc, các mạch liên kết của đường nét trên toàn thể tác phẩm.

Khái niệm nhịp điệu và sự chuyển động trong tượng tròn:

bo cuc 20

“Thiên chức” của nhà điêu khắc Phạm Minh Chiến

Trong tác phẩm điêu khắc nhịp điệu được thể hiện bằng cách lặp đi lặp lại các hình khối, đường nét giống nhau thông qua sự thay đổi kích thước, vị trí… Tác phẩm này khối tròn được tác giả bóp dẹp và phân bố tạo thành hình tượng người thiếu nữ nằm rất đẹp, gây cảm giác về nhịp điệu thông qua cách tạo khối cùng với chiều hướng của hình khối.

Khái niệm về giảng dạy nhịp điệu trong phù điêu:

Chú ý các đường lượn trong hệ thống sắp xếp cũng như khả năng bắt sáng của những hình khối nổi hay chìm và mật độ thưa hay dày của các họa tiết

bo cuc 21

Nhịp điệu là sự lặp đi lặp lại không thay đổi và có thay đổi, mỗi lần thay đổi có thể áp dụng hệ thống sắp xếp nổi chìm, sự khác biệt về các khoảng trống cũng như sự biến đổi dần về tính chất của các đường nét. Nói chung nhịp điệu không tách rời khỏi trạng thái tĩnh hay động với những mức độ khác nhau. Điều này cần phải được quan tâm khi thực hiện tác phẩm điêu khắc.

Phân bố các khoảng trống trong tượng tròn:

bo cuc 22

Nhà điêu khắc cũng cần hình dung, phân bố diện tích, không gian giữa các khoảng trống một cách hợp lý so với không gian tổng thể của pho tượng - Khoảng trống trên toàn khối tượng

Nhịp điệu và đường lượn trong hình khối điêu khắc:

bo cuc 23

Nhà điêu khắc phải bố cục làm cho các đường lượn chạy quanh khắp bề mặt pho tượng một cách mạch lạc và có nhịp điệu

Hãy quan tâm đến việc bố cục các khoảng trống, nhịp điệu trong động tác và hình khối của nhân vật:

bo cuc 24

Tác phẩm “Múa” – kim loại của Nguyễn Thiên Trinh

Bố cục về đường lượn và sự chuyển động trong điêu khắc:

bo cuc 26

“Tượng David” của Michel Angle

bo cuc 26

“Thiên thần với Roi da” của Lazzaro Morelli

Hãy quan tâm đến sự tương phản chất liệu bề mặt: (Ngoài việc tạo hình, tạo dáng, tạo khối, nhịp điệu thì các nhà điêu khắc lưu tâm về vấn đề này):

bo cuc 27

Tương phản giữa chất liệu, màu sắc của cánh tay và đứa bé (sần sùi và láng mịn)

bo cuc 28

“Thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore” – 1956 của nhà điêu khắc Nga Zair Azgur

Hãy chú ý đến khu vực có chất liệu bề mặt thô sần của áo, quyển sách, tóc và phần thô của bệ tượng, đồng thời chú ý đến cách tạo bề mặt mịn, láng của khuôn mặt đôi tay nhân vật. Trong điêu khắc việc xử lý độ lớn nhỏ, mật độ thưa dầy và chiếu hướng của nét đục sẽ góp phần tạo nên sự sinh động của tác phẩm.

Phân tích cấu trúc, bố cục trong tạo dáng công nghiệp:

bo cuc 29

Phân tích cấu trúc, nhịp điệu, lực định hướng:

bo cuc 30

Phân tích cấu trúc, đường lượn và nhịp điệu trong tạo dáng:

bo cuc 48b

Phân tích bố cục tranh của họa sỹ Tú Duyên:

bo cuc 31

“Trần Bình Trọng – Thà làm quỷ nước Nam” – Tranh thủ ấn họa

bo cuc 32

“Từ Hải” trong truyện Kiều – Tranh thủ ấn họa

bo cuc 33

“Khuyến học” – Tranh thủ ấn họa

bo cuc 34

“Đầu lòng hai ả Tố Nga” trong truyện Kiều – Tranh thủ ấn họa

Phân tích bố cục tranh của họa sỹ Nguyễn Siên:

bo cuc 35

“Lối vào Văn Miếu” – 1985 – Tranh sơn mài – 1.50 x 1.80m

Phân tích bố cục tranh của họa sỹ Tạ Tỵ:

bo cuc 36

“Hoa xuân” 1966 – Tranh sơn dầu – 1.00 x 1.40m

bo cuc 37

Hình 1: “Cất cánh” – Tranh sơn dầu 

bo cuc 38

Hình 2: “Lập thể” – Tranh sơn dầu

Đường nét tổ chức trong bố cục tranh::

bo cuc 39

“Hercules và Omphale” – Sơn dầu của họa sỹ Francois Boucher

bo cuc 40

“Con mèo” – Sơn dầu của họa sỹ Natalia Goncharova

bo cuc 41

“Cái chết của Sardanapalus” – Sơn dầu của họa sỹ Eugène Declacroix

bo cuc 42

“Lễ Đức Mẹ lên trời” của họa sỹ Titan

bo cuc 43

“Bờ biển Anh” – Sơn dầu của họa sỹ William Holman Hunt

Phân tích bố cục tranh khỏa thân của họa sỹ Nita Engle:

bo cuc 44

Phân tích bố cục tranh của họa sỹ nước ngoài:

bo cuc 45

“Chân dung họa sỹ Picasso” – 1912 của họa sỹ Juan Gris

bo cuc 46

“Nisha Jamvwal mơ mộng” – của họa sỹ Dali

bo cuc 47

“Adam và Eva” – của họa sỹ Fermand Leger

>>> Phân tích tác phẩm nghệ thuật (Phần 1)

>>> Cách để nhận biết tác phẩm mang phong cách Baroque?

>>> Tác phẩm "Người chơi đàn ghi ta" của Jan Vermeer

Tags:

0976984729