Bố cục với khuôn hình của máy ảnh (Phần 2)
4. Thiết kế bố cục dẫn hướng của nguyên lý thị giác:
H8-44. Tác phẩm ảnh siêu thực. (Có can thiệp của photoshop). Bức ảnh này minh họa cho sự dẫn hướng những đám mây trắng có nguyên cớ từ người phụ nữ xén lông cừu. Gợi nhớ một câu thơ của thi sĩ Việt Nam: “Những cô má đỏ hây hây - Đội bóng như thể đội mây về làng”. Nhiếp ảnh gia Erik Johansson đặt tên cho những tác phẩm nhiếp ảnh của mình là “ảnh bất khả thi”.
Tấm ảnh siêu thực H8-44 trên được sử dụng cho việc minh họa và mô tả khái niệm “dẫn hướng thị giác”, là một hình thức nào đó như mũi tên hay con đường, một dòng sông, hay một nét dài dẫn dắt hành vi nhìn của người thưởng ngoạn tác phẩm theo sắp đặt của tác giả.
Sự dẫn dắt thị giác này có trong mọi không gian tác phẩm thị giác, trong đó có nghệ thuật nhiếp ảnh.
Trào lưu siêu thực hay chủ nghĩa siêu thực (Surrealism), là một khuynh hướng nghệ thuật có ảnh hưởng rộng lớn tới mọi ngành nghệ thuật như văn học, thơ, kịch, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, v.v.
Bí mật của nguyên lý dẫn hướng với thị giác người.
Bất kỳ một cái nhìn nào cũng chịu sự dẫn dắt của quy luật dẫn hướng. Trên giao diện 2D chỉ có một điểm đỏ duy nhất, cho dù tia nhìn có dò tìm khắp mọi khoảng trống trên giao diện, cuối cùng ánh mắt vẫn bị lôi kéo nhìn tập trung vào điểm đỏ của hình H8-45.
Chỉ khi nào có thêm tín hiệu thị giác như hình H8-46, khi đó cái nhìn theo “nguyên lý khoảng cách” đã có hướng để nhìn tới nhìn lui. Và cái nhìn của mắt tạo thành con đường, thành nét thấy được trong nhận thức nhưng vô hình trên thực tế. Đắc điểm của con mắt người là luôn tìm thấy đường ngắn nhất khi nhìn từ một điểm bất kỳ tới một điểm khác.
Những điều này được áp dụng vào mọi loại hình của nghệ thuật thị giác. Các danh họa rất hiểu điều này vì nó là chìa khóa dẫn dắt người xem tranh.
Ba hình minh họa có các chấm đỏ và đen cho thấy, nếu chỉ có một chấm sẽ không có dẫn hướng. Khi có hai chấm liền xuất hiện hướng nhìn qua lại giữa hai chấm theo đường ngắn nhất. Khi có nhiều chấm hướng nhìn tạo thành hình theo vị trí từng cái chấm sát bên nhau. Như hình H8-47, hướng nhìn đã tạo thành chữ S ngược.
Để trở lại vấn đề dẫn hướng thị giác của nhiếp ảnh, phải bắt đầu từ nền tảng dẫn hướng của hội họa: Trước hết là từ hội họa. Những tác phẩm có dẫn hướng trong bố cục luôn thể hiện ở tất cả các tác phẩm hội họa dưới nhiều hình thức khác nhau.
Tạm chia ra ba thủ pháp dẫn hướng khác nhau của nghệ sĩ thị giác như sau:
1- Dẫn hướng chủ động của bố cục hội họa và design.
2- Dẫn hướng bằng bút pháp của nghệ sĩ.
3- Dẫn hướng bằng trực giác của nhiếp ảnh.
5. Dẫn hướng chủ động của thiết kế bố cục hội họa và design:
H8-48
H8-49. Tranh của danh họa Vicent Van Gogh
Họa sĩ hoàn toàn chủ động vẽ con đường dẫn hướng thẳng hay cong đi đâu tùy ý. Nhiếp ảnh gia không có được sự chủ động đó, nhưng cùng chung thẩm mỹ cơ bản như nhau, chỉ khác thao tác. Những ảnh chụp phong cảnh luôn có điểm tụ của những đường chéo vô hình tạo độ sâu không gian.
Hình đen trắng H8-48 bên cạnh là sơ đồ dẫn hướng thị giác của bức tranh.
Cách tạo ra một không gian có dẫn hướng thị giác trong tranh là dễ nhất. Bất kể tranh vẽ xấu hay đẹp, đều có thể biểu hiện được sự dẫn hướng thị giác. Vì dẫn hướng với tác phẩm hội họa, design, sắp đặt là sự chủ động của nghệ sĩ.
Ví dụ như một em nhỏ vẽ con đường làng, bản thân con đường là dẫn hướng rồi.
Vậy trong những trường hợp vẽ sóng biển hay sa mạc thì họa sĩ dẫn hướng thị giác bằng cách nào?
Xin trả lời là: “bằng nguyên lý của cái nhìn”. Mắt người luôn cảm nhận gần lớn xa nhỏ và gần rõ xa mờ. Hai yếu tố dẫn hướng này cũng mặc định với ống kính máy ảnh.
Xem hình H8-50 tác phẩm “The Harvest at La Crau” của Vicent van Gogh, thấy nguyên lý thị giác “gần lớn xa nhỏ - gần rõ xa mờ” dẫn hướng thị giác biểu hiện ở toàn cảnh cánh đồng. Thấy rõ nhất những ngôi nhà có bức tường trắng bị nắng biến thành màu vàng nhạt nhỏ dần về chân trời. Những mảng đậm cũng nhỏ dần về xa. Hàng rào nhìn gần rõ hơn nhìn xa. Ngay cả sắc màu cũng tham gia dẫn hướng. Màu vàng cam ở gần lan xa nhẹ dần.
H8-50. “The Harvest at La Crau” của Vicent van Gogh,
Người xem tranh thường được các tác giả bí mật dẫn dắt tia nhìn đến mọi chỗ trên bức tranh. Bậc cao thủ là luôn làm cho hành vi nhìn của người xem luân chuyển vì có nhiều chi tiết thú vị không thể không xem kỹ, xem lâu. Những điều này hoàn toàn có thể làm được với nhiếp ảnh nếu người chụp có trực giác tốt bấm máy đúng thời cơ.
H8-51. Sơ đồ dẫn hướng thị giác của tác phẩm “Expolio”. Bắt đầu từ chi tiết dùi lỗ lên thánh giá để dễ đóng đinh Chúa Ki Tô lên thánh giá. Trên tác phẩm này người xem có thể tự tìm thấy nhiều đường dẫn phụ khác bởi các chân dung và các ánh mắt đang đối thoại với nhau lúc cởi áo của Chúa để đóng đinh Người lên Thánh giá. Hình ảnh Đức Chúa ngước nhìn lên Đức Chúa Cha ở trên trời là đường dẫn cuối cùng.
Tuy vậy tia mắt người xem tranh chỉ vừa đủ hiểu Chúa Ki Tô đang nhìn lêm Đức Chúa Cha mà không nhìn ra ngoài tranh vì màu áo đỏ với mảng lớn cực mạnh ở chính tâm.
H8-52. Expolio được vẽ bởi El Greco (1541 – 1614). Màu dầu trên vải. 285cm x 173cm. Vẽ năm 1577 và 1579. Hiện được bảo quản trong phòng thánh của Nhà thờ Toledo, Tây Ban Nha. Đây là kiệt tác nổi tiếng nhất của El Greco vẽ lúc cởi áo cho Đức Chúa trước khi Người bị đóng đinh lên thánh giá.
Tất cả những tình huống minh họa về đường dẫn của hội họa chắc chắn sẽ xuất hiện ở lĩnh vực nghệ thuật nhiếp ảnh. Như đã viết ở phần trước, trong những tình huống thẩm mỹ mà đường dẫn chứng hội họa, rồi nhập tâm để biến thành (tiêu hóa thành) thẩm mỹ của riêng mình.
H8-53. Tàu đánh cá trên biển (1888) – Vincent Van Gogh.
H8-54. Tranh này khi xem ở trang 113 sẽ thấy lớn hơn, rõ tính dẫn hướng của mỗi người trong đoàn người mù quờ quạng dắt nhau ngã xuống hố.
H8-55. Sơ đồ minh họa đường dẫn
H8-56. Sơ đồ minh họa đường dẫn
Với dạng tác phẩm “Tàu đánh cá trên biển: hình H8-47, không dễ nhận ra ngay đường dẫn thị giác. Cần nheo (rim) mắt lại để nhận ra những con tàu và mảng đậm ở gần tạo thành đường dẫn như hình minh họa H8-48 và H8-49 bên lề. Ngoài ra còn đường dẫn xa gần khác là những con sóng mờ dần, nhỏ dần về phía xa khơi. Như vậy có hai tuyến dẫn dắt thị giác tới điểm tụ ở chân trời xa. Một tuyến là đường cong từ những vệt sóng nước đen đậm nối với các con tàu. Tuyến kia là những con sóng đậm nhạt ngắn, mờ dần về chân trời.
8-5-1. Dẫn hướng thị giác bằng bút pháp (vệt bút)
Nhiều họa sĩ đã dẫn hướng thị giác bằng chính bút pháp vẽ trên tranh.
H8-57. Đêm đầy sao – Vincent van Gogh (1853 – 1890)
H8-58. Chân dung – Vincent van Gogh (1853 – 1890).
H8-59. Tĩnh vật – Vincent van Gogh (1853 – 1890).
Trường hợp dẫn hướng bằng vết bút trên tranh chỉ có ở các tác phẩm thuộc trường phái Ấn Tượng và Trừu Tượng. Những tác phẩm của danh họa Vincent Van Gogh cho thấy vẻ đẹp tới mức gây xúc động đã toát lên từ chuyển động của những vệt bút, từ vết bút đen trắng trên giấy đến vết bút màu sắc của tranh sơn dầu. Linh hồn của những tác phẩm hội họa của Vincent Van Gogh để lại cho nhân loại chính là những vệt bút và màu sắc trong tranh của ông.
Những minh họa về dẫn hướng bằng nét bút ở trên đã thêm một lần cho thấy khái niệm dẫn hướng trong nghệ thuật thị giác không đơn giản chỉ là mũi tên chỉ hướng nhìn của thị giác.
H8-60. Tranh của Hans Hartung (1904 – 1989). Họa sĩ trừu tượng. Pháp.
H8-61. Bản vẽ Cypresses trong Starry Night, một bản ký họa sâu của Vincent van Gogh (1853 – 1890).
Bản vẽ Cypresses trong Starry Night là một bản ký họa sâu cho bức “Đêm đầy sao” vẽ bằng sơn dầu vẽ vào tháng 6 năm 1889, tranh vẽ nhìn từ của sổ hướng đông căn phòng của ông tại Saint-Rémy-de-Provence, ngay trước khi mặt trời lặn.
Tác phẩm này hiện trong bộ sưu tập vĩnh viễn của Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ở thành phố New York từ năm 1941. Và được coi là một trong những tác phẩm suất xắc của Van Gogh. Và đây cũng là một trong những bức tranh được công nhận nhiều nhất trong lịch sử văn hóa phương Tây.
H8-62. Tác phẩm của Hans Hartung (1904 – 1989). Họa sĩ trừu tượng. Pháp.
H8-63. Hans Hartung (1904 – 1989) Họa sĩ trừu tượng. Pháp. Ông đang thao tác dẫn hướng cho tác phẩm trừu tượng.
H8-64. Trừu tượng nét Hans Hartung (1904 – 1989).
H8-65. Dẫn hướng tự nhiên theo luật xa gần.
H8-66. Minh họa này chỉ để tăng trưởng sự nhạy cảm về thẩm mỹ dẫn hướng của thực tế đơn giản, liên quan đến luật xa gần. Và đây không còn là đường dẫn của chủ động của hội họa nữa, mà là của thiết kế bố cục design.
H8-67. Nét màu đỏ chỉ dẫn hướng sắp đặt các viên cuội.
H8-68. Sắp đặt dẫn hướng luôn dễ dàng và đơn giản, bởi chỉ là đặt những tín hiệu thị giác theo tuyến nào đó tùy ý nghệ sĩ. Tín hiệu thị giác ở sắp đặt là những viên sỏi, chứ không phải là tầu cá hay những con sóng.
H8-69. Một mẫu xe chỉ đứng im, chưa chuyển động vẫn có thể cho cảm thấy như thể nó đang lao đi với tốc độ cao. Tất cả đều do thiết kế bố cục của hình thức, do đường nét dẫn hướng thị giác.
H8-70.
H8-71. Cảm thu tốc độ thông qua nghệ thuật design. Tất cả đều do thiết kế bố cục của hình thức, do đường nét dẫn hướng thị giác.
Lưu ý: Với nhiếp ảnh, thủ pháp dẫn hướng không hiện hình như thiết kế công nghiệp. Những đường định hướng trong nhiếp ảnh ẩn đi như trong hội họa và chỉ có tác dụng hướng cái nhìn tập trung vào chủ thể, mang thông điệp của tác giả muốn truyền tải.
H8-72. Xe Lamborghini Veneno – Một trong 10 mẫu xe đắt nhất thế giới thời điểm 6 – 2014. Bố cục hình khối và đường nét vỏ ngoài cho cảm giác bền vững và tốc độ cao.
H8-73. Phóng to vệt sơn
H8-74. The Jeff Koons-designed BMW Art Car on a race track. Cảm giác tốc độ đến từ những vệt màu.
H8-75. Xe Volkswagen. Được tạo dáng với đường cong thư giãn, đây là một dòng có thương hiệu tồn tại lâu đời vào hạng nhất.
Những chiếc xe hai bánh và bốn bánh của các trang 199, 200, 201, là những minh họa cho khái niệm dẫn hướng thể hiện sự khác nhau của các ngành nghệ thuật thị giác khác nhau.
- Dẫn hướng với nghệ thuật hội họa là những tín hiệu thị giác được bố cục giữ cân bằng thị giác cho tác phẩm trên nền không gian 2D.
- Dẫn hướng với nghệ thuật nhiếp ảnh cũng tương tự trên nền 2D như hội họa, nhưng tác giả không chủ động tạo tín hiệu thị giác, không chủ động thay đổi được tín hiệu thị giác như hội họa. Tất cả dựa vào khoảnh khắc bấm máy của nghệ sĩ.
- Dẫn hướng với Design, sự dẫn hướng phụng sự cho công năng và thương mại của sản phẩm thật mạch lạc, như “tốc độ” hay “thư giãn”, “tươi vui” hay “trầm lắng”, “tinh khiết”, v.v. Tất cả được biểu hiện cụ thể trên nền không gian 2D và 3D với tám (08) yếu tố design trên từng sản phẩm. (điểm, đường nét, mảng, hình khối, màu sắc, âm thanh, chuyển động cơ lý).
6. Dẫn hướng theo đường chéo chủ đạo:
H8-76. Dẫn hướng tự nhiên theo luật xa gần
H8-77. Ngoại ô Đà Lạt 2015 (Photo by Hong Hoang)
H8-78. Bố cục vững vì điểm tụ rơi đúng vào “điểm chốt vững”. Dẫn hướng tự nhiên theo luật xa gần là một lợi thế của nhiếp ảnh (không cần vẽ).
H8-79. Buổi sáng bên Hồ Xuân Hương. Đà Lạt 2014. Những đường chéo lớn tụ về một điểm. Photo by Hong Hoang.
H8-80. “Bậc xuống cột lờ Lũng Cú”. Góc nhìn tự do không theo nguyên tắc chia ba. Linh hồn của bức ảnh này chỉ là xung đột thị giác của lan can inox sáng loáng hiện đại, dẫn hướng lao vào vùng sương mù mờ mịt. (Photo by Hong Hoang).
H8-81. Sơ đồ tối giản đường dẫn hướng bị chặn lại tạo tín hiệu thị giác cho bố cục
>>> Bố cục với khuôn hình của máy ảnh (Phần 1)
>>> GIao diện mặt tranh khuôn hình
>>> Nhiếp ảnh màu hiện đại (Phần 1)