Giao diện mặt tranh khuôn hình

1. Giao diện hay khuôn hình là gì?

Những ai làm việc với máy tính thì mọi khuôn hình dù có bất kỳ hình thù gì, cũng đều gọi chung là giao diện, nghĩa là một diện phẳng hoặc cong mà thị giác phải tiếp xúc, giao tiếp (nhìn thấy). Để có một giao diện đẹp, người thiết kế (design) cần biết thiết kế bố cục đẹp. Muốn thiết kế bố cục đẹp, cần biết những phương pháp cân bằng thị giác trên giao diện, trên mặt tranh hay trên khuôn hình. Còn “mặt tranh” là diện tích bề mặt 2D của bức tranh. Khái niệm mặt tranh quen thuộc và dễ hiểu như ta nói mặt bàn hay mặt ghế vậy. Nó chính là diện tích bề mặt 2D của bất kể bức tranh nào mà họa sỹ vẽ nên. Vì những diện tích đó giao tiếp với thị giác nên gọi là giao diện.

Từ đây hai từ “giao diện” sẽ có nghĩa tương đương với “mặt tranh”, với “khuôn hình”, với mọi diện tích (giao diện) khi phải thao tác thiết kế bố cục, hay “sắp đặt”.

Những ai đã từng chụp ảnh, đã tiếp cận với nhiếp ảnh, sẽ không hỏi khuôn hình là gì? Bởi khi ngắm nhìn qua kính ngắm máy ảnh luôn nhìn thấy một khung hình chữ nhật mặc định trong máy bao trọn những hình cần chụp. Đó chính là khuôn hình được thiết kế sẵn trong máy ảnh. Khái niệm khuôn hình và hai từ “khuôn hình” xuất hiện cùng với sự ra đời của máy ảnh.

Trước đó các họa sỹ vẽ tranh phong cảnh đều phải chọn cảnh và cắt cảnh cho bức tranh. Khi cắt cảnh các họa sỹ thường ngắm cảnh định vẽ qua một khung rỗng. Cái khung rỗng của họa sỹ vẽ phong cảnh cũng có công dụng như khuôn hình của máy chụp ảnh.

Mọi khuôn hình có sẵn trong các loại máy chụp ảnh chỉ là khuôn hình của máy chụp ảnh. Cần hiểu khái niệm khuôn hình mở rộng cho nhiều trường hợp không phải là chụp ảnh. Cụ thể như vẽ tranh phong cảnh, vẽ truyện tranh, thiết kế sân khấu, tạo hình biên đạo múa, thiết kế trang web, trình bày báo, tạp chí, vẽ hay thêu trên trang phục v.v… Mỗi trường hợp đều có một dạng khuôn hình riêng, mà thao tác mỹ thuật trên mỗi dạng giao diện hay khuôn hình đó đều phải qua bước thiết kế (design), đồng thời với việc làm bố cục như bên hội họa. Bởi ta vẫn thấy việc làm đầu tiên của họa sỹ với tác phẩm chính là lựa chọn kích cỡ cần thiết cho bức tranh. Kế đến tìm bố cục, phác họa bố cục trên bức tranh. Tất cả những công việc đó với nghệ thuật thị giác đều gọi là “design”, cũng có nghĩa là “thiết kế” trong tiếng Việt (lưu ý hai từ khuôn hình còn được gọi là khung hình).

Họa sỹ có thể thiết kế bố cục trên hình vuông, hình tròn, hình đa giác phức tạp khác mà với nhiếp ảnh đó là những khuôn hình đặc biệt. Thao tác cắt cảnh hay chọn khuôn hình qua máy ảnh đã hạn chế tự do sắp đặt của nghệ sỹ nhiều hơn so với thao tác thiết kế bố cục trên mặt tranh của họa sỹ hay tgreen giao diện của các designer, và trên mọi môi trường cần thiết kế bố cục như nội thất, sân khấu, sự kiện trong nhà, sự kiện ngoài trời v.v…

khuon hinh 1

H1-3. Những giao diện hay những khuôn hình khác nhau

khuon hinh 2

H1-4. Họa sỹ chọn cảnh qua khung hình làm sẵn

khuon hinh 3

Khung hình làm sẵn bằng mi ca trong suốt có đường kẻ căn chỉnh bố cục theo nguyên tắc chia ba

khuon hinh 4

H1-5. Họa sỹ chọn cảnh qua khung hình bàn tay

khuon hinh 5

H1-6. Khuôn hình trong máy ảnh kỹ thuật số được cài đặt sẵn bốn đường vuông góc
theo nguyên tắc bố cục chia ba, có xuất xứ từ tỷ lệ vàng của hai cạnh giao diện

khuon hinh 6

H1-7.

Tuy nhiên cũng có những máy ảnh chia bốn cho khung hình để người chụp căn chỉnh bố cục. (Lý do vì sao có màn hình kính ngắm máy ảnh chia bốn).

2. Vùng hiệu ứng thị giác cơ bản trên giao diện 2D:

khuon hinh 7

H1-8. Hình minh họa một giao diện có 4 cạnh trên – dưới – phải – trái. Khi vẽ hay sắp đặt hình thể ở những vùng gần sát bốn cạnh đó sẽ cho hiệu ứng thị giác mặc định.

khuon hinh 8

H1-9. Khi chấm đen ở gần cạnh trên cho cảm thụ ở vị trí “vùng trên” cao nhất.

khuon hinh 9

H1-10. Vùng dưới (cạnh đáy)

Chấm đen ở vị trí vùng gần cạnh dưới cho cảm thụ gần nhất (cận cảnh).

- Khi bố cục hay cắt cảnh để hình thể gần sát cạnh đáy là hình thể cận cảnh nhất.

- Nếu chấm đen đè lên trên cạnh giao diện còn cho cảm thụ ở hẳn bên ngoài giao diện (không nằm trong mặt tranh). Mọi hình thể đè lên bốn cạnh giao diện đều cho cảm thụ hình thể đó ở ngoài giao diện.

khuon hinh 10

H1-11. Chấm đen gần sang hai bên phải – trái, cho cảm thụ ở vị trí lệch xa sang hai vùng biên mạnh nhất

Từ H1-8 đến H1-11 là những minh họa về vị trí các vùng gây hiệu ứng thị giác cao, thấp, xa gần. Tuy nhiên trên một giao diện còn nhiều vùng diện tích khác có ảnh hưởng đến hình thể trên vùng đó. Ví dụ như thiết kế bố cục một hình thể ở xa hay gần tâm ẩn sẽ cho cảm thụ tâm lý thị giác khác nhau. Cần phải nhận diện thuộc lòng những vùng có ý nghĩa mặc định của giao diện để khi thiết kế bố cục sẽ chọn được vị trí phù hợp ý đồ của nghệ sỹ.

Khi đã nắm chắc ý nghĩa của từng vùng trên giao diện sẽ góp phần chủ động thiết kế bố cục, sắp đặt hay cắt cúp khuôn hình dễ dàng hơn và dễ truyền đạt chủ đề tác phẩm.

khuon hinh 11

H1-12. Khi tạo không gian ảo trên giao diện 2D hoặc khi chụp ảnh cần quan tâm đến đường chân trời

- Đường chân trời dịch chuyển cao thấp tùy theo tầm nhìn của họa sỹ hay tầm ngắm qua ống kính của người chụp ảnh.

- Đường chân trời là quy ước nơi xa nhất của không gian 3D ảo trên mặt phẳng giao diện, nơi trời mây và mặt đất, mặt nước gặp nhau.

khuon hinh 12

H1-13. Hình minh họa cho độ xa ảo của đường chân trời tạo ra 3D ảo trên diện 2D. Nơi mặt đất và mây trời tiếp giáp với nhau.

3. Khái niệm “bố cục” và “thiết kế bố cục” với nghệ thuật thị giác:

“Bố cục” là khái niệm chuyên môn truyền thống của hội họa, mang nghĩa mỹ thuật tạo hình mạnh mẽ tới mức khi nói đến “bố cục” như hiển nhiên là nói đến mỹ thuật tạo hình.

Hai từ “bố cục” dùng trong nghệ thuật design không hoàn toàn như trong nghệ thuật tạo hình, đặc biệt là khác hẳn với nghệ thuật tạo hình thời kỳ Phục Hưng. Với tác phẩm tạo hình thời kỳ Phục Hưng khi xây dựng xong bố cục là chấm dứt một giai đoạn, bắt đầu chuyển sang giai đoạn thể hiện tác phẩm. Tuy nhiên ở ngay thời kỳ cổ điển đó thực tế vẫn có không ít trường hợp thay đổi bố cục ở giai đoạn sắp hoàn thành tác phẩm. Còn với hội họa hiện đại thì bố cục chỉ kết thúc khi tác phẩm hoàn thành.

Ngày nay khi hai loại hình nghệ thuật là “nghệ thuật tạo hình” và “nghệ thuật design” đã được gọi chung là “nghệ thuật thị giác”. Nhưng cũng không vì thế mà các nghệ sỹ thị giác vẽ tranh hội họa gọi công việc của họ là “design hội họa”. Và các nhà designee không gọi tác phẩm “tạo dáng công cụ” của mình là “bố cục công cụ”. Điều đó cho thấy khái niệm bố cục trong mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật tạo hình có hàm nghĩa khác nhau.

Design là nghệ thuật thị giác gắn liền với hợp đồng kinh tế và thời gian, với những yêu cầu kỹ thuật của bên A mà trong giao dịch đó không hạn chế những yêu cầu ngoài nghệ thuật. Vậy nên chỉ hiểu bố cục thuần túy mỹ thuật sẽ không hoàn thành được một design. Design liên quan tới quy cách sản phẩm, vật liệu, phương án kỹ thuật và lựa chọn quy trình thi công, bao gồm cả âm thanh, chuyển động có ánh sáng nhân tạo, mưa gió và cả độ cứng, độ mềm, độ biến dạng cong vênh, khả năng chịu nhiệt v.v… Đó là lý do vì sao hai từ bố cục thuần túy chưa đủ nghĩa dùng cho nhiều tình huống không gian “nghệ thuật thị giác” rộng lớn, bao gồm nghệ thuật design, kiến trúc, sắp đặt, nội ngoại thất, sân khấu, điêu khắc, sự kiện, nghệ thuật trình diễn, biên đạo múa, đạo diễn, quay phim v.v… Bao gồm toàn bộ những môn nghệ thuật thuộc về nghệ thuật thị giác trong môi trường 2D, 3D và môi trường số. Môi trường nghệ thuật thị giác như mô tả ở trên có những tình huống không dùng thuần túy hai từ “bố cục”, nhưng lại hoàn toàn có thể dùng thuần túy được từ “design” hay hai từ “thiết kế”.

4. Bốn trong một: Tín hiệu thị giác – Lực hút thị giác – Sức căng thị giác – Độ bắt mắt

Tín hiệu thị giác là những vùng hay những chi tiết gây chú ý cho “mắt nhìn” nhiều hơn những gì khác quanh nó. Ví dụ như trong đám mây có một chỗ sáng nổi bật hẳn lên, nghĩa là chỗ mây sáng đó có tín hiệu thị giác mạnh và cũng chính là có lực hút thị giác và cũng là sức căng thị giác mạnh. Ngược lại ở một vùng mây sáng có một cụm mây nhỏ đen sẫm cũng gây bắt mắt vì tín hiệu thị giác mạnh, nó cũng chính là nơi có lực hút và sức căng thị giác mạnh.

Tất cả những điểm có lực hút thị giác đó đều là những điểm tác giả nhấn đậm hoặc nẩy sáng (nhấn sáng) hoặc dùng màu tương phản dẫn dắt thị giác người xem tranh. Con mắt người xem tranh ngoài cái nhìn toàn bộ còn liên tục nhìn vào những điểm nhấn nổi bật của tranh. Khi nhìn như thế, nếu tia mắt luôn bị dẫn dụ nhìn bao vòng quanh vùng trung tâm bức tranh, hoặc nhìn qua lại tâm bức tranh, đó là một bố cục vững vàng, ổn định được cái nhìn của người xem.

Các họa sỹ đều biết một bức tranh ở bước đã làm xong bố cục chỉ là tạm ổn. Bởi hoàn toàn có thể bố cục bị lệch, thậm chí có cảm giác méo lệch khi thể hiện chi tiết mà không cân bằng được sắc độ sáng tối hay màu nóng, màu lạnh. Khi cân bằng nóng lạnh hay sáng tối chính là cân bằng lực hút thị giác, là sắp đặt các tín hiệu thị giác so với tâm giao diện, hay tâm của khuôn hình khi chụp ảnh.

Với không gian ba chiều còn là tâm của sàn của trần nội thất, của không gian sân khấu, lễ hội, sân vận động thể dục đồng diễn, tâm quần thể điêu khắc, tâm quảng trường, tâm không gian hồ nước hoa đăng, tâm của vùng bắn pháo hoa v.v…

5. Ý nghĩa của 2D và 3D với giao diện:

Khái niệm 2D trên mặt phẳng chỉ có ý nghĩa quy ước mang tính kỹ thuật cho các trường hợp của sản phẩm in ấn, và những sản phẩm không tạo ảo giác về chiều sâu ảo 3D trên giao diện. Thực tế không có 2D bởi vì khi nhìn bất kỳ giao diện nào thì khoảng cách từ mắt nhìn tới giao diện 2D cũng đã là không gian ba chiều rồi. Do vậy khái niệm 2D chỉ có ý nghĩa quy ước của tên gọi dùng cho loại hình đồ họa đặc thù không tạo ảo giác chiều sâu trên giao diện. Mặc dù trên thực tế, ngoài cảm giác không gian (3D) bằng ảo giác còn có những sản phẩm đồ họa khi nhìn xiên chéo ở góc nào đó sẽ xuất hiện cảm giác 3D.

khuon hinh 13

H1-13. Cân bằng qua tâm mảng chính phụ

khuon hinh 14

H1-14. Không gian 3D tự thân từ sắc độ và màu

Cần lưu ý, trước kia giới design quan niệm diện phẳng hay hình phẳng không có tính không gian. Qua rất nhiều trải nghiệm thực tế, thị giác đã cho cảm nhận không gian ở sắc độ, màu sắc và cả khoảng cách và tất cả góc nhìn xiên chéo từ mắt đến hình phẳng đã chính là 3D rồi.

khuon hinh 15

H1-15. Tác phẩm đồ họa trừu tượng Temoignage của Vasarely

khuon hinh 16

H1-16. Bài tập bố cục mảng trừu tượng của sinh viên STU năm thứ nhất

khuon hinh 17

H1-17. Bài tập bố cục mảng trừu tượng của sinh viên STU năm thứ nhất

 

>>> Vẽ hình nét và chất liệu

>>> Những vi phạm thường gặp trong bố cục

>>> Đóng và mở trong bố cục tranh

0976984729