Tô bóng chéo trên bảng khắc
Bài tập này dùng phương pháp tô bóng chéo giống như trong bài tập vẽ mực. Tuy nhiên khi dùng bảng khắc, chúng ta sẽ bắt đầu với bề mặt màu đen và cắt các đường để hiện ra bảng màu trắng bên dưới. Đề tài khắc có thể là từ ảnh chụp, tranh vẽ hoặc do quan sát được.
Bạn hãy chú ý chọn dùng các hình ảnh có nguồn sáng chiếu đến vật thể ở góc 45 độ, và có ánh sáng cường độ mạnh chiếu xuống từ góc trên bên trái hoặc bên phải chủ thể. Do sẽ làm việc với bảng đen và khắc lên bề mặt để lộ mặt trắng phía dưới, bạn nên để phần lớn bố cục với màu tối, giống như trong ví dụ Hình 1. Bạn cũng có thể dùng ảnh gốc với cường độ sáng yếu hơn (Hình 2). Và áp dụng vào tranh của mình nếu cần thiết.
1. Thực hiện bức vẽ:
* Vật dụng:
- Giấy in, khổ 23 x 30,5 cm.
- Giấy đồ hình, khổ 23 x 30,5 cm.
- Bút chì 2HB.
- Tẩy.
- Hình ảnh từ sách hoặc tạp chí, hoặc vật thể thực dùng làm đề tài.
Bước 1: Tạo một số phác thảo ngắn để lên kế hoạch tạo hình. Một khi bạn đã hiểu ra các yếu tố của bức vẽ, hãy bắt đầu phác thảo trên giấy in. Nếu làm việc trên bảng khắc, bạn chọn bảng khổ nhỏ sẽ dễ dàng hơn. Vì vậy bạn hãy dùng giấy in khổ 23 x 30,5cm. Do bạn chưa biết kích cỡ của bức vẽ sau này, cho nên hãy phác họa từ khu vực trung tâm của khổ 23 x 30,5 cm. Kích cỡ thích hợp cho bức vẽ thường là từ 12,5 x 18 cm đến 20 x 25 cm. Khi phác thảo được hoàn thành, hãy vẽ nó lên giấy đồ hình (Hình 3). Bạn sẽ dùng đến nó sau này để chuyển hình ảnh lên bảng khắc.
Hình 1: Bông hoa Cánh chim thiên đường
Là đề tài của bức ảnh minh họa bên. Bức ảnh được chụp ở góc 450 với nguồn sáng mạnh phông nền màu đen. Cách tô bóng tác phẩm hoàn chỉnh càng nhấn mạnh đặc điểm này.
Hình 2: Bạn cũng có thể dùng ảnh nguồn có ánh sáng hơi yếu làm đề tài
Bước 2: Tiếp theo, hãy tô bóng phác thảo sơ khởi trước khi bắt tay vào giai đoạn làm việc trên bảng khắc (Hình 4). Với cách này, bạn sẽ biết được sự đa dạng về sắc màu và tô bóng trong kỹ thuật khắc.
Hình 3: Từ phác họa cơ bản, hãy tạo ra bức vẽ một nét và in lên giấy đồ hình
Bước 2: Tiếp theo, hãy tô bóng phác thảo sơ khởi trước khi bắt tay vào giai đoạn làm việc trên bảng khắc (Hình 4). Với cách này, bạn sẽ biết được sự đa dạng về sắc màu và tô bóng trong kỹ thuật khắc.
2. Chuyển bức vẽ lên bảng khắc:
* Vật dụng:
- Bút chì 2HB.
- Phác họa sơ khởi trên giấy đồ hình.
- Bảng khắc, cùng kích cỡ với phác họa cộng thêm 2,5cm lề ngoài nếu có thể.
- Giấy than củi hoặc giấy carbon.
Bước 1: Gắn dính giấy đồ hình chưa tô bóng lên bảng khắc. Đặt thêm tờ giấy carbon hoặc giấy than củi xuống bên dưới.
Bước 2: Đồ phác họa lên bảng khắc. Không nên dùng lực quá mạnh khi chuyển hình. Bề mặt của bảng khắc rất mềm, cho nên khi dùng lực mạnh trong lúc đồ hình, bạn sẽ để lại những nét nổi không thể xóa được. Nếu trong tranh có thể hiện mép vật thể dần dần chuyển sang màu đen, bạn đừng đồ hình mép này vào bảng khắc mà hãy dùng kỹ thuật tô bóng để mô tả nó sau này. Nếu cạnh mép được in chuyển, nó sẽ làm lắng lại carbon trên bảng và để lại dấu vết trên tác phẩm.
Hình 4: Tô bóng phác họa sẽ giúp ích cho bạn khi sử dụng kỹ thuật tô bóng chéo sau này
3. Thực hành kỹ thuật vẽ trên bảng khắc:
* Vật dụng:
- Bảng khắc rời, khổ 7,5 x 10 cm.
- Đầu giữ dụng cụ cắt bảng khắc.
- Ngòi Sgraffito, gồm hai loại nhọn và cong.
Bước 1: Bảng khắc cho phép bạn kiểm soát các nét vẽ rõ ràng, thanh mảnh. Nó có thể tạo ra vô số khả năng về đường nét, dấu vết và hiệu ứng hình ảnh. Bạn nên biến khả năng sử dụng dụng cụ khắc thành bản năng thứ hai của mình, như vậy bạn có thể hoàn toàn tập trung vào bức vẽ trong quá trình sáng tạo. Để đạt được điều này, bạn có thể cần một chút rèn luyện, vì chất lượng của bức vẽ phụ thuộc vào sự thể hiện và độ tinh tế của nét khắc.
Bước 2: Cũng giống như khi vẽ bằng bút mực, một nét khắc chỉ đứng một mình, nhưng khi nhóm chung lại với nhau, chúng sẽ tạo ra hiệu ứng tích lũy. Lúc này mỗi nét khắc đóng vai trò rất quan trọng (Hình 5).
Hình 5: Bức vẽ cận cảnh này không chỉ thể hiện sự chuyển màu nhanh từ sáng sang tối mà còn chỉ rõ hiệu ứng tích lũy mà các nét vẽ tạo ra
Bước 3: Giữ dụng cụ khắc ở phía gần ngòi bút tương tự như khi giữ bút mực (Hình 6). Trước tiên, bạn hãy thực hành với ngòi bút nhọn. Nó sẽ tạo ra được nhiều cấp độ thanh mảnh và dày khác nhau, phụ thuộc vào lực tác động lên nét vẽ. Ngòi bút luôn được di chuyển hướng về phía bạn. Nếu ngòi bút trượt trên bảng khắc mà không tạo ra nét trắng, sẽ có hai trường hợp xảy ra: Thứ nhất, ngòi bút có thể sẽ không còn giữ được độ sắc, bạn có thể giải quyết vấn đề này dễ dàng bằng cách thay ngòi mới. Thứ hai, góc của đầu giữ ngòi cần được điều chỉnh để tránh bị trượt. Cố gắng di chuyển ngòi bút hơi vuông góc với bề mặt bức vẽ.
Hình 6: Nắm càng gần ngòi khắc, bạn sẽ càng dễ điều khiển dụng cụ
Bước 4: Bắt đầu vẽ các đường thẳng trên bảng khắc rời khổ 7,5 x 10 cm, va tạo các đường song song dài khoảng 6mm. Như chúng ta đã biết, trong kỹ thuật tô bóng chéo bằng bút mực thì các nét vẽ có màu đen. Trong khi đó, nếu dùng bảng khắc, bạn sẽ có những nét màu trắng. Đầu tiên, bạn hãy khắc các đường chéo màu sáng, sau đó chuyển dần sang sắc nhạt và cuối cùng đổi sang màu đen. Lúc này, mắt bạn sẽ tự động nhóm các vùng đường chéo lại với nhau và tạo thành sự chuyển màu trên toàn bức tranh (Hình 7).
Bước 5: Bên cạnh kỹ thuật khắc đường chéo, ta có thể dùng hai mẫu hiệu ứng khác. Thứ nhất là khắc điểm, và thứ hai là khắc các đường để tạo ra cấu trúc về sắc độ.
Hình 7: Làm thử trên bảng khắc rời, bạn sẽ quen dần với kỹ thuật khắc chéo và tạo ra được sự chuyển sắc trước khi bắt tay vào toàn bộ bức vẽ
4. Thực hiện vẽ trên bảng khắc:
* Vật dụng:
- Bảng khắc, khổ 5 x 7 cm (gồm một bảng rời và bảng vẽ hoàn chỉnh).
- Phác họa sơ khởi.
- Ảnh gốc của vật thể.
- Ngòi Sgraffito, 2 loại nhọn và cong.
- Đầu giữ ngòi.
- Giấy in khổ 12,5 x 12,5 cm.
- Giấy carbon.
- Bình xịt sơn.
- Mực tàu.
- Bút vẽ.
- Nước.
Bước 1: Bạn nên thực hành trên bảng khắc rời. Lắp vùng tâm điểm chú ý của phác họa lên trên bảng khắc cỡ 5 x 7 cm và đồ hình ảnh sang bằng cách dùng giấy carbon. Tham khảo bức phác họa đã tô bóng và bắt đầu làm việc ở khu vực sáng nhất của vùng tâm điểm chú ý.
Bước 2: Thao tác một loạt các nét cắt để tạo vùng sáng nhất (bề mặt màu trắng bên dưới). Tiếp tục cắt các nét dài 6mm và cố gắng sao lại phác họa đã tô bóng qua bảng khắc. Khi đã cảm thấy đủ tự tin và thoải mái với kỹ thuật khắc của mình, bạn hãy chuyển bức vẽ lên bảng khắc hoàn chỉnh. Hình 9 và 10, cũng giống như Hình 5, thể hiện chi tiết các nét khắc. Trong hình 9, sự chuyển động thị giác hướng về phía bên phải của bức vẽ.
Hình 8: Phác họa, dụng cụ cắt, vật thể đề tài và bảng khắc
Bước 3: Luôn luôn giữ một tấm giấy in dưới lòng bàn tay. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các dấu vết không mong muốn xuất hiện trên bảng khắc, đặc biệt là mồ hôi tiết ra từ tay bạn.
Bước 4: Nếu một vùng nào đó có màu quá sáng, bạn hãy chỉnh sửa lại và làm cho nó tối hơn. Nên chuẩn bị trước hỗn hợp mực tàu pha với nước, và chỉ cần một lượng nhỏ mực là đủ. Dùng bút vẽ để kiểm tra lớp mực nước trên vùng sáng của bảng khắc rời, và tiến hành tô đậm một cách từ từ bởi bạn sẽ không thể lật ngược lại quá trình này. Dung dịch mực sẽ giúp bạn làm tối vùng cần chỉnh sửa. Chú ý là trong bức vẽ còn có ba cánh hoa màu sáng ở cận cảnh (Hình 9). Sử dụng dung dịch mực để tô đậm hai cánh hoa phía sau. Thao tác này giúp chuyển các cánh hoa có màu tối hơn trở nên hòa hợp với bố cục.
Bước 5: Bạn có thể sửa lại một nét vẽ nào đó bằng cách dùng một chiếc cọ mảnh tô mực dọc theo nét vẽ. Cố gắng giữ sao cho mực đừng bị dây lên vùng bảng đen nhiều do phần mực tràn ra ngoài nét vẽ sẽ hiện rõ trên bức tranh sau này.
Bước 6: Hình 11 thể hiện bảng vẽ khắc hoàn chỉnh. Sau khi hoàn thành, bạn hãy xịt lên bề mặt một lớp sơn. Nếu lớp xịt quá mỏng, bề mặt bức tranh sẽ không đủ hấp dẫn. Một bề mặt đẹp và trơn láng sẽ thích hợp hơn. Bạn cũng nên xịt hai lớp dầu thay vì một. Các lớp dầu này sẽ loại bỏ tất cả các vết dầu đầu ngón tay.
Hình 9: Chuyển động thị giác trong bức tranh hướng về bên phải
Hình 10: Khu vực có chiếc lá mà ta đã loại bỏ khỏi phác họa ban đầu
Hình 11: Bức vẽ hoàn chỉnh trên bảng khắc của Robert Capitolo, khổ 15 x 20 cm
>>> Bóng tối và ánh sáng trong tranh
>>> Bóng của các khối hình học cơ bản