Vẽ chân dung bằng than củi trên giấy màu
Trong bài tập này, ta sẽ sử dụng giấy màu để vẽ. Đây là một cách tốt để vẽ chân dung. Loại giấy này chủ yếu cung cấp các sắc trung bình. Dùng than củi màu trắng để tạo ra vùng sáng nhất và các sắc độ sáng khác, trong khi than củi màu đen sẽ tạo ra các sắc tối. Đây là một kỹ thuật tốt có thể dùng cho các đề tài đòi hỏi đối lập cường độ màu cao.
Trong cách vẽ này, bạn hãy chọn một ảnh chụp hoặc một hình ảnh nào khác có dãy cường độ màu chuyển từ đen sang trắng với nhiều sắc độ trung bình ở giữa. Cũng có thể dùng một mẫu vật thể đặt trong ánh sáng tốt làm đề tài. Trong loại tranh này, các vùng sáng nhất rất quan trọng. Một vùng sáng nhất điển hình là chỗ sáng hoặc lấp lánh trên gương mặt, thường là trên hoặc xung quanh mắt, mũi hoặc xương gò má. Nó phản chiếu ánh sáng ngược lại bạn với sắc độ sáng cao nhất. Nếu chọn một bức ảnh đen trắng, bạn sẽ thấy dễ làm việc hơn rất nhiều so với ảnh màu, vì khi đó bạn sẽ không phải chuyển các màu sang sắc nhạt. Cho đến khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn, có thể thử vẽ với ảnh màu. Còn nếu bạn muốn sử dụng ảnh của mình, hãy chọn tấm có nguồn sáng mạnh để dễ tô bóng các vùng sáng tối và tạo vùng sáng nhất. Nên dùng các bức ảnh có biểu hiện tính cách trên gương mặt.
Nếu làm việc với người mẫu thật, bạn có thể điều chỉnh ánh sáng và sắp xếp để đạt được các cường độ màu tốt nhất. Chiếu sáng gương mặt từ một phía để tạo vùng sáng và tối cụ thể.
Có ba chuẩn góc nhìn chân dung: Thứ nhất là nhìn thẳng từ phía trước, góc nhìn này tạo ra tính đối xứng hoàn chỉnh, gương mặt khong hề quay sang bên giống như trong Hình 1. Thứ hai là nhìn nghiêng, như trong Hình 2. Thứ ba là nhìn từ góc ba phần tư, khoảng giữa của hai cách trước (Hình 3). Góc nhìn ba phần tư được sử dụng phổ biến nhất. Do một phần gương mặt đã quay sang hướng khác nên sẽ gây được chú ý nhiều hơn hai cách nhìn kia.
Hình 1. Ảnh chụp với góc nhìn hoàn toàn chính diện. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy tỷ lệ của bức ảnh
Hình 2. Ảnh chụp nghiêng hoặc nhìn từ một phía
Hình 3. Một thí dụ của góc nhìn ba phần tư. Một phần của gương mặt quay sang phía khác và góc nhìn hơi cao lên phía trên. Các nét ở gần trông sáng hơn vì gần với mắt nhìn của người xem hơn (hiệu ứng cận cảnh). Ánh sáng chiếu tới từ phía này tạo bóng cho một phần đầu và gương mặt phía bên kia.
1. Làm việc với phác thảo:
* Vật dụng:
- Ảnh chụp hoặc người mẫu thật.
- Giấy in.
- Bút chì 2HB.
- Tẩy cao su nhồi.
- Giấy nhám.
Bước 1: Chúng ta bắt đầu vẽ bằng cách dùng bút chì phác thảo cho hình dạng của phần đầu. Các phương pháp đo lường và tỷ lệ căn bản sẽ giúp ích cho bạn. Tham khảo các tỷ lệ của phần đầu trong ảnh chính diện nhưng hãy chú ý nếu phần dầu quay sang một bên hoặc nếu bạn đang nhìn từ góc trên hoặc dưới, hiệu ứng cận cảnh sẽ xuất hiện và các đo lường sẽ không giống như trong góc nhìn trực diện ban đầu.
Bước 2: Sau khi hoàn thành bước phác họa lần đầu, bạn hãy tìm đường tâm của gương mặt. Đường thẳng này sẽ khác nhau tùy theo góc nhìn. Nhẹ nhàng đánh dấu đường tâm và tìm điểm giữa của phần trên và phần dưới (cằm) của đầu.
Bước 3: Nếu bạn kéo dài điểm giữa theo hàng ngang, nó sẽ gần bằng đường kẻ mắt khi nhìn tổng thể gương mặt. Đo các chiều cơ bản của mắt so với bề rộng của amwtj và đặt vào đúng vị trí. Đặt phần chóp mũi trên dường tâm mà bạn đã xác định. Nếu gương mặt hoàn toàn trực diện thì chóp mũi sẽ nằm giữa đường mắt và cằm, còn mắt sẽ bằng khoảng 1/5 so với gương mặt. Khi đó khoảng cách từ đường viền ngoài của mắt đến cạnh của khuôn mặt sẽ bằng chiều rộng mắt. Tùy thuộc vào góc nhìn, các độ dài này có thể khác với ảnh gốc. Do vậy, hãy nhớ đo lường cẩn thận để định đúng vị trí đặt mắt. Nếu bạn đang dùng góc nhìn ba phần tư, một mắt trông sẽ to hơn mắt còn lại vì nó gần bạn hơn. Hãy vẽ theo những gì bạn nhìn thấy.
Bước 4: Tìm vị trí đặt khoảng không gian giữa hai vành môi. Đó là đường thẳng nằm giữa môi trên và môi dưới. Đánh dấu đường này bằng một nét vẽ ngắn.
Bước 5: Phác thảo nhẹ các đường viền mắt, chú ý đến hình dạng và độ mở của mí mắt (Hình 4). Nhớ tìm ra điểm cao và điểm thấp trên đường viền. Tiếp tục nhìn, đo lường và quan sát để phác họa mắt. Bạn hãy tạo ra được một cách chắc chắn vùng sáng nhất trong mắt. Vẽ đường chân mày cong và nằm phía trên đường mắt. Độ dày và hình dạng của chân mày phụ thuộc vào mỗi người.
Bước 6: Tiếp theo là mũi. Độ rộng của mũi ít nhất phải bằng độ rộng giữa hai mắt. Mũi có thể thay đổi về kích cỡ và thay đổi tùy theo cảm xúc bộc lộ. Hoặc vẽ mũi tại vùng chóp theo hình tròn (Hình 5) và thể hiện mép của lỗ mũi theo dạng nả hình tròn nhằm tạo ra chiều sâu cho lỗ mũi. Nếu đầu quay sang một phía, hãy tiến hành đo và vẽ lại những gì bạn nhìn thấy. Quan sát cẩn thận đường viền dọc sống mũi để thể hiện sự giao nhau của nó với chân mày.
Bước 7: Miệng trông sẽ khá đơn giản nếu hai vành môi khép lại, tuy nhiên, bạn sẽ gặp nhiều thử thách hơn khi làm việc với miệng mở làm lộ răng. Trong góc nhìn chính diện, bạn hãy tìm dường tâm của miệng(tại nơi hai vành môi gặp nhau) bằng cách chia khoảng cách giữa đường mắt và cằm làm ba phần và đo một đoạn từ cằm trở lên. Sau đó mở rộng đường tâm miệng ra khỏi chiều rộng của mũi. Phần đỉnh của môi thường có trái tim hoặc vòng cung, tùy thuộc vào từng người một. Môi dưới thường rộng và dày hơn. Bạn cũng nên nhớ rằng miệng cũng có dạng đối xứng. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng góc nhìn ba phần tư hoặc bất kỳ góc nào khác, bạn sẽ không thấy được toàn bộ miệng (Hình 6). Hãy kiểm tra độ dài từ tâm môi (nằm ngay dưới chóp mũi) đến khóe môi bằng cách quan sát kỹ chủ thể. Nếu miệng mở, ta có thể thấy nhiều răng. Nếu đang nhìn trực diện, bạn sẽ nhận ra rằng, răng nằm đối xứng qua đường tâm của gương mặt. Hãy bắt đầu vẽ từ giữa miệng với hai răng cửa và tiếp tục ra hai bên. Chú ý tỷ lệ giữa răng và miệng.
Bước 8: Vẽ tai và khuôn mặt. Chiều dài của tai thường bằng khoảng cá từ đầu chân mày xuống chóp mũi. Nếu tại bị tóc che, bạn hãy vẽ tóc trước sau đó mới tới phần tai lộ ra ngoài. Đừng quên vẽ lỗ tai và vành tai ở phía trên. Phần còn lại tùy theo từng người. Nên chú ý sự khác nhau về kích cỡ và hình dáng của tai và lỗ tai.
Bước 9: Đường viền khuôn mặt thể hiện ở xương gò má và cằm. Nếu bạn nhìn trực diện, hai gò má sẽ đối xứng nhau. Nếu đầu quay sang một phía, một bên gò má sẽ gần hơn và bên kia bị che đi. Đo lường và vẽ những gì bạn quan sát được. Xương gò má và hình dạng cằm rất quan trọng trong việc thể hiện khuôn mặt.
Hình 4: Mắt được vẽ từ 3 góc nhìn: trực diện, góc ba phần tư và nhìn nghiêng
Hình 5: Hình ảnh của mũi được vẽ từ ba góc nhìn
Hình 6: Dùng ba góc nhìn để vẽ miệng và răng
Hình 7a: Ảnh chụp - Hình 7b. Các nét vẽ thể hiện tóc và một số đường đo lường
Hình 7c. Phác thảo hoàn chỉnh trên giấy in, được dùng để vẽ tác phẩm sau này
Bước 10: Tóc sẽ hoàn chỉnh chân dung của bạn. Cách tóc phối hợp với khuôn mặt sẽ ảnh hưởng đến bề ngoài của một người. Tóc thường có dạng búi hoặc rộng nên có thể vẽ theo nhóm. Tránh đừng vẽ một loạt các đường thẳng. Thay vào đó, hãy tìm chuyển động chính và hình dạng chung của tóc. Hình 7b mô tả các nét vẽ tóc theo góc ba phần tư, dựa vào Hình 3.
Bước 11: Sau khi đã hoàn thành phác họa, bạn hãy xem lại toàn bộ các vùng và chỉnh sửa để nó trông giống chủ thể hơn. Hình 7b là phác họa mẫu.
Bạn có thể sử dụng giấy nhám để mài sắc bút chì than củi. Chỉ cần ấn và xoay vòng đầu bút trên giấy, giữ ở góc thấp. Động tác này sẽ làm sắc nhọn đầu bút mà không cần dùng đến đồ gọt bút chì. Chỉ dùng cách này khi bạn muốn tạo các đường chì nhỏ và vẫn nên dùng gọt bút khi đầu bút trở nên cùn và bẹt.
Các tỷ lệ căn bản của gương mặt:
F-1: Biểu đồ gương mặt nhìn trực diện thể hiện các tỷ lệ cơ bản
F-3: Hình nhìn nghiêng thể hiện tóc, tai và các tỷ lệ. Nét vẽ viền rất quan trọng trong góc nhìn này
Mặc dù mỗi gương mặt là duy nhất, song vẫn có một số tỷ lệ chung giúp bạn vẽ phác họa căn bản. Sau đây là một số hướng dẫn chung về kích thước mà bạn có thể áp dụng khi nhìn từ góc trực diện. Sau đó bạn có thể chỉnh sửa phác họa để phù hợp với những đặc điểm riêng biệt của mỗi người. Nghiên cứu hình F-1 khi bạn đọc các hướng dẫn.
Nhìn từ hướng chính diện, phần đầu có dạng hình quả trứng. Nếu ta vẽ một đường thẳng dọc theo sống mũi, gương mặt sẽ đối xứng nhau qua đường này. Từ phần đỉnh đầu xuống giữa mắt (đường mắt) dài khoảng bằng một nửa chiều cao tính từ đầu xuống tới cằm. Tai thường nằm trong khoảng từ chân mày đến đáy mũi. Khoảng cách từ sống mũi (giữa hai chân mày) đến chóp mũi dài bằng khoảng cách từ cằm lên tới chóp mũi. Đường tâm của miệng khoảng bằng 1/3 khoảng cách từ cằm lên đến đường mắt. Sống mũi giữa hai mắt thường dài bằng độ rộng của một con mắt. Độ rộng của gương mặt có thể bằng 5 lần chiều rộng mắt. Bạn có thể kiểm tra các tỷ lệ trên bằng phép đo lường và dùng bút chì như một dụng cụ đo. Giữ bút chì giữa ngón cái và ngón trỏ cách đầu nhọn khoảng 5 hoặc 7 cm. Kéo dài bút chì theo chiều ngang trước mặt, giữ cánh tay thẳng, nhắm một mắt và sử dụng khoảng cách từ đầu bút chì đến ngón cái làm đơn vị đo (Hình F-2). Bạn hãy đo chiều dọc và chiều ngang để hiểu được kết cấu của mỗi đặc điểm, đồng thời tiến hành phác họa thô trong khi đo. Từ góc nhìn nghiêng (Hình 2 và 3), bạn có thể nhìn thấy vị trí của tai (lùi một nửa về phía sau so với chiều dày hộp sọ) cũng như góc của cổ.
F-2. Dùng bút chì làm dụng cụ đo
2. In phác thảo và hoàn chỉnh bức vẽ:
* Vật dụng:
- Phác thảo trên giấy in.
- Nhiều giấy in dự trữ.
- Màu phấn đen.
- Bút chì than củi trắng.
- Bút chì than củi đen.
- Giấy màu, màu trung bình.
- Bút đánh bóng.
- Tẩy nhồi.
- Giấy thấm cotton.
- Thuốc hãm màu.
- Giấy nhám.
- Bút chì màu dùng để đồ hình.
- Băng keo.
Bước 1: Chọn giấy màu có cường độ màu cân bằng giữa độ sáng nhất và độ tối nhất trong chân dung. Trong hầu hết các nghiên cứu về tranh chân dung, giấy màu có màu nhạt trung bình rất thích hợp. Một số khác lại biểu đạt tốt hơn nếu đi với sắc tối hơn hoặc sáng hơn.
Bước 2: Chuyển phác thảo bằng cách dùng màu phấn đen ở mặt sau của giấy in và sử dụng khăn giấy mềm hoặc khăn lau giấy chuyên dụng để đánh bóng. Ta có thể nhìn thấy màu phấn đen trên giấy vẽ và cũng có thể tiến hành tẩy xóa sau này. Tuy nhiên, đừng nên cọ xát quá nhiều phấn. Gắn giấy màu và giấy phác thảo vào bảng vẽ ở phía trên, dùng bút chì màu in đồ viền phác thảo. Thao tác này sẽ tạo hình ảnh trên giấy màu. Chỉ cần chạm nhẹ vào bề mặt, bạn sẽ thấy được phác thảo bên dưới. Đừng nên dùng lực quá mạnh khi in hình, vì làm như vậy bạn sẽ để lại nhiều bột phấn. Điều này sẽ làm bức vẽ lộn xộn và ảnh hưởng đến bề mặt giấy (tạo chỗ lồi lõm).
Bước 3: Sau khi tháo phác họa ra, bạn hãy lau phần giấy in phía dưới tấm giấy màu cho bề mặt được mềm mại. Nhìn kỹ vào bức ảnh gốc để xác định vùng sáng nhất trên gương mặt, thường là ở vùng mắt, mũi, gò má và tại những khu vực ánh sáng lấp lánh. Vùng sáng nhất thường không trải rộng, tránh nhầm lẫn với phía sáng của gương mặt. Chú ý tới các vùng ánh sáng phản chiếu hoặc bất cứ thứ gì sáng hớn sắc của giấy.
Bước 4: Phủ một lượng nhỏ than củi trắng lên vùng sáng, dùng đầu đánh bóng trắng lên vùng sáng, dùng đầu đánh bóng nhẹ nhàng pha màu tại các mép sao cho chúng dần hòa lẫn vào sắc giấy (Hình 8). Thực hiện thao tác này tại tất cả các vùng có cường độ sáng cao, pha lẫn màu trắng của than củi vào sắc của tờ giấy. Phần lớn bức vẽ sẽ có sắc màu trung bình của giấy trong khi than củi thể hiện các độ tối và sáng. Khi dùng bút chì than củi, bạn hãy làm sạch một cách nhẹ nhàng. Dùng lực mạnh sẽ rất khó kiểm soát, do đó bạn hãy vẽ từ từ. Các khu vực sáng nhất sẽ giữ nguyên cường độ màu nguyên thủy, trong khi các mép cạnh se được chuyển màu dần dần để hợp với giấy màu. Dùng bút đánh bóng hoặc khăn gập lau giấy chuyên dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất (Hình 9).
Bước 5: Tiếp theo bạn có thể thực hiện tương tự với bút chì than củi màu đen (Hình 10). Hãy tìm những vùng tối nhất trên chân dung. Bạn không nên vẽ đường ngoài, trừ khi chúng là những đường cần thiết để tạo kết cấu cho tranh. Tô một lượng nhỏ than chì lên các vùng này và dùng dụng cụ pha màu để hòa lẫn nhẹ nhàng than củi với sắc màu của giấy.
Hình 8: Chì than màu trắng được sử dụng ở những vùng sáng, những vùng có ánh sáng phản chiếu và những vùng khác mà bạn muốn trông sáng hơn nền giấy đã được tạo sắc độ
Hình 9: Làm dịu nét chì than bằng một mẩu khăn giấy
Hình 10: Bắt đầu thêm than củi màu đen để pha lẫn với giấy màu. Cố gắng không được trộng lẫn hoặc tô đè lên than màu trắng
Hình 11: Vẽ tóc bằng các nét mảnh và dày, tránh không lẫn với các nét vẽ màu trắng
Bước 6: Cố gắng đừng trộn lẫn màu đen với màu trắng với nhau vì trông sẽ không đẹp. Làm như vậy sẽ tạo ra một sắc nhạt lộn xộn, ảnh hưởng xấu đến giá trị tạo màu của giấy màu (Hình 11). Bằng cách chừa lại một phần trống giấy màu, sẽ thấy mặc dù mình không vẽ toàn thể bức tranh, nhưng thực tế là bạn đang sáng tạo dựa trên các cường độ màu. Điều này chứng tỏ rằng, những thứ bạn không vẽ lên mặt giấy cũng quan trọng không kém. Vì vậy, bạn nên chừa lại một phần trống giấy khi thao tác (Hình 12).
Hình 12: Bức vẽ chân dung hoàn chỉnh, không có sự thay đổi về sắc độ màu ở phông nền
Bước 7: Phun thuốc hãm màu khi vẽ. Chỉ sử dụng một lớp mỏng và cầm bình xịt cách bức vẽ khoảng 36vm. Xịt theo hướng chuyển động vòng tròn nhằm tránh tập trung quá nhiều thuốc vào một vùng nào đó.
Hình 13: Đánh bóng màu phấn xung quanh giấy đồ hình để tạo ra vùng sáng mềm mại cho bức vẽ
Bước 8: Trong quá trình hoàn chỉnh chân dung, bạn hãy chú ý đến phông nền để quyết định xem mình cần sắc tối hay sáng để có thể kết hợp hài hòa với sắc màu của mặt. Trong bức vẽ đã thực hiện, một phông nền sáng sẽ cải thiện chất lượng của các sắc độ trên gương mặt.
Bước 9: Bạn có thể dùng màu phấn trắng và khuôn tô giấy đồ hình để tạo ra một phông nền mềm mại. Dùng bút chì in đường viền của chân dung lên giấy đồ hình. Cắt hình ảnh ra và đặt lên trên để bảo vệ khuôn mặt. Cọ xát một ít màu phấn trắng lên mảnh giấy nhám. Sau đó, sử dụng giấy thấm cotton lau màu phấn. Đặt đường viền đã được đồ bằng giấy nhám lên trên chân dung và kéo miếng giấy cotton thấm màu phấn trên giấy đồ hình, đồng thời nhớ đánh bóng màu phấn trên giấy màu để tạo ra phông nền trắng nhẹ nhàng (Hình 13). Bạn cũng có thể thực hiện quá trình này với phấn màu đen để tô đậm các vùng tối. Kết quả sẽ rất khác với phần còn lại bức vẽ, làm nổi bật sắc độ nhạt trên gương mặt (Hình 14).
Hình 14: Bức tranh vẽ bằng than củi hoàn chỉnh của Ken Schwab, phông nền màu đen (khổ 23 x 30,5 cm)
>>> Tranh chân dung
>>> Cách để hiểu bức tranh chân dung
>>> Vai trò của vẽ chân dung trong nghệ thuật