Thiết kế bố cục bằng lực thị giác (Phần 1)

1. Lực thị giác và những tín hiệu thị giác:

Có một hiện tượng hầu như những ai xem ti vi đều đã trải qua đó là nhiều khi xem thấy chương trình ti vi rất nhàm chán, không muốn xem nhưng nếu không tắt ti vi mà lại quay đi làm việc khác thì sẽ không cưỡng nổi chốc chốc lại nhìn vào ti vi. Sự không cưỡng nổi buộc cứ phải nhìn vào màn hình ti vi như thế là vì hình ảnh màu sắc trên ti vi đều biến động, ánh sáng cũng biến động nhấp nháy sáng tối thất thường đã hút mắt nhìn vào ti vi. Tất cả những hình ảnh chuyển động và sáng tối thay đổi trên màn hình ti vi đó chính là những tín hiệu thị giác. Màn hình ti vi là nơi phát ra rất nhiều tín hiệu thị giác hút mắt, làm người xem khó cưỡng lại, đặc biệt những tín hiệu thị giác động luôn bắt mắt. Luôn luôn làm mắt chú ý. Hay nói một cách học thuật thì “hình động” luôn có sự căng thị giác mạnh hơn “hình tĩnh”.

Ví dụ như trong dãy cờ cùng treo cao như nhau, mắt thường nhìn thấy ngay lá cờ vẫy gió mạnh nhất. Lá cờ vẫy gió lay động mạnh là lá cờ có tín hiệu thị giác mạnh nhất. Tương tự như khi nhìn một đàn chó con hay mèo con cũng như vậy, mắt thường chú ý đến những cún con, mèo con có tín hiệu thị giác mạnh, như màu lông đặc biệt, kiểu khoang đốm kỳ lạ hay tính hiếu động nhất đàn v.v.

Trong “thiết kế bố cục” hình thể nào gây chú ý là hình thể đó có tín hiệu thị giác mạnh. Thiết kế bố cục là sắp đặt điều chỉnh những tín hiệu thị giác sao cho truyền tải được mạnh mẽ nhất thông điệp của tác giả. Đây chính là hành vi cân bằng lực hút thị giác khi làm thiết kế bố cục cho tác phẩm.

Vì yếu tố động thường bắt mắt hơn tĩnh, nên gương mặt người ở trong tầm nhìn gần có lực hút thị giác mạnh hơn toàn thân. Trên gương mặt thì mắt và miệng có cử động, không bất động như tai và mũi nên cũng được chú ý hơn. Lực hút thị giác mạnh hơn. Trường hợp ở tầm nhìn xa không rõ chi tiết mặt người thì dáng chuyển động của cơ thể lại bắt mắt hơn khuôn mặt. Vì khi đó, dáng người có yếu tố chuyển động nên lực hút thị giác mạnh hơn.

Khái niệm tín hiệu thị giác ở đây là nhằm chỉ những hình thể gây chú ý cho mắt dưới mọi hình thức. Không nhất định cứ phải là con người hay con vật. Hoàn toàn có thể chỉ là những yếu tố design như Nét, Mảng, Điểm chấm, Màu, Sắc độ v.v… Các ví dụ H4 – (1-2-3) đã sử dụng yếu tố design đồ họa mà không sử dụng tác phẩm tạo hình.

Các yếu tố design và các hình thể của các tác phẩm tạo hình đều được xem chỉ là “tín hiệu thị giác” trong trường nhìn.

bo cuc 1

H4-1. Nếu bỏ chấm đỏ đi, bố cục này bị lệch. Vì cụm chấm bi dày đặc có lực hút thị giác mạnh hơn làm cho bố cục lệch hẳn một phía. Chấm đỏ có lực hút thị giác đủ mạnh để cân bằng lại bố cục này theo nguyên lý “cân bằng qua tâm”.

Xem một hình chữ nhật có cạnh dài hơn ba lần cạnh ngắn, không có tỷ lệ vàng như hình H4-2. Nay mang áp dụng phương pháp bố cục chia ba vào để xem hiệu quả bố cục và hiệu quả cân bằng thị giác có khác gì nhiều so với phương pháp cân bằng lực hút thị giác.

bo cuc 2

H4-2. Hai vùng có lực hút thị giác mạnh là vùng nhiều chấm sát sít nhau và cái chấm đỏ đều không nằm đúng điểm chốt vững, là bốn điểm gặp nhau của các đường chia ba. Và chưa hẳn có vịt rí dọc theo hai cạnh vuông góc của ô chữ nhật ở giữa chín ô. Vậy mà bố cục vẫn vững vì được “thiết kế bố cục” bằng nguyên lý cân bằng qua tâm. Trường hợp này không áp dụng được nguyên tắc chia ba cổ điển (Xem hình minh họa H4-3).

bo cuc 3

H4-3. Hình này không áp dụng được nguyên tắc chia ba cổ điển. Mũi tên hai đầu tượng trưng cho tia nhìn qua nhìn lại của mắt từ chấm đỏ đến đám đông chấm đen xám sát sít bên nhau. Đó là hai vùng có tín hiệu thị giác mạnh nhất. Hành vi nhìn qua lại đó là do sức hút thị giác đã điều tiết cái nhìn của mắt. Nguyên lý “thiết kế bố cục” dựa trên những tác động của lực hút thị giác đến hành vi nhìn.

Trong nghệ thuật phi hình tượng (art non figurant), các họa sỹ trừu tượng hình học rất thành thạo sử dụng những hình học tạo những tín hiệu thị giác mang thông điệp lý trí và tình cảm của tác giả.

bo cuc 4

H4-4. Sầu muộn của vua – 1952 – Henri Matisse (1869-1054)

Tác phẩm cắt dán “Sầu muộn của vua” là thể loại bán trừu tượng. Nếu phân tích thủ pháp bố cục sẽ dễ dàng nhìn ra nguyên tắc chia ba cổ điển (Hình 4-7). Nhưng nếu nhìn theo phương pháp “thiết kế bố cục” thì cũng sẽ thấy ngay nguyên lý “cân bằng bao tâm” kết hợp với “cân bằng chính tâm”.

bo cuc 5

H4-5. “Sầu muộn của vua” – 1952 – Henri Matisse (1869-1504)

bo cuc 6

H4-6. Sơ đồ mô tả hành vi nhìn là mô tả đường đi tia nhìn của mắt theo nguyên lý “cân bằng bao tâm”. Những nét đỏ tượng trưng cho tia nhìn bao quanh tâm. Nét xanh khoanh vùng tâm giao diện.

bo cuc 7

H4-7. Hai vùng đen trắng đối lập được khoanh nét bao màu đỏ để chỉ ra yếu tố tín hiệu thị giác ẩn chứa nguyên lý cân bằng qua tâm.

bo cuc 8

H4-8. Hai mảng đen lớn và trắng lớn đều ở vị trí “điểm chốt vững” của nguyên tắc bố cục chia ba

2. Năm nguyên lý cân bằng tín hiệu thị giác cân chỉnh lực thị giác khi thiết kế bố cục.

a. Thiết kế bố cục “Cân bằng Qua tâm”: Là cân bằng thị giác có vị trí đối xứng qua tâm giao diện, nghĩa là chỉ đối xứng vị trí hình thể của tín hiệu thị giác. Bản thân các tín hiệu thị giác thường rất đa dạng nên hình thể không giống nhau.

bo cuc 9

H4-9. Các tín hiệu thị giác có hình thức khác nhau đang ở trạng thái cân bằng qua tâm

Như hình 4-9 hai cụm hình tín hiệu thị giác có vị trí đối xứng qua tâm. Nét đỏ tượng trưng cho tia nhìn vô hình đi lại qua tâm.

b. Thiết kế bố cục “Cân bằng Bao tâm”

bo cuc 10

H4-10. Các tín hiệu thị giác có hình thức khác nhau đang ở trạng thái cân bằng bao quanh tâm

Hình 4-10 mô tả các tín hiệu thị giác có vị trí bao quanh tâm giao diện. Khi tia nhìn dịch chuyển qua lại các hình thể tín hiệu thị giác sẽ tạo ra đường vô hình bao quanh tâm giao diện. Nét đỏ là tượng trưng cho đường vô hình bao quanh tâm.

c. Thiết kế bố cục “Cân bằng Chính tâm”

bo cuc 11

H4-11

Là các tín hiệu thị giác có vị trí tập trung ở chính tâm giao diện. Là khi tia nhìn chốt chặt hình thể tín hiệu thị giác vào vùng tâm giao diện. Khi ở tâm giao diện có hình thể tín hiệu thị giác đủ mạnh sẽ trấn giữ, sẽ xuất hiện cân bằng tĩnh toàn bộ giao diện, cho dù có nhiều hình khác chuyển động bao quanh cũng không phá được thế cân bằng chính tâm.

d. Thiết kế bố cục “Cân bằng Dẫn hướng”

bo cuc 12

H4-12. Cùng lao về một hướng làm lệch bố cục

bo cuc 13

H4-13. Cành hoa thấp nhỏ ngược hướng đã cân bằng bố cục

Những tín hiệu thị giác là những hình thể có thể làm cho tia mắt dõi theo đến mức ra khỏi khung tranh hay khung giao diện, như vậy là dẫn hướng mất cân bằng. Sửa chữa bằng một hình thể khác có khả năng dẫn dắt tia nhìn quay trở lại. Như thế là bố cục đã được cân bằng với nguyên lý dẫn hướng.

Sự dẫn dắt thị giác trở lại như một lời nhắc nhở về hướng ngược lại của cây hoa nhỏ thấp nhất ở minh họa H4-13 đã đủ làm cho bố cục cân bằng trở lại. Thủ pháp dùng hướng để cân bằng với hướng.

e. Thiết kế bố cục “Cân bằng Động thái”

bo cuc 14

H4-14. “Gieo hạt” của Nguyễn Đức Nùng. Sơn mài

Nhân vật đứng lệch một bên nhưng động tác ném hạt giống về phía trước đã cân bằng cho bức tranh. Đây là thủ pháp “cân bằng động thái”.

Là cân bằng bởi những chuyển động của hình thể, thường là những chuyển động của động tác nhân vật. Động thái của nhân vật trong tác phẩm không thuần túy chỉ là cân bằng, mà còn là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên nội dung bức tranh.

Những thủ pháp cân bằng bởi động tác nhân vật hầu như luôn có ở những bức tranh bố cục có đề tài chiến tranh, tôn giáo hoặc loại tranh mô tả những hoạt động của nhân vật trong tranh.

* Thiết kế bố cục qua tâm:

bo cuc 15

H4-15. Tranh sơn dầu của Giovanni Fattori (1868-1881)
Một họa sỹ trong nhóm Machiaioli (tiền Ấn tượng ở Ý)

Xem hình 4-15 là một tác phẩm có bố cục nhìn theo thiết kế bố cục cân bằng lực hút thị giác. Đây là cách thứ nhất thiết kế bố cục “cân bằng qua tâm”. Mặc dù có thể khi làm tranh tác giả đã bố cục bằng phương pháp chia ba như hình H4-17.

bo cuc 16

H4-16. Một cách cân bằng bởi cái nhìn viễn cận, vẫn chỉ là cách nhìn viễn cận của “cân bằng qua tâm” như hình H4-18.

bo cuc 17

H4-17. Nhìn bằng phương pháp bố cục chia ba thấy ngay bố cục những hình thể chính được vẽ ở vị trí gần điểm chốt vững và dọc theo hai cạnh của ô giữa. Như vậy đây là một bố cục cổ điển đã áp dụng phương pháp chia ba truyền thống.

Nhưng bố cục này hoàn toàn có thể được xây dựng đơn giản hơn nhiều bằng nguyên lý “cân bằng qua tâm”. Đây là phương pháp không phải chia ba, mà chỉ cần ước lượng sao cho khi mắt nhìn qua, nhìn lại giữa hai nhóm chính với nhau, thì tia nhìn luôn lia quét qua lại vùng tâm của giao diện. Xem hình H4-18.

bo cuc 18

H4-18

Vì “thiết kế bố cục” là một phương pháp cân bằng thị giác bằng hành vi điều chỉnh lực hút thị giác nên nó thật sự quá mới. Ở ta chỉ riêng hiểu đúng lực hút thị giác là gì hay sức căng thị giác là gì đã là hai vấn đề mới của nghệ thuật tạo hình hiện thời.

Cũng vì “lực hút thị giác” và “sức căng thị giác” có tên gọi và quan niệm được cho là khác lạ với những kiến thức cổ truyền của nghệ thuật tạo hình. Mặc dù cả hai ngành nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật design có chung một gốc “nguyên lý thị giác”. Nói rộng ra “nguyên lý thị giác” là cái gốc chung cho “nghệ thuật thị giác” trong đó bao gồm nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật design.

bo cuc 19

H4-19. “Cầu Argenteuil” – Sơn dầu – Claude Monet (1840-1926)

Hình 4-19 là tác phẩm “Cầu Argenteuil” của Claude Monet (1840-1926). Hình ảnh tác phẩm này đã được dùng minh họa cho việc áp dụng quy tắc chia ba. Tác phẩm sẽ được phân tích bố cục bằng cả hai phương pháp “quy tắc chia ba” và nguyên lý “cân bằng qua tâm”.

bo cuc 20

H4-20. Bốn đường vuông góc với nhauy của nguyên tắc chia ba cho thấy, hai hình thể chính của tranh là cụm thuyền và tháp cầu phía bờ bên kia đều ở vị trí giao điểm của bốn đường vuông góc, còn gọi là điểm “chốt vững”. Theo nguyên tắc chia ba của bố cục cổ điển, nếu hình thể chính của tranh ở vị trí sát bên bốn cạnh nối giữa các “chốt vững” sẽ cho một bố cục rất chắc và thoáng tầm mắt.

bo cuc 21

H4-21. Đánh dấu những vùng có lực hút thị giác mạnh, hút mắt nhìn luân chuyển qua lại các điểm đó.

Sơ đồ mô phỏng những tia nhìn của mắt đến các tâm vùng hút mắt, bắt mắt đánh dấu bằng chấm đỏ, là những vùng có lực hút thị giác (sức căng thị giác) đã được họa sỹ đặt ở vị trí “cân bằng qua tâm” một cách vô thức. Vì thời đó chưa có nguyên tắc cân bằng qua tâm.

Hành vi nhìn luân chuyển từ điểm này tới điểm kia đi lại qua vùng tâm giao diện đã được khoanh tròn đỏ, là nguyên lý “cân bằng qua tâm”.

bo cuc 22

H4-22. Các điểm có lực hút thị giác đều ở vị trí đối xứng qua tâm theo đường kẻ thẳng màu đỏ nên đây là nguyên lý “cân bằng qua tâm”. Nét khép thành vòng trắng và đỏ là mô hình tia nhìn của mắt khi dịch chuyển từ các vùng có lực hút thị giác với nhau. Đường đi qua lại của các tia nhìn đã tạo thành đường khép kín bao quanh vùng tâm giao diện. Như vậy đây là nguyên lý thiết kế bố cục “cân bằng qua tâm”. Tác phẩm này đã hàm chứa hai nguyên lý cân bằng.

Trong bất kỳ bức tranh nào, chỉ cần áp dụng một trong những nguyên lý thiết kế bố cục thị giác là đủ chặt chẽ vững chắc. Vậy mà tác phẩm “cầu Argenteuil” có tới hai nguyên lý bố cục thị giác áp dụng trong một bức tranh. Cho nên tác phẩm đó có bố cục chặt chẽ vững chắc. Đương nhiên thời của C. Monet chưa có quan niệm và phương pháp làm bố cục bằng nguyên lý “cân bằng qua tâm” và “cân bằng bao tâm”.

Từ thời đó cho tới nay nguyên tắc bố cục chia ba được coi như kiến thức nền tảng không thể thiếu của họa sỹ. Trên đã phân tích theo phương pháp cân bằng hiện đại của nguyên lý thị giác. Tuy là một cách thiết kế bố cục với phương thức mới hoàn toàn nhưng đã cho kết quả trùng khớp với nguyên tắc bố cục chia ba.

bo cuc 23

H4-23. Đây là hình ảnh lớn hơn của nguyên tắc, không bị vướng những nét giải thích xanh đỏ. Hình này dùng để đối chiếu kiểm nghiệm những vùng đánh dấu đỏ có lực hút thị giác của các hình H4-21 & H4-22.

Đám mây trắng lớn có độ sáng mạnh, tạo sức căng thị giác mạnh. Bóng của nó dưới nước cũng có độ sáng nhất tại khu vực của nó, sự nổi bật gây chú ý đó là lực hút, là sức căng thị giác. Những điểm khác như nhà tháp đầu cầu sáng rực trong mảng màu sẫm xung quanh, cũng có lực hút thị giác rất mạnh. Tương tự như thế những tâm điểm của những vùng có lực hút thị giác đã được đánh dấu màu đỏ để dễ so sánh, dễ nhận dạng.

Hai cách tính toán bố cục khác nhau có cùng chung một mục đích. Người họa sỹ khi vẽ thường nhấn đậm chỗ này, nảy sáng chỗ kia… Những điểm nhấn đó là tín hiệu thị giác nổi bật và điểm đó có lực hút thị giác nổi trội. Khi nhìn nối các điểm nhấn đó, đường đi của tia nhìn sẽ chỉ ra bố cục đó thuộc nguyên lý “thiết kế bố cục” nào. Các bậc thầy điều khiển hành vi nhìn của người xem tranh bằng những thủ pháp nhấn được biểu hiện rất khác nhau.

Từ hội họa Hang động tới ngày nay, tất cả các họa sỹ làm bố cục là điều chỉnh những điểm nhấn, sắp đặt những hình thể chính của bức tranh bằng trực giác.

Chỉ từ thời Trung cổ khi các họa sỹ đã biết ứng dụng tỷ lệ vàng của toán học và rút ra nguyên tắc chia ba trong bố cục. Không phải tất cả các họa sỹ tuân thủ chính xác tỉ mỉ những nguyên tắc toán học đó. Cũng một phần vì sự đa dạng kích cỡ khuôn tranh phụ thuộc vào địa hình vị trí cần vẽ bức tranh đó. Nên không phải lúc nào cũng có một diện tích vẽ tranh phù hợp với tỷ lệ vàng. Các họa sỹ vẫn vẽ bằng trực giác của tài năng cá nhân. Vẫn có họa sỹ sáng tác loại tranh giá vẽ cũng vẫn tuân thủ nguyên tắc chia ba nhưng không phải là tất cả. Ngày nay đi tìm một họa sỹ tỉ mỉ tính toán bố cục theo nguyên tắc toán học hình học là rất hiếm. Họa sỹ như thế thường là những người tôn thờ tri thức và kinh nghiệm bố cục thời Phục Hưng như Kinh Thánh của nghề nghiệp.

Thời kỳ Phục Hưng còn được gọi là thế kỷ Ánh sáng, là một phong trào văn hóa thường được xem là bao phù giai đoạn từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, khởi đầu tại Firenze (Ý), sau đó lan rộng ra phần còn lại của châu Âu với các mức độ khác nhau. Thời kỳ đó có nhiều phát minh khoa học ở các ngành Toán học, Vật lý, Hóa học làm con người choáng ngợp lòng tin vào khoa học, vào lý tính và coi cảm tính là thứ không đáng tin vì không có cơ sở khoa học.

Tư tưởng đó ảnh hưởng mãnh liệt vào nghệ thuật hội họa thời Phục Hưng. Các danh họa của muôn đời như Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael, Peter Paul Rubens… Albrecht Dürer, v.v… Thường áp dụng tỷ lệ vàng vào bố cục tác phẩm của họ.

Không có sử liệu hội họa nào thống kê số lượng các kiệt tác được bố cục bằng tính toán khoa học có nhiều hơn các kiệt tác được vẽ bằng bản năng hay không nhưng cả hai phương pháp đều có thật trong sử họa và tồn tại song song cho đến hiện nay.

Có thể những bức tranh vẽ bằng cảm nhận của bản năng nhiều hơn. Vì ngay từ tác phẩm nghệ thuật nguyên thủy đầu tiên đã ra đời bằng cảm tính của nghệ sỹ. Có thể có một “lý tính ngầm” ẩn tàng trong trực giác hội họa từ thời Nguyên Thủy tới nay. “Lý tính ngầm” đó luôn tự động vận hành khi các họa sỹ vẽ tranh. Đó là “bố cục bằng trực giác”. Trực giác của nghệ sỹ luôn thay đổi theo thời đại.

bo cuc 24

H4-24. “Phân xưởng nhuộm” – Bột màu, 1985 – Bùi Xuân Phái (1920 – 1988)

bo cuc 25

H4-25. Tác phẩm “Phân xưởng nhuộm” của danh họa Bùi Xuân Phái có bố cục đúng với “nguyên tắc chia ba”. Nhân vật chính của tranh được vẽ ở vị trí có điểm “chốt vững” trên một cạnh của ô giữa. Có thể hầu hết các họa sỹ từng học Trường Mỹ thuật Đông Dương đều nhuần nhuyễn nguyên tắc bố cục chia ba. Nhuần nhuyễn tới mức, những khung tranh không phải tỷ lệ vàng cũng vẫn đưa vào bố cục chia ba.

Nếu gọi mỗi phương pháp dùng làm bố cục tác phẩm có tên là A và B và cả hai phương pháp đều đúng logic. Khi danh họa dùng phương pháp A để bố cục và tạo nên kiệt tác, thì đương nhiên phải phù hợp và logic với cách phân tích của phương pháp B. Và ngược lại. Điều đó chứng minh cho cả hai phương pháp đều đạt chuẩn, có thể dùng thay thế cho nhau.

3. Cân bằng bố cục với phương pháp “Cân bằng tín hiệu thị giác”

Khi mang tác phẩm “Phân xưởng nhuộm” của danh họa Bùi Xuân Phái phải phân tích theo cách cân bằng thị giác, thấy có tới hai nguyên lý cân bằng. Trong khi mỗi tác phẩm chỉ cần áp dụng một trong các nguyên lý cân bằng tín hiệu thị giác là đã đủ để có bố cục vững vàng.

bo cuc 26

H4-26. Cũng trên tác phẩm này, còn có nguyên lý “cân bằng bao tâm”. Như vậy, cùng trên một tác phẩm có thể xét thấy các danh họa chỉ ước tính khi vẽ trực họa, mà sự cân bằng về bố cục thị giác đã đúng với nhiều phương pháp khác nhau.

bo cuc 27

H4-27. Sơ đồ tối giản làm cho hiện rõ những “tín hiệu thị giác” được vẽ ở những vị trí tạo cân bằng cho bức tranh và đúng với “nguyên lý cân bằng bao tâm”.

bo cuc 28

H4-28. Những chấm đỏ đánh dấu vùng có tín hiệu thị giác mạnh. Khi nhìn các tín hiệu đó, tia mắt đi qua tâm giao diện. Chấm đỏ ở giữa tranh đánh dấu mảng đen lớn ở chính tâm cùng tham gia làm bố cục thị giác vững chắc.

bo cuc 29

H4-29. Sơ đồ tối giản cho hiện rõ những tín hiệu thị giác cân bằng qua tâm. Mảng đen ở gần chính tâm đã góp phần quan trọng tạo ổn định cho bố cục

Qua phân tích tác phẩm “Phân xưởng nhuộm” của cố danh họa Bùi Xuân Phái, cho thấy dù phân tích bố cục với bất kỳ phương pháp nào cũng cho kết quả giống nhau. Minh họa này một lần nữa chứng minh phương pháp “cân bằng tín hiệu thị giác” có độ chuẩn xác tương đương như phương pháp cổ điển.

bo cuc 30

H4-30. Nhìn từ đỉnh đồi – Sơn dầu, 1937 – Lê Phổ (1907-2001)

bo cuc 31

 

H4-31. Áp bốn đường kẻ ở nguyên tắc chia ba của bố cục cổ điển vào tác phẩm

 

 

H4-32. Làm hiện rõ những vùng tín hiệu thị giác có vị trí bao quanh tâm giao diện. Nét đỏ tượng trưng cho tia nhìn qua lại các vùng “tín hiệu thị giác”. Những vùng không gian tham gia cân bằng thị giác đã được làm mờ nhạt đi để nguyên lý cân bằng tín hiệu thị giác hiện rõ.

So sánh cách căn chỉnh bố cục của minh họa H4-31 và minh họa H4-32, thấy phương pháp căn chỉnh cân bằng bố cục khác nhau rất rõ. Ở hình H4-31 là phân tích theo nguyên tắc chia ba của bố cục cổ điển. Chỉ cần có một đối tượng chính của tranh ở gần hoặc ở “điểm chốt vững”, là bảo đảm tranh có bố cục vững. Cụ thể ở minh họa này là thân cây và cụm nhà phía xa đều ở vị trí chốt vững của tranh, vị trí có chấm đỏ.

Hình 4-32 là cách căn chỉnh bố cục theo nguyên lý cân bằng tín hiệu thị giác. Hình ảnh minh họa đã làm tăng độ rõ khu vực nhiều tín hiệu thị giác để dễ nhận biết.

Quan sát vị trí của tín hiệu thị giác bao quanh tâm hay đối xứng qua tâm để biết được nguyên lý cân bằng cụ thể. Trường hợp tác phẩm “Nhìn từ đỉnh đồi” có tới hai nguyên lý cân bằng tín hiệu thị giác là “cân bằng bao tâm” và “cân bằng qua tâm”.

bo cuc 32

H4-32. Sơ đồ tối giản vùng tín hiệu thị giác chính trong tác phẩm “Nhìn từ đỉnh đồi” của họa sỹ Lê Phổ

Những mũi tên hai chiều màu đỏ tượng trưng cho tia nhìn qua lại giữa các tín hiệu thị giác. Tia nhìn đã ngắm vạch ra đường khép kín vô hình bao quanh tâm, tạo thành nguyên lý “cân bằng bao tâm”.

4. So sánh để dẫn chứng và đối chứng

a. Phân tích bố cục theo nguyên tắc chia ba:

bo cuc 33

H4-35. Cối xay Wijk bij Duurstede. Jacob Van Ruysdael (1628-1682) họa sỹ Hà lan.

bo cuc 34

H4-36. Kích thước tranh gần vuông, được áp dụng nguyên tắc chia ba cho bố cục. Chủ thể là cái cối xay gió đã được bố cục trên hai “điểm chốt vững”

b. Phân tích bố cục theo nguyên lý “Cân bằng tín hiệu thị giác”:

bo cuc 36

H4-37. Trên tác phẩm “Cối xay gió” những chỗ đánh dấu chấm đỏ là những vùng có nhiều tín hiệu thị giác (điểm nhấn), gây sự chú ý. Khi nhìn nối các điểm gây chú ý đó, tia nhìn có thể sẽ đi qua vùng tâm giao diện hoặc bao vòng quanh vùng tâm giao diện. Những điểm có lực hút thị giác đối xứng qua vùng tâm giao diện là “cân bằng qua tâm”. Nếu bao quanh tâm là “cân bằng bao tâm”.

bo cuc 34

H4-38. Phương pháp cân bằng thị giác bằng “hành vi nhìn” này là mối quan hệ của vùng tâm giao diện với những tín hiệu thị giác.

“Hành vi nhìn” là đường đi của tia nhìn (biểu hiện bằng nét đỏ), khi nhìn các tín hiệu thị giác khác nhau. Đường đi của tia nhìn bao quanh tâm là “cân bằng bao tâm”. Khi đường đi của tia nhìn qua lại tâm giao diện là “cân bằng qua tâm”.

c. Phân tích bố cục theo nguyên lý “cân bằng tín hiệu thị giác”. Còn được gọi là “cân bằng lực thị giác”.

Hình H4-37 và H4-39 phân tích và đánh dấu đỏ những vùng có lực hút thị giác, như cũng đã làm với bức tranh “Cầu Argeneuil” – sơn dầu – Claude Monet với các hình H4-(21-22). Cả hai bức “Cối xay gió” và bức “Cầu Argenteuil” đều là những ví dụ điển hình về nguyên tắc bố cục chia ba.

Đặc biệt nguyên tắc chia ba với bốn “điểm chốt vững” cố định, bất di bất dịch đó đã làm cho vô vàn những tác phẩm có bố cục na ná như nhau. Điều này đã hạn chế tự do của nghệ sỹ. Trong thực tế có nhiều họa sỹ không tuân theo nguyên tắc này, kể cả nghệ sỹ nhiếp ảnh. Họ là những người tôn trọng cảm xúc và ngẫu hứng riêng tư.

bo cuc 38

H4-39. Hành vi nhìn của con người uôn ưa nhìn chỗ có tín hiệu thị giác (có lực hút thị giác). Khi tia nhìn chuyển động giữa các điểm tín hiệu thị giác đều đi qua tâm (nét đỏ), đúng với nguyên lý “cân bằng qua tâm”. Nếu nhìn nối vòng bao quanh tâm thì đó là “cân bằng qua tâm”.

Như vậy tác phẩm “Cối xay gió” đã bao gồm cả hai nguyên lý “cân bằng qua tâm” và “cân bằng bao tâm”.

bo cuc 40

H4-40. Hình phóng lớn này giúp cho thấy rõ hơn những điểm gây chú ý với thị giác. Như cối xay gió, thuyền buồm trắng, đám mây sáng mạnh trên cao, nhóm người đứng gần cối xay gió, vùng bờ nước cận cảnh, đều là những hình thể có tín hiệu thị giác mạnh, được tác giả nhấn mạnh tạo lực hút thị giác, tạo sự chú ý của thị giác. Từ hành vi nhìn của mắt với những điểm nhấn mạnh đó, dễ nhận ra sơ đồ cân bằng thị giác của bức tranh, bao gồm cả “cân bằng bao tâm” và “cân bằng qua tâm”.

bo cuc 39

Có thể ngắm hình H4-40 lâu hơn và vừa ngắm vừa tự theo dõi sơ đồ đường đi của tia nhìn dịch chuyển từ điểm nhấn này tới điểm nhấn khác. Sẽ thấy mắt thường nhìn lần lượt hết những chỗ có nhiều tín hiệu thị giác. Người xem tranh có quá trình nhìn như thế là bởi họa sỹ đã tạo ra những chỗ nhấn để dẫn dắt mắt người xem từ chi tiết thú vị này tới chi tiết thú vị khác, không muốn rời mắt ngay khỏi bức tranh.

bo cuc 40

bo cuc 41

H4-44 (A-B-C). Các chấm đỏ là vị trí có lực hút thị giác hay tín hiệu thị giác cần được thiết kế bố cục cân bằng. Nét mũi tên hai đầu màu đỏ là biểu hiện hành vi nhìn (tia nhìn) qua lại giữa các hình thể có tín hiệu thị giác mạnh. Cụ thể cối xay gió đối xứng với nhóm trẻ em chơi bóng trên tuyến đường chéo qua tâm nên đây là nguyên lý “cân bằng qua tâm”.

Xem hình A – B – C, đối chiếu theo những nét kẻ chấm chấm. Cả ba trường hợp A – B – C, đều đúng với “nguyên tắc chia ba” của hội họa giá vẽ. Vì hai hình thể chính là cối xay và nhóm trẻ em đều có vị trí ở “điểm chốt vững”.

Nhưng với phân tích bố cục tranh theo nguyên lý cân bằng tín hiệu thị giác, không phải dựa vào những đường kẻ chia ba, hay điểm chốt vững thì đây là bố cục “cân bằng qua tâm”. Vì hai tín hiệu thị giác mạnh là cối xay gió và nhóm trẻ em có vị trí đối xứng qua tâm giao diện, làm cho hành vi nhìn từ cối xay gió đến nhóm trẻ, rồi nhìn ngược lại từ nhóm trẻ đến cối xay gió, tia nhìn đều đi lại đối xứng qua vùng tâm giao diện.

bo cuc 42

Theo tâm lý cảm thụ thị giác, nếu muốn hình hay nhóm hình nào nổi trội dứt điểm với nhóm hình còn lại, có nhiều phương pháp khác nhau. Hoàn toàn có thể biểu hiện ở bước sau bố cục, không cần phải thay đổi gì ở nhóm trẻ chơi bóng. Đó là sử dụng nguyên lý gần rõ, xa mờ hay thủ pháp rõ mờ theo cảm thụ tâm lý cái gì nhìn rõ cái đó là chính. Hoặc có thể điều chỉnh sức căng thị giác khác nhau nghĩa là tạo sự bắt mắt khác nhau bằng tương phản màu sắc hay nhiều thủ pháp khác sao cho hình thể chính bắt mắt mạnh hơn ví dụ như cho ánh nắng chiếu mạnh vào hình thể chính không nhất thiết phải thay đổi kích thước hoặc vị trí hình thể và cũng không cứ tạo hình phải động hay tĩnh.

bo cuc 43

H4-46. Trường hợp dùng màu mạnh để tạo chú ý (tạo sức căng thị giác) đồng nghĩa với khẳng định tín hiệu thị giác mạnh là chủ đề của giao diện này.

Với khái niệm cân bằng thị giác, họa sỹ có thể chủ động và có nhiều cách xử lý tình huống hơn là chỉ nương vào những đường chia ba.

bo cuc 44

Những hình minh họa trên chỉ là những ví dụ đồ họa 2D dưới dạng sơ đồ về tín hiệu thị giác của màu và sắc độ. Trong trường hợp các sơ đồ tín hiệu thị giác như đã trình bày đều thuộc không gian hai chiều của đồ họa.

>>> Bố cục tự do

>>> Bài trang trí màu trong thiết kế đồ họa

>>> Nghệ thuật đồ họa

0976984729