Tạo hình lắp ghép bằng phương pháp tô bóng mờ và chéo

Bài tập này sẽ chỉ cho bạn cách tạo hình thông qua việc nhóm nhiều hình ảnh lại với nhau. Đồng thời, bạn sẽ thấy cách mà hai phương pháp tô bóng mờ và tô bóng chéo bổ trợ cho nhau trong khi vẽ. Với bố cục lắp ghép, ta có thể dùng nhiều hình ảnh với các kích cỡ khác nhau trong cùng một chủ đề mà không cần phải tạo ra cảm giác về không gian thật giống như trong bố cục tĩnh vật. Chính điểm này tạo ra tính hấp dẫn cho phương pháp này. Trước tiên, hãy bắt đầu chọn chủ đề và các hình ảnh mà bạn thích. Bạn có thể tìm các hình ảnh trong sách và các ảnh chụp, cũng có thể vẽ chúng từ cuộc sống thực.

1. Tạo bố cục với nhiều hình ảnh khác nhau:

Vật dụng:

- Nhiều hình ảnh thuộc đề tài bạn chọn.

- Giấy in khổ lớn.

- Kéo.

- Bút chì 2B và bút chì màu.

- Tẩy trắng và tẩy cao su nhồi.

- Băng keo.

- Thanh than chì 6B.

- Giấy đồ hình, khổ 46 x 61 cm.

- Khăn lau giấy chuyên dụng.

- Bìa cứng minh họa, khổ 46 x 61 cm.

Bước 1: Sau khi thu thập nhiều hình ảnh dùng cho bức vẽ, bạn hãy chọn ra những bức có thể xếp ngang và những bức có thể xếp dọc trong bố cục lắp ghép. Càng đa dạng về kích cỡ, bức vẽ sẽ càng đẹp hơn. Tiếp theo, sắp xếp các hình ảnh theo thứ tự ưu tiên. Xác định bức ảnh nào mà bạn cho là quan trọng nhất, và mức độ quan trọng mà bạn muốn nó thể hiện trong tranh là như thế nào?

tao hinh 1

Hình 1. Dùng ảnh gốc để vẽ cá phác họa viền trên giấy in. Trong bức hình bên, Ken đang vẽ một số cá chép

Bước 2: Phác họa viền cho mỗi vật thể mà bạn chọn trên một mảnh giấy in (Hình 1). Hãy nhớ là bạn có thể phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh nếu muốn. Tô bóng sơ phác họa để bạn có thể nhận ra nguồn sáng, việc này có thể giúp cho quá trình tô bóng của bạn sau này. Hãy tạo càng nhiều phác họa càng tốt, ít nhất là ba cái khác nhau.

Bước 3: Sau khi hoàn thành phác họa viền, hãy chọn các bức vẽ theo thứ tự ưu tiên từ quan trọng hoặc ấn tượng nhất đến ít quan trọng nhất. Sau đó, cắt chúng ra khỏi giấy in sao cho còn chừa một lề giấy nhỏ quanh bức vẽ (Hình 2).

llap ghep 2

Hình 2. Cắt phác họa ra để dễ sắp xếp bố cục sau này

Bước 4: Tạo các phác thảo ngắn gọn để lên kế hoạch tạo hình. Bạn hãy nhìn vào ảnh gốc và vẽ nhanh các phác thảo. Sau đó, dùng các hình ảnh để tạo bố cục, nếu cần thiết có thể đa dạng hóa nhiều kích cỡ khác nhau. Bằng cách nhìn vào ảnh gốc, bạn có thể nhận ra, liệu mình có đang đặt nhiều vật thể dọc hơn ngang hay không? Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lựa chọn khổ vẽ thích hợp. Nếu bạn có nhiều vật thể đặt theo hàng dọc hơn hàng ngang, thì sử dụng khổ dọc là tốt nhất. Dùng phép chia ba phần làm cơ sở để sắp đặt một số hình ảnh trùng lắp lên nhau hoặc gần nhau. Các phác thảo ngắn gọn nên được vẽ nhanh và có thể không cần trau chuốt nhiều, không cần thiết phải tính toán tỷ lệ một cách chính xác. Kiểm tra lại các phác thảo và chọn cái tốt nhất để giúp bạn sắp xếp trong bố cục thực tế (Hình 3 đến Hình 6).

llap ghep 3

Hình 3 đến Hình 6. Các phác thảo ngắn vẽ từ ảnh gốc. Hình 5 là bố cục được chọn

Bước 5: Dùng một mảnh giấy đồ hình khổ 46 x 61 cm gấp làm ba phần theo cả hàng dọc và hàng ngang, sau đó mở ra tạo thành các nếp gấp và 9 ô nhỏ. Thao tác này sẽ giúp bạn ứng dụng phép chia ba gióng như trong phác thảo ngắn. Đặt phác thảo viền đầu tiên dưới giấy đồ hình và in hoàn chỉnh lên giấy (Hình 7) ở cùng vị trí trên phác thảo ngắn. Các ô chia ba sẽ giúp bạn thực hiện giai đoạn này. Sau đó, bỏ tấm phác thảo ra và thay tấm thứ hai vào, đặt sao cho nó nằm ở vị trí chính xác so với tấm thứ nhất. Giấy đồ hình sẽ giúp bạn dễ dàng nhìn thấy các hình ảnh và vị trí giữa chúng với nhau (Hình 8).

llap ghep 4

Hình 7. In phác thảo viền đầu tiên lên giấy đồ hình tại vị trí chính xác của nó

llap ghep 5

Hình 8. Tiếp tục in các phác thảo viền cho tới khi bạn hoàn chỉnh bố cục

Bước 6: Tiếp tục in chuyển thêm các phác thảo và di chuyển chúng gần nhau hơn, hoặc thậm chí nằm đè lên nhau, để tạo ra dòng lưu chuyển cho bức vẽ. Mỗi tấm phác thảo được thêm vào sau cho chúng tạo được sự cân bằng với các bức khác. Bạn cũng có thể dịch chuyển và thay đổi vị trí của các phác thảo nhiều lần cho đến khi cảm thấy hoàn toàn hài lòng với cách sắp đặt. Sau đó dùng thêm các đường viền để nhấn mạnh bố cục nếu muốn.

Bước 7: Sau khi đã hoàn thành việc chuyển tất cả các hình sang đúng vị trí, bạn có thể tiếp tục chuyển bố cục sang giấy bìa minh họa trắng hoặc giấy vẽ. Dùng thanh than chì cọ xát trên mặt sau của giấy đồ hình cho đến khi nó trở thành màu đen, sau đó nhẹ nhàng lau lớp than chì bằng khăn lau giấy chuyên dụng. Gắn phần trên của tấm giấy in lên bìa minh họa bằng băng keo để bạn có thể lật giấy đồ hình kiểm tra tiến trình làm việc của mình. Bạn có thể dùng bút chì màu để nhìn thấy các đường in rõ hơn. Không nên ấn lực quá mạnh vì các đường chì nổi sẽ hiện rõ trong tranh.

llap ghep 6

Hình 9. Bố cục tạo hình hoàn chỉnh trên giấy đồ hình

Một số thuật ngữ:

- Lắp ghép: Các phần ảnh được sắp xếp sao cho chúng có sự liên kết, gối đè hoặc lẫn vào nhau để tạo nên bố cục. Các bức ảnh cũng có thể nằm trong mối tương quan với nhau.

- Phác thảo ngắn: Là các phác thảo nhỏ, chỉ cao và rộng khoảng 5 – 7cm. Các họa sỹ thường thao tác nhanh để lên kế hoạch tạo hình.

- Chuyển động thị giác: Là đường đi của mắt khi nhìn vào tranh, được tạo thành từ kiến thức tạo hình của họa sỹ.

2. Thực hành chuyển cường độ màu bằng nét vẽ:

Vật dụng:

- Bút chì 2H.

- Giấy vẽ nhám.

llap ghep 7

Hình 10. Chuyển màu dùng đường chéo trải qua 5 bước. Phương pháp này dùng các hướng (góc)
và độ dài khác nhau: phần trên đơn giản nhất, chỉ gồm một nhóm đường chéo. Càng xuống dưới, càng nhiều lớp đường chéo được thêm vào

Bước 1: Chúng ta đã đề cập đến phương pháp tô bóng mờ và cách mà nó tạo ra sự chuyển dần từ màu tối sang sáng thông qua nhiều dụng cụ như khăn lau giấy chuyên dụng, bút đánh bóng và len cotton. Các khu vực sáng thường mềm mại và không thể hiện đặc trưng nét vẽ bằng phương pháp tô bóng mờ. Trong khi đó, tô bóng chéo lại đối lập hoàn toàn với tô bóng từng bước. Khi sử dụng tô bóng chéo, chúng ta sẽ dùng độ dày đặc của các nét vẽ để chuyển cường độ màu chậm dần. Càng nhiều nét vẽ trong cùng một khu vực, độ tối sẽ càng cao hơn.

Bước 2: Để tạo sự chuyển dần màu bằng các đường chéo, hãy bắt đầu bằng nhóm đường thẳng có cùng độ dài và cùng hướng. Nhóm đường thẳng này sẽ tạo ra sắc độ màu xám. Nhóm đường thẳng tiếp theo sẽ cắt nhóm đầu và dài hơn, như vậy chúng sẽ trùng lắp nhau. Nhóm thứ ba sẽ tiếp tục cắt qua nhóm đầu. Các nhóm đường chéo gần nhau nên khác nhau về độ dài và cắt nhau tại các góc không giống nhau, như vậy phần dầu của bức tranh sẽ có nhiều lớp và phần cuối chỉ có duy nhất một nhóm đường thẳng (Hình 10). Có thêm một nhóm đường chéo tại khu vực nào thì khu vực đó sẽ tối hơn. Ở đây, chúng ta dùng thuật ngữ “khắc đường chéo” vì các nét vẽ phải cắt nhau và tạo ra sắc độ tối, cũng như duy trì sự chuyển màu được nhịp nhàng. Để chuyển màu một cách đơn giản, bạn phải có ít nhất ba góc đường thẳng khác nhau. Bạn có thể sử dụng các lớp đường chéo và hướng không giới hạn. Số lượng các đường chéo được quyết định bởi độ tối mà bạn cần thể hiện và cái mà bạn chúng tạo ra. Các đường này có thể có dạng vòng cung và không nhất thiết phải vẽ một cách cứng nhắc.

llap ghep 8

Hình 11. Chuyển màu dùng các đường song song

Bước 3: Các đường thẳng song song cũng có thể tạo ra sự chuyển màu. Các đường càng gần nhau, độ tối càng đậm hơn (Hình 11). Tất cả các đường phải cùng nghiêng về một hướng. Các đường thẳng đặt thật sát nhau sẽ tạo ra vùng tối, đồng thời bạn cũng có thể dùng một số đường cắt ngang.

Bước 4: Muốn học được bất cứ kỹ năng vẽ nào, bạn cần phải thực hành và tự tin vào khả năng hội họa của mình. Phải nhìn kỹ các cường độ màu tối sáng để chắc rằng, khi bạn muốn thêm nét vẽ và, chúng sẽ phù hợp với khu vực đó một cách nhịp nhàng. Tránh các nét vẽ mạnh tay và cứng nhắc, mà nên nhẹ nhàng vẽ nhanh các nét chì. Hãy tạo một vài khung trên giấy vẽ nhám để thực hành chuyển màu từ mỗi góc của hình (Hình 12).

llap ghep 9

Hình 12: Khung vuông thực hành phương pháp vẽ chuyển màu bằng đường chéo

Bắt đầu với các nhóm đường thẳng nhỏ, sau đó cắt ngang chúng bằng nhóm đường dài hơn và lặp lại theo nhiều hướng khác nhau. Cố gắng tạo sự chuyển màu nhịp nhàng hướng về phía trung tâm bức hình. Thực hiện thao tác này ở cả bốn góc và chừa lại vùng sáng ở giữa hình.

 3. Hoàn thành bức vẽ:

Vật dụng:

- Bút chì 2HB, màu đen gỗ mun.

- Tẩy nhồi.

- Bút đánh bóng.

- Khăn lau giấy chuyên dụng.

- Giấy thấm hoặc len cotton.

- Thuốc hãm màu.

Bước 1: Dùng các hình ảnh nguồn mà bạn đã dùng trong phác thảo để tham khảo các vùng tối sáng cho bức vẽ. Điều này sẽ giúp bạn thấy được chi tiết và bố cục rõ hơn, cũng có nghĩa là giúp bạn vẽ chân thật hơn. Nghiên cứu kỹ các vùng sáng tối sẽ rất có ích trước khi bạn tiến hành tô bóng chéo.

Bước 2: Bắt đầu vẽ tâm điểm chú ý trước. Đôi khi bạn có thể làm cho vùng này đậm hơn và hoàn chỉnh hơn, và các vùng xung quanh sáng nhẹ hơn. Tâm điểm chú ý là một khu vực đặc biệt và nên đặt sự quan tâm hàng dầu vào đây (Hình 13). Dùng một mảnh giấy để lót tay khi vẽ để tránh làm rây bẩn bức tranh.

llap ghep 10

Hình 13. Bức vẽ mới hoàn thành một nửa, thể hiện tâm điểm chú ý

Bước 4: Để tránh làm bẩn bức vẽ, bạn nên xịt thuốc hãm màu khi làm việc. Chỉ xịt một lớp mỏng, giữ bình xịt cách bức vẽ khoảng 36cm. Xịt theo hướng chuyển động tròn và tránh phun thuốc nhiều vào một vùng nào đó. Bạn có thể dùng thuốc hãm màu nhiều lần để giữ sạch bức tranh, tuy nhiên bạn phải hoàn thành chỉnh sửa hết trước khi xịt, vì sau khi đã xịt thuốc sẽ không thể tẩy xóa được.

Bước 5: Tạo các khu vực sáng tối xuyên suốt bức tranh để định đường chuyển động cho mắt (Hình 14). Các vùng trong phông nền (không gian âm) dùng để tô bóng mặt sau của một số phần và tạo ra các vị trí tối dẫn mắt bạn di chuyển trên bức vẽ.

llap ghep 11

Hình 14. Các mẫu cường độ tối của không gian (không gian âm) thể hiện chuyển động có hướng xuyên suốt bức tranh. Các chữ số chỉ ra vị trí cần được tô bóng chéo

Bước 6: Lắp ghép bố cục là một cách tạo ra hình tích hợp sử dụng nhiều kỹ thuật vẽ đa dạng và nhiều vật thể khác nhau về kích thước và hình dáng bên ngoài. Cần có một chuyển động thị giác rõ ràng theo hàng dọc và hàng ngang để tạo tính hài hòa và cân đối cho bức vẽ. Đồng thời tăng sự nhịp nhàng cho mỗi hình ảnh. Bức vẽ cũng nên dùng nhiều kỹ thuật hội họa khác nhau nhằm thể hiện rõ đặc trưng chung của nó. Hãy giữ cho các vùng tô bóng chéo gọn và rõ.

llap ghep 12

Hình 15. Ảnh chụp gần của tác phẩm hoàn chỉnh

Hình 16 trình bày tác phẩm hoàn chỉnh. Khi bạn đã thành thục kỹ thuật vẽ này, bạn có thể sẽ muốn thử dùng các nguyên liệu khác như mực, bút chì màu hoặc sơn.

llap ghep 13

Hình 16. Bức vẽ hoàn chỉnh của ken Schuwab, vẽ bằng bút than chì trên khổ 38 x 46 cm

>>> Bóng của các khối hình học cơ bản

>>> Đường nét (Phần 1)

>>> Cách tạo hình trong vẽ cổ trang 

0976984729