Vẽ mực với phương pháp tô bóng nét chải và đường chéo song song

Quá trình tô bóng này gồm nhiều nét vẽ gần sát nhau. Dùng bút có chứa mực bạn sẽ tránh được nguy cơ phải thường xuyên chấm mực và làm nhỏ giọt mực lên bức vẽ. Trong kỹ thuật vẽ này, bạn cần dùng ba cỡ bút: 005, 01 và 05. Các cỡ thấp hơn 005 sẽ không thích hợp vì quá nhỏ. Tùy theo ý thích bạn có thể chọn cỡ 01 hoặc 05. Các cỡ lớn hơn 05 thường rất dày gây khó khăn khi thao tác.

Các bề mặt vẽ có thể là giấy hoặc bìa cứng ép nóng (bề mặt trơn láng) hoặc ép lạnh (bề mặt nhám). Trong bài tập này, bạn hãy dùng bìa cứng minh họa có bề mặt làm từ vải ép lạnh cỡ nặng. Bề mặt này sẽ thấm mực rất tốt và dễ dàng tẩy xóa. Một máy tẩy dùng cục tẩy hơi nhám sẽ rất hiệu quả. Nó có thể tẩy sạch các vết mực thừa, miễn là mực chưa thấm quá sâu vào giấy vẽ. Dùng thêm cái chắn tẩy sẽ giúp bạn điều chỉnh được vùng cần làm sạch.

1. Vẽ phác thảo:

Vật dụng:

- Bút chì 2HB;

- Giấy in, khổ 46 x 61 cm;

- Tẩy trắng;

- Đề tài vẽ (tỏi hoặc các thực phẩm khác v.v…).

muc 1

Hình 1. Dùng củ tỏi làm chủ thể đề tài

Bước 1: Khi vẽ phác thảo, bạn hãy bắt đầu hình ảnh bằng các nét vẽ lỏng thể hiện mép cạnh của vật thể. Chú ý tìm ra các thể hình học cơ bản cấu trúc nên vật, chẳng hạn như: hình cầu, hình lập phương, hình nón v.v… (Hình 2). Dựa trên các thể căn bản này, bạn có thể xây dựng thể phức, sau đó tinh lọc lại để hoàn chỉnh hình ảnh vật thể. Bỏ các nét vẽ lúc đầu và dùng một nét duy nhất thể hiện rõ ràng vật thể.

muc 2

Hình 2. Bắt đầu vẽ phác thảo bằng cách tìm ra các thể hình học căn bản cấu trúc nên vật thể

Bước 2: Bạn sẽ có nhiều lựa chọn trong các tạo hình. Bạn có thể vẽ từng phần vật thể riêng biệt, cắt chúng ra và xếp vào bức vẽ; bạn cũng có thể sắp đặt bố cục tĩnh vật trước rồi sau đó vẽ toàn cảnh. Một cách khác nữa là bạn sẽ vẽ từ một phần nào đó mà mình hứng thú, chẳng hạn đỉnh của củ tỏi. Dùng cách này, bạn nên chú ý tới kích cỡ khổ vẽ, dãy cường độ màu và các vùng không tô bóng.

Nếu bạn đang định vẽ nhiều vật thể, hãy cắt chúng ra và sắp xếp bố cục theo các quy tắc tạo hình đã học. Nguyên tắc này cũng áp dụng khi bạn vẽ tranh tĩnh vật. Thậm chí khi chỉ vẽ một vật thể duy nhất chẳng hạn như tỏi trong bài tập này, bạn vẫn phải xem xét đến các khái niệm về tâm điểm chú ý, chuyển động có định hướng, cường độ màu, tính hài hòa hay đối lập và độ cân bằng của bức vẽ.

muc 3

Hình 3. Phác thảo được tinh lọc lại thành một nét duy nhất, giúp cho việc đồ hình dễ dàng hơn

Bước 3: Vẽ phác thảo sơ khởi trên giấy in (Hình 3), sau đó in chuyển sang bìa minh họa, bạn sẽ tránh được tình trạng tẩy xóa trên khổ vẽ chính sau này.

Một số thuật ngữ:

- Tô bóng nét chải: Dừng một loạt các đường thẳng song song gần nhau để tô bóng.

- Tô bóng chéo: Gồm một loạt các nét vẽ song song gần nhau, nằm đè lên các nét khác vẽ từ góc nhìn khác.

- Mẫu cường độ màu: Thiết kế sáng / tối xuyên suốt bức vẽ.

2. Thực hành tô bóng chéo bằng mực:

Vật dụng:

- Giấy bìa cứng minh họa ép lạnh (cỡ nặng);

- Bút mực loại 005, 01 và 05;

- Tẩy trắng hơi nhám;

- Máy tẩy (có thể có hoặc không);

- Khiên chắn tẩy;

- Bút chì 2HB;

- Thước kẻ;

- Phác thảo sơ khởi.

muc 4

Hình 4. Bút mực, tẩy, máy tẩy, khiên chắn tẩy và thước kẻ

Bước 1: Tạo sự chuyển màu từ tối sang trung bình và cuối cùng là sáng (Hình 5). Trên giấy bìa minh họa khổi 10 x 15cm, bạn hãy vẽ một hình chữ nhật nhỏ. Giữ bảng vẽ thẳng đứng, dùng bút 05 kẻ nhóm đường chéo song song đầu tiên dài khoảng 1cm ở góc 45 độ. Bắt đầu từ phần trên trước, sau đó khi bạn chuyển dần xuống dưới, hãy dùng bút 01 để tạo các nét sẽ sáng hơn và đặt các đường chéo xa nhau thêm một chút. Cuối cùng, để tạo sắc độ màu sáng nhất, bạn hãy dùng bút 005 và đặt các đường chéo xa hơn đồng thời ngắn hơn. Nên bắt đầu và chấm dứt các nét vẽ một cách chính xác, và hơi thay đổi độ dài của chúng trong khi vẽ.

muc 5

Hình 5. Trong hình đầu tiên ở bên trái, ta dùng bút 05 tạo ra khu vực có cường độ tối. Nhằm tạo được sự chuyển màu khi
dịch chuyển xuống phía dưới, ta cần phải biến đổi độ dài nét vẽ. Trong hình chữ nhật thứ hai, màu chuyển từ sắc tối sang trung bình bằng cách sử dụng bút 01
và đặt các đường chéo xa hơn một chút. Trong hình thứ ba bên phải, ta dùng bút 005 để vẽ vùng sáng nhất. Chiều dài các nét vẽ trong cả ba khung chữ nhật luôn luôn biến đổi

muc 6

Hình 6. Hình cầu được tô bóng trong hình bên thể hiện tất cả các đặc trưng của kỹ thuật tô bóng

Bước 2: Tô bóng hình cầu nhỏ trên một mảnh bìa rời, dùng năm đặc trưng của phương pháp tô bóng đã mô tả gồm mặt tối / sáng, ánh sáng phản chiếu, bóng, vùng sáng nhất và bóng ngược (Hình 6).

3. Vẽ và tô bóng tác phẩm:

Vật dụng:

- Bìa cứng minh họa ép lạnh (cỡ nặng);

- Bút mực cỡ 05, 01 và 005;

- Tẩy trắng hơi nhám;

- Máy tẩy (có thể có hoặc không);

- Khiên chắn tẩy;

- Băng keo;

- Bút chì 2HB;

- Thanh than chì 6B;

- Phác thảo sơ khởi;

- Giấy in;

- Khăn lau giấy chuyên dụng.

Bước 1: Vẽ phác thảo bằng than chì 6B. Nhẹ nhàng làm sạch những bụi than chì dư thừa.

Bước 2: Gắn phác thảo lên giấy bìa minh họa và in bức tranh sang. Không nên ấn quá mạnh vì làm như vậy bạn sẽ tạo ra các nét nổi.

muc 7

Hình 7. Hình vẽ sơ bộ đã được chuyển bóng bằng than chì

Bước 3: Tô bóng phác thảo sẽ giúp bạn quen với các cường độ sáng tối (Hình 7). Thao tác này sẽ hỗ trợ bạn trong giai đoạn vẽ mực sau này.

muc 8

Hình 8. Sự thay đổi dần về sắc độ ở vùng tối

Bước 4: Bây giờ bạn sẽ bắt đầu vẽ, nhưng bằng cách nào và tại vị trí nào? Trong vẽ đường chéo, tác động của các nét nhỏ sẽ ảnh hưởng lên một vùng nào đó. Hãy bắt đầu với các đường song song gần nhau và dài khoảng 1cm ở một khu vực nhỏ, dùng bút 01. Sau đó, từ từ tăng cấp độ màu từ tối sang sáng (Hình 8). Bạn cũng có thể vạch thêm nét để tăng độ tối, đặc biệt bằng cách sử dụng bút 05. Chuyển màu từ tối sang sáng sẽ dễ hơn rất nhiều so với làm ngược lại (Hình 9). Tiếp đó, bằng cách tô bóng cạnh mép của phía tối và đưa bút qua lại ở vùng cần làm tối, sự đối lập cường độ màu ở cạnh mép sẽ được tạo ra. Sự lặp lại này sẽ làm nổi bật đường mép của vật thể. Đồng thời, hãy chắc chắn bạn có chừa lại các vùng trắng vì bạn luôn phải tạo ra độ biến thiên màu đầy đủ trong tác phẩm. Nếu có quá nhiều cường độ màu trung bình tương tự nhau, bức tranh sẽ không tạo được bất kỳ ấn tượng thị giác nào. Ngược lại, sự đối lập giữa vùng tối bên cạnh vùng sáng sẽ nhấn mạnh tâm điểm chú ý cho bức tranh (Hình 10). Hãy nhớ, giữ một tờ giấy in nhỏ dưới tay bạn để ngăn chặn các vết bẩn và dầu rơi vào tranh, và không được làm việc ở trên vùng vừa tô mực. Chỗ tối nhất trong bức tranh là vùng bóng của vật thể lên bàn (Hình 10 và 11).

muc 9

Hình 9. Một chi tiết khác cho thấy sự thay đổi dần về sắc độ ở vùng tối

muc 10

Hình 10. Di chuyển nhẹ nhàng xung quanh bức vẽ khi đang làm việc, thường xuyên tham khảo vật thể gốc (trong trường hợp này là củ tỏi).
Thỉnh thoảng quy trình sáng tạo có thể đòi hỏi bạn phải lọc bỏ, thay đổi hoặc thêm vào sắp đặt tạo hình trong khi tô bóng

muc 11

Hình 11. Vùng nhỏ nhất của bức vẽ đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ và cẩn thận tinh lọc các nét mực

Bước 5: Dùng máy tẩy xóa các vết mực thừa kết hợp với khiên chắn tẩy để điều chỉnh vùng cần làm sạch. Tốt nhất là bạn nên đợi đến khi hoàn tất bức vẽ rồi mới tiến hành tẩy xóa, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến thớ của giấy bìa. Điều này sẽ tác động xấu đến lần tô mực sau, vì mực có thể đọng lại ở một khu vực nào đó.

muc 12

Hình 12. Bức vẽ mực hoàn chỉnh bằng phương thức tô bóng chéo của Robert Capitolo. Khổ 20 x 30 cm.

Bước 6: Hoàn thành vẽ đường chéo bằng mực (Hình 12).

muc 13

>>> Cách vẽ tranh bằng mực

>>> Cách vẽ bằng bút và mực

>>> Ký họa và vẽ mực nho

0976984729