Vẽ bằng bút và mực
Vẽ bằng bút mực có một truyền thống khá lâu đời đặc biệt là loại phong cảnh và đồ họa kiến trúc. Kỹ thuật này đòi hỏi bàn tay khéo vận dụng đường nét biến ảo của ngòi bút và mực.
Vẽ ngoài trời bằng bút mực cũng khá tiện lợi. Chỉ cần bình mực, vài cây bút với kẹp giấy vẽ là làm việc được ngay, ở bất cứ chỗ nào họa sĩ cảm thấy hợp ý.
Dùng mực đen hoặc màu đơn sắc như nâu, họa sinh cần học cách đan nét để tạo các độ đậm, nhạt, sáng tối cho phân minh và đẹp mắt.
Bút có khi được thay thế bằng que vót nhọn, lông chim. Thậm chí còn có thể dùng bàn chải, giẻ lau hoặc đầu ngón tay nhúng mực… để tạo hình đủ vẽ. Nghĩa là khá phóng khoáng, sáng tạo.
Khổ (41 x 30cm).
1. Vẽ trực tiếp bằng bút mực hoặc phác chì 2B.
2. Dùng đầu cán bút đi nét thô và đậm. Vệt ngón tay tạo vẻ loang lổ trên tường.
3. Thêm chi tiết bao quanh chủ điểm.
4. Dùng ngòi cỡ trung để tô nét đậm.
5. Vẽ mực bằng bàn chải răng, tạo mảng xám.
Mực màu:
Bút mực màu cũng rất tiện cho việc phác họa, ghi chú màu tại chỗ.
Đây là một thí dụ về cách dùng que vót chấm mực. Mỗi người có thể tự do sáng chế “bút” riêng của mình để “biến tấu” ra tác phẩm khác lạ hẳn với lối vẽ hình họa chân phương.
Từ sơ phác đến hoàn tất.
Bức vẽ hoàn thành.
Nét lớn hay nhỏ là tùy cách họa sĩ xoay chuyển đầu bút vẽ.
Khổ (46 x 65cm).
Phác các nét viền chính bằng ngòi lớn, mực đen.
Định hình dốc đất, thân cây bằng ngòi lớn.
Dùng màu lục, ngòi nhỏ, tạo mặt cỏ, điểm xuyết nét đậm màu đen.
Dùng ngòi lớn, mực đen, tạo dáng cây sần sùi ở tiền cảnh.
Tạo thêm vẻ tương phản giữa tiền cảnh đậm với trung cảnh lục nhạt.
Hậu cảnh ở giữa tranh màu lục nhưng dáng chất khác hẳn.
Nét viền: Dùng ngòi lớn phác nét tổng quát. Các nét biến chuyển từ mảnh mai sang mạnh khỏe nhờ thủ thuật xoay chuyển cạnh bút.
Loại bút có ngòi sắt đặc biệt thon nhỏ, mà họa sĩ Pháp gọi là “plume à dessiner” để phân biệt với các loại ngòi bút thông dụng trước khi có bút máy (foutain pen). Nét của nó nhỏ như sợi chỉ, nhưng cần nhấn mạnh cho ngòi toe ra thành nét to đậm hơn.
Vẻ đẹp riêng của nó là nét đan đủ mọi chiều như mạng lưới, tạo sắc độ sáng tối ngoạn mục.
Tranh vẽ bút sắt (dessin à plume) ở Việt Nam rất hiếm. Ngoại trừ một số bản phác họa hay tốc họa (croquis/sketches) trong họa cảo của các họa sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương thời Pháp thuộc. Chỉ có một người chuyên vẽ tranh bút sắt ở Sài Gòn là cố họa sĩ Hà Uyên. Tuy tranh của ông được sưu tập ra nước ngoài, nhưng ít ai biết tới nó ở Việt Nam trừ một số họa sĩ và thân hữu của ông. Hà Uyên thường vẽ bằng mực Pelican. Sau “giải phóng”, hết mực tốt, ông quay sang tận dụng cả mực tím học trò và dùng mọi loại bút. Hà Uyên thường vẽ loại tranh trừu tượng kỷ hà.
Khổ (30 x 20cm).
1. Phác mảng bằng vài nét chì 2B. Đan nét mực, tạo vài mảng khác nhau bằng hướng bút khác nhau.
2. Vẽ đủ phần chủ điểm, rồi lan sang các mảng kế cận.
3. Tạo dáng cây và bóng, thêm chi tiết ở trung cảnh và hậu cảnh.
4. Nối mảng tiền cảnh với hậu cảnh, tạo chiều sâu.
5. Thêm độ đậm cuối cùng để phân biệt sự vật gần xa.