Các cú pháp kết hợp màu
Để luận chi tiết hơn, một lần nữa tôi sẽ nhắc đến sự khác nhau giữa các hỗn hợp trộn cân bằng hai màu căn bản và các hỗn hợp mà trong đó có một màu căn bản chiếm ưu thế. Để đơn giản hóa, nếu loại bỏ các sắc thái trộn lẫn với đen hoặc trắng - chẳng hạn các sắc nâu - thì chúng ta sẽ nhận được một hệ thống bao gồm chín hỗn hợp chính:
Những hỗn hợp này có thể được coi là các bước chuyển biến hóa giữa các màu nền tảng. Nếu so sánh với cột thứ nhất và cột thứ ba, thì các hỗn hợp đã được làm cân bằng ở cột chính giữa là khá ổn định và khép kín, bất chấp các mối quan hệ đã được nhắc tới ở trên. Sáu hỗn hợp còn lại, mà trong đó có một màu nền tảng thống trị một màu nền tảng khác, có các động tính được gọi là “sắc màu chỉ huy”, có nghĩa, chúng xuất hiện như những sai lệch khỏi màu căn bản chiếm ưu thế và bộc lộ sự căng thẳng khi chống đối lại sự thuần khiết của màu nền tảng. Tương tự như trong âm điệu tông C thì B bị hút về C, trong thang độ đỏ - vàng thì vàng ám đỏ bị hút về vàng, còn đỏ ám vàng bị hút về đỏ.
Hình 235: Sự tương tự của sắc tử bị chi phối
Hình 236: Mâu thuẫn kết cấu với một số nguyên tố chung
Hình 237: Sự tương đồng thống lĩnh
Hình 238: Nghịch đảo kết cấu
Hình 239: Thuần và lai gần
Hình 240: Thuần và lai xa
Như chúng ta đã thấy, các hỗn hợp hút nhau dựa vào các nguyên tố chung, nhưng cũng có thể đẩy nhau vào chính lúc đó. Ở đây chúng ta cần phân định rõ vai trò của các thành phần trong mỗi hỗn hợp. Hãy so sánh vị trí liền kề (juxtaposition) của cặp vàng ám đỏ và lam ám đỏ với vị trí đó của cặp vàng ám đỏ và đỏ ám lam. Cặp màu thứ nhất sẽ có vẻ là một kết hợp mượt mà, trong khi cặp màu thứ hai thường gây cảm giác đẩy nhau. Điểm khác biệt nằm ở đâu? Cả hai đôi đều chứa một nguyên tố chung - màu đỏ. Nhưng ở cặp màu thứ nhất, màu đó chiếm một vị thế kết cấu giống nhau trong cả hai màu: nó là màu bị chi phối. Ở cặp màu thứ hai các vị thế kết cấu bị đảo ngược: sắc đỏ bị chi phối ở một màu, và thống trị ở màu còn lại. Rõ ràng mâu thuẫn kết cấu này thường tạo ra xích mích hoặc xung đột và vì thế có một sức đẩy, trong khi ở cặp màu thứ nhất thì sự tương ứng đồng kết cấu đang cho phép màu đỏ thiết lập một cầu nối giữa vàng và lam.
Hai cặp màu đã nói ở trên là ví dụ cho hai loại hỗn hợp. Loại thứ nhất có thể được gọi là "Sự tương tự của sắc tử bị chi phối" (hình 235), còn loại thứ hai - "Mâu thuẫn kết cấu với một nguyên tố chung" (hình 236). Sẽ thấy trong hình 235 rằng, mỗi một cặp màu đều có được từ hai vị trí bình đẳng - có nghĩa, trong một mối quan hệ đối xứng tính đến các cực được hiểu là màu thứ cấp. Còn hai màu sơ cấp trong mỗi cặp lại bình đẳng tính đến các cực tương ứng. Trong hình 236 không có một kết cấu đơn giản như vậy. Mỗi một cặp màu hỗn hợp nằm bất đối xứng trong quan hệ với ba cực. Sắc màu dùng chung trong hai hỗn hợp của mỗi cặp màu nằm gần cực ở hỗn hợp này (ưu thế) lại xa cực ở hỗn hợp kia (yếu thế).
Chúng ta thử tiếp tục suy đoán theo hướng này. Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta ghép đôi các hỗn hợp theo “Sự tương đồng của thống lĩnh” (“Similarity of the Dominant”) (Fig 237)? Chẳng hạn, ta so sánh màu đỏ ám vàng với màu đỏ ám lam. Ở đây một lần nữa mỗi cặp màu nằm đối xứng so với một cực, nhưng bây giờ hai hỗn hợp đó lại nằm gần với sắc cực đó, có nghĩa là, chúng chia sẻ màu thống trị với nhau. Sự khác biệt so với loại hình đã được mô phỏng trong hình 235 là ở chỗ, trong khi sự đồng điệu cấp dưới tạo ra về mặt bản chất các màu khác nhau liên quan đến cùng một phụ gia, thì sự đồng điệu cấp trên lại tạo ra hai màu về mặt bản chất là giống nhau mà chỉ khác biệt ở các phụ gia khác nhau. Một màu bị tẽ ra về hai thang độ màu, chẳng hạn, màu đỏ bị tẽ ra thành hai ngã rẽ tương ứng là thang độ đỏ - vàng và thang độ đỏ - lam. Hiệu ứng này có vẻ như là chói mắt và sinh ra lực đẩy lẫn nhau.
“Nghịch đảo kết cấu” (Figure 238) lộ diện khi hai nguyên tố đổi vị trí, có nghĩa là, khi một cực nào đó đang là cấp dưới ở một hỗn hợp lại là cấp trên ở hỗn hợp kia và ngược lại. Để giả dụ, chúng ta phối hợp màu lam ám đỏ và màu đỏ ám lam. Nhìn thóang qua thì ai đó có thể ngộ nhận rằng mâu thuẫn kép sẽ gây ra ở đây một lực đẩy mạnh gấp đôi. Tuy nhiên dễ nhận ra rằng trong mâu thuẫn kết cấu với một nguyên tố chung (Figure 236) thì hai hỗn hợp kia luôn luôn nằm trong hai thang độ khác nhau, trong khi ở đây chúng lại nằm trong một thang độ. Hơn nữa, đang có một yếu tố đối xứng trong sự hóan vị kết cấu. Các thực nghiệm có thể chỉ ra rằng điều này sẽ dẫn đến một mối quan hệ hài hòa.
Có thể nói được gì về vị trí liền kề của một màu cơ bản thuần khiết có chứa sắc thái chủ đạo này? Có hai khả năng. Màu cơ bản có thể xuất hiện dưới dạng thống lĩnh trong hỗn hợp đó, ví dụ, khi kết hợp vàng và vàng ám lam (Figure 239). Hoặc là màu cơ bản có thể xuất hiện dưới dạng thứ cấp, chẳng hạn, khi vàng kết hợp với lam ám vàng (Figure 240). Trong cả hai hòan cảnh đó thì cả hai màu tham gia kết hợp đều nằm trên cùng một thang độ. Vả lại, trong sự kết hợp thứ nhất thì chúng về cơ bản là giống nhau. Một sắc thái thống trị cặp đôi. Nhưng khi hai màu như vậy được phối hợp, một số xáo trộn phát sinh từ thực tế, đó là, một trong hai màu là cơ bản thuần khiết, trong khi màu kia lại là hỗn hợp với màu khác. Chúng bất đối xứng. Với cặp đôi thứ hai thì thậm chí còn có lý do thuyết phục hơn cho một sự đụng độ. Màu cơ bản thuần tuý tái hiện dưới dạng thứ cấp trong màu hỗn hợp, tạo ra mâu thuẫn kết cấu tăng cường cho sự bất đối xứng. Một lần nữa, các thực nghiệm có hệ thống là cần thiết để nói cho chúng ta biết các thị giả sẽ phản ứng như thế nào. Các kết hợp khác, chẳng hạn như khi kết hợp ba hỗn hợp cân bằng (cam, xanh lá cây, và tím purple), cũng cần được đưa vào thực nghiệm.
Hiệu ứng xung đột hoặc đẩy lùi lẫn nhau không phải là "tồi tệ" hay bị cấm dùng. Ngược lại, nó là một công cụ quí báu của các hoạ sỹ nào muốn tuyên bố rõ ràng trong màu sắc. Nó giúp họ tách bạch tiền cảnh ra khỏi hậu cảnh hoặc lá cây ra khỏi thân cành, hoặc giữ cho mắt thị giả không đi theo con đường bố cục không mong muốn. Tuy nhiên, mối bất hòa này cần phù hợp với kết cấu chung của tác phẩm, thứ được thiết lập bởi các yếu tố tri giác khác và chủ đề. Nếu sự bất hòa diễn ra đúng lúc cần thiết sự kết nối, hoặc nếu vị trí liền kề có vẻ là tùy tiện, thì kết quả nhận được sẽ là lú lẫn.
Nigel Van Wieck: “Q Train” from the Working Girl series pastel on paper, 22″ x 30″, 1990.
- Theo Miukafoto dịch -
>>> Màu sắc trong hội họa phương Tây
>>> Màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ
>>> Nét, mảng va màu sắc trong nghệ thuật trang trí