Yếu tố tạo hình kiến trúc (Phần cuối)
12. Cấu thành 2 đơn nguyên không gian:
Một tổng thể cấu thành từ 2 đơn nguyên không gian có tạo được mối liên hệ thị giác, sự biến hóa không gian hay không phụ thuộc vào một loạt các quan hệ: Phụ thuộc tính chất tự thân của 2 không gian đơn nguyên: hình dạng, kích cỡ, mức độ khép kín hay khai mở v.v…; Phụ thuộc phương thức kết hợp: vị trí tương đối, phương hướng của 2 không gian v.v…
* Cấu thành liên kết:
Không gian quá độ hoàn toàn tương đồng về hình thức, kích thước với 2 không gian đơn nguyên, cấu thành một tổ hợp trùng lặp.
Không gian quá độ khác về hình thức và kích thước với 2 không gian đơn nguyên nhấn mạnh tác dụng liên hệ của chính nó.
Không gian quá độ lớn hơn 2 không gian đơn nguyên như là đặt 2 không gian đơn nguyên quanh không gian quá độ, trở thành không gian chủ đạo của tổng thể.
Không gian quá độ, hình thức và phương vị xác định theo đặc trưng của 2 không gian đơn nguyên.
Mặt bằng một nhà làm việc – Thư viện một trường đại học
* Cấu thành tiếp xúc: Mức độ liên hệ không gian và thị giác giữa 2 không gian đơn nguyên phụ thuộc vào đặc điểm của yếu tố phân cắt.
Phân cắt bằng diện kín, tính độc lập của không gian mạnh. Mở cửa trống trên diện phân cắt sẽ ảnh hưởng tới cảm nhận không gian.
Thiết đặt một diện phân cắt độc lập giữa không gian đơn nhất sẽ hình thành 2 không gian liên thông.
Phân cắt bằng 1 hàng thanh, tạo cảm nhận tính liên hệ không gian và thị giác rất mạnh. Mức độ thông suốt phụ thuộc vào số lượng thanh.
Phân biệt cao độ của nền và trần hoặc xử lý mặt tường khác nhau tạo nên hai không gian phân biệt, liên thông.
Mặt bằng một giáo đường – Mặt bằng một phòng trưng bày
* Cấu thành bao dung: Không gian lớn chứa đựng không gian nhỏ, tạo tính liên tục về không gian và thị giác đối với 2 không gian.
Khi kích thước 2 không gian khác biệt nhau nhiều, sự khác biệt càng lớn thì cảm nhận về sự bao bọc càng rõ và ngược lại.
Hai không gian lớn nhỏ đồng dạng, nhưng phương vị khác nhau, hình thành lưới ô thứ 2, tạo lực hấp dẫn khá lớn đối với không gian nhỏ, cấu thành không gian kế thừa có đọng thái và có tính đối chọi.
Hai không gian lớn nhỏ đối chọi về hình thể, biểu thị hai công năng khác nhau, hoặc tượng trưng ý nghĩa đặc thù của không gian nhỏ.
Mặt bằng, mặt cắt công trình “Thái không” – Hồng Kông
* Cấu thành tương giao:
Hai không gian tương giao, vùng tương giao trở thành không gian chung nhưng vẫn duy trì giới hạn và tính toán hoàn chỉnh của mỗi không gian.
Hai không gian đơn nguyên vẫn duy trì hình dạng tự thân, phần không gian tương giao trở thành không gian cộng đồng.
Phần không gian tương giao nằm gọn trong một đơn nguyên, bảo toàn tính hoàn chỉnh của đơn nguyên, đơn nguyên thứ hai trở thành thứ yếu, tùy thuộc.
Không gian tương giao hoàn toàn độc lập, trở thành không gian nối tiếp 2 không gian đơn nguyên.
Mặt bằng một nhà ở - Mặt bằng một nhà văn phòng
13. Cấu thành tập trung:
Mặt bằng một biệt thự
Cấu thành tập trung là loại cấu thành hướng tâm ổn định. Thông thường, tổ hợp một số không gian thứ yếu chung quanh một không gian lớn chủ đạo.
Mặt bằng một giáo đường
Không gian cấu thành là không gian vô phương. Lối vào chính có thể đặt ở một không gian phụ nào đó theo điều kiện của hoàn cảnh cụ thể.
Mặt bằng một khách sạn
Không gian chủ đạo ở giữa thường là không gian có dạng quy tắc, kích thước tương đối lớn, nổi bật so với không gian thứ yếu, cũng có thể do hình thái đặc dị làm nổi bật địa vị chủ đạo của chính nó.
Kích thước, công năng của những không gian phụ có thể hoàn toàn tương đồng, hình thành một tổng thể đối xứng song phương.
Hai không gian lớn giao nhau tạo thành một không gian tập trung đối xứng.
Kích thước và hình thức của những không gian phụ có thể không tương đồng, căn cứ vào công năng và hoàn cảnh tổ hợp thành những hình thức khác nhau.
14. Cấu thành chuỗi:
Kết nối liên tiếp nhiều không gian đơn nguyên theo một phương nào đó tạo thành một chuỗi không gian, có tính phương hướng rõ ràng, ẩn chứa một xu thế vận động, vươn xa, tăng trưởng, cấu thành một tổ hợp linh hoạt, khả biến, dễ thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh, thuận lợi để phát triển không gian.
Theo phương thức cấu thành, có thể phân biệt mấy dạng chuỗi:
- Chuỗi thẳng, chuỗi gãy, chuỗi cong, chuỗi tròn, chuỗi ngang v.v…
- Nối tiếp lần lượt các không gian đơn nguyên. Cũng có thể kết nối các không gian đơn nguyên dọc theo một không gian tuyến độc lập.
- Những không gian đơn nguyên kết nối có thể tương đồng về kích thước, hình thức và công năng, cũng có thể khác nhau.
- Kết thúc và bắt đầu chuỗi liên kết bằng một không gian chủ đạo, hoặc bằng một cổng vào đột xuất, cũng có thể kết nối với hoàn cảnh một tổng thể.
Chuỗi gẫy hoặc chuỗi cong có thể vây hợp thành không gian ngoài nhà.
Cấu thành chuỗi có đơn nguyên không gian trọng yếu: biểu hiện tính chất trọng yếu có thể do hình thức, kích thước đặc thù, có thể bằng cách cường điệu vị trí của không gian đơn nguyên: đặt giữa chuỗi hoặc ở đầu chuỗi, hoặc đứng lệch ra ngoài chuỗi hoặc đặt ở điểm gãy của chuỗi.
15. Cấu thành dạng phóng xạ:
Kết hợp 2 phương thức cấu thành tập trung và cấu thành chuỗi.
Cấu thành từ không gian trung ương chủ đạo kết hợp với không gian chuỗi dạng tuyến bức xạ phát triển hướng ngoại, hình thành một tổng thể hướng ngoại. Không gian trung ương thường có dạng quy tắc, chiều dài, phương vị của các tuyến phóng xạ phụ thuộc vào công năng và điều kiện địa hình, sự biến hóa về phương hướng và vị trí của các nhánh phóng xạ đối với không gian trung ương sẽ hình thành những hình thành không gian khác nhau.
Mặt bằng một nhà hàng
Cấu thành các nhánh phóng xạ tương đồng về chiều dài, hình thức. Bảo đảm tính quy tắc của tổng thể, tạo cảm nhận ổn định, cân bằng, hài hòa.
Mặt bằng một quán trọ
Cấu thành các nhánh phóng xạ vuông góc nhau. Các nhánh phóng xạ có thể tương đồng, có thể khác nhau về chiều dài, hình thức nhưng phương vị vuông góc với nhau, vươn xa ra ngoài, hợp thành một tổng thể, tạo cảm nhận vận động xoay vòng, một động thế phong phú.
Mặt bằng một trường đại học
Cấu thành các nhánh phát xạ dị hướng: phương vị, chiều dài, hình dạng các nhánh phát xạ có thể khác nhau, không gian trung ương lệch một bên để thích ứng với công năng hoặc điều kiện địa hình.
Gian trưng bày mỹ thuật
Phân nhóm vây quanh không gian giao thông
Phân nhóm vây quanh lối vào
Cấu thành vây quanh không gian chủ thể trong phòng: Mặt bằng một trường tiểu học.
16. Cấu thành nhóm:
Thông thường, quy tụ những không gian đơn nguyên có cùng loại công năng, có chung những đặc trưng thị giác về hình dạng, kích cỡ hoặc quan hệ, cấu thành nhóm không gian kiến trúc tương đối tập trung. Cũng có thể phối hợp những đơn nguyên không gian khác nhau về kích thước, hình dạng, công năng v.v… theo những quy tắc của thị giác, chẳng hạn trực tuyến, mật độ liên kết v.v… tổ hợp quy tụ thành nhóm, đảm bảo tính linh hoạt đa biến, sự liên kết tiết tấu, có đủ điều kiện để mở rộng hoặc giảm bớt đơn nguyên mà vẫn giữ được đặc điểm cấu thành.
Phân nhóm vây quanh không gian ngoại thất
Phân nhóm theo trục lộ
Phân nhóm quy tụ quanh đại sảnh
Phân nhóm theo địa hình
Phân nhóm theo trục
17. Phương pháp ô lưới không gian:
Ô lưới chịu lực từ mặt bằng vươn lên theo chiều cao, hình thành những ô đơn nguyên không gian, xác định một loạt điểm và đường (có khi không nhìn thấy) liên kết với nhau thành một trường cố định, có quan hệ cộng đồng, trong đó, các đơn nguyên không gian có tính trật tự, có mối liên kết lý tính nội tại. Dù rằng là tổ hợp không gian tự do, sự tồn tại của ô lưới cũng có tác dụng làm nảy sinh trong cảm thụ thị giác những cảm nhận tiết tấu của một tổng thể thống nhất.
Ô lưới không gian quyết định những yếu tố khống chế không gian chủ yếu: khoảng cách, độ sâu, nhịp và bước cột, chiều cao tầng v.v…
Trên cơ sở của ô lưới cơ bản, áp dụng các thủ pháp tăng, giảm, nghiêng, cắt, xoay, đan giao, xếp gập, di chuyển, hỗn hợp, phân cắt tự do v.v… đối với các ô lưới, có thể cấu thành những hình thức không gian đa biến phong phú.
* Hình thức ô lưới thường gặp:
Ô lưới hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, lục giác và hình phóng xạ
* Giảm bớt ô lưới:
Mặt bằng một nhà ở
* Tăng thêm ô lưới:
Mặt bằng một Bảo tàng Nghệ thuật (Mỹ)
* Xoay chuyển ô lưới:
Mặt bằng Trung tâm Hội nghị Quốc tế Bắc Kinh
* Ô lưới chèn thêm:
Mặt bằng Trung tâm hành chính (Ấn Độ)
* Ô lưới phản chuyển, ô lưới hỗn hợp:
Mặt bằng một trạm hàng không đô thị
Mặt bằng khối lớp học
18. Phương pháp cấu thành không gian phức hợp:
Trên 2 phương của mặt bằng, đồng thời với việc sử dụng các yếu tố cấu thành phân cắt, tổ hợp tạo thành những không gian trên phương ngang, có thể cắt đứt cắt khuyết, mở lỗ trống các yếu tố cấu thành nằm ngang, tạo sự thông suốt trên mặt thẳng đứng, sự liên thông và biến hóa không gian trên cả 2 phương ngang và đứng tạo thành sự lưu thông tuần hoàn thị giác, hợp thành không gian phức hợp rộng lớn.
Mặt cắt một biệt thự (không gian phức hợp)
Mặt cắt một Bảo tàng Mỹ thuật (không gian phức hợp)
19. Phương pháp trực tuyến khống chế không gian:
Trực tuyến là đường ảo không nhìn thấy, nhưng nó có tác dụng chi phối toàn cục. Theo một quy tắc nhất định và yêu cầu của thị giác, bố trí những yếu tố không gian theo dọc trục tuyến hoặc đối xứng với trục tuyến, có thể tổ hợp một không gian như mong muốn, dẫn dắt người quan sát vận động theo phương của trực tuyến.
Không gian đối xứng tổ hợp theo trục
Trực tuyến khống chế quan hệ cân bằng của kiến trúc không đối xứng
20. Phương pháp trùng lặp không gian chủ thể:
Theo nguyên tắc tương tự trong cấu thành quần tụ, chọn một vài loại hình không gian cơ bản làm chủ thể, có thể tạo thành những tổ hợp rõ ràng, sáng sủa, tiết tấu phong phú, tăng cường những cảm nhận về tính chính thể và thống nhất của không gian.
Không gian chủ thể hình tròn (Mặt bằng một Thư viện thiếu nhi)
Không gian chủ thể hình vuông (Mặt bằng một Văn phòng)
Không gian chủ thể hình lục giác (Mặt bằng một Thư viện)
21. Phương pháp cấu thành không gian biến đổi:
Chọn một mô hình không gian điển hình về hình thức, kết cấu và các yếu tố cấu trúc khác làm cơ sở, từ đó xử lý biến hóa phương thức tổ chức, hình dạng, kích cỡ v.v… cấu thành một tổ hợp không gian mới phù hợp với yêu cầu.
Sự biến hóa không gian phòng đọc chính của 3 thư viện do Alvar Altô thiết kế là một ví dụ.
Thư viện Rovaniemi Phần Lan (1963-1968)
Thư viện Seinai Joki Phần Lan (1963-1965)
Thư viện của Học viện Benedictine (1965-1970)
(Văn phòng và không gian phụ)
22. Phương pháp cấu thành không gian đặc dị:
Để tạo cho bộ phận không gian quan trọng có được hàm nghĩa và công năng nổi trội trong thị giác và cảm nhận có thể bằng các thủ pháp sau đây:
- Sử dụng tính đối chọi về kích thước tuyệt đối để chi phối vị trí của các không gian về mặt ngoại hình.
- Hình thái của không gian trọng yếu đủ sức cường điệu trên thị giác so với các đơn nguyên không gian khác, tạo cho không gian trọng yếu ở vị trí chi phối toàn cục (chẳng hạn ở vị trí đầu của tổ hợp tuyến, tổ hợp trục, đứng ở giữa của tổ hợp đối xứng, ở vị trí tiêu điểm của tổ hợp tập trung, của tổ hợp bức xạ. Đứng lệch một bên cao hơn trong tổng thể v.v…).
Kích thước cực đại của không gian ở giữa đối chọi với không gian chung quanh là trung tâm cấu thành
Không gian quan trọng đặt tại điểm gây của tổ hợp tuyến và lệch một bên nổi trội tính trọng yếu của nó
Không gian hình tròn với hjinhf thái độc đáo của nó trong tổ hợp bộc lộ địa vị tự thân của nó
23. Phương pháp cấu thành không gian phân cắt:
Phân tản các yếu tố cơ bản cấu thành không gian, phân giải thành những hình thái đơn thuần nhất, sau đó tổ hợp lại theo quan hệ thời gian – không gian bằng nguyên lý cảm nhận nhiều điểm và góc nhìn khác nhau, thông qua sự xuyên suốt của không gian, có thể đồng thời cảm nhận được sự tồn tại của các không gian khác. Cũng có thể phân cắt không gian hoàn chỉnh trong khái niệm chung, phân giải thành những tầng lớp khác nhau, sau đó tổ hợp lại, tạo thành mối quan hệ tương hỗ không gian.
Phương án thiết kế nhà ở bằng gạch xây
Nhà kỷ niệm Mỹ thuật Tề Bạch Thạch
24. Phương pháp cấu thành không gian biểu tượng:
Sử dụng chữ, số trong văn tự, những hình mẫu thành công trong lịch sử, những hình thái quen thuộc của mọi người, những điền cố lưu truyền trong lịch v.v… trích lấy một bộ phận nào đó và gia công xử lý phù hợp với hình thức kiến trúc mới đủ sức biểu đạt một ý niệm truyền thống văn hóa nào đó, gợi những liên tưởng tâm lý thị giác. Cần lưu ý những biểu tượng, những tượng trưng phải xác đáng, không nên trực tiếp mô phỏng hiện tượng cụ thể trong sinh hoạt hiện thực, phải tránh dung tục hóa.
Bố cục tổng mặt bằng hình quả chuông
Mặt bằng một Trung tâm văn hóa
Bố cục không gian hình tròn có dạng đấu trường La Mã, hàm ý kế thừa văn hóa cổ đại.
Cung Mỹ thuật Đông Phương – Đại học Thanh Khai – Thiên Tân
Hai không gian tổ hợp cấu thành theo 2 trục vuông góc tượng trưng nghệ thuật Đông phương, gợi liên tưởng tới Thái cực đồ - Triết học cổ đại Đông Phương.
25. Phương pháp cấu thành không gian tượng trưng:
Trong cấu thành hình thái không gian kiến trúc, có thể lấy một sự vật quen thuộc nào đó hoặc những sự kiện có ý nghĩa điển hình nào đó làm yếu tố khởi đầu, thông qua khái quát hóa, gọt giũa, trừu tượng hóa thành ngôn ngữ tạo hình kiến trúc, đủ sức gợi được sự liên tưởng và bao hàm một ý nghĩa nào đó, tăng cường cảm thụ của con người trong kiến trúc.
Phương pháp tượng trưng của không gian kiến trúc có 2 loại: trừu tượng và cụ thể.
Thể loại trừu tượng bộc lộ tính sáng tạo ý cảnh của kiến trúc.
Thể loại cụ thể là phương pháp mô phỏng hình tượng cụ thể.
Tượng trưng trừu tượng
Mái lõm xuống, cửa lớn nhỏ khác nhau, ánh sáng mờ ảo phản ánh nhân sinh hiện thế. Hành lang dài mở về đông tây biểu thị sự nghênh đón, không gian kín trầm buồn là nơi che chở bảo hộ an toàn. Tường nghiêng, cong chỉ hướng lên thiên không, tượng trưng sự giải thoát của thiên quốc.
Tượng trưng cụ thể
Công ty Hàng không Hoàn cầu – New York, biểu tượng đại bàng đang sải cánh bay dẫn tới sự liên tưởng đang phi hành.
Mặt bằng một giáo đường lớn mô phỏng giá thập tự Chúa nạn, có thể gợi cho con người sự tôn kính thượng đế.
>>> Yếu tố tạo hình kiến trúc (Phần 1)
>>> Kiến trúc thời kỳ Phục Hưng
>>> Hình khối trong kiến trúc (Phần 1)