Tạo hình lập thể cơ bản
Tạo hình lập thể (khối) là tạo hình trong không gian 3 chiều, không có một đường cố định nào có thể biểu hiện toàn bộ diện mạo của khối. Cần phải nghiên cứu 3 chiều của nó, nhận biết khối từ những góc độ và phương vị khác nhau.
Hình thái của khối biểu hiện thông qua vật liệu, vật liệu khác nhau hiệu quả cảm nhận tâm lý thị giác khác nhau. Đồng thời với tạo hình thực thể, sẽ giới hạn hình thái khối ảo, tức là hình thái không gian.
Sự nhận biết (tri cảm) hình thái khối thực là do tự thân của khối thực, đặc điểm cấu thành là tổ hợp một thực thể có giới hạn vào trong không gian vô hạn.
Hình thái không gian là hình tượng ảo, nhận biết được là nhờ tác dụng tương hỗ giữa các thực thể, đặc điểm tạo hình là những không gian có giới hạn của thực thể hữu hình tồn tại trong không gian vô hạn
Tạo hình lập thể, theo vật liệu có các loại sau: Tạo hình từ thanh, đường nét; Tạo hình từ diện; Tạo hình từ khối.
1. Khái niệm về không gian:
2. Khối kỷ hà cơ bản:
Sự phát triển có hướng của diện tạo thành khối.
Khối, hình dạng, kích thước và tỷ lệ của nó liên quan chặt chẽ và xác định từ không gian kiến trúc
Hình tròn: Luôn luôn có tâm là biểu hiện của tính thống nhất, hoàn thiện, một sự liên tục trơn tru và tiết kiệm hình dáng, là sự tự bền vững, độc lập và nổi trội.
Sự phát triển, chuyển dạng của hình tròn, tự do hay theo quy tắc là hình ảnh của sự mềm mại, sự thư giãn, sự giảm tốc của vận động và … sự tăng trưởng của sinh học.
3. Tạo hình khối:
Trong kết cấu, hình tam giác là một miếng cứng.
Trong kiến trúc, hình tam giác tượng trưng cho tính ổn định, khi một cạnh của tam giác đặt trên nền phẳng sẽ cho một ý niệm bền vững. Khi đặt đỉnh của tam giác đứng trên một điểm, tam giác mất thăng bằng, sẽ cho một cảm nhận sinh động.
Hình tam giác rất dễ hòa hợp với hình vuông, hình chữ nhật và những hình nhiều cạnh nói chung.
4. Tạo hình khối bằng thanh:
Thanh (đường, nét) về hình dạng có: dài ngắn, vuông tròn, thô tinh; về vật liệu có: cứng, mềm.
Có thể biểu đạt sự tinh xảo, thanh thoát, sự khẩn trương, căng thẳng và nhiều biểu cảm khác, cũng như những hiệu quả về tốc độ, sự thông suốt v.v…
Khi tạo hình thường dựa vào tác dụng của ô lưới và sự phân cắt.
Khoảng trống giữa các thanh có tác dụng quan trọng trong tạo hình. Nên chú ý sắp xếp các khoảng trống và lựa chọn các mắc nối thanh.
Phương thức cấu tạo mắc nối trong tạo hình thanh
* Tạo hình liên tục: Thanh trơn tru, đều đặn, không có mắc nối, biểu hiện luật hài hòa của khoảng trống và động thế, các nét cấu thành những diện ảo khác nhau.
Tạo hình vuông góc, thẳng – Tạo hình gãy góc, nghiêng – Tạo hình lượn cong
* Tạo hình thanh đơn vị:
- Tạo hình diện tiếp xúc: Các thanh liên kết với nhau cấu thành hình thái lập thể. Lực ma sát giữa các diện tiếp xúc duy trì sự ổn định của tổng thể.
- Tạo hình khung giá: Các thanh cùng chiều dài tổ hợp thành tam giác đơn vị (miếng cứng đơn vị). Sự đan giao giữa các thanh tạo độ bền vững.
- Tạo hình khung lưới: Chiết biến trùng lặp các thanh hoặc là tổ hợp tự do tạo thành khung lưới.
* Hình dạng thanh, sự biến hóa phương thức tổ hợp:
* Tạo hình chùm thanh (dây): Sắp xếp những thanh thẳng, đơn giản theo một trật tự nhất định, cũng có thể tổ hợp kết hợp thanh và dây.
Liên kết chùm dây trên bình diện
Hai đầu dây chủ yếu, thẳng, di chuyển theo 2 thanh dẫn trên bình điện tạo thành những diện khác nhau.
Cấu thành không gian cong 2 chiều – Cấu thành diện lưới – Cấu thành chồng xếp song song theo chiều cao
Cấu thành bằng cách di chuyển song hành 1 dây cong theo 2 dây cong trong không gian, sẽ tạo thành nhiều hình thái mặt cong phức tạp ưu mỹ.
Tổ hợp bằng cách di chuyển song hành hoặc quay theo 2 thanh thẳng hoặc cong trong không gian, cấu thành hình thái phức tạp hơn.
Chồng xếp các thanh cứng thành từng lớp riêng, biến đổi theo chiều cao tạo hình.
5. Tạo diện (mặt): Vật liệu của diện vốn tạo được cảm nhận hoành tráng. Đặc trưng chủ yếu của diện là hình dáng, kích cỡ. Dù là diện phẳng hay diện cong đều cho cảm nhận chiếm hữu không gian rõ ràng hơn so với thanh, nét.
Trong cấu thành hình thái lập thể, công năng chủ yếu của diện là phân cắt, tổ hợp, giới hạn không gian.
* Tạo hình diện liên tục đơn nhất – xếp gập, chuyển lật:
- Xác định hình dạng diện ban đầu.
- Vạch vết cắt hoặc ô lưới.
- Tạo khe cắt, cắt bỏ phần dư thừa.
- Tạo lồi lõm, gập xếp hoặc chuyển lật.
Cắt gập, cắt chuyển lật
* Tạo hình diện đơn vị thẳng đứng – Tổ chức diện theo tầng lớp:
- Xác định hình dạng cơ bản của các lớp điện.
- Sự biến hóa hình dạng diện cơ bản: hình trùng lặp, hình chiết biến, hình tương tự, hình đan giao.
- Phương thức sắp xếp: sắp xếp liên tục theo trục, thường có các cách seawps xếp theo trục như: trục thẳng, trục cong, trục gãy, trục lệch, phân nhóm, bức xạ, lượn cong v.v…
Phương thức sắp xếp
Tạo hình các lớp diện chiết biến (a); Tạo hình các lớp diện trùng lặp (b)
Đan giao liên kết bề mặt (a) và đan giao cắt nhau (b)
* Tạo hình đan giao diện đơn vị:
- Chọn hình dạng diện cơ bản – thường là những hình kỷ hà đơn giản.
- Xác định vị trí, chiều dài, chiều rộng, vết cắt.
- Xác định phương thức đan giao.
* Tạo hình đan giao diện đối chọi:
- Chọn hình dạng của diện: diện kỷ hà hoặc diện tự do có tính đối chọi mạnh, đặc điểm rõ ràng.
- Xác định vết cắt: vị trí, kích cỡ, rộng hẹp.
- Chú ý tính đối chọi hình dạng của các diện tương giao, đảm bảo tính thống nhất và cân bằng của tổng thể tổ hợp các lớp diện đối chọi.
* Diện hoạch định không gian:
- Diện cấu thành không gian và những nhân tố ảnh hưởng: Hình thức được cấu thành từ các yếu tố hình dạng, kích cỡ, màu sắc, cơ lý; Phương vị chỉ thế nằm ngang (che đậy hay đỡ), thẳng đứng hay nghiêng (phân cách hay bao bọc); Quan hệ với không gian có thể ở dạng khai mở, thông suốt, khép kín.
- Phương pháp cơ bản cấu thành không gian của diện: Phân cắt là phương pháp chia cắt trong không gian hạn định chung; Tổ hợp là sự ghép nối trên cơ sở của không gian cơ bản.
- Phương thức chủ yếu cấu thành không gian phức hợp của diện: Chống đỡ, che đậy, cắt ngang; Cắt thẳng đứng, phân chia, tổ hợp.
Diện cấu thành không gian
6. Tạo hình khối đa diện:
Hình thái khối đa diện cơ bản do các diện hợp thành có thể phân thành 2 loại: khối đa diện đều và khối đa diện không đều.
Khối đa diện đều tổ hợp từ các diện có cạnh dương bằng nhau gồm 5 loại hình thái
Khối đa diện tổ hợp từ hai loại diện khác nhau có 13 loại hình thái.
Sự biến hóa hình thái của khối đa diện cơ bản có thể bằng nhiều cách: thay đổi bề mặt, thay đổi cạnh, cắt giảm hoặc gia tăng các góc.
* Hình thái cơ bản và sự biến hóa của khối đa diện:
- Có 5 loại hình thái khối đa diện đều.
- Thí dụ hình thái khối đa diện tổ hợp từ 2 loại diện trở lên.
- Một vài cách gia công biến hóa hình thái khối đa diện cơ bản, biến hóa hình thái cơ bản khối lăng trụ.
* Tạo hình khối đa diện tổ hợp đơn nguyên:
- Khối tổ hợp 2 phương: Tổ hợp trùng lặp các khối đơn nguyên theo phương đứng và phương ngang. Hình thái cơ bản của khối là khối ảo cấu thành từ điện. Các khối đơn nguyên cơ bản tổ hợp thành khối đa diện gọi là không gian đơn vị, hình cơ bản đặt bên trong không gian đơn vị.
- Sự biến hóa của không gian đơn vị và hình cơ bản: Chiết biến hình dạng, kích cỡ, hình cơ bản; Dịch chuyển vị trí hình cơ bản trước sau, trên dưới, trái phải; Mặt biên của không gian đơn vị chiết biến dài ngắn, uốn cong.
* Tổ hợp tạo hình khối trụ, khối cầu:
- Khối trụ: biến hóa hình dạng, dài ngắn, tổ hợp chiết biến.
- Khối cầu: khối cầu đa diện có thể thông qua gia công để tạo thành hình mới. Cũng có thể quy tụ nhiều khối đa diện thành khối cầu.
7. Cấu thành khối:
Vì khối là thực thể nên tự thân khối tạo được cảm nhận về trọng lượng và thể lượng.
Phương thức cơ bản để cấu thành khối là phân cắt và tích tụ (tập hợp).
Về mặt thể lượng – tức là cấu thành không gian, kết hợp áp dụng cả 2 phương thức cấu thành.
Để sáng tạo hình thái, không những cần lưu ý tới những bộ phận tăng hoặc giảm bớt mà còn phải chú trọng tính thống nhất, hài hòa của tổng thể hoàn chỉnh.
* Phương thức phân cắt: Nghiên cứu quan hệ giữa phần sẽ phân cắt với ý đồ tạo hình tổng thể. Nghiên cứu phương thức và lượng sẽ phân cắt. Sau khi phân cắt sẽ xuất hiện những diện mới với những đặc trưng phụ thuộc vào vị trí, góc độ của vết cắt.
Các phương thức phân cắt gồm: phân cắt đằng hình (a), phân cắt tỷ lệ (b), phân cắt song song (c), phân cắt mặt cong (d), phân cắt tự do (e) v.v…
* Phân cắt và tổ hợp khối: Những bộ phận rời trở thành những yếu tố tạo hình mới.
Bằng cách dịch chuyển vị trí, tổ hợp thành khối mới, chú ý bảo toàn hình khối không gian của các yếu tố (bất biến).
- Phân cắt và tích tụ khối lập phương:
- Phân cắt và tích tụ khối trụ vuông:
* Tổ hợp khối đơn vị: Hình dạng cơ bản của khối đơn vị, có 2 loại: hình trùng lặp, hình đối chọi.
Tổ hợp khối đơn vị trùng lặp tạo thành khối trùng lặp tuyệt đối của hình dạng khối cơ bản, cũng có thể trùng lặp theo nghĩa rộng, tức là trùng lặp theo một số yếu tố thị giác nào đó theo hình dạng của khối cơ bản, xử lý hoặc là tương tự hoặc là chiết biến những yếu tố khác, diễn cảm được tính quy luật, sáng tạo nên hình thái có cá tính phong phú.
Tổ hợp khối đơn vị đối chọi, trước tiên chọn khối đơn vị có tính đối chọi mạnh, sau đó tổ hợp theo quan hệ trục tuyến, tạo thành khối hài hòa, ổn định. Cũng có thể tổ hợp tự do theo cảm thụ thị giác của người sáng tạo, nhưng tác phẩm phải có được cảm nhận hài hòa.
- Phương pháp liên kết hai khối đơn vị:
- Tổ hợp tầng lớp biến đổi:
- Tổ hợp biến đổi trong mỗi lớp:
- Tổ hợp khối hình dạng trùng lặp:
- Tổ hợp khối đơn vị hình dạng đối chọi:
- Tổ hợp khối tập trung, phân tán:
>>> Cơ sở tạo hình trong kiến trúc
>>> Hình khối trong kiến trúc (Phần 1)