Cách vẽ chính xác

ve 1
Những trang phác thảo – Pam Smy (2013)

ve 24|
Một hành khách đang đọc báo trong giờ cao điểm tại một trạm tàu địa phương – Gregory Muenzen (2012)

Những bức vẽ mềm mại, nhịp nhàng như một giai điệu du dương của họa sỹ Pam Smy đã mang lại sự nổi bật cho nhiều trang sách. Những bức vẽ không nhất thiết phải được tốc họa thanh thoát như tranh của họa sỹ Gregory Muenzen. Chúng ta có thể thấy cách Smy tạo nên cấu trúc của hai cá thể trên chiếc thuyền. Bạn không cần phải vẽ chuẩn xác mọi thứ ngay từ đầu, bởi vì đây là một quá trình rất chậm rãi.

Cho dù bạn vẽ giỏi thế nào hoặc đã luyện tập trong thời gian dài, thì một bức vẽ hoàn thiện, được tô điểm đầy đủ, không tự nhiên xuất hiện. Nó là một quá trình. Khi bắt đầu vẽ, bạn không cần nhấn đầu bút quá mạnh, để lỡ khi vẽ sai thì cũng dễ dàng tẩy xóa hơn. Khi mọi nét phác họa đã được đặt để vào đúng vị trí, thì bạn có thể vẽ lại bức họa một làn nữa với những đường bút đậm màu và chắc tay hơn.

Luôn mang theo một quyển sổ phác họa bên cạnh để bạn có thể vẽ nguệch ngoạc và phác thảo nhanh bất cứ lúc nào bạn muốn. Không những thế, nó còn là một suối nguồn ý tưởng tuyệt vời cho các bức vẽ sau này của bạn.

1. Tìm góc độ:

ve 3
Đầy rẫy các ngôi nhà ở Krumau – Egon Schiele (1914)

Phong cách sử dụng các góc độ để vẽ của họa sỹ Egon Schiele thường gắn liền với sự thô ráp, tràn đầy say đắm nhục dục của các bức vẽ hình thể. Nhưng trong bức vẽ này, những đường nét sắc sảo đã tạo nên các góc cạnh đan xen, chồng chéo lên nhau từ những mái nhà và đầu hồi.

Không phải lúc nào cũng dễ dàng nhìn thấy khung cảnh trước mắt bạn một cách rõ ràng. Đôi khi chúng ta cần có chút trợ giúp để hiểu mọi thứ tốt hơn. Bước đầu tiên là cần quan sát thật kỹ càng, dù có lúc đôi mắt lại đánh lừa chúng ta. Để tạo ra bức vẽ có độ chuẩn xác cao, Schiele phải chắc chắn rằng ông hiểu rõ tất cả các góc độ. Để làm được như vậy, bạn có thể sử dụng viết chì như một trục thẳng đứng để đo đạc các góc.

ve 2
Để đo các góc của những mái nhà, Schiele đã sử dụng bút chì như một đường dẫn thị giác.

Hãy tập luyện điều này bằng cách nhìn vào cạnh bàn. Giữ cây bút chì ở trước mặt, thẳng theo cạnh bàn và nhắm một mắt lại. Hãy nhìn vào góc độ của nó. Điều này sẽ mang đến cho bạn một cách nhìn mới về đường nét cạnh bàn, trông dốc và nông. Phương pháp này áp dụng hiệu quả với đường trục ngang. Phương pháp này không mang lại những đo đạc chính xác nhất nhưng nó là một công cụ hữu dụng dành cho bạn.

2. Con số:

ve 4
Giải phẫu học – Sabin Howard (1992)

Để vẽ chuẩn xác, điều quan trọng nhất là đặt để mọi thứ hiện ra trên trang giấy trong tỷ lệ chuẩn. Nghĩa là, bạn chỉ việc so sánh kích thước từng phần trong một đối tượng với nhau.

Họa sỹ Sabin Howard họa ra những bức tượng vô cùng sống động. Chúng đều bắt đầu từ việc nắm bắt được những tỷ lệ cơ bản ngay trong những bức vẽ ban đầu. Howard đã đơn giản hóa phần đầu, phần hông, phần ngực à các chi để tập trung vào những tỷ lệ cân đối. Với những đường nét rõ ràng dựng nên phần đầu, kéo dài từ phần đỉnh đến phần cằm, Howard tính toán được kích thước này tỷ lệ bao nhiêu phần thì sẽ cân xứng với toàn bộ cơ thể. Và cuối cùng, tạo ra số đo của những yếu tố khác dựa vào đó.

Những quy luật cơ bản sử dụng ngón tay cái để đo đạc hình dáng con người:

- Cơ thể người dài gấp 7,5 lần so với đầu người;

- Khoảng cách từ đình đầu đến phần dưới hông bằng khoảng cách từ hông xuống đất;

- Chiều cao cảu một người sẽ tương ứng với độ dài một sải tay của họ.

3. Tỷ lệ:

Để biết cách sử dụng các kỹ thuật đo đạc này nhằm đo tỷ lệ chuẩn của bất cứ vật nào, hãy đi ra ngoài và tìm một cái cây. Giữ cây bút chì ở trước mắt bạn và sử dụng thân cây là điểm mốc để bắt đầu đo chiều dài. Bây giờ tính số đo chiều dài thân cây ấy bằng bao nhiêu lần so với phần thân của tán lá.

Hãy đánh dấu những khoảng cách này lên tờ giấy bằng những đường nhạt màu. Làm điều tương tự với bề ngang cây. Cuối cùng bạn đã có một hình dung về các tỷ lệ của cây này. Cuối cùng, bạn đã có một hình dung về các tỷ lệ của cây này. Việc còn lại là vẽ thêm các chi tiết.

ve 5

Đầu tiên, giữ bút thẳng đứng

Nhắm một mắt lại và cố định đầu bút ngang tầm với ngọn cây. Tiếp theo, trượt ngón cái dọc thân bút đến chạm ngang phần gốc cây.

ve 6

Sau đó, giữ bút nằm ngang

Giữ ngón cái ở vị trí tương tự, xoay bàn tay để bút nằm thẳng trên trục ngang. Hãy bắt đầu từ phần rìa xa nhất của cây, đếm số lần mà chiều dài của phần thân tương ứng với phần rộng của tán lá.

ve 7

Giữ thẳng cánh tay

Trong đo đạc, điều này rất quan trọng, nhằm đảm bảo khoảng cách tiêu chuẩn giữa mắt và cây bút. Nếu không, thi sau này mỗi lần đo, bạn sẽ thu về toàn những kích thước không thống nhất.

ve 8

Chuyển hóa đo đạc vào trang giấy

Những số liệu đo vừa thu được dùng để thiết lập một tỷ lệ (bề rộng của cây bằng một số lần nhất định so với phần thân cây). Khi xác định tỷ lệ, bạn không cần dựa vào những số đo ban đầu miễn là bạn giữ nguyên được tỷ lệ giữa bề rộng cây và phần thân cây, thì có thể vẽ chủ thể này lên giấy với bất kỳ kích cỡ nào.

Đánh dấu hai đầu chiều dài cây trên giấy bằng các đường mốc đơn giản. Sau đó, dựa vào tỷ lệ đã có, đánh dấu chiều rộng cây. Từ đấy, bạn đã có được một hình hộp, thể hiện đầy đủ phạm vi của cây.

Khi mọi tỷ lệ chuẩn đã được định hình thì bạn có thể bắt đầu vẽ phần tán cây. Nếu muốn biết phần thân lớn bao nhiêu hãy đếm ố lần nó tương ứng với tổng chiều dài.

ve 12

Bản thiết kế một vợt tennis quá cỡ - Howard Head (1974)

Những sản phẩm tuyệt vời đều đi ra từ các bản vẽ. Nó truyền tải một cách rõ ràng và chính xác về hình dạng sản phẩm. Các bản vẽ dưới đây được cẩn thận đánh các dấu mốc cùng những đường vẽ phác thảo. Bức vẽ này thể hiện hình dáng và cấu trúc của một cây vợt tennis đang trong quá trình sản xuất.

Họa sỹ Howard Head từng nản lòng vì khả năng đánh tennis quá tệ, nên đã quyết định tìm hiểu về cây vợt cũng như những cú đánh thuận tay của mình. Ông bắt đầu từ một sơ đồ phác ra chính xác những đường vẽ cấu trúc cây vợt. Nhờ vào thời gian tập huấn làm kỹ sư hàng không, ông có đầy đủ kỹ năng để thể hiện những điều này lên trang giấy.

Bạn không cần phải lập tức “nhảy bổ” vào trang giấy và vẽ vời liên tục những đường bút rõ ràng, đậm nét. Thay vào đó, chúng ta có thể vẽ trước các dấu mốc, đóng vai trò như một “bảng dẫn đường” cho những nét vẽ của mình. Những dấu mốc này có thể là một đường gạch ngắn hoặc một đường thẳng dài để giúp định vị các vị trí hoặc góc độ của những đường thẳng khác.

ve 9

Hãy vẽ một quả trứng. Bắt đầu bằng một đường trung tâm, sau đó đánh phần đinh và đáy của quả trứng. Kế đến, tiếp tục đnahs dấu phần gắn đinh và gắn đáy.

ve 10

Sau đó, hãy đánh dấu ở các phía cạnh bên, rồi ứng dụng kỹ thuật vẽ theo tỷ lệ như đã được nhắc đến trong các bài tập trước. Đảm bảo khoảng cách giữa những dấu mốc và đường trung tâm là bằng nhau, để có thể tạo ra một bức vẽ đối xứng.

ve 11

Bạn có thể đánh bao nhiêu dấu mốc tùy thích. Nó sẽ tạo ra nhiều đường dẫn để vẽ những nét khác.

4. Xếp hình:

Bạn thường không biết bắt đầu từ đâu khi cố gắng vẽ lại thật chính xác khung cảnh trước mắt mình lên trang giấy. Nó giống như trò chơi xếp hình, và bạn phải ghép từng mảnh vào đúng vị trí để tạo thành bức hình hoàn chỉnh. Điều đầu tiên bạn cần làm là tìm ra trọng tâm bức hình, sau đó dành vài phút để hình dung toàn bộ bức vẽ trên trang giấy.

ve 13

Áng chừng chia tỷ lệ cho chủ thể của bạn. Đảm bảo rằng nó sẽ có kích thước vừa vặn một tờ giấy. Nên vẽ những nét thật nhạt vì hâu như rồi cũng sẽ tẩy xóa chúng. Và hãy đảm bảo rằng các tỷ lệ cơ bản đạt chuẩn.

ve 14

Vẽ thêm một vài góc. Thật ra đây vẫn chỉ là giai đoạn khởi đầu, vì vậy sẽ còn nhiều thay đổi.

ve 15

Bây giờ bạn đã có thể “xếp hình” mối tương quan không gian giữa những vật thể khác nhau trong bức vẽ. Sử dụng bút chì như một đường trục thẳng hoặc ngang để kiểm tra xem mọi thứ có liên kết với nhau hay chưa.

ve 16

Khi phần cấu trúc được dựng ẩn bên dưới đã chuẩn xác, bạn bắt đầu có thể thêm và chỉnh sửa các chi tiết cho rõ nét, cuối cùng là tẩy xóa những “bảng dẫn đường” và các dấu mốc phác thảo ban đầu.

5. Khuôn mặt:

ve 18

Khuôn mặt – Matthew Carr (2003)

Nằm riêng biệt một trang như thế này, bức vẽ chân dung của họa sỹ Matthew Carr mang đến cảm giác kịch tính, cứ như thể nó đang nhìn chằm chằm vào chúng ta. Khuôn mặt con người thật sự là một điều tuyệt diệu vầ Carr đã đặc tả bức vẽ này chỉ bằng những nét đơn giản, tự nhiên. Trước khi dựng nên các tầng lớp sắc độ tinh tế và chi tiết các đặc điểm trên gương mặt. Carr phải đảm bảo rằng cấu trúc tổng thể khuôn mặt phải thật chuẩn xác.

Chúng ta đều là những cá thể riêng biệt, vì thế những đặc điểm và hình dáng của từng khuôn mặt là độc nhất vô nhị. Cho dù là như thế, vẫn có những cấu trúc cơ bản của khuôn mặt và sẽ khá hữu dụng nếu bạn nắm bắt được những tỷ lệ này.

Hãy trải nghiệm điều này bằng cách vẽ một bức chân dung tự họa. Dưới dây là những hướng dẫn cơ bản về tỷ lệ khuôn mặt.

ve 17

6. Tạo hình khối:

ve 21

Nghiên cứu sinh vật – Hokusai (1812-14)

Khi nhìn sâu bên dưới những tầng lớp phức tạp, bạn sẽ luôn thấy những khối hình đơn giản. Trong bức vẽ trên của họa sỹ người Nhật Hokusai, phần nửa phải của tranh thể hiện hình ảnh một con sóc đáng yêu đang gặm nhấm nhánh cây, với chiếc đuôi to xù rũ mình xuống, còn hai tai thì vểnh cao lên. Trên phần nửa trái của bức vẽ, chúng ta quan sát được cách mà Hokusai khởi họa tác phẩm của mình bằng việc chia nhỏ chủ thể thành những hình khối.

ve 19

Hãy chọn một chủ thể gần tầm tay bạn, chẳng hạn như… bàn tay của bạn! Đừng nhìn về nó như một hình khối thống nhất. Thay vào đó, hãy hình dung trong tâm trí rằng bạn đang phân tách bàn tay của mình thành những hình tròn, hình chữ nhật và hình tam giác, và sau đó vẽ chúng ra giấy.

ve 20

Cuối cùng, bắt đầu “nhào nặn” những hình khối này hòa hợp lại với nhau bằng bút chì.

7. Không gian âm:

ve 23

Bức vẽ khuyết tên – Jim Dine (1973)

Khu vực xung quanh một vật thể được gọi là “không gian âm”. Thông qua kỹ thuật đánh bóng, Dinah đã làm cho sự hiện hữu của không gian này rõ ràng hơn. Trong lúc vẽ, nếu nhìn vào những khoảng hở không gian này, thì có thể giúp bạn nắm bắt rõ hơn hình khối và hình dáng của bất kỳ vật thể nào.

ve 22

>>> Không gian trong Nghệ thuật thị giác (Phần 1)

>>> Sự khác nhau giữa quy luật chia ba và tỷ lệ vàng

>>> Góc độ quan sát trong thiết kế tạo hình

0976984729