Thời đại tranh Ấn tượng

1. Vẽ Người Mẫu

Một giai đoạn “đáng sợ” bởi vì có những họa sinh đã thành thực khai rằng “run rẩy” khi được ngồi vẽ trước người mẫu khỏa thân đẹp… như vệ nữ thần!

Mặc dầu đã vẽ tượng vệ nữ, nhưng đó là vệ nữ thạch cao, vẻ đẹp trắng như thạch cao, tuy có run như “run thần tử thấy long nhan” nhưng đó là cái run thần thánh, siêu nhiên, cao thượng.

Ở đây, tuy không thấp hèn, nhưng đó là thực tế, cách xa đời thường chỉ đường tơ kẽ tóc.

Tuy nhiên, khi bắt tay vào việc vẽ, họa sinh chỉ có bút chì hoặc mẫu than phải nỗ lực chuyển hóa toàn thân vệ nữ hồng hao kia thành màu than trên giấy trắng.

Ngoài ra, “phải tuân theo chủ trương đường lối” Hàn lâm: phải lý tưởng hóa người mẫu trên bức hình họa. Mẫu đẹp lý tưởng là vệ nữ thần – nếu bạn thấy người mẫu có một nốt ruồi hoặc một vết sẹo đâu đó, bạn đừng vẽ thẹo hay nốt ruồi, hãy quên chúng đi, coi như không thấy gì hết – chỉ vì một lý do đơn giản: các viện sĩ sẽ gạt bạn ra khỏi danh sách thí sinh nếu bạn muốn vẽ hiện thực, quên mất tư tưởng “lý tưởng hóa” Vệ nữ thần không bao giờ có sẹo, nốt ruồi.

Khi nào luyện được nhuần nhuyễn, cái tập quán tự bịt mắt mình, hạ quyết tâm tự lừa dối mình và đánh bóng thực tại bằng kỹ thuật vờn – bóng – ý và “đánh bóng” cái vẻ đẹp Vệ nữ - bạn sẽ được hồi hởi đón chào vào Viện Mỹ thuật Nhà nước, kể từ thời Napoleon đệ I. Mục tiêu vinh quang nhất của họa sỹ thời đó là: Giải Khôi nguyên La Mã.

Đó lại là một nguyên do ghê gớm nữa khiến các khuynh hướng nghệ thuật hiện thực phải kinh qua gian khổ hơn trăm năm lịch sử. Hội họa Ấn tượng là một nạn nhân thê thảm nhất.

Để tránh ghê sợ khi đối diện với thực tế khỏa thân, các thầy cổ điển đã chuẩn bị cẩn thận cho các ứng viên hàn lâm những tiệm tiến tới giai đoạn vẽ người mẫu:

Trước khi được vẽ toàn thân hay khỏa thân, họa sinh chỉ được vẽ đầu người… trong tranh – nghĩa là vào bảo tàng viện Louvre sao chép một khuôn mặt nào đó trong tác phẩm cổ điển.

Về chân dung, vẽ đầu người cũng chính là lúc họa sinh được phép vẽ màu. Đây cũng là một điểm son đầy ý nghĩa trong tiến trình giáo dục cổ điển: họa sinh chỉ được vẽ màu khi thấm nhuần tinh thần truyền thống, nghĩa là đã nắm chắc nguyên tắc và phương pháp thể hiện, biết dựng hình và lý tưởng hóa mọi sự theo tiêu chuẩn La Hy.

2. Vẽ Khỏa Thân:

Bước đầu, họa sinh định hình đối tượng trên khung vải hay gỗ bằng những nét sơn mỏng, định mảng sáng tối và sắc trung độ giữa sáng và tối. Đây gọi là giai đoạn “Ébauche”.

Lớp màu đầu tiên phải rất mỏng, dùng loại sơn ít màu cho chóng khô – thuận tiện cho những bước kế tiếp. Nếu lớp sơn dầu sau đèn lên nền chưa kịp khô, theo kinh nghiệm, tranh sẽ bị rạn nứt, sớm hư hoại.

tranh an tuong 1

tranh an tuong 2
Các loại hình họa cụ điển hình trong thế kỷ 19

(1) Cọ hình cái quạt – dùng phết màu ướt trên các mảng sáng tối trên họa tiết. Hầu hết các cây viết về kỹ thuật họa đều chỉ trích cách hòa trộn màu dễ dãi. Các họa sỹ phải tận dụng tài khéo dùng sắc độ để tô màu trên da thịt.

Từ số (2) đến số (9) là cọ lông heo mịn, bó tròn hay bó dẹp bằng lông dài dễ vận dụng. Đầu bút tròn hay dẹt, để có thể khai thác, vẽ các loại hình dạng trong tự nhiên như nét tóc uốn, lượn nên sau những nét vẽ, lông của bút lại trở về nguyên dạng, dù có bị ấn mạnh tay. Loại bút rẻ tiền mau bị hưu hoại, biến dạng và tòe lại không giữ được sơn và khó xoay trở trên họa tiết. Mỗi cây cọ đều có nét riêng.

6 cỡ cọ từ số (10) đến số (15) làm bằng lông hơi ngắn, cứng, đầu cọ dày. Những cỡ cọ này rất tiện vẽ loại sơn hơi khô, được các họa sỹ Ấn tượng ưa dùng, cỡ cọ thay đổi đủ để vẽ trên mọi khổ vải lớn, nhỏ.

Cọ số (16) rộng bản, đầu bằng dùng để phết bóng – véc ni. Cọ cỡ đại (17) lông mịn, mềm – dùng như cọ số (1) – hình quạt.

Bảng màu phải được chuẩn bị cẩn thận, màu chỉ được giới hạn trong một số màu – đất, xanh – phổ, đen và trắng. Thế kỷ XIX, họa sỹ cổ điển, bỏ bớt màu đất, dùng màu than sắc thẫm như nhựa đường (bitumen) để tạo những mảng tối trông rất huyền ảo, nhưng tiếc thay hóa chất của nó lại khiến nhiều tranh bị hư hoại. Phác họa bằng chì than không cẩn thận cũng làm cho màu sơn hóa bẩn và dĩ nhiên làm xấu cả bức họa.

Sau đó, có thể thêm màu nâu ấm pha xăng và trộn với các màu đất nào đó có độ trong, gọi là “Sauce”. Giai đoạn này thường dùng cọ lông mềm.

Phải tránh bớt chi tiết, chỉ nhằm tạo tác dùng sáng tối mà thôi.

3. Khắc họa:

Kế đến, phải học một số kỹ thuật cổ điển để cho hình họa nổi bật lên như một loại điêu khắc trên mặt phẳng. Nghĩa là, tạo ảo giác về chiều sâu, khiến hình vật trông như vật có thật trong không gian ba chiều. Mảng sáng của vật được tô sơn dày hơn bằng cọ cứng hơn. Cuối cùng, để lại vài nét sơn trong có vẻ ngẫu hứng thần tình. Nhưng nên nhớ: hình người trong tranh phải như pho tượng sống.

tranh an tuong 3

Delacroix vẽ bức “Cái chết của Sardanaplus” (1827) là một ví dụ về bản phác thảo nhỏ sơn dầu với đầy đủ bố cục và màu sắc để chuyển sang bức họa thực sự, khổ lớn. Các chi tiết chính xác sẽ được nghiên cứu kỹ hơn ngoài thực tế.

tranh an tuong 4

Tác phẩm “Cái chết của Sardanapalns” (1828) do Delacroix thực hiện được gợi hứng từ bài thơ của thi hào Bryon (1821) và dịch sang Pháp văn (1825). Tuy nhiên nhà thơ Byron không mô tả quang cảnh nào giống như họa phẩm của Delacroix. Thời đó họa sỹ vẽ bức này để triển lãm năm 1828. Họa phẩm này là một kiệt tác về thể loại lãng mạn của ông. Các chi tiết tự nhiên được chuẩn bị bằng phấn màu thật là tế nhị và sau cùng đều quy về tông màu ấm, tạo ra lực truyền cảm mạnh mẽ.

tranh an tuong 5

Bức họa khảo bé nhỏ này vẽ trên giấy croquis của Delacroix cho thấy họa sỹ đang loay hoay với các nhân vật của ông để sau này dựng nó thành các nhân vật cỡ lớn thế nào. Từ đây ta mới thấy họa sỹ vận dụng từ họa khảo cho tới tác phẩm thật sự phải trải qua các công đoạn không dễ.

tranh an tuong 6

Họa sĩ Pháp Thomas Couture họa bức Horace và Lydia năm 1843. Ông không xuất thân từ Hàn Lâm Viện nhưng ảnh hưởng rộng lớn của ông chẳng khác một bậc thầy. Học trò của ông, Manet – đại đệ tử và là họa sỹ lừng lẫy trong hàng đại gia ở Pháp và thế giới – đã lộ ra ảnh hưởng của Couture trong một số tác phẩm. Tác phẩm này dùng màu tương phản rất mạnh giữa sáng, tối và ánh sắc trung độ. So với bức Bữa trưa trên cỏ và Olympia thì ta thấy đường viền trên khuôn mặt của Manet có nét như vậy. Tuy nhiên không như màu của Manet, Couture dùng màu nâu tô bóng theo cổ truyền. Trong khi ở họa phẩm của Manet lại dùng màu đen – đó là điểm dị biệt, cải cách mới mẻ.

tranh an tuong 7

Họa sĩ Pierre Henri de Valenciennes (1750-1819) vẽ bức Đôi bạch dương ở Villa Farnese (1783). Ông du học ở Paris về môn hội họa ghé thăm italy trong khoảng 1777 đến 1786. Trong thời gian đến Italy, ông nghiên cứu các họa sư ở đó và đi vẽ ngoài trời bằng sơn dầu để thấm nhuần cảnh trí thiên nhiên và nhằm đào luyện sự quan sát, khả năng vẽ cảnh mau lẹ để sau này sẽ dùng đến trong họa thất. Trong thế kỷ 19, các họa sỹ đều hoàn thành họa phẩm phóng cảnh ngoài đời từ đầu đến cuối.

tranh an tuong 8

Họa sỹ Valenciennes muốn phục hồi phong cách vẽ phong cảnh kiểu cổ điển (1780), tựa đề Cổ thành Agrigentum làm loại phong cảnh Lý Tưởng (1787) bằng sơn dầu trên vải

tranh an tuong 9

Hộp bột màu đựng trong từng chai nhỏ - do hãng màu thương mại Pháp – Alphonse Giroux chế tạo vào năm 1800. Trên nắp hộp có dán nhãn, liệt kê các chất màu của hãng

tranh an tuong 10

Họa sỹ Ingres vẽ bức Người Tắm (1826) bằng sơn dầu trên vải. Ở đây, ông muốn gồm thâu hậu cảnh để sát nhập vào nội thất. Đặc biệt tả nhân vật chính ở trong nhà bằng ánh sáng sắc nét và tô màu đậm, ấm ở hậu cảnh. Tuy nhiên, ánh sáng lan tỏa trên thân hình người khỏa thân, tương phản với cảnh trí xung quanh – những người tắm - ở mé sau chỉ hiện ra phần nào trong cảnh tranh tối tranh sáng. Họa sỹ dùng màu mờ dục để lột tả sáng, tối tương phản theo quy luật vờn bóng nghiêm ngặt của đường lối cổ điển. Chiaroscuro. Chủ đề này còn được ông vẽ trong một bức người tắm trước kia, mang tên Người Tắm Valpincon (1808), cho thấy họa sỹ là người rất chuộng các tư thế tuyệt mỹ tương tự thế này. Sau này Degas cũng sáng tác, dựa theo tư thế và chủ đề này.

>>> Những họa sĩ thuộc trường phái Ấn tượng

>>> Tranh Phong cảnh - Ấn tượng thập niên 1880

>>> Màu sắc được sử dụng trong Trường phái Ấn tượng

0976984729