Nội dung và bố cục tranh trong diễn họa kiến trúc
Phác thảo ý đồ bằng bút dạ (nỉ), nét mảnh bộc lộ được đặc điểm và khối dáng công trình dự kiến, với cách vẽ nhanh có tỷ lệ gây được sự hấp dẫn. Đây là lối từ sông lên địa điểm tổ chức festival. Từ các phác thảo như trên, công tác thiết kế được triển khai chi tiết.
Trước khi bạn đặt bút xuống vẽ, bạn phải vận dụng kinh nghiệm của mình hướng dẫn khách hàng những yếu tố có ảnh hưởng đến công việc. Điểm đầu tiên và quyết định nhất là mục đích công tác minh họa. Ví dụ dùng để đăng tải trên một tờ báo địa phương thích hợp hơn với cách thể hiện trắng đen rõ nét và đơn giản do những chi tiết nhỏ dễ bị mất nét khi in ấn. Dùng cho một tập mẫu chào hàng hay một tạp chí có yêu cầu chất lượng màu cao, cách thể hiện chi tiết nhiều màu có thể là cần thiết, nhưng trong thời hạn ấn hành ngắn, bạn khó có thể thực hiện được công việc đạt đến mức yêu cầu. Trình bày trước hội đồng xét duyệt thì yêu cầu hình minh họa lớn hơn; các bản vẽ phải được phóng to và đóng khung kèm theo những bản phiên bản chụp màu để giới thiệu với từng thành viên; cũng cần thêm thời gian và chi phí phụ trội cho công việc. Khách hàng thường dành một khoản tiền nhất định cho công việc; và với kinh nghiệm riêng, bạn có thể ước tính khá chính xác các chi phí về thay đổi kỹ thuật và kích cỡ minh họa căn cứ vào diện tích minh họa và thời hạn hoàn thành.
Minh họa này phát triển ấn tượng bằng bút dạ nét mảnh và nét to đủ để thể hiện chi tiết màu sắc của vật liệu, cách xử lý mặt đứng và tầm quan trọng của cảnh quan, khả năng chính xác của màu nước được khai thác triệt để trong việc tạo hiệu quả rất thực. Nó được sử dụng để minh họa một khu văn phòng. Hình ảnh tuyệt vời trên tuy hơi thấp, nhưng các chi tiết tỉ mỉ đã thu hút người xem. Mọi yếu tố phụ như xe cộ, người hay cảnh quan đều được sắp đặt gây ấn tượng, đóng góp cho bố cục.
1. Nội dung và kỹ thuật:
Bạn nên định rõ kiểu loại, lượng thông tin cần thể hiện và liên hệ chúng với những kỹ thuật sẵn có.
Những yêu cầu có thể nảy sinh từ bản sơ phác thể hiện khối dáng công trình, quan hệ giữa nó với xung quanh với một khung cảnh gây ấn tượng mà mô hình gợi ý, cắt cảnh và những kiến nghị về cảnh quan, nên coi đó như sự hỗ trợ cho nhà thiết kế khi khai triển phương án. Công tác sẽ tiến triển hơn khi các chi tiết thiết kế được hoàn chỉnh, yêu cầu một minh họa như thật phải mất hàng giờ.
Giai đoạn này bạn nên đề nghị khách hàng cho phép mình tự quyết định cách thực để hoàn tất công việc. Liệu mọi thông tin có cần đề cập hết trong minh họa? Liệu tất cả thông tin có được quyền tóm tắt như thông dụng? Và có thể đổi vài chi tiết nào đó? Nếu yêu cầu thay đổi, bạn nên cẩn thận xét phần kỹ thuật thể hiện để hoàn tất bản vẽ - chẳng hạn rất khó có thể đổi cách minh họa bằng màu nước và bút dạ.
Chi tiết thiết kế: Một khía cạnh của diễn họa (thương mại) hiếm khi được thể hiện là nhà minh họa không được thanh toán vào chi phí thiết kế. Đặc biệt ở những bản phác thảo hoặc những ý đồ sơ phác, khi các chi tiết thiết kế chưa được hoàn chỉnh, người ta đã yêu cầu bạn phóng tay vẽ ra bằng kinh nghiệm riêng để đưa ra một bản minh họa có sức thuyết phục.
Điều này có nghĩa là hoặc khách hàng hoặc nhà môi giới đang tìm cách giảm chi phí hay yêu cầu thiết kế quá sớm. Một số họa sỹ thực hiện nhanh gọn nhằm tự đề cao kiến thức và tài năng. Một số khác thì không hài lòng và từ chối thực hiện trừ khi mức thù lao được tăng lên.
Xác định điểm nhìn: Một khi đi đến những quyết định quan trọng về công trình chính và cách thể hiện việc minh họa thì một điểm nhìn thích hợp phải được xác định. Bạn dễ nhận thấy có nhiều quan điểm trái ngược nhau về phía khách hàng khi chọn điểm nhìn tốt nhất. Có người muốn vẽ điểm tụ ở lối vào chính đồ sộ; người khác thích tập trung vào số tầng đưa ra để thảo luận, trong khi xử lý cảnh quan hay ngoại cảnh của địa điểm công trình lại có thể là quan trọng hơn với người khác. Bạn cố gắng giải quyết những yêu cầu trái ngược nhau này để đi đến kết thúc với những quyết định rõ ràng.
Bố cục cảnh quan của tòa bảo tàng này ở Frankfurt rất tráng lệ, cả hai phần tranh khung lại đẹp đẽ bằng chì màu.
Ngoài hướng nhìn, khoảng cách cũng được cân nhắc cẩn thận; điểm nhìn càng cận cảnh thì chi tiết càng nhiều. Đối với dự án lớn, hiển nhiên điểm nhìn cần có một khoảng cách nhất định để không làm mất độ rõ và chất lượng bề mặt và làm tách đổi màu.
Các thành phần bố cục: Khi đã xác định được điểm nhìn gần đúng, bạn nên nghĩ tới bố cục và hiệu quả gây ấn tượng của nó. Lúc này cần cẩn thận. Lời khen về tính chính xác dành cho bạn sẽ không còn nếu tòa nhà bị nghiêng lệch do cố tình tọa cách trình bày bắt mắt. Một bố cục tốt sẽ nhấn mạnh đến các yếu tố giúp khách hàng hài lòng được tính quan trọng mà không cần thủ thuật phóng đại. Các hiệu quả gây nhiều ấn tượng mạnh không hẳn là sai nhưng mục đích thực tế của minh họa là phải luôn đọng lại trong tâm trí người xem. Một vài nguyên tắc bố cục có thể được áp dụng để hướng người xem quan tâm hơn đến minh họa.
Những nguyên tắc này bắt nguồn từ chân lý: một bức tranh không bao giờ được phân thành hai nửa đều nhau bằng những đường ngang, docj hay chéo hoặc những mảnh tách nhau.
Nếu điều này xảy ra, mắt bạn sẽ không dừng lại được, luôn đảo từ phía này sang phía khác để nhìn các mảng bị phân chia, và sẽ làm giảm ngay hiệu quả của minh họa.
Trường hợp phải thể hiện phân chia mặt tranh ít nhiều không cân đối, bạn cần dùng thủ thuật hướng mắt nhìn vào đối tượng chính.
Mây trời đầy ấn tượng và bờ biển đậm của cây xanh làm nổi bật phương án ven biển tại Nhật. Lối minh họa linh hoạt trên vowisc ác dạng mây đã khéo léo làm cho khối dáng các công trình, như thật cho khu phức hợp cùng các ngôi nhà hình tháp gợi mở các thế giới khác. Kỹ thuật và chủ thể được kết hợp hài hòa, hoàn hảo.
Đường nét trong phối cảnh thường hướng mắt vào giữa tranh, nhất là khi xung quanh diễn họa ít chi tiết thì khuynh hướng được tăng cường. Tương tự, bạn có thể tập trung hướng tiêu điểm vào giữa hình bằng cách đóng khung tranh với các chi tiết cận cảnh sẫm màu để tương phản với chi tiết đối chọi được sử dụng cho chủ thể chính. Các tông màu sẫm của nền hay của những mảng bóng đổ có góc cạnh, ngay cả khi sai, cũng hướng người xem vào tranh.
Ta nên vẽ thêm những hình ảnh phụ sinh động như hình người và xe cộ. Những hình ảnh này được kết hợp chặt chẽ với nhau trong cùng một tỷ lệ với công trình và gắn công trình với bố cục của chúng là một thực tế thường dùng. Ví dụ như trong việc minh họa một phương án phát triển bán lẻ hay trung chuyển, những hình ảnh đó có tầm quan trọng ngang với công trình, cần phải minh họa như thật. Chắc chắn một bố cục thành công sẽ tập trung mắt người xem vào điểm chính của minh họa.
Thể hiện những phần đối xứng là những vấn đề thị giác mà nó cần sửa lại cho đúng. Trong bố cục tách theo chiều đứng bên (hình trái trên cùng) trọng lượng tranh nằm lệch về bên trái, mảng trời và nền đất từ xa thu hút về bên phải có thể làm cân bằng bố cục. Theo chiều ngang chia hình đều sẽ không phù hợp với kinh nghiệm thực tế, vì khi quan sát đường chân trời bạn luôn thấy bầu trời lớn hơn mặt đất. Một đường chéo mạnh (hình dưới) sẽ làm trọng tâm lệch về bên trái của bố cục và hướng mắt nhìn ra ngoài tranh về phía cạnh phải.
2. Những điểm nhìn:
Một phương án thiết kế ga đến của hàng không, diễn họa bằng màu bột (gouche) và phun sơn khí cho thấy có thể tạo bóng mây có hiệu quả như thế nào để giảm bớt những chi tiết ít quan trọng.
Toàn cảnh tuyệt vời của thủ đô Washington minh họa các khu phát triển sau này đã cho thấy sự tổng hợp vốn có trong những cánh chim bay với tỷ lệ rộng. Vô số các chi tiết được vẽ bằng chì màu và sơn acrylic trắng theo yêu cầu riêng của khách đặt hàng.
Trong những diễn họa phối cảnh bên ngoài các điểm nhìn thường rơi vào 3 loại sau: phối cảnh chim bay, phối cảnh có tầm nhìn bằng mặt đất và phối cảnh có tầm nhìn bắng mắt thường. Những điểm nhìn bên trong thường đặt ra những vấn đề đặc biệt.
* Điểm nhìn trong phối cảnh chim bay: Loại này được nhìn từ trên xuống với góc nhìn rộng, chẳng hạn công trình được nhìn từ một cao ốc kế cận hay toàn cảnh từ trên cao. Ngoài các chi tiết cần có, phải thể hiện cả cảnh quan xung quanh.
Việc này tốn nhiều thời gian khi minh họa các khu đô thị có thể phải vẽ bằng hay vượt ra ngoài công trình chính. Nếu không được cung cấp những không ảnh có cùng điểm nhìn thì việc định vị và cao độ các khối hình diện có mất nhiều thời gian. Cũng cần lưu ý là chúng không được lấn át công trình chính. Khi dựng hình sẽ mất nhiều thời gian để vẽ những chi tiết ở xa và nên lược dần những chi tiết ở quá xa, nhưng chỉ làm mờ đi phông nền hoặc vẽ một lớp mây mỏng lên để vẫn có thể nhìn thấy công trình. Cả hai cách đều dùng để bớt đi lượng công việc làm nếu không cần thiết, chỉ nên áp dụng khi cần để gợi ý nhanh.
Hình vẽ này chỉ nghiên cứu các khối nội bộ của không gian cho khán giả và khu vực giao thông công cộng của nhà hát. Tính đa năng của các phòng nhỏ chỉ được trình bày giản lược bằng nét gạch. Các cảnh nhìn xuống phía dưới đã khởi xướng những con đường mái để nghỉ và cách làm thế nào để diễn đạt một công trình.
* Điểm nhìn tầm mắt nền: Điểm nhìn này thể hiện kinh nghiệm thực tế nhất tầm nhìn của người xem bình thường. Tầm nhìn từ mặt hè phố là một biến thể có thể gây ấn tượng mạnh, tầm nhìn này không bị lộ rõ khiếm khuyết trên những mặt tiền vững chắc nhưng có thể phải loại bỏ trên những mặt nền không ổn định. Trong trường hợp nào đó, một điểm nhìn không đủ, phải chấp nhận góc nhìn bình thường xấp xỉ 500. Đối với những phương án quá lớn, bạn phải chọn góc nhìn rộng nhưng cần thận trọng tránh gây lệch hình. Một giải pháp là dịch điểm nhìn sao cho công trình vẫn lọt vào góc nhìn bình thường nhưng trong nhiều trường hợp, đặc biệt với khu đất đô thị thì không làm được. Nhưng lại thực hiện được khi triển khai những con đường hẹp, chỉ cho những góc nhìn nhỏ. Khách hàng phải quyết định nên chọn cảnh hư cấu hay hiện thực. Sự chọn lựa hình thức thể hiện, tất nhiên không làm ảnh hưởng đến việc minh họa xung quanh theo đề xuất mới.
Giải pháp tốt nhất đối với một phương án lớn ở một địa điểm đông đúc hay ở một vị trí thoáng đãng thì nên minh họa một loạt cảnh theo trình tự, mức độ tùy theo qua kinh nghiệm.
* Điểm nhìn xuống: Điểm nhìn này không thông dụng, thường dùng để dựng hình chiếu trục đo hơn là một cách minh họa phối cảnh. Mặc dù hoàn toàn không tự nhiên nhưng điểm nhìn này rất hữu ích khi cần diễn tả một mặt đứng trong không gian 3 chiều với toàn bộ hình chiếu đứng từ độ cao nền thực và cảnh nhìn xuống công trình ở cận cảnh có thể giản lược đi những phần thấp hơn của hình chiếu đứng. Điểm nhìn này nên được kết hợp với cảnh nhìn xuống nền không gian nội thất.
3. Dựng hình:
Phối cảnh ngoại thất có điểm tụ ở giữa hình. Các tia đường phối cảnh từ tiêu điểm nằm trên công trình. Tất cả các lớp tranh đối diện với người xem ở góc phải đến đường chân trời dẫn đến sự méo hình ở phía dưới. Người minh họa đã khắc phục bằng cách thể hiện cây xanh ở cận cảnh.
Trước khi nghĩ về dựng hình phối cảnh, cần phải đọc được những bản vẽ phức tạp. Nên yêu cầu khách hàng chỉ đưa những bản vẽ chính xác thích hợp để không sa lầy vào giấy tờ, cần hỏi cho rõ những điểm bạn không nắm vững.
Phối cảnh chia làm hai loại: một điểm tụ và nhiều điểm tụ.
* Phối cảnh một điểm tụ: Được dùng cho nội thất và các không gian gần như sân trước và đường phố, các đường phố uốn quanh cần có nhiều điểm tụ nhưng vẫn phải theo nguyên tắc. Những lớp hình dựng trước mắt người quan sát nằm ở những góc phải tầm mắt với những mặt nghiêng dốc vào giữa hình, làm người xem nghĩ như đang đứng trong không gian khép.
Một trong những vấn đề chính yếu là: những sai lệch ở các cạnh tranh, phát sinh do bản thân việc dựng hình không tự nhiên.
Để tránh biến dạng như hình bên, mặt đường đối diện với người xem được thể hiện trong phối cảnh. Khi đó phải chỉnh lại các đường ngang giữa hình. Giải pháp là làm các đường ngang như bị cong đi, trong khi cách thể hiện thông thường dù đúng nhưng không được chấp nhận, đơn giản vì chúng không hợp thị giác.
Trong thực tế mắt không điều tiết vào hiện tượng này. Một vấn đề thứ yếu gặp phải là: tất cả các đường thẳng ở bên phải tầm nhìn đều là đường ngang, không có thật trong phối cảnh.
Một dạng điều chỉnh phối cảnh đã trình bày những mặt tranh các góc phải ở tầm nhìn trong phối cảnh nhưng điều này không thích hợp ở những nơi mà đường ngang đi qua tầm mắt tạo thành một góc nhọn, ví dụ như những điểm nối mặt lát và trần nhà. Trong thực tế những đường thẳng này hình thành một đường cong liên tục mà có thể quan sát thấy ở chỗ minh họa đã điều chỉnh, đơn giản là người ta không quen nhìn. Những khó khăn có thể được loại bỏ ở một mức độ nào đó nếu bạn đặt điểm nhìn xa tâm và làm mờ dần những khoảng gần người xem nhất, những khoảng cần thể hiện kỹ nằm ngoài tiêu điểm.
Nguyên tắc một điểm tụ dược dùng cho một khung cảnh nội thất khi đó phối cảnh đã bị biến dạng tại các góc nhưng trong trường hợp này minh họa đã vượt ra ngoài khung tranh một cách hấp dẫn nhờ đó mắt không chú ý đến những vấn đề của phối cảnh.
Khi điểm tụ trong phối cảnh, một điểm tụ không nằm giữa hình và hình vẽ nằm xa dần khoảng ngắm (vị trí X), những vấn đề biến dạng góc được bớt đi.
* Phối cảnh nhiều điểm tụ: Hầu hết các phối cảnh đều có nhiều điểm tụ, mọi đường thẳng đều gặp nhau ở một trong hai điểm tụ nằm trên đường tầm mắt. Lại thêm hai vấn đề nảy sinh. Vấn đề thứ nhất là điểm nhìn quá gần, chỉ cho những khoảng nằm ngay trên và dưới đường chân trời – tầm mắt – có thể thể hiện chuẩn xác hợp lý. Sự sai lệch tăng theo chiều cao đến mức không chấp nhận được. Dưới con mắt chuyên môn sai lệch này càng rõ, nên chỉnh sửa một chút bằng cách tạo ra những điểm tụ theo chiều đứng phía trên cảnh. Nhưng điều này thường không được chấp nhận vì không phải là cơ chế truyền thông tin từ mắt đưa lên não khi chungst a ngắm nhìn một công trình thật sự. Tuy thế, sự suy giảm theo chiều đứng có thể rất hiệu quả và có một tác động mạnh, đơn giản là nó làm cho ta suy nghĩ thêm về những gì chúng ta chờ xem.
Đây là phối cảnh nhiều điểm tụ. Đơn giản nhất chỉ dùng hai điểm tụ. Nếu điểm quan sát quá gần công trình, những biến dạng sẽ xuất hiện tại điểm cao nhất của công trình (dấu X).
Vấn đề thứ hai là cách trình bày phía trước một công trình dài. Từ một điểm nhìn cận cảnh, khó nhìn một lúc được cả mặt đứng. Nếu dùng những điểm nhìn thông thường thì sẽ xuất hiện sự sai lệch ở phần công trình gần người xem nhất. Như trong phối cảnh một điểm tụ, các đường cong là giải pháp duy nhất với độ cao tối đa của công trình thể hiện trực tiếp vị trí đối lập của điểm ngắm. Với cách thể hiện này, đường nằm ngang duy nhất sẽ là đường chân trời, những đường nằm ngang khác còn lại sẽ hơi bị cong. Ngày càng nhiều tác phẩm yêu cầu thể hiện như một minh họa nhưng với sự chính xác cao. Nó cũng rất có hiệu quả đối với những khung cảnh toàn cảnh có góc rất rộng. Việc đem lại những nguyên tắc uốn cong này sang những đường thẳng đứng là hợp logic, nhưng không khuyến khích đưa đến những kết quả cực đoan, nó tạo ra tác dụng “mắt cá” tốn rất nhiều thời gian thể hiện và hạn chế việc ứng dụng.
Trong phối cảnh điển hình của công trình thấp tầng chỉ dừng hai điểm tụ đủ để làm mất đi sự biến dạng này. Nếu điểm nhìn gần hơn hay công trình cao hơn, người minh họa có thể sẽ gặp vấn đề nan giải.
Sự sai lệch trong những cảnh chim bay: Những cảnh chim bay cũng chịu những vấn đề sai lệch đặc biệt ở tiền cảnh.
Đây là những khó khăn về tỷ lệ ở tiền cảnh do sự nhảy cảm nảy sinh, làm đảo lộn gây ấn tượng trong mắt quan sát. Giải pháp là rời điểm nhìn ra xa hơn, bỏ phần tiền cảnh phức tạp hay bắt chước những nguyên tắc phối cảnh theo đường cong đã đề cập. Các đường thẳng đứng thường giao nhau tại điểm tụ nằm phía dưới hình hơn là ở phía trên có thể giúp làm việc này.
Sự giảm chiều cao có thể có hiệu quả tốt trong những cận cảnh, nhờ dừng điểm tụ đặt ở phía trên hình làm giảm biến dạng và làm cho bố cục tự nhiên gây ấn tượng mạnh.
Ít nhất là với phối cảnh chim bay, sẽ chẳng có giới hạn đến khoảng cách để từ đó có thể ngắm đối tượng như là cảnh mặt đất. Điều này có thể loại bỏ yếu tố hội tụ theo chiều đứng. Hãy tưởng tượng không ảnh của một tòa nhà được chụp quá xa đến nỗi những đường thẳng đứng xuất hiện trên hình chụp rất tự nhiên. Nếu bạn thay đổi tiêu cự để chụp gần công trình thì vẫn còn những đường thẳng đứng đó, những khoảng được thể hiện bị giảm thiểu nhiều và làm đối tượng nhìn bị gục. Hiệu quả của việc vẽ thu nhỏ này rất hay dùng đối với những công trình lớn và khó.
Có thể tiết kiệm được thời gian bằng những cảnh chim bay “đảo mắt” mà không cần dựng đồng bộ phối cảnh mặt đất như thông lệ. Để thực hiện, đầu tiên phải kẻ lưới ô trên mặt bằng, đánh số ô theo hai phương để tiện đối chiếu rồi chuẩn bị một lưới phối cảnh bao ngoài tương ứng với số ô đã đánh số. Lưới này có thể rất rộng, do đó bạn có thể di chuyển nó cho tới khi đạt được một sự chính xác hợp lý.
Một cảnh nhìn thẳng vào cuối mặt đứng làm biến dạng vị trí của điểm nhìn (tại X). Một cách để chỉnh cảnh này là dùng phương pháp uốn cong các đường ngang để sửa đúng được sự cân đối. Trong minh họa hình trên cùng chỉ duy nhất đường chân trời là giữ nguyên, tất cả các đường ngang trên và dưới đường chân trời đều được chỉnh cong đi. Hình này cho thấy rõ những giới hạn của phương pháp phối cảnh quy ước.
Phối cảnh chim bay thường kéo theo sự biến dạng rất rõ ở cận cảnh khi điểm nhìn quá gần (dấu X). Sẽ dễ chịu hơn khi di chuyển điểm nhìn lên cao ở điểm Y. Nếu điểm tụ nằm tụt xuống dưới hình (hình trên) chấp nhận những nguyên tắc đường cong, thì những vấn đề này có thể thực sự được loại bỏ.
Sau đó bạn vẽ dạm mặt bằng lên mạng ô phối cảnh xác định một chiều cao đơn giản ở cận cảnh theo tỷ lệ căn cứ vào một phía cạnh chia của lưới ô. Nên nhớ rằng những khác biệt về chiều cao ở phía trên có thể là rất nhỏ, vì góc nhìn càng dốc chúng càng ít rõ. Ta có thể dễ dàng chỉ ra những công trình cao hơn độ cao nên có. Đó là một sự kiểm tra có hiệu quả để so sánh giữa chiều cao với chiều dài.
Những phương pháp thay thế: Đối với phối cảnh, lưới tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Bạn có thể tạo một lưới cho chính mình hay giữ lại một lưới in sẵn.
Cách dùng lưới ô vuông trong phối cảnh chim bay có thể tiết kiệm thời gian vẽ hệ thống lưới ô vuông với tỷ lệ phù hợp lên mặt bằng của phương án (hình trái) cùng với những quan hệ dọc theo mặt ngoài.
Chọn một lưới ô vẽ sẵn đủ rộng để phủ lên khoảng cần vẽ, ở góc nhìn muốn thể hiện (hình trên phía trái). Chọn một ô lưới phối cảnh làm ô góc để dựng những chi tiết phủ hợp với mặt bằng xác định một chiều cao ở cận cảnh và vẽ phương án theo ba chiều.
Dùng mô hình mặt đứng: Dựng mô hình mặt đứng rất dễ. Chỉ dùng các mặt đứng nằm trong phạm vi góc nhìn ưa thích, dựng chúng lên bìa cứng, cất gọn và ráp lại. Bạn có thể vẽ phối cảnh hay dùng một ảnh sẵn có, sau đó phóng to trên máy phôtô copy.
Một mô hình đơn giản bằng bìa gồm các mặt trước và mặt bên sẽ giúp họa sỹ hình dung ra ấn tượng của công trình xây dựng, bẻ cong từ điểm nhìn yêu cầu và với những chi tiết kiến trúc địa phương.
Khi đã tạo ra được một bản vẽ phối cảnh hay những bản phác họa, bạn nên làm thủ tục lấy ý kiến khách hàng xem có vừa ý không trước khi tiếp tục quá trình hoàn thành cuối cùng. Hãy giữ lại những bản vẽ sơ phác ít lâu, có thể phải tham khảo chúng sau này, nếu tác phẩm cần thay đổi hay phát triển.
Dựng hình bằng máy tính: Đến nay, cách đơn giản nhất để dựng một phối cảnh phức tạp là dùng máy tính. Hầu hết các văn phòng thiết kế đều chuẩn bị các hình sơ phác ý đồ, để có thể dùng làm cơ sở hoàn thành tác phẩm. Có thể tạo ra rất nhiều cảnh, do đó khách hàng cần chọn điểm nhìn trước khi đi sâu vào minh họa. Không thể xảy ra những cuộc tranh luận về sự chính xác – mặc dù máy tính vẫn có thể sai, và bạn cần lưu ý khách hàng sẽ chịu trách nhiệm về sự rõ ràng trong việc rút ngắn gọn không tối nghĩa.
Chỉ một lần nạp các dữ liệu thiết kế cơ bản vào máy tính không khó khăn gì khi dựng các hình với những điểm nhìn khác nhau khi bạn cần lựa chonj cảnh nhìn cuối cùng phù hợp. Các hình nét này có thể phóng to hay thu nhỏ trên máy photocopy hình thành cơ sở để hoàn thành tác phẩm của bạn.
Nếu biết khách hàng có khả năng có máy tính, bạn nên yêu cầu họ cung cấp các hình vẽ bằng máy tính như là một phần của hợp đồng.
Ghép ảnh: Đây là một kỹ thuật thích hợp với yêu cầu có sức thuyết phục và chính xác cao. Khi sử dụng một hình chụp làm nền, cần biết hướng tương ứng của camera, độ cao và góc chụp của ống kính ở bất cứ kích cỡ và độ mở nào mà bạn đang dùng. Điều này đặc biệt quan trọng với những cảnh ngoài trời khi phương án bạn cần minh họa không liên quan trực tiếp với những kiến trúc hiện có. Nhờ những bản đồ tỷ lệ lớn, bạn có thể đánh dấu những vị trí của công trình và của máy ảnh cũng như những mảnh bản đồ vị trí xuất phát để bạn liên hệ với những độ cao tương ứng. Bạn nên gắn một ống đánh thăng bằng với máy ảnh nếu không nhìn thấy mặt đất ngang (đường chân trời) và một la bàn để kiểm soát các góc nhìn.
Kỹ thuật ghép ảnh rất lý tưởng để trình bày sự tác động của những phát triển mới đến những vị trí hiện có. Nếu bạn chú ý đến bức ảnh ban đầu và các giai đoạn vẽ sơ đồ, đặc biệt là trên các vị trí có mảng xanh, không có lý do để nghi ngờ sự chính xác của minh họa. Trong trường hợp này, hai bản vẽ đã được tạo ra như nhau, việc ghép dựng đã được làm trực tiếp lên một bản và chụp lại. Hoàn toàn khó phát hiện việc mới làm thêm trong lần in cuối cùng này.
Có những kỹ thuật máy tính có thể rà quét từng phần chụp hình sẵn có liên quan đến các mặt bằng công trình mới. Kỹ thuật này được áp dụng khá phổ biến trong dân dụng nhưng lại quá đắt đối với các dự án xây dựng của tư nhân. Những kỹ thuật vẽ đơn giản thể hiện được các bản vẽ mặt bằng và mặt cắt cho mọi mục đích. Khi có quan hệ đến cả vùng xây dựng, bạn có thể dễ dàng định được cao độ và các điểm tụ nhờ đối chiếu với các điểm tương ứng của công trình lân cận. Bạn có thể bồi một phối cảnh đã hoàn chỉnh vào vị trí thích hợp trên một bản in làm nền, hay lồng nó vào như tranh ghép, nên nhớ rằng độ dày của giấy phải đều nhau. Hay cách khác, có thể diễn họa trực tiếp lên bản in làm nền bằng cách dùng chất liệu trung gian. Cho dù dùng phương pháp nào, cần chú ý việc hòa hợp hình mới và cũ không chỉ nhờ cách dùng màu và các sắc độ mà còn trong các chi tiết được trình bày. Đa số chất liệu đều khô mờ, vì thế bạn nên làm việc trên phông nền với bề mặt mờ hay hơi mờ, nếu không sẽ làm nổi bật những chỗ ghép khi tác phẩm được chụp lại.
Sử dụng kỹ thuật ghép hình, trong một khu vực đô thị có công trình đã xây dựng, hoàn toàn dễ dàng tạo được mối quan hệ các chi tiết của công trình mới với các công trình xung quanh, vì công việc này đã được nghiên cứu như một phần của quá trình thiết kế. Các điểm tụ có thể được đưa thêm vào trên hình chụp làm nền.
Trong tranh ghép ảnh cận cảnh cần chú ý đến cách thể hiện màu sắc bề mặt vật liệu và các chi tiết tương hợp với xung quanh hiện có. Nếu thực hiện với một tỷ lệ thích hợp, các chi tiết nhỏ hòa trộn với nhau khi thu nhỏ tác phẩm.
Nếu tính đến vấn đề này, nên cố gắng phun lên bề mặt ghép một lớp hãm màu mờ để tạo ra một bề mặt đồng đều.
Sự chính xác trong diễn họa: Mặc dù sự chính xác rất quan trọng nhưng không nên quá mức. Các khách hàng có chuyên môn muốn tạo một ấn tượng chính xác về vị trí và quy mô của công trình, về màu sắc và chất liệu và về những chi tiết kiến trúc của các công trình lân cận, đường phố và cảnh quan. Sự phân chia chính xác các khung cửa sổ hay các bóng đổ có lẽ ít quan trọng hơn. Bạn nên học hỏi kinh nghiệm làm thế nào để chọn lọc.
Người minh họa có thể gặp khó khăn khi xác định những không gian nội thất, nhất là khi các mặt phẳng có đồng tông hay dòng màu. Trong trường hợp này, việc làm nổi bằng đường nét sẽ hỗ trợ cho việc thể hiện cấu trúc không gian ba chiều của nội thất.
4. Nội thất:
Các cảnh nội thất thường là không gian giản đơn và thường là những phối cảnh một điểm tụ. Chúng thể hiện các sai lệch thường gặp rõ nhất là trong một khối tích cao nhưng nông. Giải pháp tốt nhất là nên thừa nhận những quy ước không tự nhiên trong minh họa, tường trước không gian và đặt điểm nhìn ra ngoài nó. Nếu đang nhìn theo chiều dài một không gian định hướng, như là một hành lang công cộng của các cửa hàng, dùng phối cảnh một điểm tụ là tất yếu. Tuy thế, phối cảnh hai điểm tụ được đặt nhìn thẳng vào góc trong của một khối nội thất sẽ cho những kết quả thuyết phục hơn về không gian. Dù sử dụng cách nào cũng cố gắng không nên tạo một góc nhìn quá rộng.
Diễn tả không gian nội thất: Chất lượng ánh sáng trong một nội thất thường là vấn đề - làm cách nào để phân biệt được giữa những mặt phẳng nếu không được chiếu sáng tự nhiên và có bóng? Sắp xếp hệ thống ánh sáng là phần thiết kế có ý nghĩa quan trọng. Trong các không gian rộng lớn như các khoảng không gian công cộng nhà hay trong các tầng văn phòng, cần cố gắng suy tính kỹ để làm cho mức độ ánh sáng đồng nhất, hiệu quả của việc làm này trong diễn họa tức là làm cho cả không gian trở nên phẳng lặng và tẻ nhạt. Trong những trường hợp như thế, bạn chỉ có thể dựa vào họa tiết trang trí hoặc kết cấu, ví dụ như cột, đường viền, chân tường, gờ chỉ - để xác định hình khối. Cần nhất nguồn sáng bên hư cấu nếu cần diễn họa các cạnh giao của mặt tường và trần.
Các không gian công cộng rất có thể có những bề mặt có chất liệu phân biệt khác nhau. Vì thế người ta dùng các lớp phủ tường, lát nền hay hoa văn trần nhà để tạo ấn tượng về khối tích. Những nội thất trong không gian riêng có tính điển hình hơn vì chúng chỉ là các lớp phủ, màn treo, thảm trang trí được đặt trong những không gian nhỏ hẹp.
Chi tiết nội thất: Những căn cứ lớn nhất về kích cỡ và những đặc điểm của một không gian là những kích cỡ tương quan của đồ gỗ và người sử dụng. Ở đây, chúng ta đề cập những khó khăn lớn nhất trong mọi vấn đề đối với một nhà phối cảnh. Khi đi ngang hay bước vào một công trình, ta thường nhìn bao quát toàn bộ phía ngoài của tòa nhà một cách thoáng qua và chúng ta đánh giá hời hợt về nội thất của nó.
Chúng ta có đủ thời gian để quan sát và khảo sát chi tiết của không gian đó, và việc minh họa nội thất cần phản ánh sự hấp dẫn dễ hiểu này. Bạn có khả năng chỉ ra chi tiết và chất lượng bề mặt ở những góc không gian gần mà không tốn nhiều thời gian. Người ta thường yêu cầu bạn bổ khuyết tất cả chi tiết phụ trừ phi khách hàng là một nhà trang trí nộ thất. Người ta chỉ sắp xếp vị trí của những đồ gỗ và đồ đạc cố định theo sự chỉ định chung về kiểu loại, màu sắc và bề mặt của chúng.
Bạn cũng phải nắm vững cách vẽ các nhân vật. Diễn tả tự nhiên những tư thế của người sử dụng trong không gian. Các hình vẽ nhân vật không thật chắc chắn sẽ hủy hoại một bức tranh minh họa nội thất hoàn hảo. Một nội thất không nhân vật có vẻ như vô hồn, không hấp dẫn; và nếu bạn không có khả năng vẽ chúng một cách thuyết phục được thì tốt nhất bạn nên bỏ đi.
Nội thất lộ diện hay phối cảnh từng phần đều áp dụng nguyên tắc này ở một hoàn cảnh xa hơn.
Một sự cắt cảnh những cảnh nhìn vào không gian nội thất từ bên dưới, bên trên hay bên cạnh và xem toàn bộ công trình như một đối tượng, chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa không gian nội thất hơn là thiết kế trang trí chi tiết cho riêng từng phòng. Đôi khi người ta thực hiện bản vẽ lược bỏ theo dạng biểu đồ, chỉ ra vòng luân chuyển của các hoạt động và những lộ trình dịch vụ. Minh họa kết cầu nhiều tầng cần thận trọng sắp xếp trước nếu muốn duy trì sự trong sáng. Những bộ phận cấu trúc chính thường được phủ “bóng mờ” lên minh họa, thông thường bằng phun thổi màu, để gắn nội thất lại với nhau, một kỹ thuật quen thuộc biết đến từ việc minh họa để giải thích về ô tô và máy bay.
5. Phong cảnh:
Bức diễn họa màu nước này thể hiện sự cân đối tuyệt vời giữa rặng núi hùng vĩ và các chi tiế phức tạp của công trình. Cách xử lý cảnh quan quá nặng nề dễ áp đảo công trình chính.
Bố cục của cảnh quan nền cũng quan trọng như bố cục công trình chính. Sự quyết định là đặt đường chân trời nằm ở đâu trên bản vẽ. Đường chân trời nên đặt ở khoảng 1/3 chiều cao của minh họa; nhưng sẽ không đạt được sự cân bằng bố cục thích hợp khi công trình quá cao. Thực tế, có thể bạn muốn nhấn mạnh khoảng không gian bao la của ngoại cảnh nhờ hạ thấp đường chân trời với khoảng trời rộng lớn. Với tầm nhìn cao, đường chân trời sẽ nằm gần trên cùng của minh họa, nhưng nếu một cạnh quá sát khung thì có thể nảy sinh sự mất cân đối trường hợp này tốt hơn là nên làm hậu cảnh mờ đi.
Nếu bạn phác hình khối công trình và những nét cảnh quan chính ra nháp, nên dịch chuyển lên xuống bản nháp trên bản minh họa cho đến khi tìm được sự cân đối thích ứng. Luôn nhờ rằng hình khối kiến trúc, chứ không phải xung quanh, là cái chính của diễn họa; ví dụ như gặp vị trí công trình đồi núi thì không được để hậu cảnh nặng nề đó lấn át bố cục minh họa. Trong các khu đô thị, hậu cảnh có thể gồm toàn những hình khối công trình và thể hiện xung quanh hiện có nhiều hay ít bao nhiêu là thuộc ý khách hàng. Trừ những lý do quan trọng về cảnh quan – trong các khu vực có giá trị lịch sử, bạn vẫn cần phải tập trung vào việc thể hiện phương án của khách hàng với tối thiểu một số công trình kế cận. Số công trình này có thể diễn họa bằng các tông màu dịu bớt hoặc lược bớt chi tiết đi. Giống như cảnh đô thị chim bay, rất mất nhiều thời gian để thể hiện một số lớn những chi tiết ngoài, do đó bạn cần phải đảm bảo yêu cầu đến mức rõ cho phép.
Khí quyển và khí hậu: Hầu như trong mọi trường hợp, công trình dường như nổi bật trên nền trời. Nên suy nghĩ về mục đích của minh họa – có cần thể hiện nhằm kích thích thông tin gây sửng sốt hay giản dị? trước khi bắt tay vào diễn họa cảnh trời, các cảnh mây gây ấn tượng dễ được chấp nhận nhưng chúng phải được bố cục cẩn thận như những chi tiết dưới mặt đất. Nếu không có đủ thời gian để ký họa từ tự nhiên nên xem những cuốn sách hướng dẫn vẽ mây. Những vệt khói từ đuôi phi cơ, đôi khi biến mất sau đám mây, những làn mưa xa tít hoặc những tia nắng có thể giúp cho bố cục và làm cho minh họa tăng thêm chiều sâu. Các chi tiết lạc lõng như những cánh diều và bong bóng bay thường gây xao lãng không cần thiết. Tranh minh họa của bạn cần phản ánh những điều kiện khí hậu địa phương. Những vùng khí hậu nóng thường có sự hòa trộn giữa mây và trời; vùng khí hậu cận nhiệt đới và ở vùng cao thường có bầu trời trong xanh và quang đãng; những vùng sa mạc và khu công nghiệp thường có những đám bụi mờ trên cao; vùng nhiệt đới thường có độ ẩm cao và bầu trời bị che phủ bởi hơi nước khuếch tán ánh sáng. Ánh nắng chói chang làm mờ nhạt và những sắc màu và tia sáng phản chiếu có chiều sâu gây ấn tượng mạnh đến bóng đổ và bóng công trình.
Nếu phải minh họa những vùng khí hậu xa lạ, nên tham khảo các yếu tố khí hậu quan trọng.
Hoạt động náo nhiệt trên mặt đất được bổ sung hoàn hảo bằng một bầu trời gây ấn tượng mạnh tạo ra hình bao cho công trình. Kỹ thuật màu nước làm loang chảy được vận dụng một cách lý tưởng để gây ấn tượng chung về sự chuyển động và sự kích động.
Ánh sáng và màu sắc: Ánh sáng tự nhiên, khung cảnh chung của các phối cảnh kiến trúc bao gồm ánh nắng trực tiếp và ánh sáng phản xạ. Ánh nắng làm tăng sức sống động của minh họa. Những bề mặt nhận sáng và những bóng đổ giúp tạo ra sự lung linh về hình khối và chất liệu bề mặt. Bằng độ tương phản, ánh sáng bầu trời bị khuếch tán theo thời gian trong ngày, theo mùa, các điều kiện vĩ độ và khí hậu ảnh hưởng đến mối quan hệ tương tác cua chúng. Các yếu tố nền thường bị ảnh hưởng của ánh sáng khuếch tán có bước sóng ngắn tạo ra các phần tử khí quyển, gây ra hiện tượng “phối cảnh trong không khí”. Những rặng núi đồi và cánh rừng xa xa tự có màu xanh, và những vật thể sáng hơn, chẳng hạn như các đám mây thấp ở chân trời tự có màu ửng đỏ. Những nơi khí hậu rất khô và không khí tĩnh lặng, hiện tượng này có thể không xuất hiện và đặc điểm ở cách xa có thê gây ấn tượng một cách rõ nét vì gần một cách không tự nhiên.
>>> Chất liệu và kỹ thuật trong Diễn họa kiến trúc
>>> Diễn họa kiến trúc đen trắng (Phần 1)
>>> Diễn họa kiến trúc bằng bút marker (Phần 2)