Tại sao phải nghiên cứu về thị ảo giác?
Bản chất của nghệ thuật thị giác là nghệ thuật không gian. Hình tượng trong tác phẩm luôn luôn ở trạng thái đứng im, bất động… Nghệ thuật thị giác thường ở dạng mặt phẳng, hình khối ba chiều và môi trường. Nhờ tài năng của nghệ sỹ hội họa, điêu khắc, đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế ánh sáng cho nên những dạng thị ảo giác (ảo giác về chiều dài, chiều cao; ảo giác về độ lớn; ảo giác về chiều hướng; ảo giác về độ sáng tối; ảo giác về màu nóng lạnh; ảo giác về độ xa gần; ảo giác về độ rung động; ảo giác về sự chuyển động) đã được nghiên cứu ứng dụng… Cách ứng dụng gần và cơ bản nhất là việc nghiên cứu, sáng tác trong lĩnh vực sân khấu, thời trang, điện ảnh, trang trí nội ngoại thất, sáng tác, trình bày, sáng tạo, trình bày chữ trong nghệ thuật đồ họa, bệnh lý học… Trong các lĩnh vực hoạt động sáng tạo Nghệ thuật thị giác (Visual Arts) thì ảo giác (Illusion) hay nói rõ hơn là thị ảo giác, hay ảo giác thị giác (Visual Illusion) đóng vai trò quan trọng và đắc lực trong quá trình nghiên cứu, thể hiện, biểu đạt ý tưởng, nội dung hiệu quả thẩm mỹ của một tác phẩm nghệ thuật thị giác. Bởi vì ảo giác được coi là yếu tố, là phương tiện tạo hình không thể thiếu trong quá trình sáng tạo của các họa sỹ, các nhà thiết kế trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng cho đến các đạo diễn điện ảnh và các nhiếp ảnh… Nó vừa là “chất liệu” và thủ pháp diễn cảm, gây hiệu quả bất ngờ đồng thời là hình ảnh truyền tải và phát huy những khả năng sáng tạo phong phú, phát triển đa dạng các hình thái tạo hình và không gian cho mỗi từng loại hình nghệ thuật thị giác. Trên thực tế, từ cổ Hy Lạp… thì ảo giác đã được các nghệ sĩ nghiên cứu vận dụng rất sáng tạo (mặc dù hồi ấy chưa ai nghiên cứu, lý giải sâu về quang học, thần kinh học… nhưng các họa sỹ hồi ấy đã quan tâm và đã đem lại nhiều hiệu ứng cảm nhận thị giác thú vị, sâu sắc và thẩm mỹ ấn tượng trong những tác phẩm của mình và hình thành loại hình “ảo cảnh họa” (Tromp-loeil) thuộc các lĩnh vực mỹ thuật. Sau này, từ thế kỷ 20 trở về sau chúng ta có các loại hình mỹ thuật mà ở đó thị ảo giác có sự đóng góp cực kỳ lớn như: Op-Art, Kenetic Art, điện ảnh, sân khấu, thời trang, kiến trúc, điêu khắc, “nghệ thuật đường phố” (Street Art)…
Để nghiên cứu lĩnh vực này chúng ta sẽ tiếp cận với một số nghiên cứu của các nhà khoa học và từng nhà khoa học có một số nghiên cứu mà cả thế giới quan tâm, nhất là nghệ sĩ mỹ thuật:
1. Ảo giác Ebbinghaus
Ebbinghaus là tên gọi của nhà tâm lý học người Đức và ông này trắc thị ảo giác bằng cách đưa ra một hình tròn có tên là “hình tròn Titchener”. Hình tròn này cho thấy một ảo ảnh quang học kích thước nhận thức tương đối. Đặt tên cho phát hiện của mình, nhà tâm lý học người Đức Hermann Ebbinghaus (1850-1909) đã lý giải và phổ biến những ảo ảnh mà ông nghiên cứu trong thế giới nói tiếng Anh thông qua sách giáo khoa của Edward B. Titchener in năm 1901. Ở đó nói về tâm lý học thực nghiệm với “hình tròn Titchener”. Trong phiên bản nổi tiếng nhất của ảo giác, hai vòng tròn kích thước giống hệt nhau được đặt gần nhau và một được bao quanh bởi các vòng tròn lớn trong khi còn lại được bao quanh bởi các vòng tròn nhỏ. Như một kết quả của sự kề nhau của vòng tròn, vòng tròn trung tâm bao quanh bởi các vòng tròn lớn xuất hiện nhỏ hơn so với các vòng tròn trung tâm dược bao quanh bởi các vòng tròn nhỏ. Khi nhìn vào bức hình dưới, hẳn bạn sẽ nói rằng vòng tròn màu cam phía bên trái nhỏ hơn rất nhiều so với vòng tròn bên phải? Trên thực tế, chúng có cùng kích cơ. Nguyên nhân là do kích thước và khoảng cách các vòng tròn bên cạnh với vòng tròn trung tâm đã đánh lừa não bộ về độ lớn, rộng của hai vòng tròn màu cam. Hai vòng tròn màu da cam có cùng kích thước; Tuy nhiên, một ở bên trái có vẻ nhỏ hơn.
Ảo tưởng Ebbinghaus (đôi khi được gọi là “ảo giác Titchener”) là một ảo giác quang học về nhận thức về kích thước tương đối. Trong phiên bản được biết đến nhiều nhất của ảo ảnh, hai vòng tròn có kích thước giống hệt nhau được đặt gần nhau và một được bao quanh bởi các vòng tròn lớn, trong khi mặt kia được bao quanh bởi các vòng tròn nhỏ; Vòng tròn trung tâm đầu tiên sau đó xuất hiện nhỏ hơn vòng tròn trung tâm thứ hai.
Vùng ảo Ebbinghaus, cũng như nhiều ảo giác thị giác và nhận thức khác, cung cấp một cách có giá trị để điều tra làm thế nào mắt và não xử lý thông tin thị giác. Tương tự, chúng được các nghệ sỹ sử dụng để tạo ra hiệu ứng hình ảnh.
2. Những đường nét mờ, nhòe (Blurred lines)
Hãy nhìn chằm chằm vào tâm vòng tròn trái trong 30 giây và sau đó nhìn vào vòng tay phải. Hãy thử đưa mắt nhìn sát bức hình rồi dần đưa mắt nhìn cách xa, cứ lặp lại như vậy vài lần, bạn sẽ thấy các đường mờ trong bức hình đang di chuyển theo khoảng cách giữa mắt bạn và bức hình. Điều này được giải thích là do khi vừa nhìn bức ảnh vừa di chuyển khoảng cách nhìn, võng mạc phải tiếp nhận nhiều hình ảnh, kích hoạt các neurons thần kinh của não bộ. Từ đó, não bộ dự đoán được những hình ảnh tiếp theo. Với rất nhiều hình ảnh xuất hiện, thứ sau cùng chúng ta thấy đó là những đường thẳng mờ. Cứ liên tục như vậy, mỗi vật thể hiện ra, não bộ sẽ tập trung xác định hướng chuyển động của vật, giúp tiên đoán vật đó sẽ như thế nào vào thời điểm ngay sau đó và những đường nét mờ xuất hiện.
3. Ảo giác Herring:
Ảo giác Herring này được đặt tên theo nhà vật lý học người Đức – Ewald Hering. Ảo giác Hering là một ảo ảnh quang học được khám phá vào năm 1861. Hai đường dọc đều thẳng, nhưng trông như thể chúng bị cúi đầu ra ngoài. Ảo giác Orbison là một biến thể của ảo giác Hering, giống như ảo giác của Wundt. Mặc dù ảo giác Hering và những ảo tưởng tương tự khác chưa được giải thích rõ ràng, những điều này đã kích thích nhiều nghiên cứu có gái trị về quá trình nhận thức của con người. Họ cũng đã được sử dụng bởi các nghệ sĩ để mang lại hiệu quả giải trí và ấn tượng trong công việc của họ.
Ảo giác Hering được đặt tên cho nhà sinh lý học người Đức Ewald Hering, người đầu tiên xuất bản hình ảnh về khám phá của mình vào năm 1861.
Khi nhìn hình minh họa cho ảo giác, người xem dường như nhìn thấy một cặp đường cong hoặc cong nằm ở phía trước của một loạt các dòng khác. Trong thực tế, những đường cong này đều song song và chỉ có vẻ cong.
4. Những điểm hồng (Pink points illusion):
Tập trung mắt vào trung tâm X và nhìn chằm chằm cố định mà không cần di chuyển mắt chúng ta sẽ dường như cảm thấy những đốm màu hồng này di chuyển xoay vòng từ dưới lên trên từ phải qua trái.
5. Ảo giác lưới lấp lánh (Scintillating grid illusion):
Ảo giác lưới lấp lánh là ảo tượng được tạo ra bởi những chấm trắng trên đường giao nhau của các đường màu xám trên nền đen. Những chấm đen luôn ẩn hiện xung quanh lưới, nên có cái tên là “lấp lánh”.
Cũng giống ảo giác điểm hồng, những chấm đen chỉ xuất hiện tại vùng ngoại vi của võng mạc, không đủ sức kích thích các tế bào thần kinh nhằm duy trì hình ảnh của chúng một cách liên tục nên đôi khi chúng "thoắt ẩn thoắt hiện".
6. Ảo ảnh tường Café (Café wall illusion):
Đây là loại ảo giác có cái tên khá ngộ nghĩnh, không mang chút học thuật nào "Ảo giác về tường cà phê" (Café wall illusion). Nhưng nó xuất phát từ thực tế đời sống.
Ảo giác tường Café là một dạng ảo ảnh quang học, lần đầu tiên được mô tả bởi Richard Gregory. Anh này quan sát cách lát gạch trang trí trên tường một quán cà phê. Các màu gạch có màu tối đen và màu trắng sáng được dán, lắp xen kẽ, tạo ra những ảo giác lung linh, sinh động.
Lần đầu tiên, ảo giác tường cà phê (Café wall illusion) được giáo sư về lý lượng tên là Richard Gregory. Ông này dạy học tại trường Đại học Bristol, cùng với Priscilla Heard. Trong năm 1979, một thành viên của phòng thí nghiệm của Gregory quan sát hiệu ứng hình ảnh khác thường được tạo ra bởi các mô hình ốp lát trên tường của quán cà phê gần đó tại đây trên đường Hill St Michael, Bristol. Các quán cà phê đã được lát gạch với hàng thay thế gạch màu đen và trắng. Phát hiện của Gregory và những nghiên cứu của Priscilla Heard xung quanh dạng ảo giác tường cà phê đã được xuất bản lần dầu trong một ấn bản năm 1979.
Hiệu ứng tương tự như vậy đôi khi còn được gọi là ảo giác Munsterberg. Bởi lẽ nó đã được Hugo Munsterberg trình bày trước đó gần một thế kỷ (năm 1897). Người ta còn gọi đó là "chuyển hình chequerboard".
7. Ảo ảnh rắn xoay tròn (Rotating snake):
Lịch sử ảo giác dây xoắn. Ảo giác biến dạng này ban đầu được quan sát thấy trong thế kỷ XIX bởi thợ dệt nhận thấy nó trong mô hình kiểm tra sợi của họ. Năm 1894, Münsterberg xuất bản một tài khoản của ảo giác, dưới cái tên “Die verschobene Schachbrettfigur” (“chuyển hình bàn cờ”) và đưa ra một trong những lý thuyết sớm nhất để giải thích cho loại ảo giác này.
Làm thế nào ảo tưởng đánh lừa bộ não: “Rotating snakes” xuất hiện để nhảy.
Nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ lý do tại sao những ảo tưởng đánh lừa bộ não của chúng ta. Nghiên cứu khám phá các cơ sở thần kinh của chuyển động ảo trong hình ảnh thị giác nổi bật của Akiyoshi Kitaoka gọi là “Rắn snakes”. Nghiên cứu cho thấy các chuyển động mắt nhỏ và nhấp nháy có thể làm cho một bản vẽ hình học của “con rắn” xuất hiện để nhảy. Các kết quả giúp giải thích sự bí ẩn của ảo giác Snake như thế nào?
Khi nhìn vào bức ảnh trên, bạn sẽ thấy những vòng tròn như đang chuyển động nhưng thực chất chúng đứng yên.
Một giáo sư người Nhật Bản – Akiyoshi Kitaoka còn gọi đây là “ảo tưởng ngoại vi võng mạc” – những ảo giác chuyển động xảy ra tại vùng biên thị giác. Khi nhìn sang hai bên của bức ảnh, ảo giác này thể hiện rõ ràng hơn.
Những nghiên cứu trước đây đều cho rằng, ảo giác này được kích hoạt do ánh mắt chuyển động chậm khi nhìn bức hình. Nhưng vào năm 2012, nhà thần kinh học Susana Martinez đã chứng minh điều ngược lại, đó là do ánh mắt di chuyển nhanh.
8. Những hình chữ nhật tương phản:
Nhưng thực chất, chúng có màu giống nhau. Độ tương phản màu của ngoại cảnh xung quanh càng lớn thì độ tương phản của vật thể càng nhỏ. Điều này đã khiến mắt chúng ta cảm giác đó là những hình chữ nhật có màu sắc tương phản nhau.
Ảnh siêu thực của Christophe Gilbert
Ở lĩnh vực y học, ảo giác còn được coi là sự khiếm khuyết của giác quan thị giác. Ảo giác là cảm giác, sự tri giác như có thật về một sự vật hiện tượng không tồn tại trong hiện thực khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người và họ coi “Ảo giác là một tri giác không đối tượng”. Sau này được các nhà khoa học hiệu chỉnh lại: “Ảo giác là tri giác mà hoàn toàn không có đối tượng cảm nhận”.
Với nguyên lý thị giác (Visual principles) ảo giác được coi là phần cảm nhận không chính xác, là hạn chế của sự cảm nhận. Ảo có nghĩa là không thật, chính vì thế mà ảo giác là tri giác không đúng, bị sai lệch nhưng chúng có tính quy luật.
Trong các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, yếu tố ảo giác được sử dụng rất sớm. Khi đó khoa học và công nghệ chưa phát triển như ngày nay, mọi hiệu ứng gây ảo giác trong các tác phẩm nghệ thuật đều xuất phát từ tư duy, sự tưởng tượng và được thực hiện bằng bàn tay của các danh họa. Chính vì vậy, cuối thời kỳ của nghệ thuật hậu hiện đại đã hình thành loại hình Nghệ thuật Ảo giác (Psychedelic Art). Nổi bật hơn là trong nghệ thuật siêu thực (chính xác hơn là siêu hiện thực), các danh họa đã sử dụng yếu tố ảo giác để diễn đạt và miêu tả những hình tượng và ý tưởng sáng tạo vượt ra ngoài tư duy, ý tưởng thuần túy và cảm nhận thực của con người trong các tác phẩm của mình.
Sự co giãn thời gian của họa sỹ Salvador Dali
Chính vì vậy, phải sử dụng yếu tố ảo giác trong quá trình tạo hình mới diễn đạt được các tư tưởng lớn vượt thời gian trong các tác phẩm của các danh họa. Với khái niệm siêu hiện thực trong nghệ thuật tạo hình, bản chất nội hàm tri thức của nó chính là vượt qua ranh giới cái không bình thường của tư duy của nhân loại. Tác phẩm Sự dai dẳng của ký ức trong hàng trăm tác phẩm siêu hiện thực của danh họa Salvador Dali là một trong những tác phẩm điển hình về ý tưởng và thủ pháp tạo hình chứa đựng nhiều yếu tố hiệu ứng ảo giác; ý tưởng siêu hiện thực, ông đã mượn thời gian thông qua hình tượng những chiếc đồng hồ để diễn đạt những ý tưởng nội tâm của mình. Sự dai dẳng của ký ức với chiếc đồng hồ méo mó bị chảy. Nó như sự giằng xé trong tâm can, như một giấc mơ nối liền hiện tại với hàng triệu năm về trước và hàng triệu năm chưa đến. Hình tượng tư duy biến thể siêu thực không có trong thực tế: Thời gian mềm rũ rượi trong những giấc mơ, hiện tại, tương lai và quá khứ giành giật nhau từng mảnh ký ức còn sót lại trong cuộc sống… Ba chiếc đồng hồ, ba thời gian, giằng xé nhau, không tương thích nhau. Phải chăng danh họa muốn nói về những cái đã qua, những gì đã có và những điều chưa đến? Quá khứ chênh vênh, tương lai mong manh không nằm trong tầm với của con người, chỉ có hiện tại luôn đè nặng trên chân dung méo mó đang tan chảy trên nền nâu của núi, mây và bầu trời xanh thẳm… Cho đến ngày nay, trải qua gần một thế kỷ những ý tưởng và tư duy và các thủ pháp tạo hình trong tác phẩm của Dali vẫn là một đỉnh cao về tư duy và nghệ thuật vượt ra ngoài nhận thức và cảm nhận của chúng ta.
Sự tiếp nối của ký ức của Salvador Dali & nghệ thuật thị giác
Với hội họa hiện đại, các họa sỹ đã sử dụng và thay đổi điểm nhìn, đường chân trời, lực thị giác, trường thị giác, ánh sáng, tạo hình, tạo khối và các quy luật thị giác, luật viễn cận (luật xa gần)… vào trong các tác phẩm hội họa 3D. Việc ứng dụng và thay đổi sáng tạo của các họa sỹ đã đem lại hiệu ứng ảo giác thẩm mỹ cao trong các tác phẩm 3D của mình. Tác phẩm Vươn tới tương lai, Nàng tiên cá”…là những tác phẩm 3D trên đường phố của họa sỹ Nguyễn Việt Dũng đã thành công trong việc ứng dụng các quy luật thị giác để tạo ra hiệu ứng ảo giác thị giác.
Ngày nay, nhờ có sự phát triển và hỗ trợ đắc lực về công nghệ thông tin, trong các lĩnh vực nghệ thuật: Điện ảnh, Sân khấu, Nhiếp ảnh… dựa trên các nguyên nhân gây ảo giác mà nghệ sỹ đã vận dụng các quy luật về sự vượt trội của nguyên lý thị giác, kết hợp với các hiệu ứng phần mềm của công nghệ hiện đại vào tác phẩm của mình. Nhờ sự ứng dụng sáng tạo đó nên đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đã gây được những ấn tượng mạnh và mang lại những hiệu ứng thị giác mãn nhãn về thẩm mỹ. Nguyên nhân gây ảo giác thì rất nhiều, một trong những nguyên nhân gây ảo giác là nguyên nhân vật lý, do khúc xạ ánh sáng. Vì thị giác của con người chỉ nhận biết được sóng ánh sáng với tần số trong tần số thuộc phạm vi ngưỡng nhìn. Thế giới mà chúng ta nhìn thấy được là rất nhiều màu sắc khác nhau. Nhưng khi tất cả các màu bị giảm thì một số màu bị hấp thụ và một số màu được phản ảnh. Quy luật này được áp dụng và phổ biến trong nhiều lĩnh vực của nghệ thuật. Trong lĩnh vực Điện ảnh ngày nay, người ta đã ứng dụng một số nguyên nhân gây ảo giác để làm phim 3D, 4D. Phim Avatar của đạo diễn James Cameron người Mỹ (2009) là một tác phẩm điện ảnh điển hình về hiệu quả sử dụng các hiệu ứng ảo giác trong phim mang tính viễn tưởng. Đây là một thành công lớn về sự đột phá trong công nghệ điện ảnh, tác phẩm cũng mang lại thành công cao nhất trong thương mại của mọi thời đại.
Nhưng nguyên nhân đầu tiên đó là khả năng tiếp nhận thị giác: con mắt là cơ quan tiếp nhận, còn phân tích là chức năng của thị giác và những vùng khác. Do vậy mắt có những hạn chế về mặt cấu tạo sinh học. Ở nguyên nhân này còn do sự không đồng bộ giữa các giác quan trong quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin nhất là khi sức khỏe và thể lực không tốt v.v…
Một nguyên nhân quan trọng khác về ảo giác đó là nguyên nhân tâm lý. Sự ghi nhớ của chúng ta đôi khi là sự mâu thuẫn giữa cảm nhận và kinh nghiệm trong quá khứ. Ảo ảnh hình thành dựa trên hiện tượng lưu ảnh của mắt, chúng không chỉ có tác dụng giải trí mà còn để phân tích hoạt động của não.
Trong hội họa cũng như trong nghệ thuật thiết kế, nguyên nhân tâm lý đóng vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ sự tưởng tượng là bản tính tự nhiên của con người và là cội nguồn sinh ra ảo giác tâm lý.
Trong thực tế ảo giác có rất nhiều hình thái khác nhau, tùy thuộc vào mỗi chức năng, mục đích và yêu cầu của mỗi loại hình nghệ thuật mà người ta vận dụng hình thức ảo giác cho phù hợp. Đối với Nghệ thuật tạo hình và Nghệ thuật thiết kế thường sử dụng: Ảo giác về hình dạng, ảo giác về ánh sáng, về không gian, ảo giác về chuyển động, về màu sắc và ảo giác về sắc độ… Trong mỗi hình thái ảo giác của nghệ thuật thị giác có những kỹ thuật, công nghệ và thủ pháp riêng. Những kỹ thuật và thủ pháp khác nhau sẽ tạo ra những tính cách và hiệu ứng cảm nhận riêng về ảo giác. Ví dụ sự phối hợp màu sắc có thể làm thay đổi cảm nhận về không gian lẫn thời gian. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng màu sắc để tạo ra những ảo giác trong bất kỳ căn phòng nào bằng việc tạo ra cảm giác trái ngược, chẳng hạn nhạt và đậm, ấm và lạnh, cao và thấp trong thiết kế không gian nội, ngoại thất. Trong lĩnh vực thiết kế Đồ họa, Thời trang, Tạo dáng công nghiệp, màu sắc cũng tạo ra những hiệu ứng ảo giác về cao, thấp, béo, gầy, mềm, cứng.. Họa sỹ đồ họa Alex Trochut người Tây Ban Nha đã sử dụng rất sáng tạo các hiệu ứng ảo giác của màu sắc để thể hiện trong tác phẩm áp phích quảng cáo cho hãng Pepsi gây ấn tượng rất mạnh mẽ cho thị giác. Ngày nay, trong nghệ thuật quảng cáo Đồ họa 3D đã được nhiều họa sỹ sử dụng và đem lại hiệu quả thẩm mỹ thị giác rất cao. Điển hình là các tác phẩm quảng cáo của họa sỹ Serial-Cut-Copy…
Thành phố tổ chim (Ảnh siêu thực của Daruz Klimczak)
Cũng như Đồ họa quảng cáo, trong Hội họa các họa sỹ đã sử dủng rất nhiều các thủ pháp tạo ảo giác thị giác. Các thủ pháp ảo giác được tạo nhờ những yếu tố tạo hình như: Điểm, đường, diện, hình khối, màu sắc, ánh sáng, không gian… Về thực tế mọi không gian thể hiện trên mặt phẳng của các tác phẩm mỹ thuật thể hiện theo mọi phong cách đều là không gian ảo. Nhưng do cảm nhận quen thuộc, con người khi xem các tác phẩm vẽ theo phong cách hiện thực người ta luôn hình dung và tưởng tượng đó là không gian thực khi nhìn vào tác phẩm. Những hiện tượng cảm nhận đó lại càng được lôi cuốn và liên tưởng mạnh mẽ hơn khi thưởng ngoạn các tác phẩm mỹ thuật thuộc trường phái Siêu thực (Surrealism). Là khuynh hướng nghệ thuật bắt nguồn từ chủ nghĩa Tượng trưng và phân tâm học, trường phái Siêu thực đặt phí lý tính trên lý tính. Mục đích nhằm giải phóng sự gò bó tư duy của con người về lý trí, logic… Các tác giả đã thể hiện những hình tượng dường như là những chuyển biến, trạng thái tâm lý, tiềm thức không phân biệt đúng hay sai, sự thực hay giấc mơ. Chủ thể của trường phái này rất bình dị nhưng được đặt trong không gian rất bí ẩn, huyền ảo, hùng vĩ, bất chợt và mang cho cảm giác mới mẻ và như trong mơ và một trạng thái không thực. Thoạt nhìn các tác phẩm siêu thực chúng ta tưởng như đấy là những sự thể hiện, bố trí, diễn tả mang tính bản năng, nhưng không… ở đó là sự biểu hiện của trí tuệ, suy tính, có tổ chức của tác giả. Đó là đặc trưng mang tính lý trí rất cao. Nó là sức mạnh trong trường phái siêu thực được các danh họa nhấn mạnh và được đề cao khi tạo ra các tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa. Mọi sự vật hiện thực trong tác phẩm đều trong trạng thái không thực.
Tác phẩm Quảng cáo Pepsi của Alex-Trochut
Ở lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng, các nhà thiết kế đã phải sử dụng rất nhiều các thủ pháp và kỹ thuật tạo ra cảm giác hiệu ứng ảo giác trong các tác phẩm Đồ họa quảng cáo, sản phẩm công nghiệp và công trình ứng dụng. Hiệu quả sử dụng những hiệu ứng ảo giác nhằm lôi cuốn sự tập trung của thị giác trong quảng cáo, tiếp thị, đồng thời cũng khắc phục những yếu điểm và khiếm khuyết của đối tượng sử dụng và không gian, môi trường ứng dụng còn hạn chế… Ví dụ trong lĩnh vực thời trang người ta sử dụng những đường thẳng dọc và màu đen để thiêt kế quần áo cho những người béo, khi mặc sẽ gây cảm giác thon thả và ngược lại những đường thẳng ngang và màu sáng sẽ dùng cho những người gầy, khi mặc sẽ gây cảm giác mập hơn. Trong thiết kế nội ngoại thất, thủ pháp sử dụng những gam màu có sắc độ sáng để khắc phục những không gian hẹp và ngược lại. Ngoài ra những gam màu lạnh được sử dụng trong không gian nội thất cũng gây cảm giác mát mẻ và những gam màu nóng sẽ gây cảm giác nóng…
Có rất nhiều thủ pháp và kỹ thuật gây ra được cảm giác hiệu ứng ảo giác. Những cảm giác khác nhau về ảo giác đều mang lại những hiệu quả thẩm mỹ và công dụng khác nhau trong mỗi lĩnh vực của Mỹ thuật ứng dụng. Sự thay đổi về vị trí, chiều chuyển động, màu sắc, cự ly, mật độ và nguồn sáng của đường sẽ mang lại những cảm giác thị giác khác nhau. Trong nghệ thuật quảng cáo, sử dụng nhiều hiệu ứng về màu sắc để thu hút thị giác, tạo ra sự hấp dẫn và tăng hiệu ứng cảm nhiễu…
Nhà sinh học Dale Purves người Anh cho biết: “Màu sắc là sản phẩm của cảm nhận chứ không phải thực tế”. Như vậy màu sắc trong các tác phẩm nghệ thuật đều là cảm nhận của nghệ sỹ, tức là sự ảo. Theo đó, con người có thể thu nạp hình ảnh dựa trên tưởng tượng và kinh nghiệm thực tế.
Những ảo giác đường phố của Dasic (Chi Lê)
Màu sắc trong hội họa thường biểu hiện hình tượng, sự tồn tại chân thực của nó do đó thường chú trọng màu sắc trong bối cảnh. Vì màu sắc của hội họa thể hiện và tái tạo đối tượng nên phụ thuộc vào cảm xúc của tác giả.
Riêng trong lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng, việc vẽ màu cho hình sản phẩm nên cần chú trọng đến khoa học màu sắc, tâm, sinh lý của con người và tính công năng… Do vậy, khi thiết kế sản phẩm các nhà thiết kế phải rất thận trọng khi sử dụng màu sắc.
* Không thể ứng dụng sự cảm nhận của ảo giác về màu sắc vào tất cả các loại sản phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm cần mang tính chính xác trong khoa học kỹ thuật, y học, thực phẩm…
* Thủ pháp tạo ảo giác trong Mỹ thuật không thể không đề cập đến yếu tố bố cục vì trong bố cục của một tác phẩm tạo hình hội tụ đầy đủ các yếu tố tạo hình như đường nét, hình khối, màu sắc, ánh sáng, không gian… Hội họa, đặc biệt là hội họa hiện đại vận dụng những quy luật về màu sắc, luật xa gần, sự tưởng tượng, trí nhớ… để tạo ra những tác phẩm chứa đựng cảm giác ảo vừa thú vị vừa nghệ thuật. Ánh sáng và không gian là những yếu tố quan trọng trong thể hiện ảo giác. Tuy chúng đều có quy luật chung nhưng các nghệ sỹ đã tận dụng chúng và sáng tạo ra được những hiệu ứng về không gian và ánh sáng khác thường với các quy luật thị giác để gây cho người xem những cảm giác ảo giác bất ngờ và hiệu quả ngoài khả năng nhận thức thực tế của con người.
Trong nghệ thuật Nhiếp ảnh ngày nay, nhờ vào các công nghệ phần mềm mà các họa sỹ đã thể hiện được ý tưởng trí tuệ cao siêu được thể hiện qua những tác phẩm nhiếp ảnh siêu thực. Nhiếp ảnh gia Angelo Musco đã có những tác phẩm siêu thực làm cho người xem những cảm giác thật mà không thực vô cùng kinh ngạc. Các tác phẩm: Tổ chim, Những chiếc ống nghe điện thoại mọc giữa sa mạc… của Dariusz Klimczak nhiếp ảnh gia người Ba Lan đã đem đến một cái nhìn mới về thế giới tưởng tượng của mình, một thế giới không đúng với hoàn cảnh hiện tại hay những tác phẩm siêu thực tuyệt đẹp của nhiếp ảnh gia Christophe Gilbert…
Sự kết hợp của các phát minh trong kỹ thuật chụp và công nghệ phần mềm, các nghệ sỹ nhiếp ảnh đã sáng tạo ra được những tác phẩm mang tính nghệ thuật kỳ diệu cho nhân loại. Trong những tác phẩm đó yếu tố cảm giác về hình, màu sắc, không gian… đóng vai trò chủ đạo.
Nhận thấy vai trò quan trọng về giá trị thẩm mỹ của yếu tố hiệu ứng ảo giác trong các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, tạp chí Scientific American ở Mỹ hàng năm đã tổ chức các cuộc thi về yếu tố ảo giác trong các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật thị giác. Nội dung trọng tâm của cuộc thi đặt ra về ảo giác của màu sắc và hình dạng trong nghệ thuật. Tạp chí có logo riêng cho cuộc thi và hàng năm đã thu hút rất nhiều các nghệ sỹ trên thế giới tham gia.
Ngày nay, yếu tố ảo giác được coi là một phương tiện tạo hình rất hữu hiệu không thể thiếu trong quá trình sáng tạo, thể hiện ý tưởng và thẩm mỹ của các nghệ sỹ thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác. Và nó được ứng dụng rất rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của nghệ thuật thị giác đương đại. Bởi ảo giác đã đem lại những hiệu ứng cảm nhận thẩm mỹ nghệ thuật thị giác siêu thực, vượt trội hơn cả những cảm nhận nhãn quan của con người. Nó không chỉ làm thỏa mãn thẩm mỹ về nghệ thuật thị giác mà còn hướng định cho người xem trí tưởng tượng về một không gian, một thế giới mới đầy sức mạnh huyền ảo, mơ mộng hấp dẫn và lôi cuốn thông qua ý tưởng cao siêu và các thủ pháp gây hiệu ứng ảo giác siêu đẳng của các họa sỹ, nghệ sỹ. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ của khoa học, công nghệ thông tin các phần mềm thiết kế đã hỗ trợ mạnh mẽ, làm cho hiệu ứng của ảo giác trong các tác phẩm thuộc nghệ thuật thị giác càng thêm phong phú, đa dạng, đa chiều và sâu sắc hơn. Điều đó, lại càng làm cho các nghệ sỹ có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu, khám phá, sáng tạo, ứng dụng hiệu ứng ảo giác vào trong các lĩnh vực của nghệ thuật thị giác mà tương lai còn nhiều điều bí ẩn đang ở phía trước.
Nghệ thuật ảo giác quang học đã đánh dấu thế kỷ 20
Thực tế không phải lúc nào cũng cố định; hoặc ít nhất nó có thể có vẻ như cách để tâm trí của con người. Những gì chúng tôi tin tưởng dựa trên mức độ nhận thức của chính mình, nhưng những gì mà chúng ta nhận thức đôi khi được xác định bởi những gì chúng ta tin. Nghệ thuật ảo giác quang học, hay Op Art là một kiểu thẩm mỹ cố ý khai thác sự kỳ quái của nhận thức của con người, tạo khả năng đánh lừa bộ não của con người. Bằng cách thao túng các mẫu, hình dạng, màu sắc, vật liệu và hình dạng, các nghệ sỹ Op Art cố gắng tạo ra những hiện tượng đánh lừa mắt, gây nhầm lẫn cho người xem khi nhìn thấy nhiều hơn những gì thực sự có ở đó. Và vì niềm tin có thể có ảnh hưởng như thực tế, Op Art hỏi câu hỏi về những gì quan trọng hơn: nhận thức hay sự thật.
Một lịch sử ngắn của nghệ thuật ảo giác quang học
Op Art có gốc rễ của nó trong một kỹ thuật gọi là “Trompe-loeil” mà ý nghĩa trong tiếng Pháp là “để đánh lừa” thị giác. Các tài liệu tham khảo sớm nhất về khuynh hướng nghệ thuật này bắt nguồn từ thời Cổ đại khi các họa sỹ Hy Lạp cổ đại cố gắng làm cho bức tranh trở nên thực tế đến nỗi mọi người sẽ bị lừa dối khi tin rằng hình ảnh của họ là thật. Kỹ thuật này đã đi vào và đi ra khỏi thời trang nhiều lần trong suốt nhiều thế kỷ, bước chân vào thế kỷ 19 với những bức tranh Trompe-loeil như “Thoát khỏi lời phê bình” được họa sỹ Pere Borrell del Caso vẽ vào năm 1874, cho thấy một siêu thực tế khi mà cách diễn tả của tác giả làm cho người xem thấy hình ảnh của một đứa trẻ trèo ra khỏi khung tranh.
Nhưng mặc dù cũng có ý định đánh lừa, Op Art không giống với nghệ thuật siêu hiện thực. Trong thực tế, Op Art như chúng ta biế ngày nay thường là trừu tượng, dựa vào các thành phần hình học để thuyết phục con mặt rằng hình dạng không thực và các không gian tồn tại. Kỹ thuật trừu tượng đầu tiên được thiết kế để đánh lừa mắt được gọi là Pointillism. Thay vì pha trộn màu sắc trước thời hạn, các họa sỹ Pointillist đặt các màu không trộn lẫn bên cạnh nhau trên vải bạt, tạo ra ảo giác về các trường màu sắc. Khi những bức tranh này được nhìn từ xa có vẻ như những màu sắc được trộn lẫn. Georges Seurat đã phát minh ra khuynh hướng “Điểm họa (Pointillism)” và làm chủ được hiệu ứng khi diễn tả bức tranh “Ngọn hải đăng ở Honfleur”.
Georges Seurat – Ngọn hải đăng tại Honfleur, 1886, tranh sơn dầu trên vải
Tác phẩm “Thoát khỏi lời phê bình”, 1874, tranh sơn dầu trên vải của họa sỹ Pere Borrell del Caso
Tóm tắt ảo giác
Khái niệm Bottomism hóa cuối cùng đã làm nảy sinh nhiều kỹ thuật khác khi các nghệ sỹ tìm kiếm cách đánh lừa tâm trí để hoàn thành một bức tranh. Nó lấy cảm hứng từ chủ nghĩa lập thể (Cubism) của các họa sỹ Ý. Nhưng ứng dụng thành công nhất của nó đến khi nó được kết hợp với thẩm mỹ của sự trừu tượng hình học, chẳng hạn như với tác phẩm hình học trừu tượng “Constellation”, được vẽ năm 1913 bởi Josef Albers.
Theo những tuyên bố của chính ông, Albers đã không cố tạo ra một ảo ảnh quang học với công việc này. Ông đã tham gia vào các thí nghiệm về thành phần đơn giản liên quan đến nhận thức về đường thẳng và các dạng trên bề mặt hai chiều. Tuy nhiên, ông đã khám phá ra rằng sự sắp xếp các đường nét, hình dáng và màu sắc trên bề mặt thực sự có thể làm thay đổi cách mà trí tuệ nhận thức được cái gì là thật. Và mặc dù ông không cố tình cố gắng đánh lừa người xem bằng các tác phẩm của mình, nhưng ông đã trải qua cả cuộc đời để điều tra những ảnh hưởng này.
Zebras và Chess Boards
Victor Vasarely, một người đương thời của Albers, đã tham gia vào một nỗ lực có ý thức để tìm cách đánh lừa người xem bằng nghệ thuật của mình. Vasarely giống như một nhà khoa học như ông là một họa sỹ, và ông đặc biệt quan tâm đến cách hai sự theo đuổi này đã cùng nhau để ảnh hưởng đến nhận thức. Ngay từ những năm 1920, nghệ sỹ đã học được rằng thông qua việc điều chỉnh đường dây một mình ông hoàn toàn có thể làm biến dạng một bề mặt hai chiều theo cách mà đã lừa dối tâm trí để nhận thức nó như không gian ba chiều.
Bridget Riley trước một bức tranh Op Art quy mô lớn “Thôi miên”
Một trong những chủ đề mà Vasarely quay sang nhiều lần trong công việc của ông là ngựa vằn. Các sọc của động vật này thực sự phục vụ để đánh lừa kẻ thù tự nhiên, những người không thể nói hướng mà động vật đang chạy vì sự tương tác của sọc đen và trắng với môi trường xung quanh. Khi ông mở khóa những bí mật của hiện tượng này, ông đã áp dụng chúng vào các tác phẩm hình học phức tạp hơn và vào những năm 1960 đã tạo ra một phong cách chữ ký lấy cảm hứng từ phong trào Nghệ thuật Hiện đại Op Art.
Victor Vasarely – Zebra, 1938
Tác phẩm màu Đen và Trắng
Họa sỹ Victor Vasarely
Một trong những nghệ sỹ nhiếp ảnh quang học nổi tiếng nhất của thế kỷ 20 là nghệ sỹ người Anh Bridget Riley, người đã trực tiếp lấy cảm hứng từ tác phẩm của Victor Vasarely. Riley học tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hoàng gia vào đầu những năm 1950. Công việc ban đầu của cô là mang tính biểu tượng, nhưng sau khi làm nghề vẽ tranh minh họa tại một công ty quảng cáo, cô đã trở nên quan tâm đến việc tạo ra những ảo ảnh trực quan. Cô bắt đầu điều tra Pointillism và Divisionism rồi cuối cùng phát triển phong cách Op Art riêng biệt, chủ yếu dựa vào việc trừu tượng hình học màu đen và trắng.
Josef Albers – Chòm cấu trúc, 1913, những dòng trắng được khắc bằng nền đen trên gỗ
Riley đã thành công trong việc tạo ra các ảo ảnh quang học trong công việc của mình mà đôi khi người xem đã báo cáo rằng trải qua cảm giác đau ốm hoặc say xe khi nhìn vào bức tranh của cô. Hiện tượng này đã thu hút Riley, người đã thuyết phục rằng đường thẳng giữa nhận thức và thực tế thực sự rất mong manh, và niềm tin của một ảo ảnh gây ra những hậu quả thực sự trong thế giới vật chất. Riley nói: “Có một thời điểm khi ý nghĩa được tập trung và thực tế có thể được cố định; Khi mà niềm tin đã biến mất, mọi thứ trở nên không chắc chắn và cởi mở đối với việc diễn giải”.
Nhóm Responsive Eye
Chiều cao của phong trào Nghệ thuật Opist hiện đại có một cuộc triển lãm mang tên The Responsive Eye đã lưu diễn tại Hoa Kỳ vào năm 1965. Triển lãm này có hơn 120 tác phẩm nghệ thuật của hàng chục nghệ sỹ đại diện cho một loạt các vị trí thẩm mỹ. Chương trình bao gồm các tác phẩm huyền thoại của Victor Vasarely và Bridget Riley cũng như các nhà khoa học trừu tượng hình học khác đang bị ảnh hưởng nặng nề từ các nghệ sỹ như Frank Stella và Alexander Liberman và các tác phẩm điêu khắc động của các nghệ sỹ như Wen-Ying Tsai và Carlos Cruz-Diez.
Nhóm Responsive Eye do Họa sỹ Jesús Rafael Soto dẫn đầu, người đã cho rằng Op Art xa nhất trong lĩnh vực nhận thức ba chiều với một tác phẩm được gọi là Penetrables. Những sáng tác tương tác này bao gồm hàng trăm ống nhựa plastic lấp lánh một phần mà người xem có thể đi qua. Khi không bị xáo trộn, chúng biểu hiện một ảo tưởng nổi bật rằng một hình thức cụ thể đang lơ lửng trong không gian nhưng khi bị khán giả tương tác vật chất với các tác phẩm điêu khắc, ảo tưởng hòa tan, cho thấy rằng một thực tế cụ thể có thể bị biến dạng và biến đổi theo cảm xúc của con người.
- Họa sỹ Uyên Huy -
>>> Hình học - Khoa học của nghệ thuật thị giác
>>> Lịch sử truyền thông thị giác (Phần 1)
>>> Định luật trong nguyên lý thị giác