Cơ sở tạo hình kiến trúc

1. Những quy luật cơ bản của nhận thức thị giác

- Điều kiện cảm nhận thị giác, ánh sáng, màu sắc

- Lực thị giác

- Trường thị giác

- Cân bằng thị giác

- Hình dạng thị giác

- Tập hợp thị giác

- Chuyển động thị giác

- Sự biến hình trong cảm nhận thị giác, các quy luật đối chiếu và liên tưởng

- Những quy luật nhận thức của thị giác: Quy luật gần, quy luật tương đồng, quy luật khép kín, quy luật tương phản, quy luật chuyển đổi.

Ở phần này chủ yếu nghiên cứu sự cảm nhận của mắt người, nghiên cứu yếu tố ngoại vi tác động đến chất lượng nhìn, giới thiệu một số hình ảnh, hình dạng đặc biệt có sự sai lệch hay ảo giác khi cảm nhận. Các bài thực hành về tổ chức các dạng hình thể dước góc độ cảm nhận thị giác.

tao hinh 1

tao hinh 2

Hình 1,2: Hình vẽ thử nghiệm về sự tập trung thị giác ở mỗi khu vực trong một khuôn trang.

tao hinh 3

Hình 3: Sơ đồ cấu trúc một hình vuông – Rudodf Arnheim.

tao hinh 4

Hình 4: Hình minh họa về quy luật gần, các dấu chấm đen được liên kết lại theo chiều dọc do khoảng cách
giữa chúng gần nhau hơn so với chiều ngang.

tao hinh 5

Hình 5: Chuyển đổi hình – nền, xoay dần ô vuông màu trắng, phần giữa tranh nền đen có thể trở thành hình.

tao hinh 6

Hình 6: Ảo giác hình học, các đường thẳng trở nên lượn song, hình vuông nối tiếp như bị méo,
các hình vuông to, nhỏ đã làm sai lệch

2. Chất liệu, các cấu trúc bề mặt hình thể

- Khái quát chung

- Khả năng diễn hình và biểu đạt của độ sáng, tối, đậm, nhạt

- Chất liệu, cấu trúc bề mặt

- Các loại vật liệu và cấu trúc bề mặt: Cấu trúc bề mặt tự thân, cấu trúc bề mặt mô tả, cấu trúc bề mặt cách điệu, cấu trúc bề mặt kiến tạo mới, cấu trúc mang tính thị giác và mang tính xúc giác.

Nội dung của phần này mong muốn truyền tải đến sinh viên những nội dung kiến thức cốt lõi như đặc tính của diện và hình thể các dạng vật liệu hoàn thiện bề mặt công trình kiến trúc dưới góc độ: màu sắc, độ đậm nhạt, các thức tổ chức bề mặt (Texture), cảm giác vẽ thị giác, xúc giác.

tao hinh 7

tao hinh 8

tao hinh 9

tao hinh 10

Hình 7,8,9,10: Cấu trúc bề mặt mang đặc tính khác nhau

tao hinh 11

tao hinh 12

Hình 11,12: Cấu trúc bề mặt mang đặc tính xúc giác

3. Các thành phần cơ bản trong ngôn ngữ tạo hình kiến trúc

- Khái quát chung

- Điểm trong tạo hình kiến trúc: Khái niệm và nhận dạng điểm, tạo hình điểm trong kiến trúc, khả năng biểu đạt và diễn hình của điểm.

- Tuyến, nét trong tạo hình kiến trúc: Khái niệm và nhận dạng tuyến, nét, đặc tính và hình thái của tuyến, tạo hình tuyến, nét

- Diện trong tạo hình kiến trúc: Khái niệm và nhận dạng diện, tạo hình diện, bình diện.

- Khối và cấu trúc trong tạo hình kiến trúc: Khái niệm và nhận dạng khối, quá trình giải khối, tạo hình khối.

Nội dung của phần này mong muốn truyền tải đến sinh viên những nội dung kiến thức cốt lõi như: nhận dạng các thành phần cơ bản của tạo hình, khả năng biến hình, biến cảm của các yếu tố tạo hình trong nghệ thuật, cách thức dùng các yếu tố tạo hình của một số kiến trúc sư, họa sĩ tiêu biểu, thức hình công tác dùng các loại yếu tố tạo hình cơ bản làm nên một tác phẩm tạo hình hai hay ba chiều.

tao hinh 13

Hình 13: Một tập hợp điểm tạo ra tuyến. Các tuyến có độ mảnh, xa gần khác nhau do kích cỡ các điểm.

tao hinh 14

Hình 14: Điểm tạo rung Vasarely 1956

tao hinh 14

Hình 15: Hệ tuyến trực giao trong công trình kiến trúc – Wexner Center for the visual art, Ohio, 1989, Peter Eisenman

tao hinh 16

Hình 16: Nét đa nghĩa Picasso

tao hinh 17

Hình 17: Nét đa nghĩa trong kiến trúc – Opera House, Sydney

tao hinh 18

Hình 18: Nét xiên trong kiến trúc: Karuizawa Museum Complex, Japan, 2011.

tao hinh 19

Hình 19: Nét và bản diện cong trong kiến trúc, Jay Pritzker Pavilion, Chicago, 2004.

tao hinh 20

Hình 20: Chia cắt và dịch chuyển diện.

tao hinh 21

Hình 21: Kết hợp diện theo kiểu đấu đỉnh.

4. Tạo hình kiến trúc

- Khái niệm

- Các nguyên tắc tạo hình

- Giới hạn của những yếu tố tạo hình đối với không gian

- Tổ chức tạo hình hai chiều: Giới thiệu chung; sự lặp lại; sư tương tự; cấu trúc biến đổi dần; kiểu dạng tán xạ; kiểu dạng dồn nén trung tâm; sự dị biệt; sự tương phản; phép xoay tỏa trượt hình; đối xứng, cân xứng và phép biến hình qua tâm, qua trục.

- Tổ chức tạo hình ba chiều: Giới thiệu tạo hình ba chiều; tạo khối thông qua chuyển dạng; dịch chuyển các lớp diện;

- Ô không gian cơ sở và phép tạo không gian

- Cấu trúc vách, tường

- Hình lăng trụ, nghịch lăng trụ và hình trụ

- Tuyến và hệ mạng

- Tuyến liên kết, khung cơ bản

- Các dạng kết cấu và cấu trúc đặc biệt khác.

Nội dung của phần này mong muốn truyền tải đến sinh viên những nội dung kiến thức cốt lõi như: Tìm hiểu các mục tiêu, tiêu chí nên đạt được khi làm các tác phẩm tạo hình; nghiên cứu cách tổ chức nhóm của các hình thể đơn lẻ; tìm hiểu các thủ pháp tổ chức không gian hai, ba chiều, bàn về tạo hình ba chiều như quá trình giải khối, các dạng thức tổ hợp không gian, kiểu cách kết cấu, cấu trúc…

tao hinh 22

Hình 22: Tổ chức tạo hình kiến trúc: Dùng thủ pháp lặp lại và biến đổi dần
The World trade Center Transportation Hub, New York 2016

tao hinh 23

Hình 23: Cấu trúc nhánh khung xương con cá voi Bảo tàng Quảng Ninh

tao hinh 24

Hình 24: Xử lý khối hợp, cắt vát khối

tao hinh 25

Hình 25: Tạo hình kiến trúc, thủ pháp khấu trừ khối, khối trong khối,
Family house, Statrio, Ticino, Switzeland, 1981

tao hinh 26

Hình 26: Tạo hình kiến trúc bản diện cong Culture Center, Azertaizan, 2013

tao hinh 27

Hình 27: Kết cấu, cấu trúc mạng – Milan, Trade Fair, Italy, 2004

- KTS. Đỗ Trọng Hưng -

>>> Hình khối trong kiến trúc (Phần 1)

>>> Ảnh hưởng của nghệ thuật chiếu sáng đến kiến trúc

>>> Những yếu tố căn bản trong kiến trúc (Phần 1)

0976984729