Những yếu tố căn bản trong kiến trúc (Phần 1)
Những yếu tố căn bản của hình khối trong trình tự phát triển từ một điểm tới kích thước một chiều – đường, từ đường tới kích thước hai chiều – diện, và từ diện tới kích thước ba chiều – khối. Mỗi yếu tố trước tiên được xem như một quan niệm, sau đó được hiểu như một yếu tố thị giác trong hệ thống từ vựng của kiến trúc.
Giống như những yếu tố thuộc về quan niệm, điểm, đường, diện và khối là vô định hình ngoại trừ trong nhận thức thị giác. Chúng không tồn tại thực tế nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được sự hiện diện của chúng. Chúng ta có thể cảm nhận được một điểm ở sự giao cắt giữa hai đường, một đường xác định giới hạn của một diện, một diện bao quanh khối và khối của một vật thể chiếm lĩnh không gian.
Khi tạo nên sự hữu hình trên mặt giấy hoặc trong không gian ba chiều, những yếu tố này bắt đầu được định hình với những đặc điểm vật chất, hình dạng, kích cỡ, màu sắc và chất cảm. Khi trải nghiệm những hình thức trong môi trường, chúng ta có thể cảm nhận được cấu trúc đang tồn tại những yếu tố căn bản: điểm, đường, diện và khối.
Điểm: Như nguồn phát sinh căn bản của hình khối
- Điểm: Đánh dấu một vị trí trong không gian. Một điểm kéo dài thành một …
- Đường: Với các thuộc tính:
+ Chiều dài
+ Phương, chiều
+ Vị trí
Một đường mở rộng thành một …
- Diện: Với các thuộc tính:
+ Chiều dài và chiều rộng
+ Diện tích
+ Hướng
+ Vị trí
Một diện đẩy lên thành một…
- Khối: Với các thuộc tính:
+ Chiều dài, chiều rộng và chiều sâu
+ Hình khối và không gian
+ Bề mặt
+ Hướng
+ Vị trí
1. Điểm:
Một điểm đánh dấu một vị trí trong không gian. Theo định nghĩa, điểm không có chiều dài, chiều rộng hay chiều sâu, và do đó tĩnh tại, tập trung, vô hướng.
Là một yếu tố căn bản trong hệ thống từ vựng của hình thức, điểm có thể dùng để đánh dấu:
- Hai đầu giới hạn của một đoạn thẳng.
- Sự giao cắt của hai đường thẳng.
- Sự giao nhau ở những góc của một diện hay một khối.
- Tâm của một vùng.
Mặc dù một điểm xét về lý thuyết không phải là hình hay khối, nhưng nó cũng bắt đầu tạo nên sự hiện diện có thể cảm nhận được khi đặt trong trường thị giác. Ở trung tâm của trường thị giác đó, điểm tĩnh tại và ở trạng thái nghỉ, tổ chức các yếu tố xung quanh nó và chế ngự trường thị giác.
Khi điểm di chuyển xa trung tâm, trường thị giác bị xung đột và bắt đầu tranh chấp những ưu thế thị giác. Sức căng thị giác được tạo ra giữa điểm và trường thị giác.
Yếu tố điểm trong kiến trúc:
Quảng trường Campldogllo/Rome/1544/Michelangelo Buonarroti
Tượng cưỡi ngựa của Marcus Aurelius đánh dấu trung tâm của không gian đô thị này.
Một điểm không có kích thước. Để đánh dấu một vị trí trong không gian hay trên mặt đất, một điểm phải được phóng lên theo phương đứng thành một hình thức đường: cột, obelish hoặc tháp. Bất kỳ yếu tố dạng cột nào cũng được xem như một điểm và vì thế giữ được đặc trưng thị giác của một điểm. Những hình thức khác phát triển từ một điểm có cùng thuộc tính thị giác là:
* Bộ đôi điểm:
Hai điểm vạch ra một đoạn thẳng nối chúng. Tuy hai điểm giới hạn chiều dài của đoạn, nhưng đoạn cũng có thể coi là một phần trong cả một đường thẳng dài hơn.
Hai điểm, thêm nữa, còn gợi ra một trục vuông góc với đường nối giữa chúng mà chúng đối xứng qua đó. Vì trục này có thể có chiều dài vô hạn nên trong nhiều trường hợp nó có ảnh hưởng thị giác còn mạnh hơn cả đoạn thẳng đã vạch ra ban đầu.
Dù thế nào thì trong tất cả các trường hợp, đường thẳng nối hai điểm và trục vuông góc của nó đều có ưu thế về thị giác so với những đường chỉ đi qua một điểm.
Torii, Miếu Ise/Quận Mie, Nhật Bản/690 TCN
Hai điểm được tạo nên trong không gian bởi hai yếu tố cột hoặc những hình thức tập trung có thể xác định được một trục – một phương tiện bố cục thông suốt quá trình tổ chức gây dựng lên những hình khối và những không gian.
2. Đường:
Một điểm kéo dài thành một đường. Về quan niệm, một đường có chiều dài nhưng không có chiều rộng và chiều sâu. Trong khi điểm được tạo bởi một trạng thái tĩnh tự nhiên, một đường, trong sự vạch ra hình dáng của nó bởi chuyển động của một điểm, có khả năng biểu hiện chiều hướng thị giác, sự chuyển động và sự phát triển.
Đường là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành bất kỳ cấu trúc thị giác nào.
Một đường có thể dùng để:
- Nối, liên kết, bao hoặc phân cắt những yếu tố thị giác khác.
- Xác định cạnh và hình dạng bất kỳ của diện nào.
- Làm rõ bề mặt của một diện.
Tuy một đường, theo lý thuyết, chỉ có một chiều kích thước, nhưng nó phải có độ dày để có thể cảm nhận được. Khi đó nó trông như một đường vì chiều dài chiếm ưu thế thị giác so với chiều rộng của nó. Đặc tính của một đường, dù căng hay mềm, dứt khoát hay đứt đoạn, mượt mà hay lởm chởm, đều được xác định bằng cảm nhận của chúng ta từ tỉ lệ dài/rộng, đường nét và mức độ liên tục của chúng.
Ngay cả sự lặp lại đơn giản của những yếu tố giống hoặc gần giống nhau, nếu đủ liên tục, cũng có thể được coi như một đường.
Hướng của một đường ảnh hưởng tới vai trò của nó trong cấu trúc thị giác. Trong khi đường thẳng đứng có thể biểu hiện cho sự cân bằng với lực trọng trường, tượng trưng cho trạng thái bình thường của con người hoặc đánh dấu một vị trí trong không gian, thì đường nằm ngang lại biểu hiện sự cân bằng, tương đương với mặt đất, hoặc trạng thái nghỉ ngơi của con người.
Những đường xiên là dạng lệch của những đường thẳng đứng hoặc nằm ngang.
Nó có thể trông như một đường thẳng đứng đổ xuống hoặc như một đường nằm ngang đang nâng lên. Trong bất kể trường hợp nào, dù nó đang đổ xuống một điểm trên mặt đất hay đang nâng lên mặt phẳng trên cao, nó vẫn rất sinh động và có hiệu quả thị giác trong trạng thái không cân bằng.
* Yếu tố đường nét trong kiến trúc:
Tháp chuông nhà thờ ở Vuoksenniska
Imatra, Phần Lan/1956/Alvar Aalto
Các đường thẳng đứng, giống như cột, những obelisk và những tháp, suốt trong chiều dài lịch sử, được sử dụng để đánh dấu một sự kiện trọng đại và lập nên những điểm riêng biệt trong không gian.
- Menhir: Một dạng tượng đài sơ khai bao gồm một cột cự thạch dựng đứng, thường đứng đơn lẻ song có khi được xếp thành hàng với những cái khác.
- Cột Marcus Aurellus: Piazza Colonna/Rome/174. Khối hình trụ này tưởng nhớ chiến thắng của đế quốc trước bộ tộc German ở phía bắc sông Danube.
- Obelish ở Luxor: Quảng trường Concorde/Paris/Pháp. Obelish là cột đánh dấu lối vào đền thần Amon ở Luxor, được trao bởi phó vương Ai Cập, Mohamed Ali, cho Louis Phillipe và đặt tại đây vào năm 1836.
Thánh đường Hồi giáo
Edirne, Thổ Nhĩ Kỳ/1569-1575
Những đường thẳng đứng có thể vạch ra khối tích vô hình trong không gian. Trong ví dụ minh họa ở bên trái, bốn tháp hồi giác vạch ra một vùng không gian ở trên mái vòm nhà thờ Hồi giáo nâng lên trong sự tráng lệ.
Cầu Salginaatobel
Thụy Sĩ/1929-1930/Robert Mailiart
Những dầm và sườn cầu có khả năng chịu uốn để kéo dài không gian giữa những cột đỡ chúng và nhận những tải trọng ngang.
Những thành phần đường có độ cứng cần thiết có thể đảm nhận chức năng kết cấu. Trong 3 ví dụ sau, các yếu tố đường:
- Biểu thị sự chuyển động qua một không gian.
- Đỡ trần.
- Tạo nên khung kết cấu ba chiều cho không gian kiến trúc.
Vương phủ Katsura/Kyoto, Japan/thế kỷ 17
Những cột thẳng và dầm cùng tạo nên hệ khung ba chiều cho không gian kiến trúc
Biệt thự Aldobrandini
Ý/1958-1603/Glacomo Della Porta
Đường giống như một yếu tố quan niệm hơn là một yếu tố thị giác trong kiến trúc. Một ví dụ là trục, một đường trung hòa tạo ra bởi hai điểm có khoảng cách với nhau trong không gian và các yếu tố được sắp xếp đối xứng quanh nó.
House 10/1966/John Hejduk
Mặc dù không gian kiến trúc tồn tại trong ba chiều, nó cũng có thể tuyến tính dưới dạng một đường chuyển động thông qua một công trình và liên kết những không gian của công trình đó.
Những công trình có thể mang hình thức tuyến, đặc biệt khi chúng bao gồm những không gian được sắp xếp dọc theo một đường giao thông. Như minh họa ở đây, hình thức tuyến tính có khả năng vây những không gian bên ngoài cũng như thích ứng với những điều kiện môi trường của khu đất.
Tòa thị chính Saynatsalo/Phần Lan/1950-1952/Alvar Aalto
Ở tỉ xích nhỏ, những đường thẳng kết nối những cạnh của diện và bề mặt của khối. Những đường thẳng có nhiều dạng biểu hiện khác nhau như những mối nối bên trong hoặc giữa các mảng vật liệu xây dựng, khung cửa sổ hoặc cửa đi, hay là lưới kết cấu của dầm và cột. Cách thức những yếu tố đường nét gây hiệu quả chất cảm bề mặt sẽ phụ thuộc vào trọng lượng thị giác, không gian và chiều hướng của nó.
Crown Hall/Trường Kiến trúc và Thiết kế đô thị,
Học viện Công nghệ Illinois/Chicago/1956/Miles van der Rohe
Seagram Building/New York/1956-1958
Mies van der Rohe
* Từ đường thành diện:
Hai đoạn song song có khả năng thiết lập một mặt phẳng về mặt thị giác. Màng ngăn trong suốt này được căng giữa hai đoạn thẳng và tạo ra mối liên hệ thị giác giữa chúng. Sự liên hệ càng chặt chẽ, diện mà chúng tạo nên càng được biểu hiện rõ.
Một hàng các đường song song, thông qua sự lặp lại, tăng cường cảm giác của chúng ta về diện mà chúng biểu hiện. Nếu những đường dày lên theo diện mà chúng tạo nên, mặt phẳng ẩn dụ này trở thành thực sự và khoảng trống ban đầu giữa các đường lại trở thành khoảng gián đoạn trên mặt phẳng.
Giản đồ minh họa sự biến đổi của những hàng cột tròn, ban đầu đỡ tải trọng của một phần tường, rồi phát triển thành cột vuông có thể ăn nhập với mặt phẳng tường, và cuối cùng trở thành thành phần xuất hiện như một sự thay thế mặt tường.
“Cột là một phần nào đó của tường, dựng thẳng góc từ móng cho tới đỉnh… Một hàng cột thực ra là một bức tường hở và bị phá hủy vài chỗ”. Leon Battista Alberti.
* Những yếu tố đường tạo nên diện:
Bảo tàng Altes/Berlin/1823-1830/Kari Friedrich Schinkel
Một hàng cột đỡ cho mũ cột – hàng cột cổ điển – thường được sử dụng để phân định khu vực công cộng hoặc mặt đứng của công trình, đặc biệt khi nó nằm trước không gian đón tiếp. Một mặt đứng tạo bởi hàng cột có thể dễ dàng bố trí lối vào, tạo sự che chắn nhất định và tạo nên màng chắn bán trong suốt thống nhất với khối công trình đơn lẻ ở phía sau nó.
Basllica/Vicenza, Ý
Andrea Palladio thiết kế nó gồm loggia hai tầng vào năm 1545 để bao trùm lên kết cấu thời trung cổ. Phần thêm vào này không chỉ chống đỡ vững chắc thêm cho kết cấu cũ mà còn tác động như một bức bình phong che đi sự bất quy tắc của phần lõi nguyên bản và tạo nên mặt đứng đồng đều nhưng tao nhã ở quảng trường Signori.
Cổng vòm Attalus phía trước Agora ở Athens
Hàng hiên tu viện Moissac/Pháp/1000
Ngoài vai trò kết cấu của cột trong việc đỡ sàn phía trên hoặc mặt mái, cột có thể ăn khớp với đường bao xuyên suốt vùng không gian, vì thế không gian dễ dàng hòa nhập với không gian xung quanh.
Nhà thờ St. Philibert/Tournus, Pháp/950-1120
Khung nhìn gian giữa của giáo đường chỉ ra cách những hàng cột có thể tạo nên một giới hạn giàu tính nhịp điệu của không gian.
Cary House/Thung lũng Mill, California/1963/Joseph Esherick
Giàn ở sân trong, biệt thự Georgia O’Keefe
/Abiquiu, phía Tây Bắc Sante Fel New Mexico.
Phòng tắm nắng, Khu quản lý đơn vị 1, biển Ranch/California
/1966/Moore, Lyndon, Turnbull, Whitaker (MLTW)
Những thành phần dạng giàn có thể điều tiết sự phân định và sự bao che không gian bên ngoài trong khi vẫn cho phép ánh sáng tràn vào.
Những đường ngang dọc có thể phân định một khối tích trong không gian như nhà tắm nắng. Chú ý rằng hình khối chỉ được xác định một cách đơn giản bởi những yếu tố đường.
>>> Tỷ lệ và nhịp điệu trong kiến trúc
>>> Gợi ý cho các bản vẽ kỹ thuật kiến trúc được tốt hơn
>>> Đặc điểm các phong cách kiến trúc từ Cổ đại đến ngày nay