Hình chiếu không ma sát

hinh chieu 1

Bất cứ học thuyết nào đặt con người vào trung tâm của việc thiết kế thực chất đang tái-chế con người (reinvents the human)  trong khi giả vờ sự việc lúc nào cũng như vậy.

Việc thử nghiệm của sự tự nhiên hóa con người tái-chế (reinvented human) thường được miêu tả bằng những hình ảnh gây tranh cãi của một hình thể độc lập, bao quanh bởi những mạng lưới thiết kế (webs of design). Tất cả sự đa dạng, bí ẩn, biến chứng và kỳ lạ của con người được thay thế bằng một hình chiếu phẳng lặng (a single smooth silhouellete). Tất cả những yếu tố được nhìn nhận của con người – tâm lý, giọng nói, khuôn mặt, biểu cảm, nhịp thở, nhiệt độ, nhịp điệu, sự bất đối xứng, mồ hôi, xốp rỗ, nhịp thở, sự biến động, sự lúng túng v.v… – biến mất và thay thế bởi một đường kẻ mạnh lạc đánh dấu giới hạn bên ngoài của con người.

hinh chieu 2

Hình ảnh phương Tây cổ điển của con người trong trung tâm của bản vẽ thiết kế Vitruvian Man của Leonardo vào năm 1490 được đặt chìm trong thứ tự sắp xếp hình học của hình tròn và hình vuông. Chúng nhằm mục đích thể hiện rằng hình học của vũ trụ được gắn vào tỷ lệ của “con người cân đối” (?) (well-shaped man) – thứ đã được “thiết kế bởi Tự nhiên” như Vitruvius đã viết trong văn bản lâu đời nhất còn tồn tại của học thuyết kiến trúc phương Tây. Hình tượng khỏa thân (Naked Figure) không có một nơi bấu víu nào ngoài chính những hình học xung quanh nơi nó đang lơ lửng.  Thật mơ hồ về việc những hình học đó có đang định hình (define) chuyển động của hình tượng hay chúng đang quản thúc (confine) và kiểm soát nó; hay như việc coi những thiết kế đó chính là quần áo đầu tiên của hình tượng đó. Có gì đi chăng nữa, những hình học nói trên giống như sự cưỡng ép. Không một lời giải thích, hình tượng của con người này được sản xuất trong một sự trao đổi phức tạp, nơi nó bị kỷ luật, thậm chí cầm tù bời chính những hình học mà đáng nhẽ, xuất hiện từ nó. Hình ảnh con người mặc định cô độc, da trắng, giống đực, cường tráng – hình ảnh tưởng tượng lý tưởng thể hiện như một tiêu chuẩn, mô hình chuẩn của con người mà từ đó thiết kế kiến trúc sẽ được căn cứ.

Kiến trúc cổ điển dựa vào mô hình này được hiểu như một tấm gương phản chiểu nơi con người trở nên hoàn thiện. Vitruvius chỉ ra rằng tỷ lệ của một “công trình hoàn hảo” được dựa vào tỷ lệ của cơ thể (mà cùng với chính nó là cả một hệ thống đo đạc và toán học). Việc nhìn nhận kiến trúc như vậy sẽ được cho là cảm nhận được những cộng hưởng của vũ trụ ẩn trong tỷ lệ của những cơ thể lý tưởng, chứ không phải trong những cơ thể không hoàn hảo. Tỷ lệ này là lý tưởng chính xác vì chúng không thể tìm được trong bất cứ một cả thể nào trong vũ trụ. Thiết kế mang đến sự tự phản chiếu của một cơ thể hoàn hảo.

hinh chieu 3

Việc sử dụng cơ thể lý tưởng (ideal bodies) để tạo ra hệ thống tỷ lệ không chỉ đơn giản là khái niệm của phương tây. Nghệ thuật Ai cập cổ đại, như một ví dụ, sủ dụng hệ thống tỷ lệ để hình thành những cơ thể hoàn hảo dựa trên mạng lưới (grid)  18 đơn vị bao gồm tất cả những phần quan trọng của cơ thể cho đến đỉnh đầu. Cả cơ thể thật và cơ thể lý tưởng đều không ổn định. Cơ thể lớn lên một cách rõ rệt cùng với sư phát triển nhanh chóng của nông nghiệp và ở một thời điểm nhất định chính những tỷ lệ hoàn hảo nói trên cũng thay đổi. Trong hệ thông kiến trúc Hindu cổ đại Vastu Shastra, hiệp ước về thiết kế Sanskrit, phát triển vào khoảng 3000 đến 6000 năm trước, cơ thể một lần nữa vừa là hệ thống thu nhỏ (?)( microcosm) vừa là hệ thống phóng đại (?) (macrocosm), hệ thống mà trên hết định ra vị trí, công năng, chiều cao và kể cả quy trình xây dựng cho tất cả các thành phần của một ngôi chùa hay của một ngôi nhà. Hình chiều của cơ thể nam giới xuất hiện trong thứ tự hình học (geometric order) một lần nữa xuất hiện từ cơ thể đó và giam cầm chính nó. Thế nhưng, cơ thể nói đến ở đây không phải lúc nào cũng là nam giới. Ở Malaysia và Indonesia, ví dụ, hệ thống Ilmu Taju cho việc thiết kế sử dụng depa, sải tay của người phụ nữ đứng đầu trong gia đình, như thành phần xác định cho việc lên tỷ lệ cho công trình nhằm đảm bảo sự thình vượng của công trình đó. Vô số những ví dụ trải khắp các nền văn hóa và thời đại  miêu tả hình thể con người gắn liến với sức khỏe, tôn giáo, vũ trụ học và thiết kế.

hinh chieu 4

Hình ảnh biểu tượng về con người của Leonardo ,cùng một lúc treo lơ lửng và kỷ luật bởi hình học của chính nó, được  bắt chước trong những hình ảnh diagram người trong thế kỷ 20 – rõ rệt nhất là những bản vẽ của Ernst Neufert vào những năm 1930s và Henry Dreyfuss những năm 1950s – tính toán cẩn thận để cũng cấp cho các nhà thiết kế, như một thước đo tiêu chuẩn hóa, mà từ đó giúp họ hiệu chỉnh môi trường vật chất xung quanh cho các hoạt động của con người.  Là những quyển sách được tái bản nhiều nhất và có ảnh hưởng nhất, những quyển cẩm nang/ sổ tay (manual) này có thể được tìm thấy ở tất cả các xưởng thiết kế. Hình ảnh con người của vũ trụ được thay thế bởi nhận thức về  con người như một công cụ tạo ra bởi những thành phần tọa độ sẵn, những thứ mà chuyển động của nó cần được gắn vào trong phần cơ học của một ngôi nhà cũng như gắn với phương tiện di chuyển hay nơi sản xuất. Tham vọng giảm tải ma sát giữa cơ thể và môi trường xung quanh vẫn còn đó. Việc đo lường của con người  tỷ lệ chuẩn, khỏa thân và chuyển động của các chi của nó được đặt ở phần mở đầu của các quyển cẩm nang với hình ảnh cơ thể, đứng yên đối diện với người đọc – như một vận động viên đứng bất động trước một sự kiện sắp xảy ra. Đường bo cơ thể khỏa thân và “bình thường” thường được bao bọc duy nhất bởi hình học của nó nhưng trong những cuốn sách này, chúng được mặc quần áo và bao bọc bởi hình học hình thành từ không gian và dụng cụ cho công việc, cuộc sống, nghỉ ngơi, giải trí v.v…Mục đích của các cuốn cẩm nang này là đồng bộ hóa ( synchronise) hình học của cơ thể với không gian mà nó tiếp cận, sử dụng chuyển động của chính cơ thể để thiết kế không gian. Điều này như thể cơ thể đang tự chạm khắc ra chính môi trường sống của mình. Kích thước của cơ thể con người trở thành kích thước của thế giới thiết kế. (…)

hinh chieu 5

Sự tự nhận thức (tự thức) của Neufert, gợi lại bản vẽ của Leonardo với hình ảnh của một người đàn ông khỏa thân đứng dang tay để vẽ nên hình học với tỷ lệ lý tưởng, lần đầu tiên xuất hiện trên trang bỉa của ấn phẩm năm 1935 của ông Der Mensch als Mass und Ziel (Con người như thước đo và Mục tiêu?) – Tựa đề của quyển sách đã ám chỉ về việc con người được sử dụng như hình mẫu lý tưởng cho thiết kế hay là mục tiêu nơi mà thiết kế xảy ra. Hình ảnh này có một vài yếu tố của râu, tóc, bộ phận sinh dục và thậm chí cả mắt. Tuy nhiên ngay những trang sách sau đó hình ảnh ‘bình thường’ này trở thành hình chiếu vô diện ,thể hiện một cách nghiêm trang , đứng, ngồi, đi lại, làm việc, ngủ, tập thể dục, đi vào, đi ra, chào hỏi và đọc sách. Bau-Entwurfslehre, phiên bản lớn hơn nhiều cuốn sách của Neufert, xuất hiện vào năm sau đó mở đầu với cùng bản vẽ thậm chí với nhiều chi tiết tỷ lệ hơn. …

hinh chieu 6

hinh chieu 7

 

>>> Không gian khối trên mặt phẳng trong cơ sở tạo hình

>>> Chiếu sáng mặt đứng công trình kiến trúc

>>> Hình khối trong kiến trúc (Phần 1)

0976984729