Phương pháp phác họa trang phục lên cơ thể
* Phương pháp phác họa trang phục lên cơ thể:
- Thân hình phụ nữ và quần áo: Đây là những chuỗi hình vẽ cho thấy ta có thể đóng khối thân hình bên trái, trau chuốt nó đủ để chắc chắn về độ trung thực của nó, hình giữa và thêm y phục sẽ vừa vặn một cách tự nhiên, hình bên phải. Khi phát triển một thân hình có mặc quần áo, cá nhân nhà thiết kế sẽ quyết định phải vẽ phần bên dưới nhiều hay ít. Một điều chắc chắn là, khi ta vẽ xong, thân mình phải có thể “cư trú” bên trong trang phục.
Khi bức vẽ gần xong nhìn không đúng, ta đặt một tấm giấy mỏng trên nó và “vẽ xuyên qua”, đưa toàn bộ hay từng phần bản phác trở về cấu trúc cơ thể học cơ bản. Bằng cách này, những phần cơ thể nhô lên từ y phục sẽ “thuộc về” thân hình bên dưới. Ngay từ đầu, mọi đường nét bên dưới phải được vẽ mờ nhạt và luôn sẵn sàng thay đổi.
* Trang phục cho thân trên:
Hình bên trái là vùng ngực nữ giới với chỉ dẫn về những mặt phẳng có phủ y trang. Có một vài khác biệt khi quần áo chật hay rộng. Loại vải, kiểu quần áo và ánh sáng là những yếu tố khác phải xem xét. Các vùng ánh sáng được xem xét kỹ lưỡng nơi phác thảo bên phải.
Bắt đầu phác họa mờ nhạt như nơi hình 1 và 2 (bên trên từ trái sang); diễn tả các vùng tối trên đường viền ngược chiều với vùng sáng như nơi hình 3; vẽ các nếp trên hai nách như trên hình 4; thêm các nếp dưới ngực như hình 5; đặt các vùng sáng như để biểu thị các mặt phẳng.
Các nếp chính xuống khỏi vai vào trong nách và từ đầu ngực vào trong đường eo.
Khi trọng lượng cơ thể đẩy sang một chân như hình bên dưới, hông nhô cao đòi phải hạ thấp vai phía đó. Hai ngực theo vai, do đó các nếp gấp từ cả hai ngực nghiêng về phía hông nhô cao.
Hình trên (phải) là những xử lý bằng bút chì. Đường nét của hình trang trọng hơn. Nơi hình giữa là những nét sắt bằng bút chì. Hình bên phải gồm nhiều nét không kiểu cách. Trước hết hãy phác những nét bút chì rất nhẹ. Kế đó thêm những nét đậm, bẹt. Bóng tô bằng bút chì trên những nếp vẽ bằng cọ.
* Nếp xếp phức tạp và đơn giản:
Dẫu có nhiều kỹ thuật miêu tả khác nhau, ta hãy khảo sát qua vài cách xử lý nếp y phục bằng bút chì (H.1), bằng bút (H.2), và bằng cọ (H.3).
Chất liệu ở đây thuộc loại mềm và mượt để xử lý nhẹ và thoáng. Lưu ý những “trọng lượng” đường nét khác nhau nơi mỗi vùng sáng vừa.
Nơi bức vẽ bút chì, hãy xem những khối sáng tối đã được diễn tả ra sao qua những nét phác song song. Xem kỹ từng nhóm nét nơi bức vẽ bằng bút. Có những nét đơn và những nét đôi. Để đánh nổi hay để đổ bóng, có thể dùng những đường kép ba.
Nơi bức vẽ bằng cọ, các nét đơn thường đậm hơn khi được vẽ bằng bút; tuy nhiên có thể giảm bớt sự đơn điệu bằng cách dùng một vài nét mỏng, thậm chí đứt đoạn (đặc biệt trên đường viền các cạnh có ánh sáng phát ra). Những nếp nhẹ đòi hỏi những nét mỏng hơn và ít rõ ràng hơn.
Bên trên là một bức vẽ bằng cọ với các nếp xếp được giảm bớt tối đa. Số lượng các nếp luôn tùy thuộc vào họa sĩ. Người ta không vẽ tất cả mọi nếp xếp. Trong các vòng tròn là những nếp theo sát nhau hay những nếp phụ (ở đây được vẽ bằng bút). Chúng diễn tả một vùng lõm hay thụt vào rõ hơn một nếp thật trên vải. Hãy tập kết hợp những nếp bằng cọ và bằng bút. Trước hết hãy sử dụng chúng riêng lẻ.
Những vùng trống trơn làm cho các nếp xếp mang nhiều ý nghĩa hơn và đẹp hơn.
* Để nếp xếp phù hợp với thân hình:
Trên đây là lối diễn tả theo hình trụ nghiệm thấy nơi thân mình đang ngồi. Gần bên là chi tiết các nếp xếp lấy từ bức vẽ đã hoàn chỉnh. Phải nhận rõ những nếp y phục này tương hợp với các hình trụ ra sao. Khi vẽ các nếp xếp, hãy đưa chúng lại gần phần cơ thể chống đỡ chúng. Hãy luôn xem phần cắt ngang hình bầu dục nơi cánh tay, chân, eo… trước khi phủ quần áo quanh chúng.
Nơi hình này có khoảng hai tá hình trụ khác biệt nhau liên kết với nhau. Hãy quan sát cơ thể theo các dạng hình trụ và các nếp xếp sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Nơi hình trên, hãy tìm ra các hình bầu dục nơi cổ, cánh tay, ngực và vai. Nơi cánh tay hình giữa có hai hình trụ lùi vào từ khuỷu tay.
Một số loại vải hay phồng lên và không chịu nằm yên trên những hình thể chống đỡ chúng. Chúng có dạng vòng mắt thay vì dạng góc cạnh. Nhưng chúng vẫn bao phủ cơ thể vì mắt này đi sau mắt kia.
Nơi hình bên dưới hình bầu dục của cả eo lẫn đai váy đều tinh vi, nó thể hiện sự chắc chắn khi đai váy ôm sát vào eo.
Thân hình nam giới và quần áo
Nơi một bức vẽ hình người mặc y phục đầy đủ bất kỳ, nhà thiết kế nên nắm rõ những gì sắp xảy ra trong quá trình tiếp theo tư thế đó. Có thể có một vài chuyện ngẫu nhiên thú vị khi phải đoán địnhh, nhưng người có thể dự đoán thích hợp là nhà thiết kế nắm vững những cơ bản về cơ thể học. Nếu những hiểu biết ấy được thực tập mê mải, ta có thể làm cho hình vẽ mềm mại hơn, trông lôi cuốn sự chú ý của nhà sản xuất hơn.
Hình dưới bên phải là một đề nghị. Có thể bỏ một vài nét bóng bẩy nơi hình giữa, trước khi trang phục nơi hình bên phải được thêm vào.
- Ghi chú trên những khung cơ thể nam:
Khi học về tỷ lệ và vị thế riêng của các phần cơ thể, ta sẽ thấy dễ dàng hơn khi phải chia đều các khu vực từ đầu tới gót chân trên thân hình. Một bộ phận cơ thể với kích cỡ nào đó sẽ tự động đòi hỏi những phần liên quan phải có kích thước với tỷ lệ phù hợp. Người ta học cách hình dung toàn bộ cơ thể hầu như đồng thời với việc đặt định các phần cơ thể. Lúc đầu, những phần này không được hình dung chi tiết mà chỉ được sơ phác. Nên trở đi trở lại từ toàn thể tới các bộ phận và từ các bộ phận trở về cơ thể. Nơi các giai đoạn sau đó mới chú ý nhiều đến chi tiết.
Hình 1. Từ trái sang, sử dụng tam giác kép
Hình 2. Chỉ là một sơ phác đường viền
Hình 3. Dùng những đường bán song song (khu vực tối cho thấy hai dải chân
song song di chuyển về phía ngoài hai hông).
Trình bày cơ thể trong bộ đồ lớn
+ Những gợi ý vẽ y phục nam: Những đường nét của y phục nam không thẳng như thước nhưng được thiết kế ôm rất vừa vặn cơ thể bên dưới. Không có ảnh hưởng của cơ thể gấp cong, sẽ có một mặt hơi lõm tại nơi ráp vải.
1. Vì các phần cơ thể chuyển động luôn, chất liệu tự thích ứng thói quen di chuyển của người mặc. Lưu ý thế đứng ở đây đã làm cho hai ống quần như có bề rọng khác nhau (dưới, trái).
2. Ống quần cắt ngang nhìn từ trên xuống cho thấy nếp gấp phía trước và phía sau.
Chân tựa vào nếp gấp hay vào cạnh thay đổi hình thể ống quần ở xa (có một phân ảnh hưởng của độ căng nếp gấp bên trên và dưới kể từ thắt lưng hay mức ngồi).
3. Chiều dài trung bình của áo vest nam bằng với mấu khớp thứ hai của ngón tay khi cánh tay buông thõng bên hông (hình bên trái).
4. Độ tuổi, phẩm chất và sự chăm sóc dành cho y phục liên quan nhiều đến vẻ ngoài của chúng. Những yếu tố khác ít xen vào nhưng đôi khi cũng có mặt như gió hay nước hay một yếu tố nào đó trên một tập hợp các mẫu vẽ trình bày trong bộ phác thảo thời trang có những phần minh họa kèm theo.
5. Xem các nếp xếp trên cạnh ống quần hướng về tâm cơ thể ra sao. Ngay đường xuất phát từ nếp gấp ngay trên gấu quần cũng theo hướng ấy. Xem lại áo vest bằng ngang với đáy quần.
6. Trọng lượng về bên chân phải nghĩa là hông phải dâng cao. Các nếp gấp xuống nơi quần dường như buông từ điểm hông phải. Lưu ý độ nghiêng của đường dây thắt lưng. Hình bên trên.
7. Khi trọng lượng phân đều trên hai chân, các nếp tỏa ra từ phía trước. Hình trên bên trái. Hãy tham khảo tam giác nhỏ thường xuất hiện tại mông quần dưới biên áo.
Hình khi trọng lượng cơ thể dồn về phía trước trên một chân, và bàn chân của chân kia đặt về phía sau, các nếp xếp sẽ tỏa ra từ cao điểm của chân chống đỡ. Lưu ý nơi hình bán nghiêng, phần ống quần phía trên gần người xem nhất phình rộng đáng kể qua vùng hông tại mức đáy quần. Hãy so sánh với bề rộng đường gấu quần.
>>> Nguyên tắc nhịp điệu và biến đổi trong thiết kế thời trang
>>> Giáo trình thiết kế thời trang
>>> Lịch sử thời trang nước Anh qua các thế kỷ