Họa phẩm “Nhà người tự tử” (1873) của Paul Cézanne

nha nguoi tu tu 1

Qua mấy lần thi tuyển vào trường Mỹ thuật không đậu, Cézanne đành theo học lớp vẽ người ở Viện Mỹ thuật Thụy Sĩ, còn chép tranh các bậc thầy như Nicolas Poussin (Pháp, 1594-1665) trong Bảo tàng viện Louvre. Năm 1861, ông còn gặp được Camille Pissaro ở Học viện Mỹ thuật Thụy Sĩ, trở nên bạn thân. Sau này, tình bạn cộng với lòng yêu nghề đã khiến họ gắn bó keo sơn trên đường sự nghiệp. (Pissaro lớn tuổi và giàu kinh nghiệm hội họa hơn Cézanne, ngay từ 1875 đã bắt đầu luyện vẽ cảnh thiên nhiên theo lời khuyên của Corot). Vào thập niên 1860, ông chịu ảnh hưởng sâu đậm của các bậc thầy xưa như Rubens và Delacroix. Các đề tài của Cézanne lúc đó cũng thiên về khuynh hướng Lãng mạn – vẽ những cảnh tượng giết người, bạo dâm và xen vào đó cũng thấy có chân dung, phong cảnh, tĩnh vật. Bảng màu lúc đó còn những màu âm u như đen và đất, sơn ướt dầu. Nét cọ và dao biểu hiện khá mạnh bạo.

Mặc cho tính cách đam mê phóng túng trong cách biểu hiện thời đầu nhưng tranh Cézanne đã tỏ ra “có nét” hứa hẹn một phong thái riêng. Trong hình họa, ông dùng nét đan ghi mảng, tạo hình khá minh bạch về cấu trúc đã hiện ra rất rõ ở họa phẩm thời này. Cézanne bắt đầu ra vẽ cảnh với Pissaro, ông nắm được bí quyết tự chế ngự những cảm tính xúc động quá độ, để dần dần tổ chức, điều động việc tạo hình. Từ thập niên 1870, hai người cùng sống và vẽ cảnh miền quê quanh vùng Paris như Auvers và Pontoise. Bảng màu Cézanne đã tươi sáng hẳn lên. Ông bắt đầu tìm tòi cách biểu hiện thị cảm trước thiên nhiên.

Nhà người tự tử là một mô-típ ghi nhận ở Auvers-Sur-Oise (1873). Đây là một trong những bức có chữ ký hiếm hoi của ông – vì hồi đó, ông coi tất cả là thử nghiệm – Việc Cézanne ký tên vào bức họa này rồi gửi triển lãm năm bảy lần chứng tỏ ông khá hài lòng về nó. Ông dùng khổ vải tiêu chuẩn No. 15, với kích thước vuông vắn rất hợp với bố cục hình thể lập phương vững chãi. Nếu ta không tháo tranh ra khỏi khung để khảo sát. Ta chỉ biết lớp sơn nền khá dày, vài chỗ sát mép tranh rụng sơn để lộ vải trần, nhưng có lẽ đã sơn nền xám nhạt.

Mặt sơn cho thấy đôi chỗ dày cộm không hợp lý do nhiều lớp vẽ chồng chất. Những chi tiết đó nổi rõ ở mái nhà, vách tường đá, đường đất gồ ghề. Nét cọ cứng, đắp sơn dày và có cả những nét dao với dụng ý mô tả dáng chất của từng sự vật trong cảnh. Nét màu nhằm kiến tạo không gian và cấu hình sự vật là đặc điểm quan trọng ở bức họa này. Hướng diễn hành của nét và màu là một phương thức Cézanne điều động thị quan ta tiến từng bước vào không gian hình sắc của ông. Điều trọng tâm xoáy vào mảng màu nắng dưới đất, giữa hai căn nhà chính.

Cách dẫn đạo thị giác đó không phải là điều lạ trong tranh truyền thống. Cézanne còn dùng nhiều cách khác và ngược hẳn lối vẽ xưa. Mảng sáng tô phẳng và dày ở đường mòn ngay tiền cảnh có vẻ như chướng ngại vật, chặn đường vào không gian bức họa. Lại còn con đường vòng dẫn vào trung cảnh – cũng bị khuất lấp, cắt quãng, khiến mắt người xem tưởng tượng, mò mẫm lối đi. Điểm “chướng” nhất là mảng đất sáng ở trung cảnh lại cùng sắc độ và cường độ với mảng tiền cảnh – y như cả hai đều hiện trên cùng một mặt phẳng không gian. Cái nghịch lý này không phải do nghịch ngợm hay cẩu thả. Ngược lại, nó thể hiện ý hướng thiết kế một không gian phẳng đầy thử thách cam go.

nha nguoi tu tu 2

Hình dáng vật thế kiên cố, nghiêm trang trong bố cục này đan kết chặt chẽ với nhau trong tương quan hô ứng, đối điểm, tương phản, mà đồng thời lại tương hợp hài hòa. Ngay thị điểm trên đường chân trời dâng cao cũng là cách nhấn mạnh chủ ý trên: Cézanne muốn phối kết ảo ảnh thiên nhiên với thiết kế không gian nhân tạo – đó là chìa khóa mở vào thế giới tạo hình độc đáo của Cézanne.

nha nguoi tu tu 3

Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải:

- Nét cọ rộng vờn lượn theo hình;

- Hạt vải còn ẩn hiện lờ mờ;

- Màu cộm bắt bụi, dầu bóng xỉn ở khe màu nứt;

- Vết nứt do màu quá dày;

- Vết dao màu dày đục mô tả đường đất bụi;

- Chấm phá bỏ / Vermillion + trắng xứng với chữ ký đỏ;

- Xanh pha trắng;

- Chấm phá đỏ / Vermillion + trắng xứng hợp với chữ ký đỏ;

- Vệt cọ bệt màu mái tranh bằng xanh lục chuyển sắc;

- Nét cọ mạnh có định hướng gợi cảm giác của đường đi.

Đây là một trong 9 bức họa của Cézanne trong Triển lãm đầu tiên của nhóm Ấn tượng 1874, khuôn vải tiêu chuẩn No. 15 thường dùng cho tranh chân dung, gần như vuông – rất hợp bố cục với chân trời dâng cao. Nó tương tự bức “Ven đồi Hermitage” của Pissaro cùng vẽ năm đó. Bố cục hình vẽ rẻ quạt có tâm điểm dưới thấp, xòe ra từng cảnh phía trên.

nha nguoi tu tu 4

nha nguoi tu tu 5

Từ trên xuống dưới:

- Nền vải ẩn hiện ở phần có lớp sơn mỏng nhất;

- Vết dao cuối quét màu dày đến nỗi hắt bóng sang phải;

- Vết bút màu tinh tế ở những cành cây không lá đầu xuân;

- Màu xỉn vì dầu bóng bẩn trong kê lớp sơn tô không đều;

- Mặt màu như phấn vẽ thân cây;

- Màu kem nhạt thêm sau khắp các mảng tường đá màu kem;

- Màu lục tự pha và màu vàng đất phết bằng cọ mềm;

- Vết dao đắp sơn dày ở nhà vách đá.

nha nguoi tu tu 6

Các màu xanh lục đa dạng quét ướt lên các sắc độ màu đất nhạt. Ông dùng cả cọ, các nét đan nhau như dệt, mô tả hình chất của từng sự vật. Mặt vải thô rẻ tiền, hiện rõ ở phía hữu; nền dưới lộ ra vì lớp dầu bóng phản chiếu vào mắt người xem.

nha nguoi tu tu 7
Bảng màu Cézanne được Viện Bảo tàng Louvre phân tích như sau:

(1) Trắng chì; (2) Trắng – Kẽm vàng đất; (3) Vàng Chrome; (4) Đỏ / Vermillion; (5) Xanh đại dương; (6) Xanh sáng / Cerulean; (7) Xanh cobalt; (8) Lá ngọc bích; (9) Có lẽ lá / Indian. Có chỗ dùng cả màu xám lục Verdigris.

nha nguoi tu tu 8

nha nguoi tu tu 9

Chi tiết cỡ thật:

Cũng như hầu hết họa sĩ bạn đương thời Cézanne né tránh lối quét nước sơn pha dầu bóng cổ điển. Tranh ông có vẽ phấn màu vì lối dùng sơn se đục, phết lên lớp sơn trước đã khô. Đây là bức họa dày công nhất của Cézanne vào thập niên 1870.

Sơn màu trắng chì, theo kinh nghiệm thời đó, cho thấy vừa bền, vừa có thể giúp các màu pha với nó tươi hơn. Sơn dày lâu khô nên tốn công. Màu chủ yếu trong tranh này là màu đất và lục.

>>> Tác phẩm "Bên kia núi L'Estaque" của Paul Cézanne

>>> Họa phẩm "Đức Bà trên núi" (1508) của Leonardo De Vinci

>>> Họa phẩm "Cây đào ra hoa" (1889) của Vicent Van Gogh

0976984729