Cách thiết kế bàn viết (Phần 2)

Bàn viết gia đình hầu hết có kích thước nhỏ, mảnh và nhẹ hơn bàn viết trong văn phòng. Nhưng chúng phải đủ chắc chắn, để người ta có thể đặt màn hình máy tính lên mặt bàn. Thông thường, mặt bàn viết có hình chữ nhật nhưng mặt bàn cũng có thể hình vòng cung hoặc uốn lượn.

Dạng căn bản của một bàn viết là một bàn thông dụng, bao gồm mặt bàn và chân bàn. Chân bàn có thể bao gồm bốn chân hoặc khung với các tấm liên kết nhau. Đôi khi bàn còn kết hợp nhiều loại chân. Chân bàn có thể làm bằng gỗ hoặc kim loại. Điều quan trọng là mặt bàn không bị cong khi sử dụng. Mặt bàn quá dày hoặc mặt bàn có dạng đặc biệt có thể gây khó khăn việc lắp cạnh bàn.

ban viet 1

Cơ sở để thiết kế đồ nội thất có kích thước chính xác là bản sơ phác. Bản sơ phác giúp phát triển ý tưởng, định dạng và nghiên cứu sự cân xứng

Bàn viết cũng không được chênh, cho nên chúng phải có cấu tạo được gia cố ở các góc. Có thể gia cố bằng cách lắp cạnh bàn rộng ở mặt sau, nhiều bộ phận ngăn kéo chắc chắn ở các góc, hoặc bằng các thanh chống hoặc các thanh giằng bằng kim loại (Hình 194 đến 198). Cần lưu ý tránh các mặt bàn quá dày. Lưu ý các ngăn kéo phải chừa đủ không gian cho đùi và đầu gối (580-600mm) (Hình 197).

ban viet 2

Hình 192: Bàn viết đơn giản được thực hiện thủ công. Mẫu sản phẩm của Michael Faulhaber, Stuttgart (theo BM – Achivblatt: Tác phẩm và Mẫu sản phẩm).

ban viet 3

Hình 193: Bàn viết có hình dáng nữ tính. Mẫu sản phẩm của Svenja Wissmann, Neustadt/Weinstrasse (theo BM-Achivblatt: Tác phẩm và mẫu sản phẩm).

ban viet 4

Hình 194: Bàn viết nhỏ gắn các ngăn kéo bên dưới. Các ngăn kéo này và đặc biệt là cạnh bàn phía sau giữ cho bàn viết được vững vàng. Tất cả các bộ phận có thể được liên kết bằng các khớp nối, rất thuận tiện khi di chuyển và tiết kiệm không gian khi cất giữ. Ngăn kéo có thể có những ngăn nhỏ bên trong để chứa dụng cụ văn phòng. Mặt bàn có thể điều chỉnh nghiêng góc.

Để có chỗ cho các vật dụng gia đình, khi thiết kế cần lưu ý làm các ngăn kéo, và kệ. Các ngăn kéo hoặc dưới mặt bàn, hoặc nằm một bên cạnh bàn, hoặc cả hai bên cạnh bàn. Các ngăn kéo tạo sự chắc chắn thêm cho các cạnh bàn. Một chọn lựa khác nữa là tạo thêm một tủ ngăn kéo di động để có thể sử dụng một cách thuận tiện (Hình 195).

Đôi khi một số bộ phận của bàn có thể nằm ra ngoài mặt bàn hoặc là chia cắt mặt bàn (Hình 199 và 201).

Các gờ cạnh bàn nên được bo tròn để người dùng không bị vết hằn ở dưới cánh tay khi ngồi viết. Cũng cần phải tránh làm các góc bàn sắc nhọn. Điều này là để tránh cho trẻ em có chiều cao, hoặc tầm mắt ngang cạnh bàn bị chấn thương. Mặt bàn bằng kính sẽ sáng nhờ độ trong của vật liệu nhưng luôn tạo cảm giác lạnh và hầu hết đều có mép bàn sắc cạnh.

ban viet 5

Hình 195: Bàn viết với các cạnh bên kín. Mặt bàn và các mặt bên có cùng độ dày và tạo hình bằng các cạnh xiên. Độ dày phụ thuộc vào cấu trúc và vật liệu được sử dụng để mặt bàn không bị cong vênh. Với cấu trúc dạng chữ U, bàn viết có thể dùng tủ ngăn kéo di động. Tủ này có ba ngăn kéo. Ngăn trên cùng dùng cho bút viết, ngăn giữa dùng cho giấy tờ và ngăn dưới dùng cho hồ sơ đang xử lý.

ban viet 6

Hình 196: Bàn viết này có một bộ phận ngăn kéo bằng gỗ gắn ở góc bàn, các điểm nối bằng thép không gỉ hoặc thép mạ crom. Hình dạng đặc biệt giúp mặt bàn không bị cong, mặc dù trông nó rất mỏng. Các ngăn kéo gắn bên phải cũng góp phần giữ cho bàn vững vàng.

ban viet 7

Hình 197: Bàn viết có kiểu dáng thanh nhã, gọn gàng. Bề mặt và mặt bàn của bàn được thiết kế gồm ba hộc bàn và khung. Hộc bàn phải sâu, để kết hợp làm thành cạnh bàn, chống cho mặt bàn khỏi bị cong.

ban viet 8

Hình 198: Bàn viết phẳng với 4 chân bàn bằng kim loại và hai ngăn kéo chứa đồ dùng hàng ngày. Mặt bàn dày ít nhất 35mm để không bị biến dạng. Để không tạo cảm giác mặt bàn quá dày, mép bàn phải được thiết kế vạt chéo xuống dưới. Chân bàn bằng ống kim loại mạ crom; các ngăn kéo chứa đồ gia cố thêm cho các góc bàn. Tất cả các mép bàn được bo tròn cạnh.

ban viet 9

Hình 199: Bàn viết có cạnh được vạt góc, một phía đầu của bàn được đỡ bằng tủ chứa đồ, đầu kia được đỡ bằng chân bàn kim loại. Tủ đựng đồ có cửa sập phù hợp với công năng.

ban viet 10

Hình 200: Bàn viết với mặt bàn hình ô van. Một bên bàn được kê trên tủ hình trống, bên còn lại có chân bàn hình trụ tròn. Tủ có cửa sập đóng mở theo chiều ngang. (Nên cân nhắc việc gia công các bộ phận bằng gỗ với hình dáng tròn hoặc đường cong tự do rất phức tạp và tốn nhiều chi phí).

ban viet 11

Hình 201: Bàn viết làm bằng gỗ với các ngăn kéo màu sắc. Tủ ngăn kéo và mặt bàn kết nối với nhau không theo góc vuông. Mặt bàn được cắt góc theo tủ. Ngăn kéo trên có các ngăn nhỏ đựng bút viết.

>>> Cách thiết kế bàn viết (Phần 1)

>>> Cách thiết kế giường bằng gỗ

>>> Tỷ lệ trong thiết kế đồ gỗ và nội thất

0976984729