Cách thiết kế bàn viết (Phần 1)
Đồ nội thất được đề cập ở đây là những vật dành cho cá nhân gồm các đồ nội thất độc lập nhỏ gọn như: bàn viết thường, bàn viết mặt nghiêng, và bàn viết có ngăn kéo. Mythuatms.com sẽ đưa ra vài phương pháp thiết kế tinh tế, cần chú ý điều chỉnh cho phù hợp với quá trình gia công mẫu sản phẩm.
Cũng như những đồ nội thất khác, bàn viết cũng cần phải phù hợp với môi trường sinh hoạt và làm việc. Đó là những đồ vật “hoàn toàn cá nhân” và “có thiện cảm” của người dùng. Các đồ nội thất này phục vụ cho công việc văn thư và các công việc bàn giấy khác được làm bằng tay. Bàn viết cũng là nơi để cất giữ, lưu trữ, bảo quản các văn phòng phẩm và đồ dùng cá nhân khác. Đối với những người làm việc cần đến máy tính, phải sử dụng laptop hoặc notebook, thì phải có chỗ để riêng dành cho chúng trên bàn.
Đồ nội thất công nghệ cao có thể điều chỉnh độ cao – độ sâu, mở - xếp tự động và thiết bị có bàn phím – màn hình cảm ứng, có không gian dành cho máy in, máy scan và laptop cũng cần được cân nhắc khi thiết kế.
* Bàn viết nhỏ và kệ đặt trên bàn thờ:
Bàn viết nhỏ và kệ đặt trên bàn cho phép sử dụng nhiều không gian để ngồi viết và một số kệ, ngăn kéo chứa bút viết, giấy tờ, bìa hồ sơ, thư từ… Quan trọng là phải có đủ không gian cho vật dụng để trên bàn. Cụ thể là kệ hoặc ngăn kéo phải có kích thước đủ lớn để chứa bìa hồ sơ, thư từ hoặc giấy có kích thước tiêu chuẩn DIN A4. Mặt bàn để viết không được quá nhỏ, chiều sâu tối thiểu phải đạt 400mm. Do bàn viết chủ yếu được đặt ở nơi sinh hoạt và làm việc, nên chỉ cần sử dụng ghế thông thường khi ngồi viết, hiếm khi sử dụng ghế có thể chỉnh độ cao. Vì vậy, mặt bàn có thể cao từ 720-740mm. Có thể gắn ngăn kéo, nhưng ngăn kéo không nên quá cao làm vướng đùi và đầu gối khi ngồi viết: từ sàn nhà cho đến cạnh dưới mặt bàn hoặc ngăn kéo = 580 – 600mm
Bản vẽ phác họa sơ bộ nhằm tìm kiếm ý tưởng. Các bản vẽ nhanh bằng tay rất quan trọng giúp khơi dậy ý tưởng sáng tạo trong thiết kế. Qua các bản vẽ như vậy, ý tưởng nhanh chóng hình thành và xác định. Việc phát triển hay trau chuốt mẫu thiết kế sẽ được thực hiện nhanh hơn trên bản vẽ tay. Bản vẽ tay là cơ sở để phác họa chính xác trên giá hay trên máy tính.
Hình 182: Bàn viết nhỏ với mặt bàn và bộ phận phụ được đóng vào khung. Để chứa bút viết, giấy tờ, đơn từ… cần đến 6 ngăn kéo có thể tích phù hợp với mục đích sử dụng.
Hình 183: Bàn viết nhỏ với chân bàn bằng thép không gỉ tròn. Bộ phận phụ để mở và dùng làm nơi chứa giấy tờ như phong bì, đơn từ… Bên dưới mặt bàn là 2 ngăn kéo.
Bàn viết thông thường có mặt bàn hẹp: chiều dài 1400-16000mm và chiều sâu từ 700-800mm. Bàn viết có kệ đặt trên bàn thường là bàn nhỏ gọn, với kích thước là bàn nhỏ gọn, với kích thước hạn chế cho chân bàn, độ dày vách ngăn kéo, kệ và các bộ phận khác.
*Bàn viết mặt nghiêng:
Bàn viết mặt nghiêng kích thước nhỏ, phù hợp cho nữ sử dụng. Vì vậy, ngày nay chúng còn được gọi là bàn viết dành cho nữ. Bàn thường có cấu tạo gấp, chỉ gập xuống khi viết và phần phía trên của bàn được đóng kín.
Bàn viết mặt nghiêng có thể được thiết kế chân đế cao, hoặc phía trước được che kín. Bàn có chân đế cao tạo cảm giác nhẹ nhàng, tuy nhiên phía trước bị che kín ngược lại, tạo cảm giác đồ sộ và nặng nề. Nhưng kiểu bàn che kín phía trước này lại có nhiều không gian hơn để lưu trữ.
Tấm ván gập có thể nghiêng về phía sau hay thẳng đứng so với bề mặt trước. Mặt trong tấm ván khi gập xuống có thể dùng làm bàn viết, có thể được lót bằng da hay vải dầu. Khi gấp lại, chiều cao của mặt bàn khoảng 720-740mm. Bàn viết mặt nghiêng che kín phía trước có thể gắn ngăn kéo che cửa hoặc cửa sập (Hình 184, 186 và 187).
Hình 184: Bàn viết nhỏ với mặt bàn được đóng bằng cửa cuốn. Bộ phận phụ bao gồm các ngăn kéo nhỏ và các hộc bàn mở. Chân bàn thanh mảnh. Bộ phận phụ và chân bàn được phân biệt bởi rãnh phân chia.
Hình 185: Bàn viết mặt nghiêng nhỏ với kiểu dáng thanh nhã. Tác phẩm của Mathias Prast (từ BM-Archivblatt: Tác phẩm và mẫu sản phẩm).
Hình 186 + 187: Bàn viết nhỏ làm bằng cây thanh lương trà (Elsbeere), tác phẩm của Holger Millenet (BM-Archivblatt: Tác phẩm và mẫu sản phẩm).
Hình 188: Bàn viết mặt nghiêng có chân đế cao. Hộc bàn được đóng bằng cửa cuốn. Mặt bàn và cửa cuốn gắn liền với nhau, để khi kéo mặt bàn ra, cửa cuốn sẽ mở và khi đẩy mặt bàn vào, cửa cuốn cũng đóng lại.
Cửa sập gắn với mặt bàn sao cho khi kéo mặt bàn ra, các ngăn kéo mở theo và khi đóng mặt bàn thì các ngăn kéo này cũng được đóng lại (Hình 188).
Hình 190: Bàn viết mặt nghiêng nặng có mặt bàn gập dày ở phía trên và nhiều ngăn kéo rộng rãi ở bên dưới. Mặt bàn được mở sẵn và nằm ở bề mặt xẻ rãnh bên dưới. Cần phải gia cố thêm khớp nối cho mặt bàn gập này. Bộ phận phụ bao gồm hộc tủ mở, một ngăn kéo và hai cửa nhỏ. Mặt trước ngăn kéo và cạnh dưới cửa nằm trên sàn dưới của bộ phận phụ và dễ cầm.
Hình 191: Bàn viết mặt nghiêng có mặt bàn gập và hai cửa ở phía trước. Thân tủ được nâng bằng cạnh tủ chạy dài tập sàn, sàn dưới đỡ cho đường khung, gờ khỏi bị cong. Bộ phận phụ có nhiều không gian lưu trữ ngăn nắp cho bút viết và giấy tờ.
>>> Nguyên lý thiết kế đồ gỗ và nội thất (Phần 1)
>>> Không gian trong thiết kế đồ gỗ và nội thất
>>> Cách thiết kế giường bằng gỗ