Không gian trong hội họa (Phần 2)

+ Phối cảnh hai điểm: Phối cảnh hai điểm là điều thường được áp dụng hơn cả khi họa sĩ nhìn về một cạnh nổi bật thay vì một mặt phẳng. Điều này sẽ khiến cho khối hình học có vẻ như vào một góc của những đường tầm nhìn, hay nói cách khác, có vẻ như ở vị trí góc cạnh trong chiều sâu của tranh. Cũng như trong phối cảnh một điểm, để bắt đầu, họa sĩ thiết lập một đường chân trời tương ứng với chiều cao của tầm nhìn họa sĩ. Tiếp đến, những đường song song trông gặp nhau được định vị ở đường chân trời, ở phía ngoài cùng, bên phải và bên trái. Trong thực tế, những điểm các đường song song gặp nhau ở mép trường cảnh quang của chúng ta và vì để tiện việc vẽ tranh, nên chúng được định vị càng xa càng tốt. Giờ đây, họa sĩ vẽ phần gần nhất của cái hộp – cạnh thẳng đứng. Từ đỉnh và đáy các góc của đường thẳng đứng này, những đường hướng dẫn được kéo dài ra sau, đến hai điểm các đường song song gặp nhau, nhằm thiết lập các mặt phẳng ở hông, đỉnh, và / hoặc đáy của những khối hình học. Với phối cảnh hai điểm thì mọi đường, ngoại trừ những đường thẳng đứng, sẽ trở về với những điểm các đường song song gặp nhau. Những đường thẳng đứng chỉ ra chiều cao của các khối, chúng vẫn song song với nhau và thẳng góc với mặt nền. Chỉ có những đường thẳng đứng là có thể đo được và không bao giờ hội tụ.

khong gian 22

khong gian 22a

Với phối cảnh hai điểm, thì có một cạnh thẳng đứng là gần nhất, và tất cả những cạnh ở đỉnh và đáy đều lùi ra sau và hội tụ ở điểm các đường song song gặp nhau ở trái hoặc phải.

khong gian 23

khong gian 23a
Bảng vẽ mô tả sự khác biệt chủ yếu giữa những mặt phẳng và những hình dạng ba chiều

Các mặt phẳng là những hình dạng chỉ có hai chiều (cao và rộng), trong khi những hình dạng ba chiều, được tạo thành bởi những mặt phẳng, thì có tính kiên cố (cao, rộng, sâu). Những mặt phẳng hợp thành những hình dạng ba chiều thì có thể tách rời và nghiêng lệch ở bất kỳ góc nào. Bảng vẽ này cũng là một ví dụ về phối cảnh hai điểm. Những cạnh của vật thể được vẽ bằng đường nét đậm. Những điểm các đường song song gặp nhau cho thấy nơi những cạnh của vật thể hội tụ ở đường chân trời hoặc tầm mắt, tượng trưng cho vô tận. Đường tầm mắt phân chia mặt tranh thành những vùng trời và nền.

Trong hình trên, bạn hãy lưu ý rằng nhiều khối hình học và mặt phẳng tạo ra cảm giác về chiều sâu không gian. Ngoài ra, những điểm các đường song song gặp nhau được đặt ngoài mặt tranh. Việc đặt những điểm các đường song song gặp nhau vào bên trong những cạnh của khung tranh sẽ làm gia tăng vẻ méo mó thái quá của những hình dạng. Việc đặt các điểm những đường song song gặp nhau và ra xa hơn giúp loại đi những méo mó của hình ảnh, một điều xảy ra khi chúng quá gần nhau.

khong gian 24
Edward Hopper, Căn hộ, 1923. Tranh sơn dầu (64.8 x 80 cm)

Nội thất khá lạ lùng với những không gian được trông thấy qua cửa sổ này được vẽ theo phối cảnh hai điểm. Phối cảnh này được sử dụng để hướng người xem lùi ra sau và tiến về phía trước, vào mặt tranh

Phối cảnh hai điểm thường được sử dụng trong các tác phẩm đồ họa khi các sự vật, thường có lối bố trí có tính kiến trúc, có vẻ thẳng góc với những đường của tầm nhìn hoặc khi họa sĩ mong muốn chúng có vẻ có những vị trí có góc cạnh chiều sâu của mặt tranh, như được thấy trong tác phẩm của Hopper và Callot.

+ Phối cảnh ba điểm: Phối cảnh ba điểm được sử dụng khi họa sĩ nhìn sự vật từ một vị trí không như thông thường, nằm trên đất và hướng mắt nhìn lên cây xanh hoặc nhìn xuống thành phố từ một tòa nhà cao tầng. Đôi khi người ta gọi đó là “cảnh quan nhìn từ mắt ếch” hoặc “cảnh quang nhìn từ mắt chim”.

khong gian 25
Charles Sheeler, Tòa nhà Delmonico, 1926. Bản in litô (24.7 x 17.4 cm)
Tác phẩm này sử dụng phối cảnh ba điểm “cảnh quang nhìn từ mắt ếch”

Để bắt đầu, họa sĩ định vị đường chân trời nhằm chỉ ra vị trí của đôi mắt người xem và cố định điểm đường song song gặp nhau ở phía trái và điểm đường song song gặp nhau ở phía phải, ở một vị trí thích hợp trên đường chân trời. Đừng quên rằng hai điểm đó càng được đặt gần nhau thì hình ảnh trong tranh bị méo mó hoặc vặn vẹo nhiều hơn. Thông thường, đường chân trời sẽ tương đối cao hoặc thấp so với mặt tranh. Tiếp đến một điểm thứ ba gọi là điểm thẳng đứng, nơi các đường song song gặp nhau được định vị dọc theo trục thẳng góc với đường chân trời, ở một điểm tượng trưng cho vị trí của người xem. Việc định vị cũng giúp kiểm soát sự méo mó của sự vật – điểm thứ ba càng được định vị xa đường chân trời thì hình ảnh sẽ ít bị méo mó, phóng đại. Hình ảnh được khởi đầu bằng cách cố định góc gần nhất (a) của cái sẽ trở thành một khối hình chữ nhật có vẻ như đang trôi nổi bên trên đầu. Từ điểm này, những đường hướng dẫn được kéo dài đến các điểm song song gặp nhau. Điều này định vị những cạnh phía trước của mặt phẳng đáy. Chiều rộng của cả hai cạnh hẳn được chỉ ra, và từ những điểm đó những đường chỉ dẫn mới hẳn phải được kéo dài ra (c), một lần nữa đến các điểm song song gặp nhau. Điều này hoàn tất mặt phẳng đáy và định vị bốn góc. Những “đường thẳng đứng” (d) giờ đây hẳn phải vẽ lên phía trên và ra xa khỏi ba góc gần nhất; nhưng vì không có những đường đứng thẳng trong phối cảnh ba điểm nên những đường đó sẽ hội tụ ở nơi các đường song song gặp nhau. Một khi những “đường thẳng đứng” được vẽ ra thì bạn phải quyết định về chiều dài của khối chữ nhật bằng cách lường độ dài của nó với cạnh thẳng đứng gần nhất hoặc ở trung tâm (a-e). Sau khi đánh dấu các điểm này (e), những đường hướng dẫn (f) được nới rộng từ đó đến các điểm song song gặp nhau. Trong một số trường hợp những cạnh khuất phía sau (g) có thể được thêm vào.

khong gian 26
Gene Bodio, Thành phố mới, 1992. Đồ họa vi tính sử dụng Autodesk 3D Studio – Release 2

Đây là “cảnh quang nhìn từ mắt chim” được xử lý bởi vi tính. Tuy không hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc phối cảnh ba điểm, hình ảnh này có một biến đổi khác thường trong mô tả các vật thể ba chiều trong không gian

khong gian 27

Với phối cảnh ba điểm một vị trí quan sát tốt ở phía trên xa hoặc phía dưới đề tài. Điều này sẽ khiến cho hông, cũng như các cạnh của đỉnh và đáy hội tụ tại một trong ba điểm các đường song song gặp nhau.

Điều này hoàn tất việc vẽ các cạnh và xác định đầy đủ khối hình học như được trông thấy từ phía dưới, trong phối cảnh ba điểm.

Chỉ với phối cảnh ba điểm mà các đường thẳng đứng (cao) cũng như những đường lùi về những điểm các đường song song gặp nhau ở phía phải và trái mới được chỉ ra theo tính không gian. Cả ba hệ đường hướng dẫn này hội tụ tại những điểm các áp dụng song song gặp nhau. Chúng không thẳng góc hoặc song song với nhau nhưng theo góc xéo.

- Ứng dụng những khái niệm phối cảnh:

Dẫu sử dụng phối cảnh một, hai, hoặc ba điểm, thì họa sĩ vẫn phải làm việc với một hệ thống giúp triển khai các vật thể và kích cỡ đã biết ở những cách khác nhau vào mặt phẳng tranh. Như được minh họa trong hình Chia nhỏ một mặt phẳng, một khối vuông một điểm phô bày toàn bộ mặt phẳng phía trước (phần gần nhất) và mặt phẳng phía trên đang lùi xa. Chúng ta có thể biết tâm của bất kỳ mặt phẳng tiền diện nào vuông, hoặc chữ nhật bằng cách đo chiều ngang, chiều thẳng và chia đôi chúng. Những đường (a) kẻ từ những điểm song song với những đường thẳng và những đường ngang chia mặt phẳng ra bốn phần. Tuy vậy, cách đo này chỉ có thể thực hiện trên mặt phẳng tiền diện chỉ có trong phối cảnh một điểm. Nó không thể áp dụng cho bất kỳ mặt phẳng nào có cạnh hội tụ một, hai hoặc ba điểm vì các cạnh nhỏ đi khi chúng rời xa người xem, và không thể dùng thước để đo tỷ lệ thay đổi của chúng. Cần lưu ý rằng, ở mặt phẳng tiền diện, những đường chéo đó (b) được kẻ từ góc này sang góc khác ngang qua tâm, được tìm thấy qua tính toán. Những đường chéo cùng loại kẻ từ góc này sang góc khác, trên mặt phẳng lùi ra sau, thì ngang qua tâm phối cảnh của một đường trên cảnh đang hội tụ (c) hoặc với điểm các đường song song hội tụ (d) tạo ra một sự phân chia đều bốn cạnh của mặt phẳng lùi ra sau. Khái niệm về những đường chéo kẻ từ góc này sang góc khác có thể được áp dụng cho những khối vuông và khối chữ nhật trong phối cảnh một, hai và ba điểm để định vị những tâm của phối cảnh trong bấ kỳ một mặt phẳng nào đang lùi ra sau.

khong gian 28
Chia nhỏ một mặt phẳng

Những biểu đồ này minh họa cách thức để tìm tâm phối cảnh của một mặt phẳng bằng cách kẻ những đường chéo từ góc này sang góc khác (A). Để vẽ một vòng tròn trên cùng mặt phẳng, hãy chia mỗi nửa đường chéo làm 3 phần. Vẽ vòng tròn sao cho nó ngang qua những dấu “thứ ba” bên ngoài (gần các góc) của đường chéo. Vòng tròn cũng chạm những điểm giữa của các cạnh hình vuông. Khái niệm này có thể được áp dụng cho phối cảnh một và hai điểm (B và C).

Sử dụng tâm điểm của một hình vuông tiền diện của một khối vuông, bạn có thể dùng compa để vẽ một vòng tròn hoàn toàn khớp với hình vuông (hình B). Hãy lưu ý rằng khi những đường chéo được chia làm từ tâm, thì vòng tròn ngang qua những đường chéo ở khoảng gần phía ngoài dấu chấm thứ ba. Với compa, hãy cố vẽ một vòng tròn khớp với đỉnh của mặt phẳng đang lùi ra sau. Điều đó không thể thực hiện được, vì ngay cả khi chúng ta biết đó là một vòng tròn thì nó sẽ có vẻ như là hình elíp. Một hình elíp phù hợp có thể được vẽ từ đỉnh của mặt phẳng đang lùi ra sau khi ngang qua dấu thứ ba của những đường chéo và chạm hình vuông ở những tâm điểm của mỗi cạnh. Cái hệ thống này có thể được áp dụng cho bất kỳ một mặt phẳng đang lùi ra sau thẳng đứng hoặc nằm ngang trong phối cảnh một, hai hoặc ba điểm (hình C).

khong gian 29

Khi nhìn từ phía hông, vòng tròn hoàn hảo trông có vẻ như môt elíp. Hình elíp trông dẹt phẳng khi nó tiến gần đến đường chân trời (A). Điều này có thể được áp dụng cho một mặt phẳng nghiêng (B) hoặc sử dụng để vẽ những vòm cung, đường hầm và v.v… (C).

Hình trên (A) cho thấy những elíp đang thay đổi có thể được định vị trong một hình chữ nhật rất lớn. Thỉnh thoảng, họa sĩ có thể vẽ một elíp phù hợp với đỉnh và đáy của bất cứ vật hình trụ nào có liên quan đến vị trí của nó ở bên trên hoặc dưới đường chân trời. Hãy lưu ý rằng những hình elíp rời xa khỏi đường chân trời thì ít méo mó hơn và chúng chỉ dẹt phẳng khi đến gần đường chân trời. Các hình elíp không luôn phải nằm ngang hoặc đứng. Hãy quan sát hình elíp được vẽ từ mặt phẳng chéo (B). Nó được vẽ bằng cách sử dụng cùng một hệ thống chéo nhằm tìm ra tâm của mặt phẳng chéo. Ngoài ra, cái khái niệm đó cũng được dùng để vẽ những hình vòm, cầu, và v.v… (C). Tuy chỉ có nửa phần phía trên của hình elíp được phô bày ở vòm cung, nhưng chúng ta cần biết về khối vuông cơ bản hoặc khối chữ nhật trong đó chứa những hình elíp và những tâm phối cảnh những hình dạng của chúng.

khong gian 30

Định vị tâm phối cảnh và hình elíp nhằm chỉ ra một vòng tròn là khái niệm có thể được áp dụng để tạo ra hình tháp, hình trụ và hình chóp nón

Một khi có một hình vuông hoặc hình chữ nhật được tạo ra, nó có thể được dễ dàng chuyển thành hình tháp, hình trụ hoặc hình chóp nón bằng cách tìm ra tâm phối cảnh cho những mặt phẳng ở đỉnh và đáy của những hình dạng mới (A-D). Với hình tháp (A), bạn chỉ cần đơn giản kẻ những đường từ tâm phối cảnh của một mặt phẳng ở đỉnh xuống bốn góc của mặt phẳng đáy. Với hình trụ (B) thì trước tiên ta cần phải vẽ một hình elíp thích hợp ở mặt phẳng đỉnh và mặt phẳng đáy như đã mô tả trước đây. Sau đó, kẻ những đường thẳng đứng từ những giới hạn ngoài cùng của cả hai hình elíp. Cũng nên ghi nhận rằng một hình tháp thứ hai (C) và một hình chóp nón (D) có thể được vẽ ra chỉ với sự thiết lập của mặt phẳng đáy. Hãy tìm tâm phối cảnh của những mặt phẳng đó và từ những điểm của chúng, kẻ những đường thẳng đứng từ đáy lên với chiều dài tùy thích. Sau đó, từ cuối đường kẻ này, kẻ những đường đến bốn góc của hình tháp và đến những điểm nơi mép ngoài của hình elíp ở chóp nón.

Hệ tính toán nhằm tìm ra tâm phối cảnh của mặt phẳng lùi ra sau có thể được sử dụng để phóng chiếu những khoảng cách đã biết ra sau hoặc ra hai bên, vào không gian, theo những tỷ lệ giảm thiểu thích hợp. Nếu một công ty điện thoại trồng bảy cái trụ ở những khoảng cách đều nhau dọc theo con đường, thì bằng cách nào họa sĩ có thể biết chính xác chúng sẽ được vẽ ở đâu trên mặt tranh? Nghiên cứu hình Chia nhỏ một mặt phẳng (A) và bạn hãy ghi nhận rằng những đường chéo (B) dừng tại tâm điểm. Trong phần lộ rõ, chúng tiếp tục hướng về những góc ở phía trên và dưới. Tuy vậy, nếu tâm phối cảnh (phẳng lặng thẳng đứng hoặc nằm ngang) có thể được tìm thấy, thì một hình dạng đã biết (một nửa đơn vị) có thể dược phóng chiếu vào không gian ở phía đối nghịch của điểm trung tâm bằng cách tiếp tục kéo dài những đường chéo cho đến khi chúng ngang qua một cạnh nối dài của đỉnh hoặc đáy.

Để vẽ những trụ điện thoại có những khoảng cách đều nhau trong phối cảnh, bạn hãy đơn giản vẽ trụ đầu tiên và rồi kẻ những đường hướng dẫn từ đáy, đến điểm các đường song song gặp nhau. Hãy vẽ trụ điện thoại thứ hai ở bất kỳ khoảng cách nào bạn muốn kể từ trụ thứ nhất, và song song với nó, chạm vào đỉnh và đáy của những đường hướng dẫn. Tiếp đến, tìm tâm của trụ thứ hai bằng cách đo hoặc chia hình dạng giữa các trụ với những đường chéo. Điểm nơi các đường chéo ngang qua có thể phóng chiếu vào trụ thứ hai bằng cách kẻ một đường hướng dẫn từ điểm đó đến điểm các đường song song gặp nhau. Giờ đây, bạn hãy nhớ rằng những đường chéo ngang qua điểm giữa, những đường kẻ từ đỉnh và đáy của trụ thứ nhất ngang qua điểm giữa tìm thấy ở trụ thứ hai, và bạn hãy kéo dài chúng cho đến khi chúng chạm những đường hướng dẫn.

khong gian 31

Những trụ điện thoại trong hình trên mô tả hệ phóng chiếu thẳng đứng. Một đơn vị được định khoảng cách giữa hai trụ điện thoại có thể được dùng để phóng chiếu đường chéo hướng dẫn nới rộng từ một góc ngang qua điểm giữa của trụ điện thoại kế đó để đến đỉnh hoặc đáy đường hướng dẫn thích hợp cho thấy vị trí của trụ kế tiếp. Những đơn vị được định có thể được phóng chiếu theo chiều thẳng đứng hoặc chiếu nằm ngang

Sau khi chúng đã chạm, bạn hãy kẻ một đường hướng dẫn khác và đường này sẽ định vị trụ kế tiếp ở mỗi đơn vị phối cảnh tương đương với đơn vị vừa vẽ ra. Một đường chéo có thể được dùng để kẻ ngang qua tâm điểm của trụ mới nhằm tìm vị trí của trụ kế tiếp. Tiến trình này có thể được lặp lại mãi cho đến khi đạt đủ số trụ điện thoại cần thiết. Việc tạo cách quãng có thể được vẽ theo chiều ngang cũng như chiều thẳng đứng. Cái lối vẽ này cũng được áp dụng cho những trụ bảo vệ đường sắt ở phía dưới, góc phải. Hơn nữa, đường nằm ngang có thể được áp dụng để định vị gạch lót sàn, các cửa sổ, và v.v… hoặc để tạo những khoảng cách có tính tương thích giữa các cấu phần kiến trúc (Hình Nội thất của một căn phòng).

khong gian 32

Vì ta có thể đo được những đường thẳng đứng và đường nằm ngang trong phối cảnh một điểm nên khoảng cách của gạch lót sàn có thể được đánh dấu ở những cạnh của sàn nhà. Từ điểm các đường song song gặp nhau, những đường của sàn nhà được kéo ngang qua mỗi điểm đó, về phía người xem. Sau khi đã thiết lập hàng gạch lót sàn đầu tiên, đường chéo được kéo dài từ góc này đến góc kia của miếng gạch để ra phía ngoài. Nơi đường chéo ngang qua mỗi đường của sàn nhà. Một đường thứ hai, ngang qua tâm của cạnh của mỗi miếng gạch, xác định những điểm được phóng chiếu lên hai bên tường nhằm định khoảng cách panô tường và bề rộng của các cửa sổ.

Một bảng vẽ phối cảnh có thể có vài điểm các đường song song gặp nhau ngoài những điểm được định vị, ở đường chân trời (Hình Bảy trong một). Khi muốn phô bày một mặt phẳng có góc cạnh hoặc lùi vào không gian thì họa sĩ thường sử dụng nhiều điểm có đường song song gặp nhau, như trường hợp vẽ một đầu hồi, kèo nhà, hoặc một cánh cửa ra ở một góc độ. Ngoài ra, một điểm cũng có thể được định vị như một nguồn sáng để tạo những vùng in bóng của những vật được chỉ ra bởi những đường hướng dẫn phóng chiếu từ nguồn sáng đến mặt phẳng nền. Rắc rối hơn, họa sĩ có thể phải đương đầu với những trường hợp trong nhà cửa và những vật thể khác không song song nhau. Trong cùng một bảng vẽ, họa sĩ có thể sử dụng những phối cảnh một, hai hoặc có thể ba điểm.

khong gian 33
Bảy trong một

Bảng vẽ này được hình thành từ bảy điểm các đường song song gặp nhau (VPs). VPs 1 và 2 được sử dụng để vẽ cái hộp phía trái. VP 3 được sử dụng để tạo ra khối ở giữa. VPs 4 và 5 được sử dụng để vẽ cái thùng gỗ thưa ở phía phải. VP 6 được sử dụng để vẽ gạch lót sàn. VP 7 được sử dụng để xác định mặt phẳng nghiêng của cái hộp mở nắp và những chữ ở đó.

Những bất lợi của phối cảnh tuyến tính: Phối cảnh tuyến tính là một phương pháp cổ truyền mà các họa sĩ đã sử dụng trong nhiều thế kỷ. Trong thời gian đó, hệ phối cảnh này đã tiến hóa và chịu nhiều điều chỉnh trong nỗ lực nhằm làm cho nó uyển chuyển hơn hoặc thực tế hơn trong mô tả những vẻ bề ngoài tự nhiên. Một số những phối cảnh đó gồm cảnh đa điểm, có nhiều hơn ba điểm hội tụ những đường song song, và trong những lúc khác, là sử dụng nhiều mức độ tầm mắt khác nhau. Phối cảnh tuyến tính trở nên phổ biến nhất trong những giai đoạn nghiên cứu khoa học và đạt đến đỉn điểm vào giữa thế kỷ 19. Ngoài khả năng xem chừng có thể mô tả một cách chính xác những vẻ bề ngoài tự nhiên, phương pháp này có một số bất lợi mà theo quan điểm của một số nghệ sĩ, đã làm lệch cán cân hữu ích của nó. Nói tóm lại, những yếu điểm của phối cảnh tuyến tính là như sau:

- Nó không bao giờ cho thấy một hình dạng hoặc một cái toàn thể thực sự như là nó được biết.

- Những cái vẻ bề ngoài có thể được vẽ ra một cách chính thức là những vẻ chỉ được trông thấy bởi họa sĩ/ người quan sát từ một vị trí trong không gian.

- Sự suy thoái phải có những đường song song khi hướng đến những điểm chung đưa đến những hiệu quả hình ảnh có tính đơn điệu.

- Sự giảm thiểu cực độ có tỷ lệ bên trong một vật thể, phát sinh từ sự hội tụ các đường nét, là một loại của sự méo mó khác của phối cảnh.

Những bất lợi vừa kể được nêu ra là để cho thấy rằng những lối nhìn quen thuộc đều không nhất thiết là những lối nhìn hữu hiệu trong một tác phẩm nghệ thuật. Ở nhiều thời kỳ khác nhau, việc sử dụng phối cảnh theo trực quan thường được thay thế cho những công thức có hệ thống nhằm tạo ra chiều sâu trong những loại hình hội họa.

Trong một chừng mực nào đó, các họa sĩ có thể trở thành tù nhân của hệ thống mà họ đã tiếp tay để tạo ra. Vì những quy tắc cứng nhắc của nó nên phối cảnh nhấn mạnh đến sự trình bày chính xác – một nhấn mạnh có khuynh hướng làm cho sự trình bày trở nên quan trọng hơn là cái được trình bày. Tuy vậy, nếu họa sĩ xem phối cảnh như một sự trợ giúp hơn là một cứu cánh, như là một cái gì đó được sử dụng lúc khi họa muốn tạo ra một hình ảnh, thì nó có thể là rất hữu dụng. Nhiều tác phẩm xuất sắc không biết đến phối cảnh hoặc cho thấy “những lỗi lầm” trong sử dụng hệ phối cảnh. Trong trường hợp như thế, loại trật tự có tính không gian tạo ra bởi phối cảnh truyền thống không tương hợp với những mục tiêu của họa sĩ. Tựa như bất kỳ một công cụ nào, phối cảnh là điều mà các họa sĩ cần phải học hỏi, vì nó nới rộng phạm vi của sự biểu hiện có tính khái niệm.

+ Những hệ phối cảnh khác: Một số hệ phối cảnh khác gợi lên không gian của các vật thể đã được triển khai. Những phương pháp đó sử dụng các đường song song phóng chiếu (không hội tụ). Vì những hệ này trình bày một hình ảnh không giảm sút khi nó lùi xa – nên các nhà thiết kế, kiến trúc sư và kỹ sư sử dụng chúng để giúp dễ dàng hơn việc vẽ thiết kế. Tuy vậy, họ có khuynh hướng “làm dẹt” các vật thể khi so sánh với những hệ phối cảnh cổ truyền của phương Tây sử dụng những điểm các đường song song trông như gặp nhau.

Thoạt nhìn, phóng chiếu chếch xem chừng có liên quan đến phối cảnh một điểm vì cả hai đều có một mặt phẳng tiền diện luôn song song với mặt tranh. Ứn dụng trong vẽ kiến trúc và kỹ thuật xây dựng, mặt phẳng tiền diện luôn được vẽ với tỷ lệ đầy đủ. Tuy vậy, với phối cảnh chếch, mọi rìa trái hoặc phải hẳn phải hội tụ ở một điểm gặp nhau của những đướng ong song thì được kẻ song song. Chúng hình thành từ mặt tiền ở góc 45 độ. Cái loại những cạnh song song không hội tụ này của những mặt phẳng lùi ra sau là điều thường thấy trong nghệ thuật Á châu.

khong gian 34
M. C. Escher, Thác Nước, 1961. Bản in lithô (380 x 300 cm)

Từ khi còn trẻ Escher đã thực hành phối cảnh bằng kỹ thuật đồ họa và trong nhiều năm ông tìm cách làm chủ kỹ năng này. Sau đó, ông thấy rằng có thể truyền đạt bằng cách nới rộng kỹ thuật phối cảnh của ông, và ông bị mê hoặc bởi việc đánh đổ cái tầm nhìn thông thường của chúng ta về thế giới ba chiều. Trong tác phẩm này, Escher biết rằng nếu ở một tầm nhìn duy nhất thì ta không thể cùng lúc trông thấy nhiều tầng của một tòa nhà. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể trông thấy nước chảy từ tầng ba xuống tầng một.

khong gian 35

Phóng chiếu xiên A - B

A. Hệ phóng chiếu này cho thấy các quan hệ có tính không gian giúp sử dụng một mặt phẳng tiền diện của một hình dạng với cạnh không hội tụ của những mặt phẳng vẽ ở góc 45 độ từ mặt phẳng tiền diện.

B. Phóng chiếu đẳng thước nêu bật cạnh thẳng đứng phía trước và cạnh không hội tụ của những mặt phẳng vẽ ở góc 30 độ về phía trái và phải.

khong gian 36
Lương Khai, Nghề nuôi tằm (chi tiết), Trung Quốc, đầu thế kỷ 13, Nam Tống.
Cuộn tranh, mực và màu nhạt trên giấy, 26.5 x 98.5 cm

(A) Khái niệm về không gian của người Á Châu có phối cảnh đảo ngược với quan điểm của người phương Tây. (B) Qua phân tích họa phẩm này, ta thấy rằng nếu những đường nét xác định các khối nhà được kéo dài ra phía sau, về đường chân trời, thì chúng sẽ gặp nhau như trong phối cảnh tuyến tính của các họa sĩ phương Tây. Tuy vậy, nếu chúng được kéo dài ra phía trước, theo khái niệm không gian của người Á Châu, thì chúng xem chừng hội tụ. Kết quả là rìa gần của các khối nhà thì hẹp hơn là rìa ở phía sau đó là đặc trưng của phối cảnh Đông Á.

Phép phongs chiếu đẳng thức thì có một vẻ bề ngoài khiến ta có thể so sánh với phối cảnh hai điểm. Cả hai loại phối cảnh này đều bắt đầu với một cạnh tiền diện thẳng đứng. Tựa như phối cảnh chếch, phối cảnh đẳng thức không hề có những cạnh lùi sau hội tụ. Mọi cạnh cắt ngang qua đường thẳng đứng đều chuyển dịch sang phải và trái góc 30 độ. Để dễ vẽ, mọi ba chiều kích của vật thể cũng được áp dụng một hệ đo đạc (tỷ lệ) như nhau; không hề có giảm tỷ lệ đối với những mặt phẳng lùi ra sau. Hệ phối cảnh này thường được chuộng hơn phối cảnh chếch vì tất cả ba mặt đều được thấy rõ cùng một lúc với vẻ ít méo mó hơn. Không một cạnh nào của hình ảnh được kẻ song song với người xem (mặt phẳng tranh). Hệ phóng chiếu này được dùng trong minh họa và vẽ kỹ thuật.

Phép vẽ trực giao có lẽ ít được am hiểu như một hệ thống nhằm xác định các vật thể trong một sự sắp xếp có tính không gian, nhưng nó được sử dụng bởi các kỹ sư và kiến trúc sư để vẽ những bản thiết kế. Với hệ này, mọi cạnh của những vật hình chữ nhật (hình học) đều được vẽ song song hoặc thẳng đứng với đường nền và sự đo đạc phải tuân theo tỷ lệ chính xác. Các nghệ nhân, kỹ sư, thiết kế công nghiệp và kiến trúc sư đều sử dụng phép vẽ này.

Được sử dụng bởi các họa sĩ truyền thống Đông Á, phối cảnh đảo ngược là một sự tương phản rõ rệt đối với phối cảnh của phương Tây. Những nguyên tắc cổ xưa nêu lên sự hội tụ của các đường song song khi chúng tiến đến gần người xem tranh. Loại trình bày này khép lại không gian trong chiều sâu để bức tranh trở thành một sân khấu và người xem tranh là một diễn viên tham gia vào toàn cảnh không gian tích cực, hiếm khi mất tính đồng nhất với mặt tranh. Những khái niệm không gian, tương tự cũng được sử dụng tại phương Tây trong một số giai đoạn lịch sử. Những ý tưởng về không gian hình ảnh thường phù hợp với tâm trạng đang nổi trội của xã hội sản xuất ra nghệ thuật. Theo nghĩa này thì không gian là loại hình biểu cảm của con người.

- Không gian trực quan: Tuy các hình khối và những mặt phẳng giữ một vai trò mạnh mẽ trong việc tạo ra những ảo ảnh về không gian trực quan, độc lập với những nguyên tắc nghiêm ngặt và công thức. Như vậy, không gian trực quan không phải là một hệ thống nhưng là một sản phẩm trực giác của họa sĩ nhằm vận dụng một số phương kế nào đó để tạo ra không gian. Những phương kế giúp họa sĩ làm chủ không gian bao gồm: Gối chồng lên nhau, sự trong suốt, sự thâm nhập vào nhau, những mặt phẳng nghiêng, tỷ lệ bất cân xứng và sự trình bày có tính phân đoạn. Ngoài ra, họa sĩ phải khai thác những tính chất cố kết có tính không gian của các yếu tố nghệ thuật. Những tính chất vật lý của các yếu tố nghệ thuật có khuynh hướng tiến về phía trước hoặc lùi ra sau; điều này có thể được sử dụng để xác định không gian đó trong bất kỳ một sự phối hợp cần thiết nào, họa sĩ có thể đưa vào một ý nghĩa về không gian cho hình ảnh trong tranh trong khi điều chỉnh những quan hệ. Không gian xuất phát từ phương pháp này là điều được sẵn sàng cảm nhận bởi mọi người, tuy xét theo những tiêu chuẩn của phối cảnh tuyến tính thì nó xem chừng lạ lùng và ngay cả bị vặn vẹo.

khong gian 37

Roger Brown, Đất của Lincoln, 1978. Tranh sơn dầu (1.82 x 2.13m)

Một số họa sĩ đương đại đã sử dụng những kỹ thuật cá nhân để tạo ra những hiệu ứng không gian không như thông thường. Họa phẩm này của Roger Brown cho thấy nhiều điểm nhìn xem chừng phóng chiếu ra phía sau và về phía trước trong một tỷ lệ bất thường.

>>> Không gian trong hội họa (Phần 1)

>>> Không gian làm việc của các danh họa trong tranh vẽ

>>> Tư duy không gian hai chiều trong mỹ thuật dân gian Việt

0976984729