Sự tương quan giữa các màu sắc
Về mặt cơ bản, khi nói đến sự tương quan có nghĩa là nói tới sự so sánh, mối tương tác, tác động hợp xung giữa các màu sắc với nhau. Chúng ta có những hình thái tương quan cần nghiên cứu sau đây:
- Sự tương quan về tính chất (Relative between the nature):
Đây là sự tương quan về tính chất nóng lạnh của màu sắc được sử dụng trong một hòa sắc…
- Sự tương quan về cường độ (Relation between the intensity):
Đây là sự tương quan về tính chất, mức độ tươi tái của các màu đứng cạnh nhau trong hòa sắc.
- Sự tương quan về sắc độ (Relation between dark and light):
Đây là sự so sánh về mức độ đậm nhạt, sáng tối của các màu sắc đang ở cùng hòa sắc hay dự định phối hợp chúng với nhau. Để tạo được một hòa sắc tốt thì chúng ta nên xác định cho được điều mà các họa sĩ gọi là “Chủ sắc”.
- Sự tương quan về diện tích (Relation between the surfaces):
Đây là sự so sánh về độ lớn nhỏ của các mảng màu khi quy vào tổng thể. Bình thường một màu hay sắc nào đó thường hiện hữu thành dạng mảng, bệt, nét hay chấm. Có khi chúng ở dạng đã được quy gộp thành mảng lớn dễ so sánh. Nhưng thường thì chúng bị phân tán, rắc rải trên nhiều diện, nhiều nơi, nhiều trạng thái rõ nhòe khác nhau. Muốn so sánh, chúng ta tưởng tượng là sẽ cắt rời chúng ra và ghép lại thành các mảng lớn theo từng màu để dễ thấy được diện tích của mỗi màu hay loại màu. Không bao giờ những màu có diện tích ngang nhau phối trí với nhau mà tạo được cảm giác sinh động.
- Sự tương quan về chất liệu (Relation between the materials):
Đây là sự so sánh về góc độ cảm giác do các chất liệu vốn có màu đang được phối hợp với nhau trong một hòa sắc hay một tác phẩm. Xét về các mức độ gợi cảm do chất liệu tạo ra, chúng ta có: sần, thô, mịn, láng, bóng, trong, đục, nặng, nhẹ, mềm, cứng… Mỗi một cảm giác về chất khi đi cùng với màu thường tạo ra những cảm giác hay ảo giác khác nhau. Thí dụ có hai cái áo cùng một màu nhưng cái mà chất vải có độ sần sùi, có độ bóng hay cứng thì mặc vào cảm thấy mập hơn so với khi mặc áo cọ độ mềm, mịn…
Trong bố cục thị giác thì việc nghiên cứu những chất liệu khác nhau trong cùng một màu để phối hợp với nhau cũng là một yêu cầu quan trọng đi đôi với việc phối màu, sắc.
Vấn đề này các nhà trang trí, thiết kế thời trang và nội thất rất quan tâm.
Trên thực tế ứng dụng, chúng ta nên xác định cho được “chất liệu” trong một tác phẩm thị giác.
Sự tương quan có nghĩa là so sánh màu này với màu khác cũng như sự tương tác giữa chúng với nhau. Sự so sánh có thể diễn ra thông qua nhiều yếu tố như: diện tích lớn nhỏ, sắc đo đậm nhạt, cường độ tươi tái, tính chất nóng hay lạnh hoặc chất liệu sần mịn, thô láng…
Chúng ta hãy thực hiện các thí dụ sau:
- Đặt hình vuông màu Vàng Chanh có diện tích 8 cm x 8 cm trên nền hình vuông màu Vàng Đất có diện tích 12 cm x 12 cm thì nó sẽ không nổi mạnh khi đặt nó trên nền cũng Vàng Đất nhưng diện tích lớn hơn gấp nhiều lần như 25 cm x 25 cm, 30 cm x 30 cm…
- Hình vuông màu Xanh Lá Cây nổi bật hơn khi đặt nó trên hình vuông cũng Xanh Lá Cây thật đậm và nó sẽ bị lẫn, chìm vào nền màu Xanh Lá Cây hơi đậm chỉ hơn nó một tí.
- Đặt màu Xanh Lục tươi trên nền Đỏ bầm hay Lam đậm thì nó sẽ tươi sáng hơn khi đặt nó lên trên nền Đỏ tươi hoặc Cam tươi. Vì ở trường hợp thứ nhất có sự tương phản mạnh về cường độ, còn tình huống thứ hai thì tương phản quá ít.
- Đặt màu Xanh Lam tươi trên màu Cam Đỏ hay Cam đậm (do pha với Đen)…
- Đặt màu Vàng Chanh trên nền màu Vàng đất hay màu Xám thì nó sẽ tươi sáng hơn khi đặt nó trên nền màu Trắng.
- Đặt màu Xanh Đọt Chuối sẽ sáng hơn khi đặt trên nền Đỏ Đậm và nó sẽ đậm hơn khi dặt trên nền màu Hồng Nhạt.
- Đặt màu Cam tươi trên nền màu Lam đậm thì màu Cam sẽ tươi và sáng hơn khi đặt nó trên nền màu Vàng Chanh.
- Đặt màu Xám tro trên nền màu Đen thì nó sẽ sáng hơn khi đặt nó trên nền màu Trắng.
- Đặt màu Vàng Chanh lên nền màu Xanh Lục thì nó có vẻ ửng xanh. Còn đặt nó trên nền Đỏ tươi thì nó có vẻ ửng Đỏ.
- Đặt màu Xám Tro Nhạt lên nền màu Xanh Lục thì nó có vẻ ửng xanh. Còn đặt nó trên nền Đỏ tươi thì nó có vẻ ửng Đỏ.
- Nhìn lâu vào màu Vàng Chanh đặt trên nền Trắng và nhìn lâu thì xung quanh nó dường như ửng lên đường viền màu Tím Nhạt (vốn gốc là màu tương phản với nó).
- Nhìn lâu vào màu Tím tươi đặt trên nền Trắng và nhìn lâu thì xung quanh nó dường như ửng lên đường viền màu Vàng chanh nhạt (vốn gốc là màu tương phản với nó).
- Nhìn lâu vào màu Xanh Lục tươi đặt trên nền Trắng và nhìn lâu thì xung quanh nó dường như ửng lên đường viền màu Hồng nhạt (vốn gốc là màu tương phản với nó).
Sự tương quan về màu sắc (Relationship of color)
Màu xanh dương thay đổi trên nền tím và vàng nghệ
Màu xanh lá thay đổi trên nền vàng chanh và đỏ
Màu vàng chanh thay đổi trên nền vàng đất và tím
Nghiên cứu ảo giác về màu của họa sĩ Vasarely
Sự tương quan giữa màu chủ đạo và chủ sắc
Relationship between dominant colors and dominant tonality
Về mặt thị ảo giác thì hình vuông trắng trên nền đen có vẻ lớn hơn hình vuông đen trên nền trắng, mặc dù trên thực tế chúng bằng nhau. Ứng dụng hiện tượng này trong bố cục sắc độ sáng thì dễ thu hút thị giác và có bố cục chặt chẽ hơn bức tranh có chủ sắc sáng mà màu nhấn có sắc đậm.
Chuyển màu chủ đạo nóng hay lạnh của bức tranh sang chủ sắc đậm hay nhạt để so sánh sự tương quan giữa chúng với nhau là điều cần thiết để nghiên cứu hệ thống đậm nhạt trong tác phẩm
- Nhìn lâu vào màu Đỏ tươi đặt trên nền Trắng và nhìn lâu thì xung quanh nó dường như ửng lên đường viền màu Xanh lục nhạt (vốn gốc là màu tương phản với nó).
- Nhìn lâu vào màu Cam tươi đặt trên nền Trắng và nhìn lâu thì xung quanh nó dường như ửng lên đường viền màu Lam nhạt (vốn gốc là màu tương phản với nó).
- Nhìn lâu vào màu Lam tươi đặt trên nền Trắng và nhìn lâu thì xung quanh nó dường như ửng lên đường viền màu Cam nhạt (vốn gốc là màu tương phản với nó).
- Đặt màu Đỏ hồng trên nền màu Đỏ đậm thì nó sáng hơn khi đặt nó trên nền màu Vàng chanh hay Trắng.
- Đặt một hình vuông màu Vàng hơi sáng có chất liệu mịn (do pha một ít trắng) trên nền lớn cũng có màu Vàng nhưng là màu Vàng nguyên chất nhưng đồng chất liệu mịn thì nó có vẻ hòa lẫn vào nền. Ngược lại, nếu đặt nó lên nền cũng màu Vàng như vậy nhưng có chất liệu thô, sần thì nó tách biệt với nền hơn. Đây là trường hợp tương phản về đồng màu mà khác chất.
Ở đây, khi nói đến khái niệm tương quan chúng ta cũng liên hệ đến những khái niệm về những hình thái tương phản trong phạm vi màu sắc:
+ Tương phản về diện tích lớn nhỏ
+ Tương phản về tính chất nóng lạnh
+ Tương phản về sắc độ đậm, nhạt
+ Tương phản về cường độ tươi tái
+ Tương phản về rõ, nhòe
+ Tương phản về chất liệu: nhám mịn, sần láng, trong đục, cứng mềm, nặng nhẹ.
>>> Mối quan hệ giữa màu sắc và ánh sáng