Hình dạng trong hội họa (Phần cuối)

* Hình dạng và những nguyên tắc design:

Nhằm tạo ra trật tự hoặc tính đồng nhất của tác phẩm và lôi cuốn sự chú ý của người xem tranh, họa sĩ phải tuân thủ một số nguyên tắc của nghệ thuật sắp xếp hay design. Để tuân thủ những nguyên tắc đó, họa sĩ thường buộc phải gia giảm các hình dạng từ những vẻ tự nhiên của chúng. Chính vì cách đó mà các hình dạng có thể được gọi là những khối kiến trúc của cấu trúc nghệ thuật. Tựa như trường hợp của đường nét – yếu tố đầu tiên của hình dáng nghệ thuật – các hình dạng có nhiều mục tiêu trong việc tao ra những ấn tượng thị giác, tâm lý hoặc cảm xúc. Những mục tiêu đó biến đổi tùy theo họa sĩ và người xem tranh.

hinh dang 13b
Ron Davis, Những lỗ thông hơi hình hộp xiên 545, 1977. Acrylic trên vải tranh (2.90 x 4.57m)

Tuy trật tự về phối cảnh tuyến tính không dược tuân thủ ở đây, nhưng một cảm giác về không gian đã được tạo ra bởi những phương tiện khác dưới sự kiểm soát trực quan của họa sĩ

Sự sắp xếp có trật tự các hình dạng cũng tuân theo những nguyên tắc tương tự như được quy định với những yếu tố khác của hình dáng. Trong khi tìm kiếm một trật tự có ý nghĩa, người họa sĩ sửa đổi các yếu tố cho đến khi:

1. Đạt được mức độ và loại cân bằng mơ ước.

2. Sự chú ý của người xem tranh đã được kiểm soát cả về phương hướng lẫn thời gian chú ý.

3. Đạt được tính nhiều vẻ và tỷ lệ hài hòa thích hợp.

4. Tạo được một khái niệm về không gian phù hợp trên toàn tác phẩm.

Trong khi không gian là kết quả của việc sử dụng những yếu tố, sự hài hòa và tính nhiều vẻ là điều mà chúng ta đã thảo luận trước đây, thì những khái niệm về cân bằng, phương hướng và khoảng thời gian lôi kéo sự chú ý – liên quan đến hình dạng, là những điều khá quan trọng, đáng để chúng ta phải tìm hiểu thêm.

* Sự cân bằng:

Khi tìm kiếm sự cân bằng cho tác phẩm, các họa sĩ làm việc với sự am hiểu rằng các hình dạng có những trọng lượng hình ảnh khác nhau, tùy theo cách thức chúng được sử dụng. Tuy cái nguyên tắc cơ cấu hình dạng này đã được đề cập, hẳn cũng hữu ích khi chúng ta xem xét lại về sự cân bằng, đặc biệt có liên quan đến hình dạng. Chúng ta thấy rằng việc bố trí những hình dạng có kích cỡ khác nhau ở những khoảng cách khác nhau kể từ điểm tựa (đòn cân) có thể được kiểm soát để tạo ra sự cân bằng hoặc không cân bằng. Vì không có một trọng lượng thực sự nào có liên quan đến nên chúng ta cho rằng cái cảm giác về trọng lượng là một cảm giác xuất phát từ trực quan, hoặc cảm nhận và là kết quả của những tính chất khác nhau hình thành nhiều yếu tố nghệ thuật. Chẳng hạn, một sắc độ đậm góp phần tạo trọng lượng cho hình dạng, trong khi thay thế một đường nét hẹp cho một đường to bản bao quanh hình dạng thì làm cho nó có vẻ nhẹ hơn.

hinh dang 14b

hinh dang 15b
A-B. Pablo Picasso, Guernica, 1937. Tranh sơn dầu (3.49 x 7.75)

Biểu đồ tuyến tính (B) phủ lên tác phẩm Guernica của Picasso là một trong những cách để suy diễn cách thức mà hình dạng đã được sử dụng như một phương kế hướng dẫn phương hướng. Những mũi tên ở giữa các hình dạng cho thấy những hướng chính của chúng. Những đường nét đậm liền lạc chỉ ra những cạnh nơi một hướng được cảm nhận xem chừng cùng hàng với cạnh của một hình dạng tương ứng ngang qua một không gian (được chỉ bởi những đường nét không liền lạc). Những đường nét đó tạo ra những hướng chính của các hình dạng trên toàn bộ tác phẩm. Những hình dạng thứ cấp cũng có quan hệ theo cách tương tự và được chỉ ra bởi những đường nét cỡ trung. Những đường nét nhỏ nhất cho thấy các cạnh cong của hình dạng trung hòa đường “thẳng” và một cách rộng hơn uốn cong những cạnh của các hình vẽ.

* Phương hướng:

Các họa sĩ có thể sử dụng những nguyên lý của sự tạo hình để làm phát sinh những lực của hình ảnh nhằm hướng dẫn đôi mắt của chúng ta khi thưởng lãm tác phẩm. Những con đường đã được nghĩ ra để khuyến khích sự chuyển tiếp từ vùng hình ảnh này sang vùng hình ảnh khác. Có nhiều cách thức để làm cho điều này được dễ dàng. Một trong những cách đó là dùng những hình dạng để chỉ vào những phương hướng cá biệt (những hình dạng ngắn hơn thường ngăn trở những con đường của hình ảnh). Thứ hai, các họa sĩ thường nới rộng hoặc “hướng đến” những cạnh hầu như liên kết chúng với những cạnh của các hình dạng khác hoặc gợi lên qua phương hướng của những cạnh một sự chuyển động có liên quan đến một hướng nào đó. Giải pháp thứ ba là sử dụng không gian trực quan, một phối cảnh có tính gợi ý với những hình dạng nghiên vào hoặc xuyên qua mặt tranh và dẫn dắt đôi mắt chúng ta dọc theo những con đường ba chiều; Cái hướng mà đôi mắt men theo những con đường đó cần phải nhịp nhàng, vui mắt và mang lại sự hợp nhất cho tác phẩm. Đặc trưng của sự nhịp nhàng được tạo ra là tùy thuộc ở những chủ ý của họa sĩ: Nó có thể xoắn mạnh, ngoằn nghoèo, nhanh hoặc chậm. Sự làm chủ phương hướng giúp chúng ta trông thấy các sự vật theo một chuỗi thích hợp và phù hợp với mức độ quan trọng đã được trù định cho chúng.

hinh dang 16b
Georges Braque, Tĩnh vật với Trái cây và Đàn dây, 1938. Tranh sơn dầu (114.3 x 147.3 cm)

Những hình dạng có đường nét màu trắng hoặc sắc độ sáng xác định những con đường dẫn đưa con mắt đi theo. Sự căng thẳng trong hình ảnh và chuyển động nhịp nhàng là kết quả từ sự bố trí, kích cỡ, độ nhấn mềm mại và đặc trưng chung của những hình dạng trong tranh.

hinh dang 17b
Ismael Rodriguez Rueda, El Sueno de Erasmo (Giấc mơ của Erasmus), 1995. Tranh sơn dầu (100 x 120 cm)
Hình ảnh của Đấng Kitô được làm nổi trội bởi kích cỡ và vị trí trung tâm của nó

Có một khía cạnh khác là sự liên kết hoặc sự tương tự, một khía cạnh có khuynh hướng hạn định sự chú ý vào những hình dạng và những yếu tố khác. Những tương phản giữa hình dạng chữ T của Đấng Kitô, những hình dạng bầu dục ở phía phải và trái của cận cảnh, những đỉnh vòm ở nền tranh, những khác biệt trong sắc độ và màu sắc từ nhân vật – tất cả các điều đó cung cấp những khác biệt nhằm gia tăng tính trội của nhân vật trong họa phẩm El Sueno de Erasmo của Ismael Rodriguez. Giữ một vai trò kém quan trọng hơn nhưng bổ sung cho sự cố kết từ cơ cấu của họa phẩm là sự tái hiện những hình dạng của cái đầu y như nhau nơi những hình ảnh, cùng những nét màu vàng, đỏ và lục trong những phần của họa phẩm.

* Sự hài hòa và tính nhiều vẻ:

Sự hài hòa bảo đảm rằng mọi vật xem chừng thuộc về nhau. Những hình dạng và các yếu tố khác đạt được sự hài hòa qua cái vẻ giống nhau. Với sự lặp lại, những phần đó hình thành một gia đình, tựa như các thành viên trong gia đình của con người, cùng có chung những đặc trưng. Một gia đình hình dạng, có thể gồm phần lớn là tuyến tính (gồm những cạnh thẳng), dạng cong (có những cạnh cong), hoặc thuộc một loại tương tự khác. Sự giống nhau của hình dạng có thể được tăng cường thêm bởi sự cùng có chung sắc độ, cấu trúc cơ bản, hoặc màu sắc. Sự giống nhau không luôn phải nhất thiết y hệt như nhau, nhưng có thể chỉ cần đủ để trông thấy quan hệ của chúng. Sự nhấn mạnh về tính hài hòa của hình dạng có thể đưa đến một cảnh tượng tương đối êm ả, nhưng nếu quá nhấn mạnh nó thì sẽ làm giảm đi sự quan tâm của chúng ta.

hinh dang 18b
Ronald Coleman, Supervisory Wife II, 1992. Nghệ thuật với sự trợ giúp của điện toán

Nguyên tắc về tính nổi trội có quan hệ được phổ biến trên bản tranh in bằng điện toán này bởi kích cỡ rộng, sự tương phản của màu tím và đôi mắt bí ẩn đang nhìn ra từ khối cầu. Ngoài ra, sự chú ý được lôi kéo về hình dạng cầu này bởi sự hội tụ của những đường nét phía trước và những hình dạng ở bên hông hướng về nó.

* Những hình dạng và khái niệm không gian:

Đối với không gian, nhà điêu khắc có thể có được lợi thế hơn họa sĩ vì họa sĩ phải đối đầu với sự phẳng dẹt của mặt tranh. Mặt tranh phẳng dẹt có thể được chuyển thành một cái “cửa sổ” nơi các sự vật có vẻ tiến về phía trước hoặc lùi ra sau. Không gian được xử lý bằng nhiều cách khác nhau trong nhiều sự phát triển khả năng trí tuệ không giống nhau; khi thì nó được nới rộng, khi lại bị nén lại. Trong cả hai trường hợp, hình dạng là yếu tố quan trọng.

Các hình dạng thường khi được trông thây như những mặt phẳng, độc lập hoặc một phần của các sự vật, nghiên hoặc thẳng đứng và thường khi phẳng (tuy không thường xuyên). Chúng có thể có vẻ là những mặt nền, mặt tường, mặt bàn và v.v… trong phối cảnh, các hình dạng thường có vẻ như rời xa khỏi chúng ta, đưa đến kết quả là có nhiều chiều sâu khác nhau của không gian. Các hình dạng có thê vặn và cong trong không gian hoặc gối lên nhau, hoặc xuyên qua nhau, tạo ra những quan hệ mới có tính không gian.

Người họa sĩ cần phải kiên định với không gian của mình. Thông thường, một sự hỗn hợp thì không hiệu quả. Một thách đố mà họa sĩ phải giải quyết, đó là cân bằng những lực có tính không gian. Trong nghệ thuật hai chiều, sự tạo hình cân bằng tùy thuộc vào trong lượng ở vẻ bề ngoài của các yếu tố. Trong khi tìm kiếm một cái vẻ ba chiều thì sự đẩy mạnh hoặc rút bớt những yếu tố trong không gian là điều cần phải được cân bằng nếu không mặt tranh có thể bị vặn vẹo. Sự cân bằng các lực có tính không gian tùy thuộc vào sự điều chỉnh về kích cỡ, vị trí và những biến đổi về đậm nhạt của các sắc độ và màu sắc. Trong khi thực hiện những điều chỉnh đó, họa sĩ sẽ giúp những hình dạng mình ưa thích có một vị trí trong không gian.

* Hình dạng và nội dung:

Trong khi những hiệu quả thuộc vật chất do họa sĩ tạo ra là tương đối dễ xác định, thì những tính chất của biểu cảm hoặc tính cách do các hình dạng mang đến trong một tác phẩm nghệ thuật lại là điều có quá nhiều thay đổi tùy trường hợp (và những đáp ứng của cá nhân) nên vì thế chỉ có rất ít khả năng có thể được gợi lên. Trong một số trường hợp, chúng ta có những đáp ứng thông thường, thiếu cá tính trước những hình dạng. Nhưng có những trường hợp khác, chúng ta có những phản ứng phức tạp hơn vì cá tính của chúng ta có thể ảnh hưởng đến những đặc trưng của các hình dạng (chẳng hạn, cảm giác không thích, tức tối, ngượng nghịu, lơ lửng v.v…) đó chỉ là một số những ý nghĩa hoặc nội dung mà chúng ta có thể tìm thấy trong các hình dạng. Lẽ tự nhiên, các họa sĩ tận dụng những tính chất như thế của các hình dạng để triển khai tác phẩm nghệ thuật của họ, tuy phần lớn công việc của họ được thực hiện theo trực quan.

hinh dang 19b
Francisco Goya, Đấu bò, khoảng 1824. Tranh sơn dầu (63 x 93cm)

Tuy hình ảnh kỵ mã dùng giáo là điểm dễ nhận ra trước tiên trong tác phẩm này, đó hẳn chỉ là điểm khởi đầu để am hiểu về bi kịch và sự đẫm máu mà Goya tìm thấy trên sân đấu bò.

hinh dang 20b
Conrad Marca – Relli, Kỵ mã dùng giáo trong cuộc đấu bò, 1956. Tranh sơn dầu (1.20 x 1.35m)

Tuy cùng đề tài, nhưng các họa sĩ có những đáp ứng khác nhau, tùy theo mức độ sử dụng trí tưởng tượng và sự biến hóa trong cảm nhận hình ảnh của họ. Sự khác biệt đó có thể thấy rõ qua những tương phản của hình ảnh kỵ mã dùng giáo như trên.

Có thể nói một kiến trúc sư thì hầu như không khi nào sử dụng những hình dạng trong xây dựng để gợi lên những hình thể tự nhiên; điều đó tuy từng được thực hiện trong dòng lịch sử nghệ thuật, nhưng rất hiếm hoi. Ngược lại, các nhà điêu khắc và họa sĩ thì thường sử dụng các cấu trúc tự nhiên trong phương tiện truyền đạt riêng của họ. Tuy vậy, chứng cứ hiển nhiên cho thấy rằng họ không luôn quan tâm đến việc sử dụng những hình dạng để thể hiện những sự vật quen thuộc. Các họa sĩ thường có khuynh hướng trình bày cái mà họ nghĩ ra hoặc tưởng tượng đó là thật hơn là trình bày như thật cái mà họ cảm nhận được hoặc trông thấy một cách khách quan. Điều này đặc biệt hiển nhiên trong thế kỷ 20 khi toàn bộ các phong trào nghệ thuật đều dựa trên việc sử dụng những hình dạng có tính phi thể hiện – từ phong trào trừu tượng của đầu thập niên 1900 đến phong trào khái niệm của thập niên 70 và 80.

Như vậy, khái niệm và trí tưởng tượng luôn là những phần trong thể hiện nghệ thuật. Vấn đề là các nghệ sĩ sử dụng sự cảm nhận và trí tưởng tượng của họ như thế nào và đến mức độ nào. Qua việc tìm cách nói lên một điều gì đó bằng việc sử dụng đề tài và sự tạo hình, các họ a sĩ thấy rằng không thể thực hiện những mục đích của họ mà không thêm bớt những yếu tố của sự tạo hình/ biểu hiện. Như thế trong khi tác phẩm của họa sĩ hướng nhiều hơn đến cách trình bày những vẻ bề ngoài thật sự có dạng tự nhiên, thì nếu so sánh với đề tài nguyên thủy trong tự nhiên, có những khác biệt đáng kể lộ ra. Vì thế các họa sĩ phải vượt khỏi sự sao chép y hệt và biến đổi các hình dạng của sự vật sang phong cáh riêng của họ hoặc sang ngôn ngữ tạo hình.

Tựa như sự cấu hình của một hình dạng mang lại cho nó một tính chất khiến nó khác biệt với những hình dạng khác thì cũng vậy, sự cấu hình thay đổi nội dung và hình dạng hoặc ý nghĩa biểu cảm của nó. Nhiều họa sĩ trừu tượng của thế kỷ 20 xem chừng chịu ảnh hưởng bởi sự cách điệu hóa của máy móc, chẳng hạn trong việc tạo ra những quan hệ hình dạng được phác thảo rõ ràng, thuần khiết. Trước những điều đó hoặc trước những ý nghĩa mà chúng ta tìm thấy ở chúng, phản ứng của chúng ta thay đổi tùy theo tình trạng tâm lý của chúng ta.

hinh dang 21b
Ernest Trova, Không đề tựa, từ loạt tranh Index, 1969. Bản in lụa (15.2 x 31.7 cm)

Ernest Trova đưa việc sử dụng hình người ra khỏi sự diễn đạt theo nghĩa đen của nó. Nó trở thành một biểu tượng cá nhân củng cố hình cái khuôn khổ như là một đơn vị design có tính xòe ra.

hinh dang 22b
Charles Burchfield, Gió đêm (Salem, Ohio, Tháng Giêng) 1918
Màu nước và bột màu trên giấy (54.4 x 55.5 cm)

Những hình dạng được Burchfield sử dụng trong họa phẩm này một phần có tính tâm lý và một phần có tính biểu tượng. Cơn giông bão đang đến gần xem chừng gợi lên những tính chất của con người như sự bắt đầu dữ dội của chứng suy nhược thần kinh hoặc cơn giận dữ.

hinh dang 23b
Joset Albers, Ô vuông bằng đường nét màu trắng IX, từ loạt tranh tôn vinh ô vuông, 1966.
Lithô tô màu (53.3 x 53.3 cm)

Ý nghĩa của những ô vuông trong hình này không phải vì chúng trông giống như một đồ vật thực sự mà vì sự quan hệ giữa chúng.

hinh dang 24b
Charles Sheeler, Sức mạnh cuồn cuộn, 1955. Tranh sơn dầu (38.1 x 72.6 cm)

Trong khi bình phẩm về tính trừu tượng của những hình ảnh của ông, Sheeler nhận định “Tôi nhận thấy rằng một hình ảnh có thể kết hợp vào trong nó sự tạo hình với tính cơ cấu có liên quan đến trừu tượng và được trình bày theo một cách thức hoàn toàn nghệ thuật.

hinh dang 25b
Helen Frankenthaler, Madame Butterfly, 2000.
Tranh khắc gỗ, tranh gập ba tấm (104.8 x 200.7 cm)

Nhiều hình dạng không hề mang ý nghĩa tượng trưng hoặc thể hiện. Chẳng hạn ở đây, hình dạng ở ngoài cùng, những sắc độ mềm mại thay đổi và nền màu nâu gỗ có hạt tác động ngược lại với những cấu phần nằm ngang có màu tím và màu trắng cùng với khung bên ngoài của hình dạng. Họa sĩ gợi lên một cảm giác kích động bất chợt bên trong một trạng thái tĩnh lặng.

Tất cả những nguyên tắc có liên quan đến việc sắp xếp trật tự các hình dạng đều có ít giá trị, trừ khi ta nhận thức về những ý nghĩa khác nhau có thể được tỏ lộ qua những quan hệ tạo được bởi ngôn ngữ nghệ thuật. Dĩ nhiên, tựa như trong việc học bất kỳ một ngôn ngữ nào, người ta chỉ đạt được sự nhận thức đó qua thực hành.

Các họa sĩ thường lựa chọn những hình dạng để thể hiện một ý tưởng, nhưng thoạt đầu họ có thể bị thôi thúc bởi những liên kết có tính tâm lý của hình dạng. Hình dạng gợi lên những ý nghĩa nào đó, một số dễ nhận biết, số khác thì phức tạp và kém rõ ràng hơn. Chẳng hạn, một số ý nghĩa chung do các hình vuông truyền tải là sự hoàn hảo, ổn định, kiên cố, đối xứng, đơn điệu. Tuy những hình vuông có thể mang nhiều ý nghĩa khác, tùy theo mỗi người, nhưng nhiều cảm giác chung được chia sẻ khi người ta nhìn chúng. Tương tự như thế, nhưng hình tròn có thể gợi lên sự sáng tạo và sung mãn và những hình ngôi sao có thể gợi lên sự vượt khỏi giới hạn. Một sự sắp xếp theo thứ tự những hình dạng khác cũng có những ý nghĩa rõ rệt. Tuy vậy, mọi ý nghĩa của các hình dạng tùy thuộc vào tính phức tạp của chúng. Các phản ứng của chúng ta đã có những khác biệt biết bao nhiêu trước những hình dạng sinh học được ưa chuộng bởi các họa sĩ Siêu Thực, nếu so sánh phản ứng của chúng ta trước những hình dạng cạnh cứng của các họa sĩ trừu tượng có khuynh hướng hình học. Chúng ta biết rằng bản thân là những người nhạy cảm đối với ý nghĩa của hình dạng, như đã được chứng tỏ qua trắc nghiệm Rorschach (đốm mực) – một trắc nghiệm được thiết kế để lượng định về sự ổn định cảm xúc. Chứng cứ từ những trắc nghiệm đó chỉ rõ rằng các hình dạng có thể tạo ra những phản ứng có tính cảm xúc ở nhiều tầm mức khác nhau. Như thế, họa sĩ có thể sử dụng cả những hình dạng trừu tượng  hoặc hình dạng thể hiện để tạo ra những đáp ứng mong muốn. Qua việc am hiểu rằng một số hình dạng là dứt khoát phải liên kết với một số sự vật hoặc tình huống nào đó, nghệ sĩ có thể tạo dựng một vở kịch bằng hình ảnh hoặc bằng điêu khắc.

hinh dang 26b
Fernand Léger, Ba người đàn bà, 1921. Tranh sơn dầu (183.5 x 251.5 cm)

Họa sĩ Lập thể Léger thường sử dụng các tập hợp những hình dạng hình học khác nhau trong những mẫu rất phức tạp. Ở đây, do sự tạo hình có tính nhạy cảm nên Leger không những khắc phục cảm giác về góc cạnh cứng, nổi trội mà còn thấm đẫm họa phẩm của ông bằng một không khí nữ tính.

hinh dang 27b
Dorothea Rockburne, Mozart lộn ngược và lùi ra sau, 1985-87
Sơn dầu trên vải lanh trên bức tường màu xanh (226.06 x 292.1 x 10.16 cm)

Trong tác phẩm này, Dorothea Rockburne là đại diện cho các họa sĩ thuộc phái Tân Trừu Tượng hướng đến sự trừu tượng có tính tình học của thập niên 1950. Dựa trên sự sắp xếp kỹ tác phẩm này ta thấy lộ ra một mê cung của những hình dạng tuyến tĩnh cài lồng vào nhau.

>>> Hình dạng trong hội họa (Phần 1) 

>>> Hình dạng và màu sắc

>>> Các hình dáng vẽ tay và chân người

 

0976984729