Cách thiết kế tủ phòng khách
Tủ phòng khách là đồ nội thất dùng để chứa các vật dụng gia đình, tập sách và chén đĩa, hoặc các đồ lưu niệm. Nó cũng có thể nằm trong một bộ đồ nội thất, bao gồm nhiều món nội thất riêng lẻ và được bài trí phối hợp cùng nhau. Tùy theo kiểu tủ mà có nhiều cách trang trí khác nhau.
Kích thước lớn và mặt trang trí phía trước cũng như khả năng trang trí bên trong của tủ phòng khách theo nhu cầu sử dụng đã tạo cảm hứng cho các nhà thiết kế.
Mặt đứng - Mặt bên - Chi tiết bên trong
Mặt bằng
Hình 138: Tủ bằng gỗ đặc dạng thủ công. Tủ phòng khách này được dùng như tủ chén đĩa. Ở giữa có hai ngăn kéo đựng bộ dao nĩa. Ly và chén đĩa nằm ở kệ dưới có thể kéo ra vào. Cạnh dưới của các kệ được chắn ngang bởi thanh gỗ để đồ vật trong kệ không bị trượt rơi ra ngoài. Không gian bên trong tủ được tận dụng tốt nhất.
Mặt đứng - Mặt bên - Chi tiết bên trong
Mặt bằng
Hình 139: Tủ được tạo mặt cong lồi, bề mặt cửa tủ được chia ô vuông và phủ veneer màu sậm. Chân đế được làm bằng thép không gỉ. Tủ được dùng đựng vật dụng gia đình. Các ngăn kệ có thể điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng.
Hình 140: Áp dụng chuẩn “Hình chữ nhật Tỷ lệ vàng” để có được sự cân xứng hài hòa
Hình 141: Chuẩn “Hình chữ nhật Tỷ lệ vàng”.
Loại tủ này rộng khaongr 900-1200mm, cao 1800-2000mm và sâu 420-500mm. Mặt trước tủ có thể để thẳng hay uốn cong, có thể thêm vào các ngăn kéo. Thân tủ có thể đặt chạm đất hoặc kệ trên bệ hoặc trên chân đế. Cũng có thể treo trên tường. Tủ làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau rất được ưa chuộng: gỗ, kính, thép không gỉ, veneer hoặc chất dẻo. Không gian bên trong tủ đặc biệt tạo cảm hứng cho các nhà thiết kế. Tìm tòi tỉ mỉ giải pháp cho từng chi tiết theo mục đích sử dụng là một công việc thú vị (Hình 138-155).
Có nhiều kiểu tủ phòng khách có thể đưa vào bài trí phối hợp trong một bộ nội thất. Các kiểu tủ khác nhau về kích thước, chức năng, bố trí kệ, ngăn kéo, cửa bằng chất liệu gỗ hay kính… Đôi khi toàn bộ khung bệ và mặt trên của tủ hoặc cả mặt sau đều được chế tạo cho đồng bộ. Các ví dụ được thể hiện trên bảng minh họa trình nàu một hệ thống tủ phòng khách có chiều cao giống nhau (Hình 156-160), và một hệ thống tủ kết hợp các tủ có chiều cao khác nhau (Hình 161-165). Ta cũng có thể tạo một tủ riêng được lắp ghép từ các đơn vị tủ này. Thông thường khi di chuyển một tủ phòng khách lớn, ta phải tháo rời và di chuyển từng bộ phận. Trong trường hợp này mỗi bộ phận được xem như một món đồ riêng biệt, có thể lặp sẵn cửa, hoặc các ngăn kéo cho từng bộ phận. Chúng có thể sắp đặt tại nơi lắp ráp và gắn lại với nhau bằng cac bu lông hai đầu. Các bộ phận được chế tác theo kích thước trong bảng minh họa tạo ra chiếc tủ phòng khách có hình dạng cân đối.
Mặt đứng - Mặt bên
Mặt bằng
Hình 142: Tủ được tạo mặt uốn cong lõm, chân đế ở giữa được làm bằng thép, không gỉ. Phía sau mặt tủ gắn đèn chiếu sáng. Cạnh trên cửa tủ có gắn tay nắm hình cầu để mở cửa.
Mặt đứng - Mặt bên
Mặt bằng
Hình 143: Thân tủ được đỡ bởi một khung lắp ghép và có thêm hai chân đế bằng kim loại ở mặt trước. Hai bên có ngăn kệ đặt CD.
Mặt đứng - Mặt bên - Chi tiết bên trong
Mặt bằng
Hình 144: Tủ phòng khách có cấu trúc khung kim loại với mặt trước phẳng. Tủ được cố định nhờ các gờ và thanh nẹp ở thân tủ.
Mặt đứng - Mặt bên - Chi tiết bên trong
Mặt bằng
Hình 145: Thân tủ đặt trên bệ hoặc sàn, mặt trước được chia thành 2 hoặc 4 cửa đối xứng với nhau. Các mặt bên của thân tủ bao quanh cửa tủ. Nét thu hút của tủ là các tay cầm được xếp tập trung ở giữa. Bên trong tủ, các ngăn kéo được sử dụng đựng ly hoặc có thể đựng khăn trải bàn, đồ khui bia, đồ vặn nắp chai…
Mặt đứng - Chi tiết bên trong
Mặt bằng
Hình 146: Tủ phòng khách có 4 cánh có ngăn kéo ở mặt trước. Tủ được đặt trên chân rời, nhằm dễ dàng trong việc di chuyển. Cửa sử dụng bản lề lá. Bên trong tủ đựng ly và chén đĩa.
Mặt đứng - Chi tiết bên trong
Mặt bằng
Hình 147: Tủ phòng khách với hệ khung đỡ làm bằng thép không gỉ, đồng thời là trục gắn bản lề cho cửa. Ta có thể tháo rời các chân để tiện cho di chuyển. Các ngăn kéo trong tương đối rộng với các ray kim loại.
Mặt đứng - Chi tiết bên trong - Chi tiết bản lề cửa
Mặt bằng
Hình 148: Tủ phòng khách cao, khung cửa mở quay có tay cầm đặt ở giữa. Bên trên và bên dưới kệ là các kệ chịu lực tốt, ở giữa là hai ngăn kéo.
Mặt đứng - Chi tiết bên trong - Ngăn kéo
Mặt bằng
Hình 149: Tủ phòng khách cao với mặt trước uốn cong và cách chia ngăn không cân xứng (xem hình 152). Các cánh cửa được gắn bản lề có trục quay. Tủ có các ngăn được thiết kế phù hợp làm tủ đựng vật dụng gia đình.
Mặt đứng - Chi tiết bên trong
Mặt bằng
Hình 150: Nguyên tắc thiết kế mặt trước tủ phòng khách là cặp với hai hình vuông
Mặt đứng - Chi tiết bên trong
Mặt bằng
Hình 151: Phân chia với các ngăn kéo
Mặt đứng - Chi tiế bên trong
Mặt bằng
Hình 152: Chia cửa tủ theo “Tỷ lệ vàng”
Chi tiết bản lề cửa
Hình 153: Tủ phòng khách với mặt trước cửa uốn lõm, chiều cao được chia thành 5 phần. Qua đó, và nhờ phân cửa nhô ra, trông tủ sẽ rộng hơn so với các tủ khác cùng kích thước. Cửa tủ được gắn bởi bản lề phù hợp. Bản lề cửa được giấu phía sau cánh.
Chi tiết bản lề cửa
Hình 154: Tủ phòng khách với 4 cửa và 4 ngăn kéo. Các cạnh tủ được nâng lên nhờ bản lề và các tấm ván mặt kệ. Các cửa trên có chiều cao bằng hình vuông trong hình 150. Chiều cao của các cửa dưới bị hạn chế bởi chiều cao của hai ngăn kéo.
Chi tiết cửa bản lề
Hình 155: Tủ phòng khách với mặt trước được vạt góc cả hai bên va đường hoa văn nhỏ ở giữa. Phần dưới của đường hoa văn này lắp các ngăn kéo nhỏ đựng bộ dao nĩa. Tủ này được dùng như tủ đựng chén đĩa với các ray trượt.
Các hình 157, 158, 159 và 160 trình bày các ví dụ về tủ phòng khách, được lắp đặt từ các thành phần trình bày trong hình 156.
Kệ hep - Ngăn kéo hẹp - Ngăn kéo rộng
Kệ vừa - Cửa vừa - Cửa kính vừa - Ngăn kéo vừa
Kệ rộng - Cửa đôi - Cửa kính đôi
Hình 156: Mô tả khái quát nhiều mẫu khác nhau của phần thân tủ. Kích thước và hình dạng của tủ phòng khách sẽ khác nhau tùy theo các chi tiết lắp ghép này. Các chi tiết phần thân tủ tạo sự khác biệt về bề rộng và mặt trước tủ, nhưng giữ nguyên chiều cao. Theo các chi tiết được chọn và lắp ghép, bên trên ta có thể lắp phần nóc tủ theo ý thích.
Hình 157: Tủ ghép Mẫu SB 1 và hai mẫu TM2
Hình 158: Tủ ghép Mẫu SM 2 và hai mẫu GM2
Hình 159: Tủ ghép Mẫu GD 2 và hai mẫu TM2
Hình 160: Tủ ghép Mẫu SS và hai mẫu TD2 (trái và phải)
Tủ cao, cánh cửa bình thường - Cánh cửa có một phần lắp kinh
Cửa thường - Cửa kính - Tủ ngăn kéo
Tủ có cửa với bản lề rộng - Tủ có cửa kính - Tủ ngăn kéo
Hình 161: Mô tả phần thân tủ có chiều cao và chiều rộng khác nhau
Các hình 162, 163, 164 và 15 trình bày các ví dụ về Tủ phòng khách, được lắp đặt từ các chi tiết phần thân trong Hình 156
Hình 162: Tủ phòng khách gồm một Mẫu H2, Mẫu 53 và Mẫu B1
Hình 163: Tủ phòng khách gồm hai Mẫu H1 và Mẫu S3, Mẫu B2 đồng thời thêm hai kệ phụ
Hình 164: Tủ gồm một Mẫu H1 và hai Mẫu S2
Hình 165: Tủ gồm hai Mẫu H2 và Mẫu B1 và Mẫu S3
>>> Tỷ lệ trong thiết kế đồ gỗ và nội thất
>>> Nguyên lý thiết kế đồ gỗ và nội thất (Phần 1)
>>> Không gian trong thiết kế đồ gỗ và nội thất