Kỹ thuật vẽ hình họa

* Chọn góc độ vẽ:

Cùng một mẫu nhưng không phải góc độ nào cũng đẹp như nhau, bởi vậy trước khi vẽ ta cần chọn lấy một vị trí mà ta cho là đẹp nhất. Muốn vậy cần di chuyển vị trí đứng ngồi cho tới khi chọn được một góc độ mà ta ưng ý hơn cả. Thí dụ khi vẽ khối vuông nếu ở vị trí chỉ thấy một hoặc hai mặt hộp sẽ khó tả không gian hơn khi ta ở vị trí thấy cả 3 mặt hộp.

hinh hoa 1

* Phác bố cục chung:

Khi đã chọn được góc độ vẽ vừa ý, ta phác sơ bộ tổng thể hình vào một bố cục chung. Nếu không phác tổng thể như vậy thì khi vẽ không bao giờ đạt được một bố cục như ý muốn.

Trong bố cục nếu chúng ta vẽ mẫu vật to quá sẽ gây cảm giác bị kích, vẽ bé quá cho cảm giác bị lọt, vẽ vật mẫu cao quá cho cảm giác bị treo, vẽ vật mẫu thấp quá cho cảm giác bị tụt (nặng). Vẽ vật mẫu lệch quá cho cảm giác bị ép.

Khi phác bố cục còn cần lưu ý: Nếu mầu vẽ thiên về chiều cao, hoặc thiên về chiều ngang thì chúng ta phải xoay tờ giấy theo chiều của nó.

hinh hoa 2

hinh hoa 3
Khổ giấy vẽ

hinh hoa 4
Vẽ hình lệch sang trái quá

hinh hoa 5
Vẽ hình nhỏ quá

hinh hoa 6
Vẽ hình lệch sang phải quá

hinh hoa 7
Vẽ hình to quá

hinh hoa 8
Vẽ hình lệch xuống dưới quá

hinh hoa 9
Vẽ hình lên quá

hinh hoa 10
Vẽ hình vừa

* Phác hình:

Phác hình tức là vẽ tổng quát những nét lớn của hình, vì vậy khi phác cần vẽ nhẹ tay dể dễ tẩy xóa và sửa hình, phác hình cần kết hợp giữa đo và ước lượng, so sánh. Nếu quá phụ thuộc vào đo đôi khi cũng chưa tốt bởi vì đo gián tiếp chỉ là đo đúng tương đối.

hinh hoa 11
Phác hình vẽ nét dài

hinh hoa 12
Không vẽ nét ngắn vụn

Khi phác hình cần chú ý không nên vẽ những đường ngắn, vụn vặt mà phải vẽ những đường dài để nét vẽ thoáng không bị gò và không nhất thiết vẽ một nét được ngay mà có thể vẽ nhiều nét để rồi chọn lấy một nét đúng nhất.

* Cách đo hình họa:

Dùng một que đo hình tròn có đường kính từ 1mm đến 2mm dài khoảng 30 đến 40cm. Khi đo người ngồi thẳng tay cầm que đo đưa thẳng về phía mẫu, que đo phải vuông góc với cánh tay cầm. Quá trình đo tư thế ngồi và tay luôn thẳng nếu không khi đo không bao giờ đúng tỷ lệ của mẫu.

Đo của vẽ mỹ thuật là đo gián tiếp vì vậy khi đo tỷ lệ trên que đo bao gờ cũng nhỏ hơn thực tế. Càng ngồi xa tỷ lệ càng nhỏ và ngược lại. Bởi vậy khi đo bao giờ cũng phải nhân số lần lên cho phù hợp với bố cục mà ta đã phác dự kiến. Nếu là mẫu đơn chiếc ta đo chiều cao nhất rồi đo chiều rộng nhất sau đó đo các phần chi tiết, những chi tiết nhỏ quá thì chỉ nên ước lượng mà không nên đo vì các chi tiết nhỏ khi nhân lên sự chênh lệch sẽ sai nhiều so với mẫu thật.

Nếu một bố cục có nhiều vật mẫu khác nhau ta không đo từng vật trước mà phải đo tổng thể chiều cao và chiều ngang của bố cục đã rồi mới tiến hành đo từng vật riêng một.

hinh hoa 13
Tư thế ngồi đo hình họa

hinh hoa 14
Tư thế ngồi vẽ

hinh hoa 15
Cách đo dựng hình

hinh hoa 16
Cách đo và phác hình

hinh hoa 17
Phương pháp dựng khi có nhiều mẫu vật

hinh hoa 18
Phương pháp dựng hình khi mẫu bị che khuất

hinh hoa 19
Phương pháp dựng hình khi mẫu ở các tư thế khác nhau

* Kiểm tra hình và chỉnh hình:

Khi phác xong toàn bộ hình, chúng ta cần kiểm tra lại tỷ lệ và dáng chung của mẫu vẽ, phần nào chưa đúng thì sửa lại, tiếp đó ta tẩy những nét thừa không cần thiết, gọt dũa lại các nét cho gọn, đẹp.

Có nhiều cách kiểm tra hình, mỗi người vẽ đều có cách riêng thích hợp với từng loại mẫu vẽ song cách kiểm tra chung nhất thường là:

Để bản vẽ tại chỗ rồi lùi ra xa để quan sát được bao quát hơn, sau đó so sánh tương quan giữa các vật với nhau như: so sánh chiều cao với chiều ngang của từng vật mẫu, so sánh tỷ lệ giữa các mẫu với nhau, phân tích hình dáng các khoảng trống để tìm ra khoảng cách và hình dạng của màu. Ngoài ra còn có thể dùng dây dọi để kiểm tra độ nghiêng của màu, kéo dài các đường thẳng trên màu để tìm các điểm cắt nhau và vị trí các điểm rơi màu.

hinh hoa 20
Phương pháp đo và kiểm tra hình

* Vẽ bóng:

Bóng của mỹ thuật có 4 phần chính đó là: sáng (ánh sáng trực tiếp), tối do khuất sáng, bóng phản quang (sáng gián tiếp) và bóng đổ do bóng tối của hình đổ xuống nền.

Sáng và tối của bóng có nhiều độ đậm nhạt khác nhau do xa, gần, do nông, sâu, do màu sắc v.v…Vậy muốn vẽ bóng cho đúng cần phân tích và so sánh cho đúng độ đậm nhạt khác nhau của màu. Vẽ bóng cũng giống như khi ta dựng hình, phác mảng bóng phải đúng, nếu mảng bóng đạt không đúng chỗ sẽ làm cho hình sai lệch biến dạng.

Khi vẽ bóng cũng phải theo tuần tự như: phác sơ bộ những mảng bóng lớn trước, những mảng phụ vẽ sau, phác nhẹ tay từ nhạt rồi lên đậm dần. Vẽ đậm ngay bóng dễ bị cứng và không trong.

Bóng phải làm nổi bật 3 sắc độ chính là sáng, tối và trung gian. Nếu 3 sắc độ này không rõ ràng sẽ làm khối bị mờ và không nổi khối theo ý muốn được.

hinh hoa 22

hinh hoa 23

>>> Những luật cơ bản mỹ thuật (Phần 1)

>>> Các khái niệm cơ sở mỹ thuật

>>> Hình họa cơ bản

0976984729