Họa phẩm Adam & Eve thấy xác Abel (1825)
của họa sĩ William Blake
William Blake là một họa sĩ cá nhân chủ nghĩa nổi bật ở Anh. Tác phẩm của ông kết hợp hài hòa giữa chất thơ và biểu tượng tôn giáo trong cách vẽ ngoằn ngoèo. Ông trải qua nghề chạm, khắc và rất nổi tiếng qua những tác phẩm chạm khắc, tranh màu nước, đầy chất thơ trong các tác phẩm của ông. Điều đáng kể là ông không chọn sơn dầu trong thời đại đang sùng bái chất liệu này, mà lại chọn đúng vào thứ chất liệu Fresco Tạm bợ, do mô tả sai lạc và lối vẽ trên tường. Mấy chữ “fresco W. Blake” – có nghĩa là W. Blake kẻ tạm bợ, khắc ở lớp sơn lót góc phải tranh, nhưng lại không bị liệt vào loại tranh tường như thường lệ! Tranh vẽ bằng màu nước chứ không gọi là màu pha keo hay kỹ thuật màu keo. Không như màu pha tròng trắng trứng là lấy tròng trứng làm chất keo hay dùng chất keo trong màu nước (là loại màu trong suốt) và màu bột pha keo (màu đục). Ở đây có lẽ Blake dùng a dao nấu từ da thỏ hay keo của thợ mộc. Chất keo cần pha loãng hay đun cho nóng chảy.
Blake cố tạo ra loại màu rực sáng tối đa và thuần chất để dùng trong tác phẩm của ông. Cần lưu ý rằng bảng màu riêng của Blake trong những năm tự khẳng định phong cách riêng còn bị giới hạn. Chỉ sau này, với sự phát triển nhiều loại màu mới mà họa sĩ mới có cơ hội thử nghiệm hơn.
Cách vẽ màu keo của Blake liên quan chặt chẽ đến ngành chạm khắc nên tranh minh họa và màu nước của ông phụ thuộc vào nét vẽ phô diễn mọi đường nét trong tranh. Ông cũng tránh vẽ loại hình mờ, dày như các họa sĩ đồng thời dùng sơn dầu. Khi keo khô, nó sẽ bị giòn và nứt rạn. Blake lại không thể vẽ đắp dày hay để lại nét bút đậm đà trên lớp màu phủ ngoài. Lớp màu nền nhẹ nhàng để làm nổi họa tiết trong tranh là mối quan tâm sống còn trong kỹ thuật của Blake.
Dù Blake đã tham khảo nghệ thuật vẽ màu keo của Cennini nhưng hiểu biết về kỹ thuật bậc thầy của ông đến nay vẫn còn mơ hồ. Chính thử nghiệm này làm ông phạm nhiều sai lầm trước khi tìm ra giải pháp ưng ý. Do vậy phần lớn tác phẩm của ông bị hư hại.
Tranh ông để lâu, lớp vécni và keo khô giòn làm mặt tranh bị nổ, nhiều mảnh sơn nhỏ tiêu hao.
1. Đối với bức tranh “tường” này, Blake dùng ván đào hoa tâm, vết xẻ gỗ đã tự hoàn hảo và khỏi cần đến lớp ván hậu vững chắc. Tuy nhiên, sau này ván tranh bị mo.
2. Blake tô vài lớp keo và bộ trắng lên ván để nền gỗ mịn màng, có lẽ ông làm nhẵn mặt gỗ, thoa thêm hồ cho nền tranh mịn và không thấm nước.
3. Tiếp đến, ông vẽ phác bằng chì, rồi tô đậm lên với chì, và màu đen với loại cọ mịn, có thể ông dùng cọ lau hay lông ngỗng. không cần sửa chỗ nào, bức vẽ hoàn tất và rõ nét.
4. Blake nghiền màu bằng tay trong dung dịch keo loãng, màu có ít và dựa vào loại màu nước cổ truyền. Bảng màu ông dùng, liệt kê như sau: 1. Xanh biếc, 2. Màu đất, 3. Đỏ thiên thảo, 4. Đen, 5. Xanh phổ, 6. Vàng hổ phách, 7. Thần sa (đỏ), 8. Vàng
Chi tiết bằng thật. Chi tiết khuôn mặt của Cain vẽ bằng mực, đằng sau là nền tranh gồ ghề, để ý hai tay có nét sửa chữa mà vết bàn tay cũ còn thấy rõ nét. Ánh sáng bên trái cam lộ ra lớp nền trắng. Dãy núi vẽ lớp màu hơi dày nhưng vẫn trong suốt. Lớp bóng xanh sậm màu da mặt lợt vẽ bằng cọ nhỏ. Ngọn lửa quanh đầu Cain, trước vẽ bằng đỏ thần sa và đen nhiều chỗ đã bong ra. Đám mây được nổi bật nhờ lớp màu vàng bên trên.
Trên bức tranh vẽ xong, có một lớp màu mỏng đều đặn, không vẽ đắp. Keo nhô dễ rạn nứt làm hạn chế lớp màu tô ngoài. Nên muốn vẽ lại, ông phải cạo bỏ lớp màu trên. Nền tranh nhạt là kỹ thuật vẽ cơ bản của Blake, giữa vai trò làm tranh nổi và khởi sắc. Những bóng, xanh sậm trên màu da có thể được ông tham khảo đúng tranh tường gốc Ý mà Cennini đã mô tả. Blake còn dùng bụi vàng hay vỏ vàng, tô chung với keo. Tiền cảnh xanh sậm do tô lớp quang dầu vàng xanh phủ ngoài mô hình. Màu có thể gồm vàng tía hay vàng hổ phách. Blake không dựa hẳn vào màu trong suốt theo sự tìm tòi của ông. Ví dụ tô vàng lên đen và đỏ thần sa lên nền trời để sắc tố mờ không phụ vào nền trắng.
>>> Họa phẩm "Cây đào ra hoa" (1889) của Vicent Van Gogh
>>> Họa phẩm "Cảnh Antibes" (1888) của Claude Monet
>>> Họa phẩm "Đức bà trên núi" (1508) của Leonardo De Vinci