Chất liệu vẽ diễn họa kiến trúc cảnh quan
1. Màu tempera
Đặc tính mau khô của màu tempera cho phép vẽ nhanh mà không làm lem lớp màu trước. Dù cho phải mất hàng giờ thể hiện, nhưng nó lại cho cảm giác là được vẽ phóng tay. Mọi cố gắng làm rõ nét vẽ đều có thể làm tiêu tan hoàn toàn sự thể nghiệm tự phát này.
Chất liệu này cũng dùng loại chất màu như bột màu nhưng được kết hợp thêm với trừng hoặc chất đạm tương tự chẳng hạn như chất casein (một loại đạm) có trong sữa, có tác dụng như loại keo thêm chất dầu giúp mau khô. Dạng nhũ tương này có thể pha loãng với nước. Màu tempera trứng cho hiệu quả gần giống như bột màu nên đôi khi chúng bị lầm lẫn với nhau; nhưng màu tempera khô rất nhanh và khi khô thì rất bền, không dễ thấm nước. Một số họa sĩ thích tự chế loại màu tempera trứng cho riêng mình, nhưng hiện nay cũng có người sản xuất nó trong những ống tuýp hoặc trong lọ, không cần có gốc trứng. Một số sản phẩm đôi khi được liệt vào loại “tempera” hoặc bột màu và tempera có cùng một loại nhãn nhưng khi dùng lại là bột màu. Vì thế, phải tin chắc rằng loại màu cần mua là loại nhũ tương có dầu với những tính năng khô chính yếu của màu tempera.
Giống như bột màu, khi khô sẽ nhạt đi, và sẽ rạn nứt hay phai màu. Ưu điểm lớn nhất của nó hơn bột màu là khi khô có thể đi màu chồng lên mà không sợ hiện tượng lem màu xảy ra. Nhưng nhược điểm lớn là màu khô rất nhanh đến nỗi khó phủ màu nền, thí dụ để đạt được độ đậm như ý, có thể phải chải quét hai chiều bằng cọ mảnh tạo sự chuyển màu từ từ hoặc tô từng giải hẹp có sắc độ hơi khác nằm cạnh nhau để tạo sự thay đổi màu bằng cạnh.
Có thể sử dụng loại nền như dùng cho màu, nhưng cần một bảng pha màu loại không thấm và nên rửa cọ thường xuyên hay ngâm trong nước để tránh bị khô cứng. Một khi lớp màu đã khô, có thể chỉnh sửa bằng cách tô lớp màu chồng lên chỉ khi lớp màu này khó tẩy cạo.
Không dễ phá bỏ lớp màu đã khô và nếu lau nhẹ bằng vải mềm sẽ hơi bóng. Nhờ tính mau khô mà minh họa dễ tự nhiên hơn, dễ chồng màu hơn. Màu tempera khô sẽ sống động hơn so với bột màu. Vì thế, minh họa bằng tempera cho cảm giác sinh động hơn khi tiếp cận bột màu.
2. Màu Acrylic
Đây là chất liệu được chế tạo với kỹ thuật tiên tiến nhất. Những chất màu truyền thống được dùng với những chất tổng hợp mới hãm trong một thành phần chính là acrylic trùng hợp mềm bền. Sắc màu xanh phổ đậm, đỏ thẫm, đỏ và xanh lá cây (nguồn thảo mộc) không được dùng vì màu loại này không thích hợp với acrylic. Một số loại màu acrylic thì mềm, dễ đi cọ một số màu khác hơi giống màu dầu, nhưng chúng đều pha loãng được với nước. Chúng mau khô và có thể vẽ chồng lên nhau mà không bị “chuyển”. Nhược điểm chính của acrylic là dễ bắt bụi, vì thế nên che những phần đã vẽ xong. Nhà sản xuất chế tạo đủ loại màu sắc, 30 đến hơn 80 loại, kể cả màu phát sáng ngũ sắc. Để ngăn quá trình khô nhanh do các biến đổi hóa học hay bay hơi, người ta dùng thêm phụ gia giữ lâu khô. Màu càng loãng thì hiệu quả của phụ gia này càng ít. Có một số chất khô rất nhanh sau khi vẽ nhưng lại lâu khô khi pha màu. Tuy thế, nếu không sử dụng một loạt bảng pha màu có lớp lót bằng giấy loại dùng một lần để giữ ẩm thì màu sẽ khô rất nhanh.
Để được một lớp màu dày đều mà không dùng cọ, nên pha màu sệt như kem và phủ lên loại nền thật phẳng, nhờ đó bạn có được một mảng màu phẳng đều. Trong trường hợp cần giảm độ đậm của một màu, phải luôn bắt đầu bằng màu trắng rồi pha thêm màu cần pha đến độ vừa ý, tuyệt đối không nên làm ngược lại để tiết kiệm màu. Có thể thêm đen để tạo màu bóng sẫm hơn, nhưng chỉ thêm từng chút một. Màu trắng kẽm có độ trong nhất và nhẹ nhất; màu trắng thông thường lại cho độ đục mờ lớn nhất. Những màu đen khác nhau đều pha được đen đậm, xám hoặc nâu thẫm và những màu xám lạnh và nóng.
Có rất nhiều cách để diễn đạt chất liệu bề mặt trên lớp màu lót. Như với kỹ thuật dùng cọ khô, chấm cọ vào màu rồi thử nháp cho đến khi đạt độ đều, rồi mới làm thật từng lớp một. Cách này rất lý và mặt đường. Dùng loại bàn chải cứng để rảy màu như trên theo chiều đứng cũng tạo được mảng hạt màu đều như khi chấm điểm. Phun màu bằng máy phun làm mảng được đều và mịn hơn. Thậm chí có thể trộn cả keo với màu để tạo những mảng rất nặng để xử lý cận cảnh dày.
Trong minh họa nhà kết hợp nhiều chất liệu này, bột màu được đi chồng lên lớp màu phun chỗ nền đất. Độ đục mờ của chất liệu giúp dễ vẽ lên trên các chi tiết nhỏ, tương phản với kỹ thuật xử lý màu nhẹ nhàng cho công trình phía sau.
Cần phải che khi phun hay rảy màu. Vì bột màu khô rất nhanh, bạn sẽ không kịp tô màu kỹ hay sắc nét do vậy cần phải thật nhanh tay. Việc này sẽ dẫn đến phải phủ lại màu và chồng màu rất xấu.
Che chắn sẽ giúp bạn chỉ cần chú tâm đi màu. Thậm chí trộn màu ngay trên nền tranh không cần giữ gìn cẩn thận các cạnh.
Bột màu rất thích hợp khi dùng phối hợp với các chất liệu thể hiện khác, như với mực hay màu nước, hay khi muốn dùng các mảng màu để tạo tương phản với các đặc tính đặc của nó.
Dùng cọ hơi khô quét nhẹ màu trắng lên mặt nền để tạo những vệt sáng trên mặt nước.
Sử dụng màu quá dày có thể dẫn đến sự vỡ nét và màu có thể rơi ra khỏi mặt tranh. Đây là việc làm tồi tệ với một mặt nền quá mềm. Như rất nhiều nhà minh họa đã làm, nên dùng một nền cứng với một ít keo arabic hòa trộn trong màu vẽ giúp khắc phục được hiện tượng này. Nếu cần sửa lại, nên sử dụng màu trắng loại không tan, nhờ đó ngăn được sự “chuyển” màu và rồi vẽ màu lên lại. Việc phun cẩn thận thuốc hãm màu cũng có tác dụng tương tự. Có thể chỉnh sửa bằng cách dùng bọt biển làm ẩm lớp màu và chùi sạch bằng giấy thấm hoặc cọ ướt, nhưng khi lớp bột màu quá dày thì nên cạo trước bằng lưỡi dao.
Thực ra bất kỳ nền nào cũng đều dùng được miễn là đừng có chất dán. Vì bột màu không lan dễ dàng như màu nước nên dễ thấy rằng dùng loại nền giấy quá nhám khi cần diễn họa chất liệu bề mặt sẽ rất khó làm. Màu bột đục mờ đến nỗi có thể phủ được cả loại giấy màu, nên có thể lợi dụng ngay màu nền này làm một phần chính trong bố cục, như khi dùng phấn màu. Trong trường hợp cần phủ một lớp màu nước mỏng, hãy nhớ rằng màu nền sẽ làm thay đổi mạnh chất màu. Đối với hình vẽ cần có độ rõ nét cao, nên dùng giấy nền trơn nhưng loại này không dễ ăn màu trừ khi bạn làm ẩm mặt giấy trước. Điều này có thể dẫn đến việc khô không đều và làm nứt nền. Dù sao, cũng sẽ tốn nhiều thời gian khi hong khô lớp màu trên mặt giấy không thấm nước, nếu không dùng máy sấy.
Bột màu được phủ đứng trên giấy nền màu, nhờ đó khai thác được vẻ đẹp của phong cảnh về đêm
Có thể kết hợp những kỹ thuật ướt trong ướt làm cho công trình chính thêm sinh động, ví dụ để diễn tả bầu trời hay những cảnh quan xa xa. Dùng thêm một chút nước ánh màu sẽ được bật ra, trong khi màu loãng tạo được những hiệu quả mềm mại, và trong mờ hơn. Màu sẽ đổi sắc khi pha loãng, không phải do chất màu mà do mặt giấy được nhìn dưới nhìn góc độ khác nhau. Trong tất cả mọi trường hợp, màu sẽ nhạt bớt khi khô. Nên chú ý ảnh hưởng của màu nền, cùng chất màu nhưng dùng bột màu trên nền sáng.
Nếu cẩn thận, bạn sẽ đi được màu từ đậm đến nhạt cũng dễ dàng như từ nhạt đến đậm. Nếu lớp màu lót được dùng những nước màu loãng dễ thấm để phủ nền không bị hỏng khi đi màu tiếp thì sẽ không xảy ra hiện tượng loang màu.
Trường hợp này dùng cọ khô và cứng để thể hiện mảng cỏ và đường nhựa tốt hơn cách rảy mực
Mặc dù bạn rất cẩn thận và thường xuyên đậy nắp các tuýp màu, bạn sẽ thấy rằng bột màu có thời hạn sử dụng ngắn. Màu ở cổ tuýp sẽ khô cứng nhanh nếu đậy nắp không kín. Cọ cũng nhanh hỏng tương tự, nhất là loại cọ nhỏ nét vì bột màu là loại chất liệu nặng mau hao. Để tiết kiệm, có thể sử dụng loại cọ bằng chất liệu tổng hợp, tiện bỏ đi sau một hay hai bản vẽ hơn là loại cọ tốt sẽ nhanh cùn.
Đây là cách diễn họa điển hình bằng bột màu. Các mảng màu chắc phẳng được dựng với
các chi tiết tiếp theo tạo cho bố cục có một hình ảnh hùng vĩ
Các chi tiết dựng chính xác và phủ bột màu mạnh tay làm cho tranh rất phù hợp với việc ghép hình. Tất cả các bề mặt chính đều được che kỹ sao cho bức tranh có những phạm vi ranh giới cao để phủ màu được tinh xảo, đáp ứng yêu cầu chất lượng ảnh chụp.
Các loại bột màu bao gồm các màu chế biến từ kim loại, dạ quang, sắc vàng, sắc xanh mạ và sắc đỏ tía. Chúng rất mau khô với một lớp trắng mờ mà khi tẩy sẽ trở thành màu gỉ đồng. Để tránh điều này tốt nhất là giữ bản vẽ kỹ khi thao tác. Vì là loại màu hòa tan trong nước nên lớp màu trên dễ hòa với lớp dưới, bột màu dính lẫn nhau và gây hiện tượng “chồng màu” như đã biết; nhất là khi lớp màu phủ trên còn quá ướt.
Đây là khuyết điểm chính của một chất liệu tuyệt vời như thế, nhưng nếu trộn thêm acrylic – loại nhựa trùng hợp – vào lớp màu đầu tiên thì vấn đề sẽ được giải quyết vì nó làm cho lớp màu không tan trong nước.
Cần rửa sạch cọ và khay pha màu ngay, nếu không màu sẽ khô cứng lại. Cũng có thể vẽ trên loại giấy acetat (loại không tráng) theo phương pháp này.
3. Phấn màu dầu
Công trình được dựng khá kỹ và dùng kỹ thuật rửa khô. Những chi tiết cảnh quen vẽ bằng phấn màu dầu và sự kết hợp giữa cạo phủ nhẹ chất màu cưỡng bức lên mặt nền làm cho có chất liệu bề mặt hấp dẫn tương phản với những bề mặt nhẵn láng.
Phấn màu dầu làm từ chất kết dính dầu và còn là chất liệu thể hiện có độ dày. Nó tạo được nét dày, có màu phong phú và đẫn dến một phạm vi giới hạn trong việc sử dụng màu. Chúng không thích hợp khi diễn họa chi tiết nhưng được coi là tốt nhất để phác thảo với tỉ lệ lớn và không thể vẽ phủ lên nếu bạn ưa thích sự pha trộn màu. Chúng hòa tan được trong rượu trắng hay nhựa thông khi cần pha màu. Và nếu dùng kỹ thuật này, cần chọn loại nền đủ dày. Tóm lại đây là chất liệu dành để thử nghiệm nhiều hơn, và có thể là một phương tiện thể hiện phối hợp nhiều chất liệu.
4. Chì phấn
Đây là những thỏi vuông tương tự như phấn màu, nhưng có thành phần cấu tạo hơi khác và do phương pháp làm khô, chì than cứng hơn. Chúng cũng có chất dầu nhưng không dính như phấn màu dầu, và được dùng trên những mặt rất nhẵn. Khởi thủy chúng chỉ có màu đen, trắng và một hay hai màu đất, nhưng đến nay chúng được sản xuất rất nhiều màu. Chúng có thể cho đường nét to và cả nét mảnh, và dùng cho tất cả các kỹ thuật đánh bóng và hòa màu tương tự như phấn màu. Vì có chất dầu nên không ánh được bằng phấn màu, nhưng sạch hơn và là loại chất liệu hấp dẫn.
5. Bột màu (Goache)
Đây là một dạng màu nước, được chế tạo từ chất màu và chất kết dính – loại gôm arabic, tinh bột hoặc chất liệu tổng hợp. Hầu hết mọi màu đều có sắc tắng để tạo tính mờ đục; nhưng có nhà sản xuất dùng lượng bột màu nguyên nhiều hơn, không dùng màu trắng. Cách này chỉ hợp với những màu sẫm, nhưng thực ra cần dùng thêm sắc trắng để tạo những ánh màu trong sáng hơn. Bột màu có sức hấp dẫn đặc biệt với giới minh họa để tạo ra các mảng màu phẳng đều để khi sao chụp, chúng thường được xem là “màu của các nhà thiết kế”. Các chất màu được dùng làm bột màu sáng nhạt đi theo từng mức độ.
Một số màu như nâu cháy, vàng cháy, xanh da trời và xanh lá cây thẫm được xem là những màu vĩnh cửu. Các màu khác như đỏ thắm và tím là màu nhất thời. Có một vài màu không có tính trong suốt như da cam, vàng, xanh lá cây thẫm, thì hoàn toàn hoặc trong suốt một phần.
Nhìn chung, chính nhờ tính mờ đục nên bột màu là chất liệu thể hiện có giá trị cao trong việc ghép ảnh và chỉnh sửa, chúng được sử dụng để vẽ bằng cọ hoặc phun. Có một số loại màu có bột được nghiền mịn hơn thông thường, nhất là khi dùng để phun.
Loại giấy nền màu có giá trị cao trong việc làm đồng nhất một tranh minh họa, dù chúng có sắc độ đậm hay nhạt, hoặc có màu lạnh hay nóng. Nên dùng loại nền màu này khi trưng ra hoặc nhờ chính đặc tính này để làm nổi bật các thành phần khác trong bố cục.
Trong khi dùng phấn màu chải bóng, đánh bóng hai chiều hoặc chấm điểm là công việc thường làm của nhà minh họa thì hiệu quả sẽ rất khác khi tương tự dùng chì màu vì phấn màu nét to hơn và không liên tục. Cái chính là vẫn cho phép nhìn được lớp màu nằm dưới. Có thể đi lớp màu này lên lớp khác bằng cách vạch nét khác nhau hay dùng mảng màu, nhưng nếu vẽ quá mạnh tay rất dễ làm xước lớp phấn màu ở phía dưới, làm lớp dưới lẫn vào lớp trên hỏng cả hai lớp màu. Ưu điểm nhất của phấn thỏi là bạn có thể dùng đường cạnh của nó vạch được những nét rất to và tô mảng lớn rất nhanh, nhưng đừng quá lạm dụng vì những mảng một màu quá lớn trên cùng một chất liệu bề mặt rất có thể không hấp dẫn.
Một kỹ thuật khác là dùng bột phấn rửa khô xoa đều lên mặt giấy. Nhờ đó tạo được những mảng màu phẳng hay chuyển dần một cách dễ dàng, cách này giống như phun màu nhưng ở thể khô. Dùng vải thô hoặc giấy để hòa trộn nếu muốn tô một mảng màu nhỏ. Tẩy màu để tạo vệt nổi bật bằng tẩy cứng; hoặc di thêm chi tiết vân của vật liệu bằng cách điểm riêng thêm các vạch phấn màu hay búng những hạt màu to lên mặt thuốc hãm còn ướt. Ta cũng có thể dùng than hay chì màu đi từng chi tiết nhỏ lên lớp bột màu đã hãm. Kỹ thuật này thành công là nhờ che chắn cẩn thận bằng màng trong hay giấy nhựa. Mỗi lớp phấn màu trước khi che phải được hãm bằng lớp hãm mờ. Cần phải chuẩn bị quá trình thực hiện liên tục thật cẩn thận.
Che chắn kỹ, và cách đi màu khô lên công trình được kết hợp với nét phấn phóng khoáng ở cận cảnh tạo một hiệu quả gần như ảnh thật. Người minh họa đã chọn đúng và sử dụng tự do nhưng có trật tự những phương tiện bổ sung có hiệu quả cho nhau.
Dù sử dụng kỹ thuật này hay các phương cách truyền thống khác, nên thận trọng khi phun thuốc hãm màu. Có thể dùng thuốc hãm để giữ an toàn từng giai đoạn tiến triển công việc khi vẽ và khi hoàn tất. Đừng phun quá mạnh nếu không phấn màu sẽ bay mất và màu sẽ đậm lên. Trong trường hợp sử dụng giấy nền mỏng, nên phun thuốc ở mặt sau, thuốc hãm sẽ từ từ ngấm sang mặt trước và không ảnh hưởng đến sắc màu của mặt tranh.
6. Phấn màu
Che chắn có kiểm tra cẩn thận là công việc chính khi minh họa bằng “kỹ thuật rửa khô” phấn màu khô. Do mặt giấy nền là loại ít nhám nên các chỗ cần che chắn phải sắc gọn hơn, và các “lớp nước” phải phẳng mịn hơn. Dáng hình người trong minh họa này mang phong cách rất riêng của nhà thể hiện.
Đây là chất liệu ít được sử dụng đáng ngạc nhiên trong minh họa kiến trúc. Chất màu, giống như loại dùng trong màu dầu và màu nước, được trộn với phấn, đất sét, chất kết dính thành thỏi dạng vuông hay tròn. Hỗn hợp này càng có nhiều chất kết dính thì càng cần áp lực ấn mạnh hơn vì chúng rắn hơn. Độ đậm của màu phụ thuộc vào lượng phấn dùng trong hỗn hợp, và càng dùng nhiều chất kết dính thì độ ánh màu càng giảm. Muốn tạo những màu sẫm thì thêm vào bột màu đen. Không dùng sáp ong để làm tăng độ bám của bột màu lên nền, và nền phải hãm để giữ được lâu.
Những thỏi phấn màu truyền thống chắc chắn sẽ lộn xộn khi dùng và có thể vỡ đột ngột. Phấn màu được sản xuất với nhiều chất kết dính hơn để làm tăng độ cứng, sạch hơn nhưng không thể hiện được những nét to như loại thỏi. Vì thế nhiều người cho rằng các minh họa bằng phấn chỉ nên vẽ với tỷ lệ lớn. Điều này không hoàn toàn đúng; vì có thể những mảng trời và cảnh quan được thể hiện bằng phấn thỏi, thì chi tiết công trình có thể diễn họa bằng loại chì phấn làm cho minh họa thêm sắc nét nhờ những màu đậm. Có sẵn hàng tá màu, mỗi màu lại có nhiều sắc độ khác nhau. Nên vận dụng tiềm năng này khi tô nhằm tạo những hiệu quả tinh tế độc đáo bằng cách dùng rất nhiều màu, càng nhiều càng tốt. Sắc màu được sản xuất từ màu nhạt nhất đến những màu sáng ánh nguyên thủy và những màu thật sẫm tối, nhưng tất cả đều có khả năng phản quang đặc biệt. Bạn có thể tô màu rất dày tạo những tương phản mạnh, và vì không có sáp ong nên lớp trên không dính với lớp dưới.
Khi cần chỉnh sửa, có thể cạo đi lớp phấn màu không ưng ý bằng lưỡi dao, dùng tẩy chỉnh lại, và phun nhẹ một lớp thuốc hãm màu nếu có lỡ làm hỏng mặt bản vẽ. Đừng cố dùng loại tẩy cứng xóa lớp phấn mà nên sử dụng loại tẩy mềm có đầu nhọn. Cọ cũng có thể phủi được bột màu nếu dùng loại cọ mềm, máy hơi nén hay hút chân không – sẽ làm bẩn phấn màu.
Giống như chì màu, phấn màu đòi hỏi một mặt giấy nhám dễ bám chất màu. Có những loại giấy được sản xuất riêng cho phấn màu. Cần cân nhắc khi dùng loại nền dễ giữ lại hết chất màu và loại mặt đủ nhẵn cho phép vẽ chính xác ở tỷ lệ nhỏ. Loại giấy giáp mịn dùng được cho phấn màu lại quá thô, không hợp để diễn họa kiến trúc.
Phấn màu được tô tự do lên hình vẽ nhằm tạo cách phối màu rất tinh tế. Độ nhám mặt giấy cho phép vẫn nhìn được nền trắng nằm dưới. Đặc điểm này kết hợp với lớp phấn màu gây ấn tượng mạnh, tạo được một hiệu quả ánh sáng gây chú ý mang phong cách rất riêng.
Cũng có thể tạo ra những đường nét thanh mảnh bằng những vết hằn gây ấn tượng, dùng đầu nhọn vạch qua giấy can hơn là làm trực tiếp qua nền mặt tranh. Màu khi đi nhẹ sẽ không ăn vào những vết hằn này và người xem vẫn nhìn thấy màu của nền.
Chà đều màu bằng cách xoa mạnh với miếng vải thô hay bút chì trắng sẽ tạo một mặt nhẵn bóng, sáng ánh để diễn tả kim loại mặt kính hoặc làm nổi bật những hình dạng tròn xoay. Di mạnh sẽ làm màu ăn sâu vào nền. Cần nhớ rằng đánh bóng bằng bút chì trắng cũng có tác dụng làm dịu màu.
Các chất màu có thể lắng đọng hay hòa tan trong nước hoặc trộn với nhựa thông hay mực bút dạ. Chúng rất khó tẩy sạch vì chất màu thấm vào nền, và khó lường trước hậu quả. Chúng làm màu đậm hơn nhất là chỗ ít ăn màu. Kết quả sẽ không như ý nếu hoàn toàn chỉ sử dụng chúng để kết thúc diễn họa.
Cần cẩn thận khi hãm giữ một minh họa. Nếu bạn sử dụng thuốc hãm lâu quá tự do thì sáp ong trong hỗn hợp mầu sẽ bị phân hủy, làm tạo ra một màu khác không như ý. Khi thấy xuất hiện lớp sáp mỏng trên hình, hãy lau cẩn thận chúng đi bằng vải khô và sau đó hãm lại. Không nên để điều này tái diễn.
Nếu đó là một phương pháp bạn áp dụng, bạn cần một bộ bút giồm nhiều màu để thể hiện tất cả những yêu cầu của bạn. Vì sự trong mờ của chất màu, có thể tô từng lớp; nghĩa là chồng lớp màu này lên lớp màu khác, để đạt được các mảng màu phẳng rất rung động. Một kỹ thuật tinh tế hơn là tô màu chồng lên màu khác, vẫn thấy được nền tranh, chẳng hạn màu vàng được tô chồng lên màu xanh da trời tạo nên một màu lục rất thật, trong khi chúng vẫn giữ được sự tách biệt của các màu cấu thành khi xem kỹ.
Tất cả kỹ thuật tô, vẽ chồng và chấm điểm trong vẽ một màu đều áp dụng được cho chì màu. Ở những mảng rộng chỉ cần một màu, tô màu kiểu gạch khít nhau theo 2 chiều tạo ra được bề mặt hấp dẫn hơn là chỉ khi tô một lớp màu nguyên lên mặt nền. Những nét ngắn hay chấm điểm của nhiều màu khác nhau đan xen sẽ tạo được hiệu quả hòa trộn quang học. Bằng cách tô hai chiều hay chấm điểm, bạn có thể đồng thời diễn tả được cả về chất liệu, màu sắc và hình dáng một lúc. Các kỹ thuật này tuy phức tạp nhưng rất đáng thực hiện. Một kỹ thuật nữa là tô những vạch màu sát bên nhau và di đều chúng bằng một dung môi và miếng vải thô. Dù thế nào chăng nữa, cũng cần tránh gây ấn tượng làm bẩn khi tô từng lớp màu dậm lên nhau. Có thể cạo bỏ những lớp màu gây ấn tượng quá nặng hoặc quá nhẹ để lộ ra lớp màu hay nền tranh ở phía dưới. Kỹ thuật này được nhiều người biết đến với cái tên “Sgraffito” mài nhẵn và đây là kỹ thuật phù hợp nhất khi vẽ trên diện rộng. Đạt được hiệu quả về chất liệu bề mặt; và nếu bào lớp màu bằng lưỡi dao sắc, bột màu sẽ tạo những mảng màu rực rỡ, rất hợp khi diễn tả những bề mặt có độ bóng cao. Những đố cửa kính có thể được cạo để thể hiện những vệt sáng trên nền sẫm hơn.
Trong cảnh quan tại Hong Kong này, nhà minh họa tô đậm màu khác nhau để thể hiện độ xa gần và nhấn mạnh được các chi tiết quan trọng.
Dao mổ được dùng một cách rộng rãi trong minh họa để tạo nét đố cửa và các kết cấu khung chắn nắng.
Một vài màu đã được dùng trong minh họa nội thất phức hợp này, nhưng sự biến đổi của những nét chì được đặt đúng chỗ và sự phối màu mà ở một khoảng cách nào đó đã gây ấn tượng như một màu đồng nhất.
Chất liệu này đa năng đến nỗi bạn có thể vẽ sắc nét hoặc phóng khoáng. Dạng nét chấm, lực vẽ và cách cầm bút, tất cả đều ảnh hưởng đến chất lượng nét vẽ. Một đầu chì tà có thể chuyển từ nét mảnh sang to ngay tức thì. Loại bút có đầu chì to, cỡ 4mm, sẽ cho những nét rất to thích hợp khi vẽ trên diện rộng, loại khó thể hiện bằng chì nhỏ và cứng. Loại ruột chì màu dạng vuông không vỏ dùng để làm nền màu trên diện rộng.
Nền tranh nên nhám vừa phải. Nếu quá nhám thì màu không bám đều và để lại màu trắng ở những chỗ lõm rất khó làm cho màu thêm đầy trên mặt giấy. Cần chọn chất liệu thể hiện thích hợp giúp bột màu được bám đều; nhưng chọn một nền tranh vừa đúng sẽ làm cho bản vẽ lấp lánh. Các nền màu nước có thể làm đồng nhất một bố cục nhưng do phải chịu một chế độ màu chung sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến chất màu trong mỡ. Để làm nền có đặc trưng như màu nước nên áp dụng phương cách dương bản.
Dùng để vẽ giấy scan hay phim không quá nhẵn cũng rất thích hợp để làm nền. Có thể sử dụng cả hai mặt hoặc chỉ ở mặt trái để thực sự đạt được những tinh tế khác nhau. Bạn có thể dễ dàng cạo vạch trên chúng. Nhưng hãy thận trọng để không cắt qua mặt mỡ trên phim nếu bạn muốn vẽ lên mảng đó lần nữa chaat6s màu sẽ không dính vào chỗ cạo đi.
Một vấn đề lớn nhất là giữ được sự tương phản và sắc độ vì tính mờ đục của chất màu và thực sự không thể xóa sạch các dấu vết trên mặt nền. Đặc điểm này làm cho minh họa không hấp dẫn. Nên luôn làm màu từ sáng đến sẫm, nhờ đó dễ chỉnh đổi màu sáng thành màu sẫm nhưng rất khó làm ngược lại.
Bạn có thể áp dụng các cách làm màu khác nhau. Màu cần bão hòa cao đòi hỏi phải ấn chì mạnh tay và bão hòa ít nên ấn nhẹ. Cách làm đơn giản nhất là dùng từng màu đơn cho từng độ đậm khác nhau, lấy ra từ trong hộp một màu cần thiết.
Trong minh họa hấp dẫn của Nhật các nét chì cỡ to và mơ hồ ở cận cảnh bổ sung cho các chi tiết mực màu tự do
Cảnh tinh tế của các phương án đề xuất cho Genoa cho thấy chi tiết có thể vẽ với kỹ thuật chì được thể hiện rất kỹ.
Bạn phải hãm bản vẽ bằng phấn màu để giữ được lâu bền nhưng cũng có thể phun xịt những chất hãm để bảo vệ tác phẩm. Lớp bảo vệ này có thể mờ, nửa bóng hay rất bóng. Minh họa cần được xử lý sơ qua – do bạn không ngờ rằng vết tay có thể làm bẩn mép tranh rất nhanh. Cũng cần nhớ rằng thuốc hãm có thể làm màu đậm lên khi xịt quá dầy. Điều này đặc biệt đúng với bột màu. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật này có cân nhắc kỹ để tạo ra những hiệu quả lớn trong việc tăng cường những sắc độ.
7. Bút chì màu
Bút chì màu được làm từ đất sét hoặc những dạng chất “mở rộng” tương tự, màu bột, keo kết dính, phụ gia cứng và sáp ong. Phải dùng phụ gia cứng vì không thể nung qua lửa những chất này như bút chì than. Rất nhiều loại bột màu vô cơ truyền thống không thể bền màu khi hòa trộn với chất vì những màu được dùng hiện này chắc chắn sẽ tạo được hiệu quả lớn, cả 2 loại màu truyền thống và tổng hợp đều được dùng làm nền và vẽ chi tiết, có thể tránh được xây xước và là những phương tiện để vẽ nhanh cực kỳ.
Cũng như những loại bột màu chất lượng càng tốt thì giá thành càng cao. Sáp ong làm bột màu bám dính vào nền tranh. Và nếu như mặt giấy nhám quá sẽ khó đi những lớp màu tiếp theo. Bút chì màu không dễ tẩy như bút chì than và việc cạo nền tranh một cách cẩn thận là cách duy nhất để loại bỏ lớp màu này. Nếu phải tẩy thì phải đảm bảo giữ tẩy sạch.
Cần phủi bột màu ngay, nếu không chúng sẽ dính vào những chỗ khác. Vì đây là chất liệu thể hiện nét nên việc thể hiện bằng chất liệu này mất khá nhiều thời gian; nhưng lại tiện điều chỉnh trong tiến triển công việc không chỉ trong cách áp dụng mà còn ở chỗ cần áp dụng màu.
>>> Diễn họa người và vật trong kiến trúc
>>> Hiểu và sử dụng tỉ lệ bản vẽ trong kiến trúc nội thất