Màu sắc có đo được không? (Phần cuối)
Tâm vật lý học – Làm sao để dự đoán được một người mua hàng bình thường sẽ nhìn thấy gì?
Nếu các nhà sản xuất muốn biết món đồ sẽ ra sao trong con mắt của một người mua hàng bình thường, thì trong đa số trường hợp họ sẽ hướng tới một phương pháp cực kỳ trực tiếp. Họ sẽ chọn hú họa một ai đó từ các nhân chứng đang đứng gần tại thời điểm này và thăm dò. Người đó có thể là tổng giám đốc công ty, một công nhân nhà máy, một trưởng phòng thiết kế, một người đứng máy hoặc bất kỳ ai có thể được coi là "thượng đế". Đội ngũ tác giả của hàng hóa thậm chí có thể dựa vào chính mình nếu họ nghĩ rằng với trạng thái tâm lý đang có, họ sẽ kết hợp được sự cả tin với tính hoài nghi, những yếu tố đặc trưng thường thấy ở một người mua hàng bình thường. Hoặc là họ có thể yêu cầu cán bộ phụ trách trang trí, hoặc chuyên viên quảng cáo của mình tiến hành một cuộc khảo sát. Vấn đề cốt lõi cần được làm rõ - màu được chọn có đúng hay không?
Một bìa quảng cáo Lucky Strike giữa những năm 50s của thế kỷ trước. Nguồn: vintag.es
Khách hàng hướng tới điều gì, họ sẽ mua bao nhiêu và chấp nhận mức giá nào - đó là các vấn đề, biến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thành một chiến dịch có bản chất mạo hiểm đồ sộ. Các kết luận dựa trên khảo sát diện rộng vẫn thường bị hoài nghi; tính hoài nghi này bị nhân lên đột ngột sau mỗi thất bại gây tai tiếng, khiến chiến lược kinh doanh dựa trên khảo sát bị chỉ trích. Một công ty đang trên đà phát triển, quảng cáo thương hiệu - những biểu tượng của hàng hóa, có thể đã không chỉ một lần nhận được (và, có lẽ, vẫn đang nhận) những khoản lợi nhuận khủng khiếp, nếu có khả năng tăng mức tiêu thụ sản phẩm đúng cách. Các lãnh đạo của công ty này có thể đặt câu hỏi: “Các anh chị đã rầm rộ tiến hành khảo sát. Vậy thì kết quả ở đâu?”. Tuy nhiên, bất chấp mạo hiểm gặp sai lầm, thì các cuộc khảo sát - chính thức hay không chính thức - có thể vẫn sẽ là có lợi cho nhà sản xuất công nghiệp và các họa sỹ thiết kế phụ trách trang trí hàng hóa, thậm chí trong các vấn đề khó khăn như chọn màu cho sản phẩm và bao bì đóng gói. Nếu tính toán cặn kẽ đến hàng loạt các hệ điều kiện có thể có khi khách hàng nhìn vào sản phẩm (môi trường ánh sáng, khoảng cách nhìn, sự vật xung quanh, v.v...), thì có thể chọn ra được màu sắc cho hàng hóa một cách đủ khôn khéo.
Sau khi màu sắc cho một sản phẩm tương ứng, ví dụ, “đài radio”, đã được chỉ định, chẳng hạn, màu “đỏ sâu”, nhà sản xuất có thể gặp tình huống phải tái tạo màu này khi muốn làm ra từ 10 đến 100000 thân vỏ, năm này qua năm khác. Bước đi đầu tiên có vẻ đơn giản. Họ giao dự án và mẫu màu cho đại diện bên công ty sản xuất nhựa và xin báo giá. Sau đó cần bàn bạc về kích thước, và các bên thương lượng về giá cả cũng như các điều kiện giao hàng. Tiếp theo, bên chế tạo vỏ nhựa tuyên bố: "Chúng tôi có thể làm ra chính xác màu đỏ sâu mà các anh chị muốn bằng một chất tạo màu đặc biệt, nhưng loại thuốc tiêu chuẩn “Red XG-12S” của chúng tôi sẽ đưa ra một màu rất gần như thế, giúp đơn giản hóa quá trình sản xuất. Chúng tôi đã áp dụng thành công chất tạo màu tiêu chuẩn này trong hàng chục trường hợp, và nếu các anh chị đồng ý đổi, giá thành có thể giảm đi một chút". Nhà sản xuất máy thu radio sực nhớ lại các kết quả khảo sát cho thấy người tiêu dùng thường từ chối màu đỏ nâu và tin tưởng rằng màu này không hợp khi dùng ở nhà hoặc trên bãi biển, hoặc không hài hoà với màu va ly hành lý trong các chuyến du lịch. Đi càng xa - càng phức tạp: nhà sản xuất hoàn toàn không tự tin vào chất phẩm có màu gần như mong muốn mà người ta đã sử dụng trong hàng chục trường hợp. Họ vẫn hi vọng in dấu ấn màu đỏ sâu no đủ vào tiềm thức của người tiêu dùng - màu của sự giàu có, tượng trưng cho âm thanh của thiết bị. Vì thế họ trả lời: "Chúng tôi cần thời gian suy nghĩ. Hãy cho chúng tôi xem mẫu màu “Red XG-12S". Họ thấy rằng, màu “Red XG-12S” là đỏ ám nâu với độ no vừa phải, có thể được gọi là màu đỏ bẩn. Họ gửi hai mẫu màu này tới một công ty sản xuất nhựa khác và cũng nhận được các điều kiện hợp đồng. Các kết quả thăm dò cho thấy, thực ra họ có thể tiết kiệm được vài xu cho mỗi một đài radio nếu đồng ý sử dụng màu đỏ ám nâu. Nhưng sau đó họ một lần nữa nhớ lại các kết quả khảo sát; họ không có ý định hoàn toàn bỏ qua điều đó. Bởi vậy họ quyết định chỉ thêm vài xu cho mỗi một đơn vị sản phẩm, nhưng nhất quyết đòi hỏi nó phải có màu đỏ sâu như dự định ban đầu. Cái giá mà công ty nhựa thứ nhất đưa ra rẻ hơn, vậy cần ký hợp đồng với công ty này, trong đó nêu rõ các điều kiện thương mại tuân thủ màu đỏ sâu đầu tiên.
1933 Rolls-Royce Phantom II Continental Sports Coupé by Freestone & Webb; 1961 Ferrari 250 GT Cabriolet Series II by Carrozzeria Pininfarina. Src: carakoom.com
Trước công đoạn này chưa phát sinh bất cứ vấn đề nào liên quan đến vật lý và tâm vật lý. Trong chín trên mười trường hợp nhà sản xuất sẽ nhận được màu sắc mong muốn, nếu họ cắt mẫu màu ban đầu thành hai phần; một phần được gửi tới đối tác để kiểm soát đối chiếu màu sắc của linh kiện (trong trường hợp của chúng ta - vỏ đài radio). Tạm thời chưa có nhu cầu phải đo lường chính xác. Nhưng thực tế nhà sản xuất vẫn rất thường xuyên gặp rắc rối: họ nhận ra rằng màu vỏ của các đài radio dần dần khác đi so với màu đỏ sâu đã chọn và chuyển thành màu đỏ ám nâu làm từ chất màu rẻ tiền. Nhà sản xuất như nằm trên đống lửa — họ trả không hề ít tiền cho vấn đề màu sắc đã thống nhất giữa hai bên, trong khi đó đối tác lại gian lận, manh mún phá thêm chất màu đỏ ám nâu rẻ tiền. Một vài xu nhân với 50000 đầu sản phẩm là một khoản cũng kha khá. Nhà sản xuất hủy đơn hàng cho phần chưa được nhận với lý do đối tác đang treo đầu dê bán thịt chó, và dừng chuyển tiền. Nhà cung cấp doạ sẽ kiện ra toà, một mực khẳng định rằng mọi vấn đề về màu sắc của linh kiện đang được tuân thủ theo đúng luật thương mại. Nhà sản xuất phăm phăm doạ chứng minh rằng nhà cung cấp đã pha trộn thêm chất tạo màu “Red XG-12S”. Họ bèn mời nhà hóa học chuyên gia về phẩm màu “Red XG-12S” đến đồng thời đưa ra hai vỏ nhựa, một cái tương ứng với màu đỏ sâu đã chọn (theo ý của họ), còn cái kia không tương ứng. Phân tích của nhà hóa học nói như sau: chất nhựa của cả hai chiếc vỏ đều được tạo màu bằng một và chỉ một loại phẩm; không thể chứng minh chúng khác gì nhau bằng hóa học. Nhà sản xuất tiếp tục cho rằng mình bị lừa. Còn nhà cung cấp thì nghi rằng sản phẩm đài radio kia đã không được thành công như mong đợi nên nhà sản xuất tìm cớ để hủy hợp đồng. Hai bên khổ sở với hàng loạt hệ lụy: bán tín bán nghi, chi phí luật sư, đàm thọai quốc tế, bay đi bay lại, hết họp lại hành, đầu óc căng thẳng... Hóa ra, hai nửa mẫu màu ban đầu, một trong số đó bị sờ mó nhiều lần, đã không còn có màu giống nhau. Cuối cùng, nhà sản xuất phải chấp nhận khôi phục các chuyến nhập linh kiện, nhưng xin được giá thấp hơn. Trong kết quả của câu chuyện này, họ đã học được hai điều: thứ nhất, mẫu màu đôi khi bị thay đổi vì thời gian; thứ hai, không ai biết được chính xác cái gì được gọi là các điều kiện tuân thủ màu sắc cho phép về mặt thương mại.
Đã đến lúc phải đặt đợt hàng mới. Nhà sản xuất rút ra bài học. Họ bắt đầu quan tâm đến việc làm thế nào để lô hàng đầu tiên có màu đỏ sâu. Họ muốn thêm một mục mới vào hợp đồng chỉ rõ trong trường hợp nào thì màu nhựa được xem là chấp nhận được. Trái ngược với hoài nghi, họ nhận được các vỏ nhựa rất ưng ý và muốn lưu lại thông số của màu sắc này. Họ không phải là chuyên gia trong lĩnh vực đo lường màu sắc; họ chỉ biết mua linh kiện radio ờ đâu, rắp ráp và thử nghiệm chúng như thế nào. Nhưng họ được biết đến một loại thiết bị biết phân tích màu sắc,— quang phổ kế, đo được mẫu màu phản xạ lượng năng lượng là bao nhiêu và trong phần quang phổ nào. Sau một thời gian ngắn tìm hiểu, họ vỡ lẽ rằng có một số tổ chức cho thuê thiết bị vật lý này để phân tích mẫu, với giá phải chăng. Nếu mẫu này cần được sử dụng như một tiêu chuẩn thương mại thì nhà sản xuất có thể gửi nó tới phòng thí nghiệm hoặc khoa vật lý của trường đại học tổng hợp gần nhất, hoặc thậm chí tới Viện tiêu chuẩn Quốc gia. Cuối cùng thì họ nhận được các đường cong hệ số phản xạ trong giới hạn quang phổ nhìn thấy được (thường có đủ chúng trong khoảng bước sóng từ 400 đến 700 nm) không những đối với mẫu vật màu đỏ sâu mà họ đang mong muốn, và màu đỏ ám nâu mà họ muốn tránh, mà còn đối với tất cả các mẫu màu khác, chẳng hạn trắng, đen, nâu sáng mà giả sử họ muốn dùng cho các sản phẩm đài radio kích thước nhỏ. Hình 1.11 chỉ ra sự phụ thuộc của thay đổi hệ số phản xạ vào độ dài bước sóng (hoặc, như người ta thường nói, phân bố dải phổ của hệ số này) đối với năm mẫu màu vừa được liệt kê.
Nhà sản xuất thấy rất thú vị với kết quả của các thí nghiệm này. Họ nhận ra rằng, mẫu màu trắng phản xạ ánh sáng rất mạnh (từ 80 đến 90%) trong phần quang phổ nhìn thấy được, mẫu màu đen chỉ phản xạ ~4% bất chấp độ dài bước sóng của ánh sáng tới có thế nào. Họ hoang mang không hề nhẹ khi thấy giá trị của hệ số phản xạ không bao giờ < 4% đối với mọi mẫu màu trong mọi khoảng quang phổ nhìn thấy được, nhưng người ta cho họ thấy rằng, mọi mẫu nhựa được đánh bóng sẽ góp thêm phần phản xạ ~4% năng lượng tới, đơn giản chỉ vì tính chất phản xạ của gương; bởi vậy bất kỳ mẫu nào mà chỉ phản xạ 4% trên toàn bộ dải bước sóng, thực tế đang hấp thụ toàn bộ năng lượng bức xạ chạm tới bề mặt của nó. Tiếp theo, họ cảm thấy tò mò trước hình dạng phức tạp của đường cong thể hiện hệ số phổ phản xạ của mẫu màu nâu sáng; họ ngỡ ngàng khi nhận ra rằng, đường cong này chứa thông tin cho thấy, màu nâu sáng của mẫu nhựa có được là do có ở trong đó ít nhất ba sắc tố — đỏ , tương ứng với độ hấp thụ mạnh nhất ở bước sóng 550 nm ; cam , hấp thụ mạnh nhất ở loanh quanh bước sóng 470 nm , và trắng , hấp thụ mạnh nhất ở vùng cực tím (có nghĩa vùng có bước sóng nhỏ hơn 400 nm ). Sự chú ý lớn nhất của nhà sản xuất tập trung vào sự khác nhau giữa các đường cong thể hiện mẫu màu đỏ sâu mà họ muốn áp dụng cho sản phẩm, và mẫu màu đỏ ám nâu mà họ đang né tránh.
Nghiên cứu hình 1.11, nhà sản xuất đài radio đã đi tới một số khái quát hóa. Họ thấy rằng, mẫu màu trắng (sáng nhất trong số năm mẫu) có hệ số phản xạ lớn nhất và mẫu màu đen (tối nhất) phản xạ ít nhất so với các mẫu khác. Ngoài ra, mẫu màu nâu sáng (màu sáng hơn so với hai màu đỏ sâu và đỏ ám nâu) phản xạ ánh sáng mạnh hơn tại mọi khoảng quang phổ. Rõ ràng, hệ số phản xạ, theo một cách chung nào đó, đang tương kết với độ sáng của màu mà mắt đang nhận thức. Phần trăm ánh sáng mà mẫu vật phản xạ càng lớn, màu sắc của nó trong mắt ta càng sáng.
Thông tin chứa trong các đường đồ thị 1.11 cho phép đưa ra cả các khái quát khác. Mấu chốt khác biệt đáng kể nhất của mẫu trắng cũng như mẫu đen là chúng phản xạ ánh sáng theo cách không chọn lọc (không chiết sắc), có nghĩa đối với chúng thì mọi khoảng quang phổ đều như nhau, không có khoảng nào được chúng phản xạ và chuyển năng lượng tới mắt người nhìn mạnh hơn hay yếu hơn. Kết quả là những mẫu này mang đến cho nhận thức của chúng ta một màu trung tính hoặc ngả xám. Các mẫu màu nâu sáng, đỏ nâu hay đỏ sâu tạo ra tuần tự màu sắc với độ no lớn dần, có nghĩa càng lúc chúng càng khác màu xám. Có thể nhận thấy rằng, các đường đồ thị hệ số phổ phản xạ tương ứng sở hữu độ dốc mạnh dần và, suy ra, đối với các mẫu màu mà chúng thể hiện sẽ có độ chiết màu chọn lọc tăng dần của phản xạ ánh sáng. Màu đỏ sâu rất đồng tính với màu sắc bức xạ liền kề với đoạn quang phổ có bước sóng dài. Trong khi ấy màu nâu sáng, mặc dù đâu đó nhắc đến màu sắc của đoạn quang phổ gần với bước sóng 585 nm , nhưng tông màu của nó rất nhợt nhạt và bị tẩy trắng giống như màu của bức xạ tương ứng. Những so sánh này giúp đưa ra một quy tắc chung: tông màu của màu sắc đang được nhận thức của đối tượng tương ứng với tông màu của bức xạ tại vùng quang phổ nào mà đối tượng phản xạ ánh sáng mạnh nhất, còn độ no của màu đang được nhận thức tương ứng với mức độ chiết sắc chọn lọc của phản xạ, có nghĩa, với độ dốc của đường đồ thị hệ số phổ phản xạ.
Giờ đây nhà sản xuất đã có thể hiểu được tại sao màu đỏ sâu mà họ chọn ngay từ lúc ban đầu là màu no hơn: đường cong thể hiện thay đổi quang phổ của hệ số phản xạ của mẫu màu tương ứng có độ dốc lớn. Tuy nhiên, khi họ có ý định áp dụng kết luận khái quát do chính mình rút ra về độ sáng của màu sắc để làm rõ tại sao mẫu màu đỏ nâu được thấy là sáng hơn so với mẫu màu đỏ sâu, thì họ mới vỡ nhẽ ra rằng, cách giải thích khái quát này chỉ có tính cách chất lượng. Vì lẽ rằng, tại một số vùng quang phổ thì mẫu màu đỏ sâu phản xạ ánh sáng mạnh hơn nhiều lần so với mẫu màu đỏ nâu. Cần làm sao đó để khu vực quang phổ giữa 550 và 660 nm (nơi mà sự phản xạ của mẫu thứ hai mạnh hơn của mẫu thứ nhất) cung cấp được một phần đóng góp vào độ sáng lớn hơn khu vực liền kề với đoạn bước sóng dài (trong đó, tỷ lệ giữa các hệ số phản xạ thay đổi ngược lại). Đến bây giờ nhà sản xuất lần đầu tiên cảm giác được nhu cầu phải có thông tin đáng tin cậy về mặt tâm vật lý. Họ cần có cơ sở để phân tích thương mại nhờ đó đảm bảo khách hàng sẽ nhận thức được màu sắc vỏ nhựa là không sáng quá, không tối quá, không ám vàng quá, không ám lam và ám xám quá. Họ hiểu rằng cần có một phương pháp giúp dự đoán màu sắc của mẫu này có tương ứng với mẫu khác hay không. Họ đã rút ra được bài học khá lớn để đề xuất rằng, phương pháp này cần dựa trên một phương thức tính trung bình các đường đồ thị hệ số phổ phản xạ của từng mẫu một, nhưng tham chiếu đến các vùng quang phổ khác nhau và đưa ra giá trị trung bình này cần tương ứng với tính cách nhận thức của màu sắc sản phẩm trong mắt người mua hàng.
Nhà sản xuất vỡ oà lên trong vui sướng khi biết rằng phương pháp đó đã có từ lâu. Thực ra đang có một phương pháp được phổ biến rộng rãi trong thực tiễn công nghiệp để kiểm soát màu sắc với tên gọi là phương pháp đo màu CIE. Uỷ ban quốc tế này khuyến khích các thủ tục và tiêu chuẩn cơ bản đề cập đến tất cả các khía cạnh của ánh sáng, chiếu sáng và kỹ thuật thắp sáng, bao gồm cả đo màu (colorimetry).
Khi sử dụng phương pháp CIE, nhà sản xuất biết rằng họ cần biết về phân bố quang phổ của luồng bức xạ phát ra từ nguồn sáng. Khi điều đó đã được làm sáng tỏ, họ cần sử dụng ba hàm số đo lường (hàm định lượng) để tính trung bình đường cong phản xạ quang phổ cho mỗi mẫu vật liệu. Chúng được gọi là các hàm cộng màu, và xác định nhận thức màu sắc của một người có tầm nhìn màu sắc bình thường.
Khi nhà sản xuất đài radio giải quyết một vấn đề lặp đi lặp lại, phương pháp CIE tiên đoán rằng, thực ra hai mẫu vật liệu không được nhận thức như nhau về màu sắc. Có lẽ họ ngay lập tức sẽ quan tâm đến khả năng dự báo các đại lượng tách biệt màu sắc (dị hóa màu) và nhận được các số liệu cụ thể để nói rằng một mẫu màu nào đó so với một mẫu màu chuẩn là xám hơn hay no hơn, đỏ hơn, lục hơn, làm hơn hay vàng hơn, sáng hơn hay tối hơn. Để làm được các dự báo định lượng như thế là việc khá khó, nhưng đã có các phương pháp để phục vụ cho các mục đích này, “mà nhờ đó, nhà sản xuất có thể biết được định lượng khá chính xác của đại lượng và hướng phân biệt nhận thức về màu sắc có trong hai mẫu vật liệu”. Những phương pháp này dựa trên vô vàn các thực nghiệm và thí nghiệm để làm sáng tỏ vấn đề phân biệt trực quan về màu.
Bây giờ chúng ta giả sử rằng, nhà sản xuất đài radio thực tế đã xác định được đại lượng và hướng khác biệt nhận thức trong màu sắc của hai mẫu. Họ nghiễm nhiên quan tâm đến việc người tiêu dùng có chấp nhận được sự khác biệt màu sắc đó hay không. Họ đặt ra câu hỏi: “Liệu khoa học về màu sắc có thể giúp chúng ta trong vấn đề này và đưa ra phương pháp dự đoán về cực đại khác biệt màu sắc của sản phẩm so với mẫu gốc, mà khi đó người tiêu dùng vẫn chấp nhận mua hàng?”. Rất tiếc, khoa học về màu sắc không thể giúp gì đáng kể cho họ để giải quyết vấn đề này. Vấn đề dự đoán tính chấp nhận được của khác biệt màu sắc vượt ra ngoài khuôn khổ nghiên cứu khoa học. Nó phụ thuộc vào nhiều vấn đề khó trả lời, như loại chất liệu cần tạo màu, khó khăn kỹ thuật và chi phí sản xuất, mong muốn và mơ ước của khách hàng, và nhiều yếu tố khác.
Trước khi bắt tay vào phác thảo cặn kẽ hệ thống định màu CIE, đánh giá lệch màu và các điều kiện hiển thị màu được chấp nhận, chúng ta cần xem xét thêm một số yếu tố liên quan đến tầm nhìn màu sắc và, suy ra, nằm trong cơ sở cho các phép đo màu sắc.
Tùy chỉnh màu sắc:
Nếu những người quan sát có tầm nhìn màu sắc bình thường có ý định thay đổi màu sắc của một chi tiết nào đó nằm trong trung tâm của trường thị giác, sao cho nó giống màu của chi tiết nằm bên cạnh, thì kiểu gì cũng phát hiện ra rằng họ cần dựa vào ba phương tiện tuỳ chỉnh độc lập. Giả sử, họ sử dụng các phẩm màu đỏ , vàng và lam thường có sẵn trong tay. Khi đó, bằng cách trộn lẫn hai màu bấy kỳ theo mọi tỷ lệ có thể có, họ ít khi không nhận được sự cân bằng màu. Thậm chí, để nhận được màu nâu phải thêm màu lam vào hỗn hợp của đỏ và vàng . Trong sự đa dạng của màu sắc nhận được bằng cách trộn ba màu, có thể dễ dàng tìm ra được màu giống như màu cần có, nhưng các màu ban đầu không bao giờ được ít hơn ba. Cũng chính các tính toán đó được áp dụng cho các loại thuốc nhuộm anilin đỏ, vàng và xanh dương trong ảnh màu, in thạch bản và in màu. Tương tự, nếu người quan sát định cân bằng màu cho đốm sáng trên màn ảnh trắng bằng cách chiếu nhiều đèn màu, họ cũng rút ra kết luận rằng, hoặc họ cần ba kích thích màu sắc với thành phần quang phổ xác định, hoặc (nếu chỉ pha hai kích thích màu) hai nguồn kích thích mạnh mà thành phần quang phổ của một trong hai kích thích đó phải tùy chỉnh được. Quy tắc này cũng áp dụng được cho hỗn hợp màu sắc có được khi quay đĩa màu; chỉ cần chia đĩa này thành bốn phần để có ba phần màu có thể tùy chỉnh độc lập. Tầm nhìn màu sắc bình thường là nhận thức ba chiều!
Chúng ta đã vài lần nhắc đến bản chất ba chiều của tầm nhìn màu sắc bình thường. Chúng ta đã nhấn mạnh rằng, để tầm nhìn đó có thể họat động được thì trong võng mạc phải có các sắc tố nhạy sáng hoặc kết hợp sắc tố lọc của ít nhất ba loại khác nhau. Tiếp theo, để giải thích cho lộ trình đồ thị quang phổ của hệ số phản xạ của mẫu vật liệu, có được nhờ quang phổ kế, và bằng cách đó đo được màu sắc, cần có ba hàm số định lượng, hay còn gọi là hàm số cộng màu. Và cuối cùng, mô tả về nhận thức màu sẵ đòi hỏi ba biến số: độ sáng, tông màu và độ no màu. Ôn lại các phương pháp khác nhau mà nhờ đó vùng trung tâm của trường thị giác có thể trở thành cân bằng màu với vùng liền kề, một lần nữa lại nói ra tính ba chiều của một tầm nhìn màu sắc bình thường, tuy nhiên chúng ta cần phân tích điều gì mới là thứ thực sự diễn ra với kích thích màu sắc trên lộ trình di chuyển từ nguồn sáng đến võng mạc mắt.
Một trong những phương pháp trực tiếp nhất để nghiên cứu cách thức, mà nhờ đó mắt cho chúng ta khả năng nhận thức được màu sắc, là cộng hợp các nguồn sáng hoặc, chính xác hơn, làm quen với phép cộng của các kích thích màu. Đầu tiên chúng ta chiếu một chùm sáng (chẳng hạn, từ một bóng đèn sợi đốt) sao cho nó tạo một vùng được chiếu sáng trên màn ảnh màu trắng. Năng lượng bức xạ được phản xạ từ vùng này và được khúc xạ bằng các hạt sắc tố tạo màu màn ảnh. Năng lượng phản xạ có một phân bố trong không gian nên người quan sát có thể nhìn thấy một vùng sáng như nhau từ các vị trí khác nhau trước màn ảnh. Ở bất kỳ vị trí nào trong số đó, chỉ có một phần nhỏ năng lượng luồng phản xạ lọt được tới mắt và trở thành kích thích màu. Bởi vì các hạt sắc tố màu trắng tác động đến năng lượng bức xạ của một độ dài bước sóng nào đó của vùng quang phổ nhìn thấy được tương đối giống như đến bức xạ của một độ dài bước sóng khác (hình 1.11 trong phần 2 của tài liệu), nên, thành phần quang phổ của kích thích màu sẽ rất gần với thành phần quang phổ của luồng bức xạ chiếu tới màn ảnh. Người quan sát lập tức nắm bắt giá trị của tình huống vật lý phức tạp này. Họ nhìn thấy một đốm vàng trên màn ảnh trắng. Nói chính xác hơn, đốm này có màu vàng đói ám đỏ. Người quan sát quá biết rằng, màu mà họ đang nhận thức - là màu không phải của màn ảnh, mà của bức xạ chiếu sáng nó.
1.12. Sơ đồ thiết bị mô tả cộng màu. Thiết bị đơn giản này giúp hiểu được nguyên tắc đo màu ba chiều. Phía dưới bên phải là hình ảnh trường thị giác như nó được thấy trong mắt người quan sát. Nửa bên trái của vòng tròn bên trong (một trong số trường so sánh) tạo ra trong mắt một kích thích màu có từ bóng đèn sợi đốt; nửa bên phải của nó (trường so sánh thứ hai) sinh ra hỗn hợp của các kích thích đỏ, lục, lam - có được trong kết quả màn ảnh phản xạ ba bức xạ từ ba nguồn sáng khác nhau. Trường bao quanh được đóng kín bằng màn hình giảm trừ, có thể để tối hoặc chiếu sáng bằng bức xạ của nguồn sáng ngoài từ phía bên cạnh người quan sát.
Sau đó chúng ta chiếu ba luồng sáng hoàn toàn khác màu nhau vào vùng bên cạnh trên màn ảnh. Cứ giả sử như màu của chúng sẽ là đỏ , lục và lam , như hình 1.12. Các hạt sắc tố trắng của màn ảnh, vẫn như cũ, phản xạ khuyếch tán năng lượng bức xạ của mỗi chùm sáng hầu như không có chọn lọc chiết sắc. Kích thích màu chung lọt tới mắt người quan sát là tổng của các kích thích đơn lẻ, mỗi trong số đó có lẽ đã tác động độc lập tới mắt từ từng chùm sáng nếu hai chùm còn lại bị tắt đi. Khi đó thành phần quang phổ của kết hợp ba kích thích màu là kết quả của phép cộng đơn giản ba kích thích riêng rẽ, điều này có thể kiểm chứng bằng phổ kế vô tuyến. Người quan sát nhìn thấy đốm sáng thứ hai nhuốm màu đỏ, lục, lam hay một màu trung gian nào đó tùy thuộc vào cường độ tương đối của các luồng sáng phát ra từ các nguồn sáng đỏ, lục và lam. Và cả trong trường hợp này họ cũng nhận thức màu sắc như thuộc tính của bức xạ chiếu sáng, chứ không phải của màn ảnh, cái đó bản thân chỉ có màu trắng nếu được quan sát độc lập. Hiện tượng được đơn giản hóa, nếu phần không được chiếu sáng của màn ảnh được che lấp bằng một màng ngăn màu đen; khi đó người quan sát thấy đốm sáng chỉ đơn giản như một phần bề mặt tự phát sáng. Phương cách này được gọi là phép ngăn phạm vi (tập trung quy mô) màu sắc thành màu được nhận thức trong cô lập (màu khẩu thể), còn bản thân khẩu thể đó thì được gọi là màn ngăn.
Nhờ có thiết bị loại này chúng ta có thể tiến hành một số thực nghiệm hết sức căn bản về định tính cũng như định lượng có liên quan đến tầm nhìn màu sắc. Thứ nhất, đó là khả năng xác định, liệu có thể tái tạo màu vàng, hay kích thích màu vàng, bằng cách pha trộn các kích thích có từ các bức xạ đỏ, lục và lam hay không. Sau khi nghiên cứu khả năng đó, chúng ta sẽ nhận được câu trả lời khảng khái rằng, có thể tái tạo với tỷ lệ xác định về cường độ của ba bức xạ (chiếm ưu thế về số lượng là đỏ, yếu hơn là lục và yếu hơn nữa là lam). Tiếp theo chúng ta nhận ra rằng, các màu nhận thức của mọi tông màu cũng có thể có được bằng cách đó khi trộn các kích thích màu đỏ, lục và lam. Khi tắt kích thích lam và thay đổi tỷ lệ đỏ và lục, chúng ta có thể tạo ra một dãy màu, trong đó có vàng, nhìn có vẻ thuần khiết và không hề bị ám đỏ hay ám lục (+=). Khi tắt kích thích màu lục và thay đổi tỷ lệ đỏ và lam, chúng ta sẽ nhận được hàng loạt các màu tím purple, là màu vừa ám đỏ vừa ám lam (+=). Và cuối cùng, nếu tắt kích thích đỏ, chúng ta có thể tái tạo các màu ám lục-lam, tạo ra cảm giác về màu xanh dương (+=). Khi đồng thời sử dụng cả ba kích thích màu để kích thích mắt, sẽ xuất hiện cảm giác về các màu «đói hơn» so với các màu cực biên đã liệt kê trước đó. Thậm chí có một phạm vi tỷ lệ của ba màu đỏ-lục-lam mà hỗn hợp của chúng có độ no cực kỳ thấp có tông màu khó hoặc không xác định được (++~). Những tông như thế được gọi là tông trung tính, hoặc, tông triệt sắc (en: achromatic tones).
via theartverse.com
Nghiên cứu tiếp theo chỉ ra rằng, không phải tất cả các màu nào nhìn thấy được từ bề mặt tự phát sáng cũng có thể tạo ra được từ một kết hợp của các kích thích đỏ, lục và lam. Một số màu có vẻ quá rực rỡ để có thể cân tạo. Nhưng chúng ta giả định rằng - đó là hạn chế tương đối đơn giản, liên quan đến các tính chất định lượng của các luồng bức xạ đang được dùng. Chúng ta có khả năng vượt qua trở ngại này nếu sử dụng các bóng đèn có công suất lớn hơn trong các thiết bị chiếu sáng tương ứng, hoặc tăng điện thế nuôi đèn, hoặc tập trung ánh sáng tới vùng cần thiết bằng các thấu kính lớn. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, một số kích thích được nhận thức là quá no để có thể cân tạo chúng mà vẫn giữ nguyên phương cách của chúng ta. Ví dụ, nếu vùng được chiếu sáng bằng bóng đèn sợi đốt (sử dụng làm mẫu so sánh) được phủ bằng keo vàng hoặc kính lọc vàng giống như đèn tín hiệu đường phố, hoặc bằng thể lỏng như dung dịch kali crom, thì màu vàng nhận được sẽ là quá no, đến nỗi không thể cân tạo, thậm chí nếu tắt hẳn luồng bức xạ màu lam. Khi nói về các màu có thể tái tạo được từ các kích thích đỏ-lục-lam, có nghĩa là người ta muốn nói về qui mô màu của hệ thống. Những màu, mà chúng ta không thể cân tạo được bằng cách trộn các kích thích, đơn giản là nằm ngoài giới hạn của qui mô này.
Có thể tăng cường qui mô màu của các hỗn hợp ba thành phần bằng cách chọn các vùng dễ nhìn thấy nhất của quang phổ làm ba màu ban đầu. Nhưng các thực nghiệm đã từng được tiến hành suốt 250 năm qua cho thấy không tồn tại bất kỳ bộ ba kích thích màu nào có thể cân tạo được tất cả các kích thích màu khác. Một bộ phận đáng kể của các màu quang phổ và gần quang phổ luôn nằm ngoài qui mô màu của mọi bộ ba kích thích.
Rõ ràng là các kết quả của thực nghiệm đơn giản này lại bắt chúng ta một lần nữa phải đề cập đến nghiên cứu một số tính chất căn bản của mắt. Thường thì các kết quả đang diễn giải như minh chứng rằng, các đường cong thể hiện độ nhạy cảm quang phổ của sắc tố ánh sáng trong mắt là chồng chéo lên nhau. Nói cách khác, bức xạ của hầu hết tất cả các vùng nhìn thấy được của quang phổ đang gây kích thích lên nhiều hơn một sắc tố, bởi vậy luôn có nhiều hơn một trong ba hệ thống thụ thể độc lập đang tham gia vào cơ cấu nhận thức màu sắc. Giả sử nếu trong một phương cách như vậy ta phát hiện được các phần quang phổ mà bức xạ của chúng chỉ gây kích thích lên một hệ thống thụ thể và không động đến hai hệ thống còn lại, khi đó và chỉ khi đó mới có thể chờ đợi rằng, chúng ta sẽ biết cách tái tạo tất cả các màu sắc bằng cách trộn ba kích thích quang phổ thuần khiết như vậy.
Sự bất biến của cân bằng hiển thị màu. Vùng bề mặt tự phát sáng mà chúng ta thấy trong trường thị giác (hình 1.12) có các màu được mô tả qua độ sáng, tông màu và độ no. Ở đây chúng ta sử dụng thuật ngữ «độ sáng» thay cho «tính sáng» để nhấn mạnh rằng, chúng ta nhận thức bức xạ từ diện tích được chiếu sáng, chứ không phải từ các đối tượng không gian. Sự khác biệt thuật ngữ đó không đáng kể, nhưng nó thường tạo thuận tiện nếu muốn chỉ rõ loại nhận thức màu sắc trong các điều kiện quan sát đang có: liệu cái đang được nhận thức là màu của vật đang tự phát sáng (màu bức xạ, màu nguồn sáng) hay màu của đối tượng không tự phát sáng.
Khi nhận thức màu sắc của chúng ta đề cập tới loại thứ nhất thì cảm giác chủ quan về độ sáng được bó buộc trong giới hạn từ nhá nhem (tối mù mờ) cho đến chói loà (sáng rực rỡ). Nhận thức màu sắc của các đối tượng không tự phát sáng cho phép cảm giác được tính sáng (từ đen tới trắng), và khi đó các đối tượng được thấy là không trong suốt so với các đối tượng khác.
Trong thực nghiệm 1.12, chúng ta có thể thay đổi loại nhận thức màu của trường thị giác bằng cách chiếu sáng màn ngăn phía trước (bây giờ đã là màu trắng) từ một nguồn sáng đặt ở cạnh bên người quan sát. Cách bố trí như vậy đảm bảo cho nguồn sáng này lọt bức xạ tới vùng màn ảnh trắng mà người quan sát không nhìn thấy xuyên qua màn ngăn, và ngược lại - đảm bảo rằng nó sẽ không chiếu sáng trường thị giác. Khi độ sáng của màn ngăn cân bằng với độ sáng của bức xạ quan sát qua lỗ tròn thì loại nhận thức màu sắc cũng thay đổi. Chúng ta nhận thức các màu thấy được qua lỗ tròn đã không còn là các màu bức xạ (cũng được gọi tên là các màu không cục bộ theo độ sâu, hay là các màu trong lỗ), mà như các màu của các đối tượng không tự phát sáng. Khi có sự thay đổi loại nhận thức màu như vậy thì chúng ta cảm thấy rằng cái lỗ đã biến mất, và ở vị trí đó chúng ta thấy hai hình bán nguyệt có màu, được nhận thức như giấy màu được dán lên màn ngăn. Lúc này chúng ta có thể nhận ra các thay đổi đột ngột trong độ sáng và tính màu (tông màu và độ no) của các màu sắc. Ví dụ, nếu với màn ngăn tối chúng ta đã nhận thức qua lỗ thủng là một màu cam khá no, thì với màn ngăn được chiếu sáng rực rỡ, khi loại nhận thức màu sắc thay đổi, chúng ta lại nhìn thấy cũng vùng trường thị giác đó có màu gì đó mà có thể được mô tả là nâu tối. Thật hiếu kỳ, màu nâu chỉ có thể được nhìn thấy trong nhận thức màu sắc của loại thứ hai (màu vật thể), nhưng không bao giờ — với nhận thức màu sắc bức xạ (của nguồn sáng). Các màu khác, chỉ nhất nhất liên quan đến nhận thức màu vật thể, đó là màu ôliu và màu đen.
Minh họa cho thấy ảnh hưởng của điều kiện quan sát đến nhận thức sắc độ (thực ra dải ở giữa có tông xám đồng đều, nhưng mắt ta thấy nó không đều).
Những thực nghiệm như thế cho chúng ta thấy một số đặc tính ngỡ ngàng của nhận thức màu sắc, ví dụ như nhận thức của chúng ta có thể điều tiết đột ngột khi điều kiện quan sát thay đổi không đáng kể. Nhưng những thực nghiệm đó cũng khẳng định một quy luật đơn giản được biết đến với tên gọi là định luật bất biến của cân bằng hiển thị màu [374].
Hiệu ứng David Novick
Giả sử chúng ta đã cân bằng màu sắc của kích thích phát ra từ bức xạ của bóng đèn sợi đốt ở nửa bên trái của hình tròn trường thị giác (hình 1.12), bằng cách chọn hỗn hợp cần thiết từ các kích thích đỏ, lục và lam ở nửa bên phải. Màn ngăn bao quanh hai vùng này lúc đầu tối đen, sau đó chúng ta chiếu sáng nó bằng ánh sáng có độ sáng và sắc tính thích hợp và quan sát xem các màu của hai nửa này thay đổi như thế nào. Không phải là điều ngạc nhiên nữa, khi màu nhận thức của vùng nhìn hình tròn này thay đổi; mà ngoài ra chúng ta còn thấy rằng sự cân bằng màu của hai nửa này vẫn được giữ nguyên. Tiếp tục tiến hành thực nghiệm, chúng ta đúc kết được rằng, với bất kỳ thay đổi nào trong độ sáng và sắc tính của bức xạ chiếu sáng vòng tròn lớn bao quanh vòng tròn bé thì sự cân bằng màu sắc của hai nửa không bị thay đổi.
Chúng ta cũng có thể liếc nhìn vào các vùng bề mặt có màu rực rỡ khác để thay đổi điều tiết của mắt. Nhưng ngay sau đó - chỉ cần nhìn lại vùng quan sát ban đầu, chúng ta sẽ thấy rằng cân bằng màu của hai nửa của nó vẫn không hề mất đi.
Định luật bất biến của cân bằng hiển thị màu không phải lúc nào cũng đúng (khi điều kiện quan sát thay đổi), nhưng đáng tin cậy trong thực tiễn. Sự cân bằng màu được giữ nguyên trong bước chuẩn bị của điều tiết trước các bức xạ có độ rực rỡ vừa phải hoặc thậm chí khá lớn, nhưng nó sẽ bị sai nếu mắt bị loá trước tác động của bức xạ ánh sáng cực mạnh trước khi so sánh hai nửa của trường thị giác [63, 703, 704].
Còn một trường hợp hạn chế tính đúng đắn của định luật này, đó là khi các hình ảnh của hai nửa so sánh vượt ra ngoài giới hạn của võng mạc nơi không có các tế bào que (của vùng điểm vàng), có nghĩa khi các kích thước góc của chúng vượt quá 2°. Trong trường hợp này sự giảm sáng của hai nửa đi một và chỉ một số lần có thể phá vỡ cân bằng màu sắc: trong nhận thức màu sắc có sự can thiệp mạnh của cơ cấu tầm nhìn tế bào que và thay đổi sự đánh giá của chúng ta về các màu sắc.
Các định luật của Grassmann. Trong các điều kiện thay đổi diện rộng đi kèm với sự bất biến của cân bằng hiển thị màu, thì thông tin định lượng từ các thực nghiệm trộn ba kích thích màu đã được đúc kết vào hai định luật đầu tiên của Grassmann.
1. Mắt chỉ có thể tiếp tân ba loại khác biệt (biến thể) của màu sắc (ví dụ, được thể hiện qua tông màu, độ sáng và độ no).
2. Nếu trong hỗn hợp của ba kích thích màu có một kích thích thay đổi liên tục (trong khi hai kích thích còn lại không thay đổi), thì màu của hỗn hợp cũng thay đổi liên tục.
Grassmann còn tiến xa hơn hai khẳng định này khi thiết lập một định luật chung nhất, và cũng giống như hai định luật trước, nó được chứng minh bằng thực nghiệm.
3. Khi trộn các kích thích màu của một và chỉ một màu (có nghĩa cả ba giá trị - tông màu, độ sáng và độ no - đều giống nhau) thì các kết quả nhận được cũng sẽ giống hệt nhau bất chấp thành phần quang phổ của các bức xạ tạo ra những kích thích này có thế nào. Toàn bộ khoa học đo màu hiện đại đều dựa trên nguyên lý này. Nó có nghĩa rằng, chúng ta có thể vận dụng các kích thích được tính toán chỉ bằng màu mà không cần đào bới thành phần quang phổ của chúng. Định luật thứ ba của Grassmann kéo theo những kết luận quan trọng sau đây.
а) Hai kích thích của một và chỉ một màu, nếu đem ra trộn riêng với hai kích thích khác cũng có màu trùng nhau, thì hai hỗn hợp nhận được trong kết quả cũng có màu như nhau. Nói cách khác, nếu kích thích а cân bằng màu với kích thích b, và tương tự kích thíchcân bằng màu với kích thích d, thì màu của hỗn hợp (а + с) cũng cân bằng màu với hỗn hợp (b + d). Quy tắc này là tương đương với tiên đề số học: nếu hai đại lượng bằng nhau được cộng thêm hai lượng bằng nhau, thì hai tổng số cũng sẽ bằng nhau.
b) Nếu hai kích thích của một và chỉ một màu được loại trừ ra khỏi các hỗn hợp đồng màu, thì hiệu số của phép trừ màu cũng sẽ như nhau. Nói cách khác, nếu kích thích a đồng màu với kích thích b, còn màu của hỗn hợp kích thích с cân bằng màu với hỗn hợp d, thì sau khi trừ а ra khỏi hỗn hợp c, màu của phần còn lại sẽ giống hệt như màu của phép trừ b ra khỏi hỗn hợp d. Quy tắc này cũng có tiên đề số học tương đương: nếu hai vế bằng nhau trừ đi hai lượng như nhau, thì kết quả của hai phép trừ cũng sẽ bằng nhau.
c) Nếu một đơn vị của một kích thích nào đó có màu giống như một đơn vị của một kích thích khác, thì màu của một số lượng các đơn vị bất kỳ (hoặc của một phần đơn vị) của kích thích thứ nhất sẽ đồng màu với một số lượng đơn vị như thế (hoặc với phần nhỏ đó của đơn vị này) của kích thích thứ hai. Có thể nói khác đi như sau: tăng hoặc giảm các luồng bức xạ của hai kích thích đồng màu đi cùng một số ngẫu nhiên lần, nhưng giữ nguyên phân bố thành phần quang phổ của các luồng đó, thì sự cân bằng màu của kết quả vẫn bất biến, bất chấp phân bố quang phổ của các kích thích ban đầu có ra sao. Và đối với cả quy tắc này cũng có tiền đề số học tương đương: nếu các đại lượng bằng nhau được nhân với (hoặc chia cho) cùng một số, thì các kết quả sẽ luôn luôn như nhau.
Các hệ quả а), b) và c) đôi khi được gọi là các định luật tuyến tính của phép cân màu. Nói riêng, các hệ quả а) và b) khẳng định rằng, trong phép cân màu đó có tính cộng, còn hệ quả c) thể hiện tính chất tỷ lệ thuận.
Thiết bị có sơ đồ mô tả trong hình 1.12 chỉ ra sự hiện diện của một phương pháp đo màu trực tiếp. Đối với bất kỳ một màu nào có trong qui mô màu của một hệ thống bao gồm ba kích thích, thì hàm lượng của ba kích thích này (cần để tái tạo màu đó) có thể được dùng để đo nó. Những hàm lượng như vậy được gọi là toạ độ của màu đang xét, còn về bản chất, bản thân thiết bị được mô tả trong hình 1.12 chính là một máy đo màu đơn giản nhất.
Ba kích thích có được từ ba luồng bức xạ (đỏ , lục và lam ) có tên gọi là các kích thích công cụ của các kích thích điểm tựa hay của các màu cơ bản. Tất cả các kích thích đã được liệt kê ở trên có lẽ chính là các đại lượng bức xạ, và tương ứng với điều đó, chúng được đo bằng các đơn vị năng lượng bức xạ (Watt). Đôi khi sẽ là thuận tiện hơn nếu xem xét các kích thích như các đại lượng bức xạ và thể hiện chúng qua các đơn vị bức xạ (ví dụ, cc*dm-2). Đôi khi lại dễ dàng hơn khi thể hiện các kích thích bằng các thuật ngữ tâm lý ngẫu nhiên, như tính toán theo thang độ đỏ, lục và lam, sắp xếp thế nào đó để hỗn hợp với hàm lượng đều của chúng đưa ra kích thích có tông triệt sắc (trung tính), ví dụ ánh sáng ban ngày. Bảng A1 đưa ra một số khái niệm bức xạ và trắc quang cơ bản và các đơn vị của chúng.
Giả sử chúng ta muốn sử dụng máy đo màu trực quan (hình 1.12) để thử nghiệm các mẫu màu vỏ nhựa màu đỏ sâu mà nhà sản xuất mong đợi và màu đỏ nâu do chất phẩm "Red XG-12S" gây nên. Chúng ta lần lượt đặt các mẫu màu này vào nửa bên trái và chiếu sáng nó bằng bóng đèn sợi đốt, và tìm các số lượng của đỏ, lục và lam cần cho cân bằng màu. Chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, các toạ độ màu của hai mẫu này hơi khác nhau. Các toạ độ xác định nhiều bộ mẫu màu khác nhau khi chúng được chiếu sáng bằng bóng đèn sợi đốt.
Trong quá trình mô tả phép trộn cộng của màu sắc và các định luật liên quan đến cân bằng hiển thị màu, chúng ta đã đề cập đến khá nhiều các tên màu, ví dụ đỏ, lục, lam, trung tính, v.v... dựa vào kinh nghiệm cá nhân chủ quan về nhận thức khi thực thi các thao tác cân bằng màu. Thực tiễn đó hoàn toàn là bình thường và rất có lợi đối với người mới bắt đầu, khi họ buộc phải làm quen với khái niệm về các kích thích màu và tự tay cân bằng các màu sắc. Tuy nhiên cần một lần nữa nhấn mạnh rằng, kinh nghiệm nhận thức màu sắc của chúng ta có thể phải chịu ảnh hưởng gốc rễ khi điều kiện quan sát thay đổi trong những thực nghiệm trộn màu. Dẫu thế, cân bằng hiển thị hai màu sắc, có nghĩa cân bằng màu cho hai kích thích có thành phần quang phổ khác nhau, về bản chất là không thay đổi trong các phép đo như vậy. Chính sự cân bằng hiển thị màu cũng như các định luật xác định sự cân bằng đó đang gây hứng thú trước hết cho chúng ta; tính cách của các kích thích trong các thuật ngữ nhận thức chủ quan của chúng ta (tông màu, độ no và tính sáng), hoặc trong các thuật ngữ khác - tại giai đoạn nghiên cứu phần cơ bản của khoa học về màu sắc - không phải là cái gì đó đáng kể.
Bước chuyển từ các toạ độ màu xác định màu hỗn hợp của các màu cơ bản (trong thực nghiệm 1.12) sang các thông số xác định tông màu, độ no và độ sáng (đặc trưng cho nhận thức chủ quan của chúng ta về kích thích màu) là phức tạp, và liên quan chặt chẽ với các điều kiện quan sát chiếm ưu thế trong lúc tiến hành thao tác. Trong giai đoạn đầu tiên của thuyết trình, khi chúng ta sử dụng các tên màu như đỏ, lục, lam và các màu khác, chúng ta cần cảnh giác trước tính gần đúng của các tên gọi này, chúng chỉ có ý nghĩa khi chúng ta coi rằng trong toàn bộ tiến trình thì điều kiện quan sát không thay đổi. Ví dụ, chúng ta giả sử rằng bề mặt bao quanh các chi tiết màu quan sát trong ánh sáng rực rỡ của ban ngày sẽ tạo ra một kích thích gần giống như các kích thích mà chúng ta thấy được khi nhìn vào hai vùng so sánh của phép đo màu.
>>> Màu sắc có đo được không? (Phần 1)
>>> Mô hình màu sắc từ thế kỷ XVII
>>> Mô hình màu sắc từ thời Cổ đại, Trung đại và Phục Hưng