Vẽ tranh phong cảnh theo thủy thái họa màu nước
Thủy thái là một lối họa tế nhị, mơ màng như tranh lụa. Đặc tính của nước là trôi chảy, lan tràn, màu nước trong trẻo và nhẹ khác với màu bột, sơn dầu, Acrylic là những chất màu nặng, dày đục.
Kỹ thuật căn bản của thủy thái là cách dùng nhiều lớp màu trong phủ lên nhau. Bằng cách này, họa sĩ có thể pha màu ngay trên mặt tranh, như khi phủ lớp màu đỏ chồng lên nền xanh để tạo ra mảng màu tím.
Ngày nay, họa sĩ có thể dùng keo chất lỏng thay băng keo, che đường viền của hình sắc cạnh (như chậu hoa đầu tường) để thoải mái tô màu cây cỏ bao quanh hình chậu, không sợ lem.
Vật liệu:
- Khuôn giấy căng sẵn trên ván vẽ.
- Khổ 40 x 50 cm.
- Bút chì 2B. Cọ tròn số 1, 10.
- Cọ dẹt rộng bản 2.5cm.
- Keo bịt (masking fluid).
Bảng màu:
- Nâu (burnt umber); Đỏ (cadmium medium), Đen; Xanh lá (chrome, Hooker), Xanh lơ (cobalt); Xám (Payne); Vàng đất.
1. Che phủ hình chậu bằng keo phủ. Chờ khô hẳn.
2. Phủ màu xanh lá nhạt kín nền cỏ bằng cọ lớn.
3. Phác thân, cành cây bằng màu xám.
4. Khi tô, tô các mảng lá lên cành cây, bụi cỏ.
5. Phủ lớp màu nâu đỏ nhạt lên khóm xanh lá. Phác nhà cửa ở hậu cảnh.
6. Vẽ chi tiết tường và cửa nhà. Dùng cọ lớn phết thêm những đợt cỏ ở tiền cảnh.
7. Chờ tranh khô hẳn, gỡ keo phủ ở hình chậu cẩn thận kẻo xước mặt giấy.
8. Vẽ bóng đổ trên bình bằng màu xám pha nâu, thêm tí vàng đất + đỏ tươi cho thêm sắc ấm trong bóng tối.
Thủ thuật bịt keo – Vỗ mực – Thẩm màu
Dùng ngón tay hoặc dao nhỏ gạt đầu cọ lông cho mực “búng” tự nhiên.
Dùng cọ lông cứng “vỗ” chấm màu rải rác.
Dùng giẻ bùi nhùi vỗ màu nhẹ lên chỗ nào cần vẽ lá hỗn độn.
Chỗ bịt keo cuối cùng phải gờ ra nhẹ nhàng, tránh làm xước giấy.
Đây là kỹ thuật thủy thái cổ truyền, vẽ bằng nhiều lớp màu trong chồng lên nhau, khởi từ màu sáng nhạt nhất, tiến dần lên độ đậm nhất.
Nhờ màu nhiều nước, đặc tính loãng, lan tràn, ta chỉ dùng cọ lông mềm là đủ để tạo màu theo ý tạo hình tùy từng chỗ. Dùng đầu cọ để chi tiết tỉ mỉ. Dùng khăn hay giấy thấm bớt nước màu đọng trên giấy. Khi cả mặt tranh đã khô, có thể dùng dao cạo bớt màu, tạo góc cạnh sắc bén cho hình.
Vật liệu:
- Giấy dày, căng trên ván vẽ.
- Khổ 32 x 20cm;
- Bút lông mềm, số 6, bông hay giẻ lau.
Bảng màu:
- Đỏ (crimson), Đen, Nâu (Sienna), Vàng (Cadmium), Xanh (cobalt), Xanh ngọc bích, Xanh dương (Prussian), Xanh lá (Viridian).
1. Phác mảng bằng bút chì HB. Tô màu từng mảnh cây cỏ, trời đất… bằng màu nhạt.
2. Tô thêm màu đậm hơn, làm rõ hình và các mảng đậm.
3. Chờ sơn khô rồi chồng thêm vài lớp màu đậm đặc hơn. Chỉnh hình và màu cùng một lúc.
4. Thêm các mảng bóng đổ trên nền cỏ màu lá cây + xanh dương. Tô thêm màu lá cây.
5. Tăng cường độ đậm ở các mảng hậu cảnh bằng xanh dương (prusian) và đen. Thêm vàng đất ở bãi cỏ tiền cảnh.
Chi tiết kỹ thuật:
Cách dùng dao cạo – giấy nhám – bông thấm.
- Cạo bớt màu lem cho nét hình sắc bén.
- Dùng giấy nhám xoa rất nhẹ qua chỗ vừa cạo sửa.
- Dùng que bông (ngoáy tai) thấm bớt nước đọng, hoặc để xoa màu cũng được.
>>> Vẽ tranh phong cảnh theo bố cục trừu tượng
>>> Vẽ tranh phong cảnh bằng phấn
>>> Tranh phong cảnh Ấn tượng TN 1880