Những đường nét tạo cảm xúc
Ngay từ thời xa xưa, đường line đã được các artist và designer sử dụng để truyền tải cảm xúc của mình, qua những bức vẽ đầu tiên trên các hang động thời đồ đá. Thông qua quá trình lặp đi lặp lại, những khuôn mẫu và đường line này đã dần được mọi người thừa nhận ý nghĩa của nó. Được tổng hợp lại trong quyển Landscape Architecture, tác giả John Ormsbee Simonds - người đã tổng hợp lại 48 đường Mood Line (tạm dịch: những đường nét tạo cảm xúc) thành 1 bảng tổng hợp cụ thể.
THE MOOD LINES - Nghệ thuật tạo cảm xúc bằng những đường nét
Đây là danh sách hoàn chỉnh nhất của các Mood lines mà tôi đã từng chiêm nghiệm qua, từ quyển sách Landscape Architecture của tác giả John Ormsbee Simonds. Tôi đã đặt chúng cùng nhau trong một bảng tổng hợp cụ thể để có thể dễ dàng so sánh và cảm nhận. Bạn có thể tải bảng này ở phần giữa của bài viết này.
Tìm hiểu bảng tổng hợp trên, bạn sẽ tìm thấy một vài sự lặp lại. Bạn thậm chí sẽ bắt gặp một vài đường line quá đặc trưng, cái mà đã được áp dụng một cách rộng rãi. Có thể nói rằng, đây là một nguồn tham khảo cực kì hữu ích và là danh sách hoàn chỉnh nhất mà tôi từng thấy.
Sử dụng các đường Mood Line:
Bạn có thể sử dụng các đường Mood line trong hầu hết mọi phần tử thiết kế của bạn. Hoặc bạn có thể tạo ra sự tương phản bằng cách sử dụng những đường Mood line khác nhau, trong từng phần khác nhau để tạo ra một bản thiết kế nhiều lớp. Hãy thử, ví dụ, “STABLE” mood line (tạm dịch: những đường nét tạo cảm giác vững chắc). Bạn có thể sử dụng nó trong việc tạo ra layout của bạn. Bạn có thể sử dụng nó trong bức ảnh của bạn. Và bạn có thể sử dụng nó trong việc lựa chọn font cho mình.
Thông thường, các đường Mood line có thể được dễ dàng nhìn thấy trong thực tiễn - những đường thẳng đứng cho thấy “sự tráng lệ, kịch tính, truyền cảm hứng và đầy khát vọng” là một ví dụ điển hình. Loại Mood line này rất phổ biến trong các poster phim. Một ví dụ khá hay nữa là poster phim Interstellar, như bạn thấy đấy, nó rất dễ dàng được tìm thấy.
Các đường nét biểu đạt cảm xúc dễ dàng được tìm thấy trong các thiết kế và nghệ thuật. Chúng là hiện thân của những cảm xúc đặc trưng nhất mà người nghệ sĩ muốn biểu đạt. Lạc quan, hạnh phúc, buồn đau, lo lắng - khi tâm hồn bạn thật đồng điệu, bạn có thể xác hình được đường nét biểu đạt chính xác nhất loại cảm xúc đó, một cách đầy bản năng. Và bạn sẽ sử dụng chúng, hầu hết là trong vô thức.
Kinh nghiệm cá nhân trong suốt 15 năm trong ngành thiết kế đồ họa mà tôi rút ra được, đó là, các đường mood line chính là những hướng dẫn cơ bản, giống như LƯỚI trong thiết kế Layout vậy. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ “dính” vào chúng, nhưng việc chệch đi khỏi những đường line căn bản lại tạo ra một vài thiết kế đầy thú vị. Và đó chính là thông điệp của tôi - sử dụng các Mood line như những chỉ dẫn giúp bạn thể hiện được cảm xúc mà bạn muốn truyền đạt trong thiết kế của mình. Nhưng hãy biết rõ về chúng, và hãy hiểu được rằng, đây cũng chỉ là một loại công cụ trong chiếc hộp to lớn.
Các loại ý nghĩa của Mood line:
- Hành động
- Tĩnh lặng
- Kết cấu, dạng rắn và mạnh mẽ.
- Không có cấu trúc, dạng lỏng, mềm mại.
- Sự vững chắc (dạng đường cong)
- Không ổn định
- Sự vững chắc (dạng đường thẳng)
- Không đều
- Tích cực, Đậm, Mạnh mẽ
- Mỏng manh, Không xác định, Gập ghềnh
- Đường thẳng đứng - Tao nhã, Kịch tính, Truyền cảm hứng, Khát khao.
- Đường nằm ngang - Tượng trưng cho đất, Sự bình tĩnh, Sự giản dị, Sự thỏa mãn
- Nguyên thủy, Đơn giản, Sự táo bạo.
- Tràn đầy
- Rực rỡ
- Được chế tạo
- Lởm chởm, Tàn bạo, Khó khăn, Sự mãnh liệt, Nam tính, Sinh động
- Đường cong, Diu dàng, Mềm mại, Dễ chịu, Xinh đẹp, nữ tính
- Gồ ghề, gay gắt, dữ dội
- Mềm mại, sưng tấy, sự trơn trượt
- Giảm xuống, thu nhỏ
- Tăng lên, mở rộng
- Thiết bị động
- Tĩnh, tiêu điểm, Cố định
- Trong chuyển động
- Uốn khúc, ngẫu nhiên, thư giãn, thú vị, con người
- Lộn xộn, Mơ hồ, Thất thường, Vụng về
- Tính logic, Lên kế hoạch, Kỷ luật
- Theo dòng, cuộn xuống
- Trang trọng, Tu hành, Độc đoán, Thúc bách
- Lạc quan, Thành công, Hạnh phúc, Hướng lên
- Vấp ngã, Bi quan, Bị đánh bại, Chán nản
- Yếu đuối, do dự
- Tăng dần
- Giảm dần
- Đi lên - Đạt được bằng Nỗ lực, Sự tiến bộ
- Đi xuống - thất bại do không Nỗ lực và Cải thiện
- Vòng vèo, sự nỗ lực
- Tập trung, sự ghép nối
- Phân tán, Lẩn trốn
- Đổ vỡ, Tách rời, Cắt rời
- Định hướng, Chắc chắn, Thuyết phục, Có mục đích.
- Đối nghịch
- Kết nối, Giao nhau
- Song song, mang nghĩa đối xứng
- Hào hứng, Lo lắng, Sợ hãi
- Đối đầu
- Phân chia, phân tách
- Lớn lên, Phát triển
* Ví dụ về từng loại mood line:
Hành động
Tĩnh lặng
Kết cấu, dạng rắn và mạnh mẽ
Không có cấu trúc, dạng lỏng, mềm mại
Sự vững chắc, dạng đường cong
Không ổn định
Sự vững chắc (dạng đường thẳng)
Không đều
Tích cực, Đậm, Mạnh mẽ
Mỏng manh, Không xác định, Ghập ghềnh
Đường thẳng đứng – Tao nhã, Kịch tính, Truyền cảm hứng, Khát khao
Đường nằm ngang – Tượng trưng cho đất, Sự bình tĩnh, Sự giản dị, Sự thỏa mãn
Nguyên thủy, Đơn giản, Sự táo bạo
Tràn đầy
Rực rỡ
Được chế tạo
Lởm chởm, tàn bạo, Khó khăn, Sự mãnh liệt, Nam tính, sinh động
Đường cong, Dịu dàng, Mềm mại, Dễ chịu, Xinh đẹp, nữ tính
Gồ ghề, gay gắt, dữ dội
Mềm mại, sưng tấy, sự trơn trượt
Giảm xuống, thu nhỏ
Tăng lên, mở rộng
Thiết bị động
Tĩnh, tiêu điểm, cố định
Trong chuyển động
Uốn khúc, ngẫu nhiên, thư giãn, thú vị, con người
Lộn xộn, Mơ hồ, Thất thường, Vụng về
Tính logic, Lên kế hoạch, Kỷ luật
Theo dòng, cuộn xuống
Trang trọng, Tu hành, Độc đoán, Thúc bách
Lạc quan, Thành công, Hạnh phúc, Hướng lên
Vấp ngã, Bi quan, Bị đánh bại, Chán nản
Yếu đuối
Do dự
Giảm dần
Đi lên – Đạt được bằng Nỗ lực, Sự tiến bộ
Đi xuống – thất bại do không Nỗ lực và Cải thiện
Vòng vèo, sự nỗ lực
Tập trung, sự ghép nối
Phân tán, lẩn trốn
Đổ vỡ, Tách rời, Cắt rời
Định hướng, Chắc chắn, Thuyết phục, Có mục đích
Đối nghịch
Kết nối, Giao nhau
Song song, mang nghĩa đối xứng
Hào hứng, Lo lắng, Sợ hãi
Đối đầu
Phân chia, Phân tách
Lớn lên, Phát triển
- Nguồn bài viết: zevendesign-
>>> Đường nét và kỹ thuật vẽ bút máy
>>> Ý nghĩa đường nét trong thiết kế tạo hình